DỊCH KINH YẾU CHỈ

Hướng đi của Thánh nhân

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6  7  8


Phần 8

TỨ TƯỢNG

Chương 2. Huyền nghĩa của Tứ Tượng

 

Tứ Tượng trên phương diện tượng hình có thể giải như là 4 hiện tượng, 4 trạng thái cơ bản khác nhau, hoặc giai đoạn trên quá trình biến hóa của một thực thể duy nhất, là Thái Cực.

Phổ Tứ Tượng vào Hà Đồ, ta có:

Theo Hà Đồ, thì các số 1, 2, 3, 4 đều là sinh số. Và ta thấy các số 1, 2, 3, 4 tượng trưng cho Tứ Tượng, cho cơ cấu của Vạn Hữu.

Như vậy theo Dịch thì các số 1, 2, 3, 4 đều là phân thể của số 5 và số 10, vì:

1 + 4 = 5

2 + 3 = 5

1 + 2 + 3 + 4 = 10

Thế tức là Thái Dương, Thái Âm, Thiếu Dương, Thiếu Âm là phân thể của Thái Cực, của Thượng Đế.

Nói cách khác, vũ trụ là phân thể của Thực Thể duy nhất. Tổng hợp vũ trụ, ta sẽ có lại được Toàn Thể duy nhất. Theo Pythagore thì bốn con số 1, 2, 3, 4 cũng đã đủ tượng trưng cho vũ trụ và sự vận chuyển không cùng của vũ trụ và vạn hữu.[1]

Hoặc, các số 1, 2, 3, 4 là 4 trạng thái biểu dương cho sự phát hiện của Thượng Đế,

Tứ Tượng theo Pythagore được viết là:

Nhiều nhà huyền học thay vì viết Tứ Tượng bằng số, đã viết bằng những vần trong chữ YHVH.

Họ viết:

Yod

Yod  He

Yod  He  Vau

Yod  He  Vau  He

Viết thành vòng tròn ta có:

Viết thành chu kỳ ta có:

Mà Yod, He, Vau, He tức là YHVH (Yahve hay Jehovah) hay Thượng Đế.

Xét các đồ bản trên, ta thấy rằng Tứ Tượng chính là 4 trạng thái biến thiên chính yếu, 4 cơ cấu chính yếu, 4 hiện tượng chính yếu, 4 giai đoạn biến thiên chính yếu, trong đại chu kỳ biến hóa của hoàn võ. Phân ra bốn phương thì Tứ Tượng là phân thể của Thượng Đế. Hợp lại làm một ta lại được Thái Cực hoặc Thượng Đế.[2] Vì thế mà môn phái Pythagore tôn thờ và sùng thượng hình Tứ Tượng mà họ gọi là Tétragammaton hay Tétractys.

Nhìn ký hiệu của Tứ Tượng ta có thể nhận định thêm như sau: Vạn vật có thể có cơ cấu, khí chất ngược nhau như Thái Dương, Thái Âm; hoặc có nhiều hướng vận chuyển trái ngược nhau như Thiếu Dương, Thiếu Âm.

Nói cách khác, vạn vật có thể hoặc tụ, hoặc tán, hoặc hướng ngoại, hoặc hướng nội, hoặc tiến từ tinh thần đến vật chất, hoặc từ vật chất trở ngược về tinh thần.

Ta có thể lồng Tứ Tượng vào chu kỳ biến hóa của 4 mùa trong một năm, 4 lứa tuổi trong một đời người, 4 giai đoạn biến hóa trong chu kỳ vũ trụ:

Thiếu Dương:

Dương khí từ lòng đất vươn lên; Dương khí bắt đầu hoạt động. (Xuân, tuổi thiếu niên, sáng, Sinh.)

Thái Dương:

Dương khí tới thời toàn thịnh, phát huy vạn vật, khuếch tán vạn sự. (Hạ, tuổi thanh niên, trưa, Trưởng.)

Thiếu Âm:

Âm khí thu liễm vạn vật. (Thu, tuổi thành niên, chiều, Liễm.)

Thái Âm:

Âm khí hàm tàng vạn vật. (Đông, tuổi lão thành, tối, Tàng.)


CHÚ THÍCH

[1] Ce qu’ici-bas nous nommons par ces termes (Quatre éléments) sont les ressemblances et pour tout dire les vêtements dans le monde physique, de ces 4 Principes, de ces 4 états, de ces 4 Nombres qu sont les 4 éléments. — Raoul Auclair, Le Livre des Cycles, p. 143.

[2] Pythagoras having learned in Egypt the name of the true God, the Mysterious and Ineffable Name Jehovah, and finding that in the original tongue, it was composed of four letters translated it into his own language by the word Tetratys, and gave the true explanation of it, saying that it properly signified the source of nature that properly rolls along. — Mackey’s Revised Encyclopedia of Freemasonry, vol 2, p. 1033.


Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6  7  8