DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5
6 7
8 9
| chương 1 2
3 4
5 6
7 8
9 10 |
STK
Phần 6
LẠC THƯ
Chương 7. Lạc Thư và
phương pháp khắc kỷ tu thân
qui nguyên phản bản của các Đạo gia
Các đạo gia vì chuyên lo tu luyện bản thân, nên nhân Lạc Thư mà suy ra
những cơ cấu tâm linh cũng như các phương pháp hữu hiệu để sửa sang
chếch mác, dở dang trong tâm hồn, ngỏ hầu qui nguyên phản bản.
Về phương diện nhận thức Triết học, các ngài dựa vào Hà Đồ, Lạc Thư,
nhận định trong con người có hai phần Âm Dương. Ấy là Nhân tâm và
Đạo tâm, ấy là Người và Trời.
Trời hay Đạo tâm gồm có:
1. Ngũ Nguyên:
a. Nguyên
tính, b. Nguyên thần, c. Nguyên tình, d. Nguyên tinh, e. Nguyên khí.
2. Ngũ Đức:
a. Nhân,
b. Nghĩa, c. Lễ, d. Trí, e. Tín.
Nhân tâm hay con Người gồm có:
1. Ngũ Vật:
a. Du
hồn, b. Thức thần, c. Quỉ phách, d. Trọc tinh, e. Vọng ý
2. Ngũ Tặc:
a. Hỉ, b.
Lạc, c. Nộ, d. Ái, e. Dục.
Ở Hà Đồ, 5 số chẵn bao giờ cũng kết đôi với 5 số lẻ. Các ngài suy ra
rằng: trên bình diện lý tưởng, Nhân tâm và Thiên ý lúc nào cũng hợp nhất
với nhau.
Tức là, Thiên nhân hợp nhất, chí thành chí thiện.
Ở Lạc Thư, trái lại các số Âm Dương, chẵn lẻ đều đứng riêng rẽ. Các
ngài suy rằng: trên bình diện thực tế, nhân tâm thường xa cách với Thiên
lý, gàng quải, chia phôi, y như phu thê phản mục, kẻ Nam người Bắc, quay
lưng thay vì quay mặt lại với nhau.
Ở Lạc Thư, chúng ta thấy Âm Dương, Ngũ Hành tương khắc. Các ngài suy ra
rằng: nhân tình, nhân dục thường chống đối, thường đi ngược lại với
Thiên Chân, Thiên Lý, vì thế nên mới có cảnh đảo điên thác loạn trong
trần hoàn cũng như con người.
Ở Lạc Thư, nếu chỉ quan sát vòng ngoài, ta thấy Âm khắc Dương. Các
ngài suy ra rằng nhân tình, nhân
dục trên bình diện thực tế đã lấn át,
đã che lấp mất Thiên Lý, Thiên Chân, nên tính Trời không thể phát
huy; Ngũ Nguyên, Ngũ Đức hầu như đã thoái vị, để cho Ngũ Tặc, Ngũ Vật
nhảy ra chấp chính, rông rỡ làm càn. Các ngài mô tả sự rối loạn ấy bằng
đồ bản Lạc Thư sau:
Tuy nhiên, các ngài chủ trương rằng sự thác loạn, đảo điên này
vẫn có thể sửa chữa được. Ta vẫn có cách dẹp nhân tình, nhân dục, cho
vừng dương thiên tính, thiên đức hiện ra với vầng hào
quang ngũ sắc: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Làm sao khắc phục được nhân dục, nhân tình?
Muốn khắc phục nhân dục, nhân tình, các Đạo gia chủ trương chỉ cần áp
dụng định luật Âm Dương tương khắc. Thay vì để cho Âm khắc Dương, Âm
thắng Dương như trước, ta đảo lộn tình thế, nghĩa là làm sao cho Dương
khắc Âm, Dương thắng Âm.
Muốn chế ngự Ngũ Tặc, Ngũ Vật, nhân dục nhân tình, để Ngũ Nguyên, Ngũ
Đức hiển dương, ta có đường lối nhất định, tuần tự hẳn hoi.
Muốn Qui Nguyên Phản Bản, điều kiện
tiên quyết là phải tin tưởng mãnh liệt rằng Thái Cực hay Trời ngự trị
trong tâm khảm mình. Niềm tin sâu xa vững mạnh này sẽ làm tan biến
hết mọi ưu tư sầu muộn, và làm cho thần trí trở nên sáng láng.
Thần trí sáng láng sẽ giúp con người phân biệt dở hay, tháo gỡ được tục
lụy, không còn đắm đuối trong những thú vui vật chất hạ đẳng, mà chỉ yêu
chuộng những lạc thú tinh thần cao thượng.
Khi tâm hồn đã trở nên thanh khiết, thoát tục như minh nguyệt, thanh
phong, con người sẽ uy nghi, trang trọng, phong thái thần tiên dần dần
hiển lộ ra.
Khi đã lễ nghi trang trọng, khi phong thái thần tiên đã hiển lộ ra, tâm
thần sẽ trở nên bình thản, và những sự giận hờn sẽ không còn cơ hội phát
sinh. Mọi hành vi cử chỉ con người nhất nhất sẽ hợp nghĩa lý.
Đời sống khi đã khuôn theo nghĩa lý, con người sẽ trở nên nhân đức, hoàn
thiện.
Đã nhân đức hoàn thiện, nhân
dục sẽ tiêu ma và con người sẽ trở về Trung
Cung, phối hợp cùng Thái Cực, cùng
Thượng Đế.
Đó là lẽ Phản Bản, Qui Nguyên và các lớp lang, tuần tự để tu thân, tiến
đức mà các Đạo gia đã suy diễn ra từ Lạc Thư.
Các ngài mô tả sự diễn tiến của công trình Khắc kỷ phục lễ, Qui Nguyên
Phản Bản bằng đồ bản Lạc Thư với các lời chú thích sau đây:
Tóm lại, đối với Đạo gia, nguyên động lực mãnh liệt nhất có thể hoán cải
tâm hồn con người, đó là niềm tin vững mạnh có Thượng Đế ngự trị đáy
lòng.
Chỉ khi nào nhìn nhận ra có Thượng Đế, có Thái Cực ở trong tâm khảm
mình, bấy giờ con người mới có thể thực sự vươn lên, thực sự hoán cải
tâm hồn để trở về kết hợp cùng Thượng Đế.
Sau khi khảo sát quan niệm của Đạo gia về Lạc Thư và cách áp dụng Lạc
Thư vào công cuộc khắc kỷ, tu thân, ta thấy quan niệm ấy hoàn toàn khác
biệt với quan niệm Nho Gia và các chính trị gia Trung Quốc về Lạc Thư.
Nhưng sự khác biệt này chỉ có lợi cho ta, giúp ta hiểu thêm về tâm
hồn con người, cũng như về phương pháp tu thân của người xưa. Mới hay
Lạc Thư thực là một ma phương biến hóa khôn cùng. Mà biến hóa thế nào
theo chiều hướng nào cũng thấy đầy lý sự, thích thú.
CHÚ THÍCH
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5
6 7
8 9
| chương 1 2
3 4
5 6
7 8
9 10 |
STK
|