DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3
4 5
6 7
8 9
| chương 1 2
3 4
5 6
7 8 | phụ lục
1 2 |
STK
Phần 4
THÁI CỰC LUẬN
Chương 5. Tương quan
giữa Thái Cực và Vô Cực, Thái Cực và Vạn Hữu
A.
Thái Cực và Vô Cực
Nho gia không phân biệt Thái
Cực và Vô Cực.
Chu Liêm Khê viết:
Vô Cực nhi Thái Cực.
Các Đạo gia cũng cho rằng
rất khó mà phân biệt Thái Cực với Vô Cực. Thái Cực
có lẽ hàm ngụ ý sinh hóa, tạo thành vũ trụ, còn Vô Cực là thực thể siêu
vi của vũ trụ. Xướng Đạo Chân Ngôn tượng trưng Vô Cực, Thái Cực
bằng 2 hình sau đây
Vô Cực
Thái Cực
Thái Cực có thêm chấm ở giữa
ngụ ý rằng Thái Cực là Huyền Quan sinh xuất muôn loài.
Ngày nay ta có thể nghị luận
như sau:
Thái Cực và Vô Cực là 2
phương diện của một Thực thể duy nhất, Vô Cực là Thực thể ở thế tiềm ẩn
chưa hiển dương; Thái Cực là Thực thể đã hiển dương bằng cách tạo thành
vũ trụ. Vô Cực là Trời Ẩn, Thái
Cực là Trời Hiện. Vô Cực hàm nghĩa
siêu xuất quần sinh (Transcendent). Thái
Cực hàm nghĩa ẩn ngụ giữa
lòng Vạn Hữu (Immanent). Thái Cực đứng đầu
Vạn Hữu, nên gọi được là Hữu.
Vô Cực vì siêu xuất trên mọi
hình thức, nên gọi là Vô. Cho nên nói Hữu sinh ư Vô, hay Thái Cực từ Vô
Cực xuất sinh cũng đúng; mà nói Thái Cực là Vô Cực cũng vẫn đúng.
B.
Thái Cực và Vạn Hữu
Thái Cực là Bản Thể Vạn Hữu,
nên Vạn Hữu chính là sự biểu dương của Thái Cực.
Thái Cực sinh Vạn Hữu.
Thái Cực vừa lồng trong Vạn Hữu vừa bao trùm Vạn Hữu.
Thái Cực bất biến; Vạn Hữu
biến thiên
Vạn Hữu có phân tán; Thái
Cực chẳng hề phân tán.
Thái Cực vô hình tướng, Vạn
Hữu có hình tướng.
Thái Cực là Tiên Thiên vì
chưa có hình tướng trẫm triệu
Nhìn vào đồ bản:
Ta thấy Vạn Hữu từ tâm điểm
dần dần sinh hóa ra. Trung tâm tượng trưng cho Thái Cực toàn bích, nên
ta thấy chỉ có một vòng tròn có chấm giữa là trung tâm. Càng tiến ra các
vòng ngoài, ta càng thấy phân tán, chia phôi, thù tạp.
Đại Đỗng Chân Kinh viết:
Căn bản vốn từ trung tâm mà ra...
Có suy cứu, mới thấy Căn bản
vũ trụ, thực là do trung điểm phát sinh. Các hiện tượng bên ngoài đều
bắt nguồn tự bên trong.
Các sự
ứng dụng hiển lộ bên ngoài đều do Bản Thể bên trong sinh xuất...
Thiệu Khang Tiết cũng viết:
Các đồ bản đều từ trung tâm mà sinh ra. Vạn hóa,
vạn sự cũng sinh ra từ Tâm Điểm Thái Cực.
Thế tức là chủ trương: Thái Cực ở trung tâm, còn Vạn Hữu bao bọc bên
ngoài.
Thiệu tử còn nói: Học về
Tiên Thiên là học về tâm. Học về Hậu Thiên là học về các bóng hình, vết
tích của tâm. Những tư tưởng trên hoàn toàn giống với tư tưởng Ấn Độ.
Thật vậy, các Triết gia Ấn
Độ cũng cho rằng: Thượng Đế tiềm ẩn ngay trong lòng Vạn Hữu
Mọi sự đã được thêu dệt trên căn cơ vĩnh cửu
Đấng Bất Tử ẩn sau bức màn hiện tượng
Tâm ta là vết tích của Đại Thể; nhờ tâm, mà ta biết Đại Thể, cũng y như
nhờ vết chân, mà ta kiếm ra người
Như vậy Vạn Hữu chính là vết
tích của Vô Cùng.
Quan niệm vạn vật sinh từ
Tâm điểm cũng là quan niệm của sách Zohar. Zohar viết:
Từ điểm Thái Cực huyền vi ra cho tới các tầng cấp
hạ đẳng Vạn Hữu, cái gì cũng như là áo, là vỏ bao quanh tầng lớp trên...
Áp dụng vào con người, ta
thấy xác không phải phần quan trọng, xác chỉ là
áo, là vỏ; óc não mới quan trọng. Suy thêm nữa thì
óc não cũng chưa phải thực quan trọng; trung tâm
não bộ mới thực là quan trọng
Trung tâm là Nhất, vòng ngoài cũng là Vạn. Nhất sinh Vạn. Vạn lại quay
về Nhất
,
như vậy với là vẹn lẽ tuần hoàn. Lúc ấy Trung Tâm lại trở thành
qui căn khiếu, phục mệnh quan.
Quan điểm này, xác định hai
chiều vãng lai
,
tụ tán của vũ trụ và của con người. Chiều đi ra là chiều thuận, sinh
nhân sinh vật. Chiều đi vào, là chiều nghịch sinh Thánh, sinh Thần:
CHÚ
THÍCH
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3
4 5
6 7
8 9
| chương 1 2
3 4
5 6
7 8 | phụ lục
1 2 |
STK
|