DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5
6 7
8 9
| chương 1 2
3 4
5 6
7
8 9
10 | STK
Phần 6
LẠC THƯ
Chương 8. Ảnh hưởng
Lạc Thư trong ít nhiều nước Á Âu
Lạc Thư
được truyền thụ ở cả Á lẫn Âu, không phải dưới hình thức nguyên thủy, mà
dưới hình thức ma phương.
Ở nhiều
nơi, như ở Do Thái, ở các nước Ả Rập, ma phương này được coi như là một
đạo linh phù. Nhiều học giả Âu Châu bình rằng số 15 sở dĩ được người Á
Đông kính trọng vì số 15 là biểu tượng Thượng Đế. 15 = JAH
Trong Lạc
Thư ta nhìn phía nào cũng được 15.
Ở Ba Tư người ta có những kiểu vườn gọi là vườn Trung Hoa. Trong vườn
có một vọng đình, để chủ nhân ra trầm tư, mặc tưởng. Vọng đình trông ra
một cảnh hồ nước. Giữa hồ có một hòn đảo hình thần qui mệnh danh là Vạn
Phước Sơn; trên đó có trồng nhiều hàng thông theo các số của Lạc Thư.
Người ta
chỉ có thể từ vọng đình, quan chiêm đảo Vạn Phước, nhưng không có
phương tiện để đi vào.
René Grousset cho rằng số 5 ở chính giữa ma phương là một con số đã được
cả người Trung Hoa lẫn người Hồi Giáo và Ba Tư lưu tâm khảo cứu.
Ghazali
cho rằng ma phương Lạc Thư là một kỳ quan mà ông đã gặp được trong đời.
Người Nhật
cũng có loại vườn Trung Hoa này, nhưng lại bắc cầu để đi vào đảo. Thực
ra, người Trung Hoa vốn nghĩ rằng đảo này không phải ai cũng có thể
vào. Muốn bước chân lên đảo, con người phải có phong thái đặc biệt...
Nếu ta
hiểu rằng số 5 là Thái Cực, là Trời, ma phương Lạc Thư với tổng số 15 là
biểu tượng của Thượng Đế thì ta sẽ hiểu tại sao hòn đảo Vạn Phước Sơn có
hình ma phương lại chỉ có thể ngồi xa mà lặng ngắm, chứ không thể tới
gần, tại sao hòn đảo trong hồ này lại được mệnh danh là Vạn Phước Sơn.
CHÚ THÍCH
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5
6 7
8 9
| chương 1 2
3 4
5 6
7
8 9
10 | STK
|