DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5 6
7
8 9
| chương
1 2
3 4
5 6
7 8
Phần 8
TỨ TƯỢNG
Chương 1. Nhận định
tổng quát
Sau Âm Dương, Dịch đề cập đến Tứ Tượng.
Tứ Tượng là: Thái Dương, Thiếu Dương,
Thiếu Âm, Thái Âm. Tứ Tượng có thể được trình bày hoặc hiểu theo một
trong ba cách sau đây:
A. Tứ Tượng theo các
sách Dịch hiện tại
Theo các sách Dịch hiện nay, Tứ Tượng được
hài danh và được trình bày như sau:
|
|
|
|
Thái Dương |
Thiếu Âm |
Thiếu Dương |
Thái Âm |
Nếu vẽ lên
vòng tròn ta sẽ có:
|
Thái Dương
|
|
Thiếu Âm
|
|
Thiếu Dương |
|
Thái Âm |
|
Lối trình bày trên có cái hay là cứ một Âm
rồi lại tiếp một Dương.
B. Tứ Tượng theo Đổng
Trọng Thư
Nhưng nếu chúng ta nhận định rằng: nửa
vòng bên trái là Dương, nửa vòng bên phải là Âm, ta liền thấy lối trình
bày trên không chỉnh, vì thế có triết gia không đồng ý và muốn trình bày
lại như sau:
|
Thái Dương
|
|
Thiếu
Dương
|
|
Thiếu Âm |
|
Thái Âm |
|
Trình bày như vậy ta sẽ thấy ở nửa bên
trái hiện ra lẽ Âm tiêu Dương trưởng, và nửa bên phải hiện ra lẽ Dương
tiêu Âm trưởng.
Đổng Trọng Thư đã xếp Thiếu Âm về phía Tây
Kim, và Thiếu Dương về phía Đông Mộc.
Tôi cũng theo chủ trương này, vì thấy nó
hữu lý hơn.
C. Tứ Tượng theo Thiệu
Khang Tiết
Thiệu Tử thì cho rằng:
Lưỡng Nghi là Động Tĩnh.
Tứ Tượng là: Dương, Âm, Cương, Nhu.
Ông trình bày lại như sau:
Lưỡng Nghi: |
|
Động |
|
|
|
Tĩnh |
|
Tứ Tượng: |
Dương |
|
Âm |
|
Cương |
|
Nhu |
CHÚ THÍCH
Đổng Trọng
Thư viết: Kim sinh Thủy giả, Thiếu Âm chi khí ôn nhuận lưu trạch, tiêu
Kim diệc vi Thủy. 董 仲 舒 曰 : 金 生 水 者 , 少 陰 之 氣 溫 潤 流 澤 銷 金 亦 為 水. (Kim
sinh ra Thủy, khí Thiếu Âm ôn nhuận chảy trôi, nhuần thấm, vàng cũng
chảy thành nước.) – Phùng Hữu Lan, Trung Quốc Triết Học Sử, trang
507.
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5 6
7
8 9
| chương
1 2
3 4
5 6
7 8
|