DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5
6 7
8 9
| chương 1 2
3 4
5 6
7 8
9 10 |
STK
Phần 6
LẠC THƯ
Chương 3. Đại cương
Ta có thể
nói được rằng Lạc Thư xuất phát từ Hà Đồ
,
nhưng có bốn điểm dị biệt quan trọng sau đây:
1. Mất số
10 ở giữa.
2. Âm
Dương không còn hòa hợp, phối ngẫu mà đã phân kỳ, chia rẽ.
3. 2 cặp
số 9/4 và 7/2 đổi chỗ lẫn cho nhau
4. Ở Lạc
Thư, Ngũ Hành tương khắc, vận chuyển theo chiều Âm. Ở Hà Đồ, Ngũ Hành
tương sinh, vận chuyển theo chiều Dương.
Chiều biến
chuyển của Lạc Thư.
(Ta có:
Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ.)
Lạc thư vì
thiếu số 10, nên chỉ còn có chín số; hơn nữa vì Âm Dương phân kỳ, Hỏa
Kim điên đảo, nên Lạc Thư tượng trưng cho thế giới hữu hình, vạn tượng
vạn hữu, thế giới thực tại, lấy nghịch cảnh biến thiên để đoàn luyện vạn
vật.
Các số Lạc
Thư tổng cộng là 45.
Các số Hà
Đồ tổng cộng là 55.
Mà 45 + 55
= 100
Số 100 vốn
tượng trưng vạn tượng, vạn hữu.
Như vậy ta
càng thấy rõ cả Hà Đồ lẫn Lạc Thư mới đủ tượng trưng cho vạn tượng vạn
hữu, từ thế giới vô hình đến thế giới đến thế giới hữu hình.
Hà Đồ
tượng trưng cho thế giới tâm thần, nội tâm, nội cảnh. Lạc Thư tượng
trưng cho thế giới vật chất ngoại cảnh, cho xã hội bên ngoài.
Vì thế,
các bậc tiên hiền nhiều khi lại vẽ Hà Đồ nằm bên trong, Lạc Thư bao bên
ngoài.
Người xưa
cho rằng Hà Đồ, Lạc Thư có ba điểm giống nhau và hai điểm khác nhau.
Ngọc Trai
Hồ thị bình rằng:
3 điểm giống nhau:
1. Hà Đồ
cũng như ở Lạc Thư số 1, số 6 đều ở phía Bắc.
2. Số 3 và
8 đều ở phía Đông
3. Số 5
đều ở Trung Cung
2
điểm khác nhau:
1. Ở Hà Đồ
thì số 2 và 7 ở phía Nam, còn ở Lạc Thư thì số 2 và 7 lại ở phía Tây.
2. Ở Hà Đồ
thì số 4 và 9 ở phía Tây. Ở Lạc Thư trái lại 4 và 9 ở phía Nam.
Tóm lại, các số Dương 1, 3, 5 không đổi vị, chỉ có các số Âm 2 và 4 mới
thay đổi, lộn lạo.
Hà Đồ và Lạc Thư mỗi bên theo một ngả đường.
Hà Đồ
sinh Tiên Thiên Bát Quái.
Lạc Thư
sinh Hậu Thiên Bát Quái.
Phục Hi
nhân Hà Đồ vẽ ra Tiên Thiên Bát Quái.
(Cả hai
hình đều có cùng một chiều diễn tiến)
Ở Hà Đồ ta
thấy nửa bên phải, các số Dương lẻ đều ở bên ngoài, các số Âm chẵn đều ở
bên trong.
Còn ở nửa
bên trái, thì các số lẻ Dương lại ở bên trong, số chẵn Âm lại ở bên
ngoài.
Ở Tiên
Thiên Bát Quái, ta cũng thấy ở nửa bên phải các hào Âm ở bên trong, các
hào Dương ở bên ngoài; Còn ở nửa bên trái, thì các hào Dương lại ở bên
trong các hào Âm ở bên ngoài. Như vậy Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái đã
rập theo một khuôn mẫu.
Lạc Thư
liên lạc mật thiết với Hậu Thiên Bát Quái:
Hậu Thiên
Bát Quái đánh số các quẻ đúng theo thứ tự Lạc Thư.
Ở Hậu
Thiên Bát Quái, các quẻ theo số thứ tự sau: Nhất Khảm, nhì Khôn, tam
Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung, lục Càn, thất Đoài, bát Chấn, cửu Ly.
Thiệu
khang Tiết cho rằng, người xưa nhân vòng tròn của Hà Đồ mà suy ra lịch
kỷ, nhân hình vuông của Lạc Thư mà nghĩ ra cách chia châu, chia đất.
Ông nói:
Tròn là hình sao, số của lịch kỷ có lẽ bắt đầu từ đó. Vuông là hình
đất, những cách chia châu, chia đất có lẽ bắt chước từ đó chăng.
Chúng ta
sẽ trở lại vấn đề này.
Cũng như ở
Hà Đồ, số quan trọng nhất của Lạc Thư vẫn là số 5. Số 5 bao gồm Trời
Đất, Âm Dương
Trời là 3,
Đất là 2. Số 5 là số tam thiên lưỡng địa, nên chính là Thái Cực.
Ngoài tâm
điểm ra, Hà Đồ và Lạc Thư đều có:
Dương số:
1 + 3 + 7 + 9 = 20
Âm số: 2 +
4 + 6 + 8 = 20
Tổng cộng
đều là 20
Như vậy là
Âm Dương quân bình.
Lạc Thư
xưa đến nay vẫn là một cái gì huyền vi, bí ẩn. Có nhiều lối cắt nghĩa
Lạc Thư; nông có, sâu có tùy theo trình độ, tùy theo tâm trạng của mỗi
người.
Thái
Nguyên Định giải rằng: 9 số Lạc Thư tượng trưng cho các bộ phận của thần
qui.
Ông viết:
Số cửu cung là:
Đội chín, đạp một
Tả ba, hữu bảy
Hai, bốn làm vai
Sáu, tám làm chân
Số năm ở giữa
Tượng hình lưng rùa.
Cũng thấy
có ca rằng:
Tải cửu lý nhất
Tả tam hữu thất
Nhị tứ vi kiên
Bát lục vi túc
Ngũ thập cư trung
Ỷ vu Khôn cục.
Có lẽ đó
chỉ là phương pháp giúp ta nhớ phương vị các số trong Lạc Thư, chứ chưa
giải thích được chi về Lạc Thư.
Một nhà
bình giải Huỳnh đình Kinh cho rằng số 5 ở trung điểm là Thái Cực, Thái
Nhất, 8 số bên ngoài là Bát Quái. Tất cả họp thành Cửu Cung.
Hội ý
trên, ta có thể giải Lạc Thư như sau:
Số ngũ là
Thái Cực.
Còn 8 số bên ngoài tượng trưng cho Bát Quái tức là Vạn Tượng Quần Sinh,
là thế giới hiện tượng, hiện hữu.
Sự thay
bậc, đổi ngôi giữa hai cặp số 9/4 (Kim) và 7/2 (Hỏa), gây nên thế bất
quân bình, mà khi đã mất thế quân bình, chắc chắn biến thiên chuyển động
sẽ phát sinh. Đó là một định luật khoa học.
Kim Hỏa
đổi ngôi gây nên điên đảo chuyển vận, cốt là dể đoàn luyện muôn vật cho
nên tinh toàn, ý rằng Kim để rèn, mà Hỏa để luyện.
Âm
Dương tương khắc cốt để gây nên biến thiên.
Lạc Thư
với sự đảo điên, dịch vị của Kim, Hỏa,
sự tương
khắc của Âm Dương là phản ảnh chân thực về thế giới hữu hình chúng ta,
một thế giới đầy đảo điên, biến hóa. Y thức như Hóa công có ý dùng
nghịch cảnh để phát huy tiềm năng, tiềm lực của vũ trụ, cũng như của con
người, để vạn vật và con người càng ngày càng trở nên tinh thuần, cao
khiết.
Hơn nữa,
Lạc Thư tuy chú trọng đến biến hóa bên ngoài, nhưng vẫn không quên khu
nữu, quên Thái Cực bên trong. Và như trong Trời Đất có Thái Cực làm chủ
chốt để điều hòa mọi biến thiên chuyển động, thì trong một quốc gia cũng
phải có một vị Đế Vương, một vị Nguyên Thủ cầm rường mối chỉ huy.
Vì vậy mà
ở Trung điểm Lạc Thư có Thái Cực, trung điểm Hồng Phạm có Hoàng Cực.
Thái Cực trong Lạc Thư tượng trưng cho Trời. Hoàng Cực trong Hồng Phạm
tượng trưng cho vì Thiên Tử thay Trời trị dân.
Đằng khác,
có ít nhiều vị chân tu đắc đạo băng qua được các lớp lang hình tướng của
vạn hữu, sống kết hợp với Thái Cực, Thái Nhất, đã mượn vị số của Lạc Thư
để nói lên sự đắc đạo của mình; đại khái rằng mình đã vào được tâm điểm
hoàn võ, vào được trong lòng Tạo Hóa. Tung tầm mắt bao quát tám hướng,
thì thấy vạn tượng, vạn hữu triều phục, hỗ trợ chung quanh y như tay
chân, vai vế; chẳng khác nào 8 số Âm Dương bao quanh số 5 Thái Cực ở
giữa.
Sách Chẩm Trung Kinh viết:
Ta ở đơn phòng
Bạn ta: Thái Nhất
Tả ba, hữu bảy,
Chín trước, một sau
Hai bốn đằng vai
Tám, sáu đằng chân
Ta ở chính giữa.
Mới hay
Lạc Thư đã chứa đựng cả một kho tàng văn hóa, chính trị và đạo giáo.
CHÚ THÍCH
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5
6 7
8 9
| chương 1 2
3 4
5 6
7 8
9 10 |
STK
|