DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5
6 7
8 9
| chương 1 2
3
4 5
6 7
8 9
10 | STK
Phần 6
LẠC THƯ
Chương 4. Ảnh hưởng
Lạc Thư với các vấn đề
quốc gia, xã hội, học thuật Trung Quốc
Lạc Thư
rất quan trọng, vì đã được đem áp dụng vào nhiều lãnh vực, khoa học,
chính trị, đạo giáo Trung Hoa. Cửu Phong Thái thị nói:
Hà Đồ
thể tròn mà dụng vuông,
Lạc
Thư thể vuông mà dụng tròn.
Hà Đồ
sinh bát quái. Bát quái tượng Âm Dương nên phải chẵn mới phát
biểu được ý nghĩa phối ngẫu và đối trĩ.
Lạc Thư
sinh Cửu Trù, mà Cửu Trù là số Ngũ Hành biến hóa, nên phải lẻ để
ngụ ý vận động.
Cho nên
mới có các chuyện kỳ lạ là Hà Đồ thì có nhiều liên lạc với con số 6, còn
Lạc Thư lại gắn bó với con số 9. Trong thiên Hà Đồ chúng ta đã thấy tầm
quan trọng của số 6 trong lịch số, nay chúng ta sẽ chứng minh tầm quan
trọng của số 9 trong cách phân châu, phân dã ở Trung Hoa.
1. Lạc
Thư có 9 số, tượng trưng 9 cung
Một ở
Trung ương làm khu nữu, chủ chốt
Tám ở
chung quanh hàm ngụ ý nghĩa biến thiên, phụ bật.
Tiên Hiền
Trung Quốc đã nhân Lạc Thư mà tổ chức phân phối Trời, Đất, Người như
sau:
Về thiên
văn, vòm trời được chia làm 9 miền gọi là Cửu Cung, hay Cửu Dã như sau:
Dương thiên |
Viêm thiên |
Chu
thiên |
Thương thiên |
Quân thiên |
Hạo
thiên |
Biến thiên |
Huyền thiên |
U
thiên |
2. Chia Trung Hoa thành 9 châu
Chiếu vào
địa đồ, ta thấy vị trí các miền xưa đại khái như sau:
Nhờ cách
phân châu, phân dã trên Trời, dưới Đất thành 9 miền, nên các nhà Thiên
Văn Học Trung Hoa định được chòm sao nào chiếu vào miền nào, và mỗi khi
có hiện tượng lạ trên trời, sẽ biết được miền nào dưới đất chịu ảnh
hưởng.
3. Đế đô
Trung Quốc được chia thành chín vùng
theo kiểu
Lạc Thư như sau:
Khu dân cư |
Chợ |
Khu dân cư |
Dân cư |
Vương cung |
Xã miếu |
Khu dân cư |
Xã miếu Triều
đình |
Khu dân cư |
4. Tòa Minh
Đường của nhà vua được chia thành 9 phòng
như sau:
Cá
(là 1 khu vực) |
Minh
Đường |
Cá
(là 1 khu vực) |
Thanh
Dương |
Thái thất
Thái miếu |
Tổng
chương |
Cá
(là 1 khu vực) |
Huyền
Đường |
Cá
(là 1 khu vực) |
5. Chia đất
cho dân thành 9 khoảnh:
Kỳ lạ hơn
nữa là phép tỉnh điền tuy có từ thời vua Hoàng Đế (2697 - 2597),
nhưng cũng rập theo khuôn mẫu Cửu Cung và được phân phối như sau:
Trăm
mẫu |
|
Trăm
mẫu |
|
Công
điền |
|
Trăm
mẫu |
|
Trăm
mẫu |
Mỗi Tỉnh
có tám nhà ở chung quanh; mỗi nhà được 100 mẫu ruộng; ở giữa là Công
điền có giếng nước (Tỉnh). Tám nhà chung quanh phải góp sức làm 100
mẫu Công điền ở giữa để nộp cho nhà vua. Còn hoa lợi thì được hưởng
cả. Đó là phép Triệt Điền.
6.
Chia não bộ con người thành 9 cung
như sau: Thiên Đình, Cực Chân, Đơn Huyền; Minh Đường, Nê Hoàn: Thiên
Tâm, Thái Hoàng; Động Phòng, Lưu Châu, Đế Ất.
Tính Mệnh Khuê Chỉ vẽ Cửu Cung trong đầu
đại khái như sau:
Có cái lạ
là y học cổ Âu Châu cũng chia óc não và các xoang não bộ thành cung
thất. Hiện nay ta còn thấy những chữ não thất 3 (3è ventricule), não
thất 4 (4è ventricule) v.v... Hơn nữa chữ Thalamus theo từ nguyên cũng
chính là Động Phòng.
Thế mới hay Cửu Cung của Lạc Thư đã trở thành
nòng cốt cho công cuộc khảo sát Thiên Văn, Địa Lý, Nhân Sinh.
So lại
các đồ bản: Lạc Thư, Thiên Văn, Địa Lý, Nhân Sinh, Cửu Cung, Cửu Dã,
Minh Đường, Tỉnh Điền v.v..., ta thấy Trung Cung, Trung Điểm lúc nào
cũng dành cho Thái Cực, hoặc là cho Thiên Tử, cho Vương Cung, Vương
Điền; còn ở nơi con người thì Trung Cung tượng trưng cho Nê
Hoàn hay Huyền Quan Nhất Khiếu. Như vậy Trung Điểm,
Trung Cung thật là tối trọng. Suy ra, thì bất kỳ trên trời, dưới đất,
trong người, đã có biến thiên, là phải có chủ chốt. Kinh Dịch cho rằng
trên trời, dưới đất, trong người, chủ chốt huyền vi ấy chỉ có một: đó là
Thái Cực...
CHÚ THÍCH
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5
6 7
8 9
| chương 1 2
3
4 5
6 7
8 9
10 | STK |