DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5
6 7
8 9
| chương
1 2
3 4
5 6
7 8
9 10 |
STK
Phần 6
LẠC THƯ
Chương 1. Xuất xứ
của Lạc Thư
Lạc Thư có
một tầm ảnh hưởng rất lớn lao trong mọi lãnh vực tư tưởng, chính trị,
đạo giáo Trung Hoa, vì vậy cần được khảo sát cho tường tận.
Theo Kinh
Thư, sau khi trị thủy thành công, Vua Vũ đã được Trời ban cho Hồng Phạm
Cửu Trù, tức là phép tắc cai trị xã hội, và định chế nhân luân.
Tục truyền
Trời cho thần qui hiện lên ở sông Lạc, mang trên lưng một hình vẽ. Vua
Vũ nhân đấy làm ra Hồng Phạm với sự cộng tác sau này của Cơ tử.
Sách Chính Nghĩa Xuân Thu Vĩ ghi:
Hà dĩ
thông Kiền xuất thiên bào,
Lạc dĩ
lưu Khôn thổ địa phù
Câu đó rất
quí báu, vì sẽ giúp ta hiểu rõ phạm vi và mục đích của Hà Đồ, Lạc Thư.
Hà Đồ giúp ta hiểu Trời, Lạc Thư giúp ta hiểu Đất.
Hà Đồ
giúp ta tu luyện tâm hồn, Qui Nguyên, Phản Bản. Lạc Thư chỉ vẽ cách
thức an bang, tế thế; tổ chức đời sống xã hội và vật chất bên ngoài.
Vì lẽ đó,
nên Hà Đồ hình tròn, còn Lạc Thư hình vuông. Tròn tượng Trời, vuông
tượng Đất.
Hà Đồ, Lạc
Thư hỗ trợ, bổ sung lẫn cho nhau, và có thể nói được là hai phương diện
của một học thuyết duy nhất, đó là: nội thánh, ngoại vương chi đạo,
y như tấm vải có sợi ngang sợi dọc,
như
cuộc đời có hai chiều xuôi
ngược, hai mặt trong ngoài.
Theo Từ
nguyên, Lạc Thư dạy cách tổ chức xã hội trị quốc an bang.
Ta
sẽ bằng cứ vào câu đó, để phanh phui cho ra các bí quyết của Lạc Thư.
CHÚ THÍCH
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5
6 7
8 9
| chương
1 2
3 4
5 6
7 8
9 10 |
STK
|