DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3
4 5
6 7
8 9
| chương 1 2
3 4
5
6 7
8 | phụ lục 1
2 | STK
Phần 4
THÁI CỰC LUẬN
Chương 6. Quan niệm
Thái Cực ở Trung Quốc đối chiếu với
quan niệm Atman ở Ấn
Độ và Logos ở Âu Châu
A.
THÁI CỰC VỚI ATMAN
Quan niệm của các Hiền Triết
Ấn Độ về Atman có thể nói được là tương tự với quan niệm của các Hiền
Triết Trung Hoa về Thái Cực.
So sánh hai quan niệm Atman
và Thái Cực, chúng ta sẽ hiểu rõ Thái Cực hơn.
Thoạt tiên chúng ta phải
nhận định rằng quan niệm về Atman rất là phong phú.
Atman có rất nhiều danh
hiệu, mỗi danh hiệu như vẽ lại được một trạng thái, một hoạt động của
Atman. Nói nôm na ra, thì đối với Ấn Độ giáo, Atman chính là Thượng Đế,
là Bản Thể của vũ trụ, là Tạo hóa v.v...Vì thế, Atman
có thể là: Brahman,
Thần Ngôn,
Nguyên Lý Bất Diệt,
Brahmanaspati (Hóa Công) (R.V. 10. 72.2), Visvakarman (Tạo hóa-The All
Maker) (R.V. 10. 81), Purusha (Chân Nhân) (R.V.10. 90).
Prajapati (Chủ Tể Càn Khôn,
Lord of Creatures) (A.V. XIX. 17), Hiranyagarbha (Kim đơn Kim nhân,
Golden Germ) (R.V. 10. 121. 1), Nguyên Thể (The original Being),
Căn cơ vũ trụ,
Thái Nhất (The One),
(the Underlying Unity of all being),
Chân lý,
Sự sống,
Thần, Chân Tâm,trục
cốt, núm rốn,
của vũ trụ và Vạn Hữu.
Sau khi đã biết khái quát
rằng Atman chính là Brahman, là Thượng Đế, là Bản Thể, là Căn Nguyên, là
Tâm Điểm Sinh Hóa của vũ trụ, ta có thể so sánh ít nhiều quan niệm then
chốt giữa thánh kinh Ấn Độ (như Phệ Đà, Áo Nghĩa Thư) với Dịch Kinh.)
1). Áo Nghĩa Thư chủ trương
Atman chính là Brahman.
Thánh Hiền Trung Hoa cũng nói:
Hữu sinh ư Vô
Vô Cực nhi Thái Cực
2). Áo Nghĩa Thư chủ trương
Atman tạo dựng nên vũ trụ, Vạn Hữu
thì các Triết gia Trung Quốc cũng chủ trương Thái Cực sinh hóa ra vũ
trụ,Vạn Hữu
3). Atman hay Đại ngã chính
là Nguyên Khí hay Nguyên Thần, mịt mù huyền ảo, ẩn
khuất trong đáy lòng vạn vật. Tế vi thì thực tế vi, mà mênh mông thì
không bờ không bến, ấy là Atman ẩn ngụ trong thâm tâm Vạn Hữu.
Atman
cực kỳ vi tế ấy, lại lớn hơn mọi thế giới: bao quát quần sinh... vô xú,
vô thanh ấy là Chân Tâm ở trong lòng tôi, ấy chính là Brahman
(Thượng Đế)
Quan điểm các Hiền Triết
Trung Hoa cũng tương tự: Xướng Đạo Chân Ngôn mượn hai câu Trung Dung:
«Ngứ đại, thiên hạ mạc năng tải, ngứ tiểu thiên hạ mạc năng phá» để bình
luận rằng:
Thái
Cực bao trùm trời đất... Thái Cực lồng trong lòng Vạn Hữu. Thế là
Thái Cực vừa là cực đại vừa là cực tiểu.
Đối với Áo Nghĩa Thư, vũ trụ
chỉ gián phân, sai biệt ngoài mặt; gián phân, sai biệt vì danh tự, hình
thức hoạt động khác nhau, nhưng thực thể vẫn chỉ là một.
Đó chính là
quan niệm nhất thể, vạn thù của Dịch Kinh
và của các Triết gia Trung Hoa
4). Áo Nghĩa Thư chủ trương
Atman là toàn thể vũ trụ
,
vũ trụ là biểu dương của Atman
và Atman tiềm ẩn ngay trong đáy lòng Vạn Hữu
Khảo sát thư tịch Trung Hoa
ta thấy:
Chu liêm Khê chủ trương:
Vạn vật thống thể nhất Thái Cực, vạn vật hợp
nhất lại tức là Thái Cực.
Chu
liêm Khê viết thêm: Mỗi vật đều có một Thái Cực.
Sao Kiểu đạo nhân viết:
Trời đất là biểu dương của Thái Cực.
Chu Hi cũng viết:
Người người đều có một Thái Cực, vật vật đều có
một Thái Cực
Tuy
chỉ có một Thái Cực nhưng muôn loài đều bẩm thụ, chẳng những thế còn bẩm
thụ trọn vẹn cả Thái Cực, ví như mặt trăng trên trời, tuy chỉ có một
nhưng tán ra khắp sông hồ, thời đâu đâu cũng thấy có trăng, tuy nhiên
không nói được là trăng đã chia phôi san sẻ.
5). Áo Nghĩa Thư cho rằng
Atman là Duy nhất, Tuyệt Đối
Chu Tử cũng chủ trương: Thái
Cực là duy nhất, là Tuyệt Đối
6). Áo Nghĩa Thư chủ trương
Atman là:
Tâm, Trục Cốt, Căn Đế, Cuống
rốn Vạn Hữu, và Vạn Hữu y như biến thiên ảo hóa ở vòng tròn bên ngoài.
Ta có thể vẽ như sau:
Dịch Kinh và các Đạo gia
cũng vẽ vòng Dịch tương tự, trong đó: Thái Cực ở trung tâm, Hào Quải
tượng trưng cho Vạn Hữu biến hóa bên ngoài.
7). Các Triết gia Ấn Độ rất
chú trọng đến Tâm điểm của bánh xe Vạn Hữu, vì Tâm điểm ấy thoát vòng
lao lung biến ảo của vũ trụ
Ở Trung Quốc các Đạo gia
cũng hết sức chú trọng đến Tâm điểm vòng Dịch vì biết đó là điểm Trung
Hoàng Thái Cực, khu nữu của đất trời.
Văn Đạo tử viết:
Cổ nhân gọi trục ấy là Trung tâm trời đất, là Cực
Điểm Thái Cực.
Theo
Thiên Đạo, tức là vào được Trung điểm Thái Cực. Người quân tử, mới đầu
tu Nhân Đạo cho hợp với Thiên Đạo. Khi đã hợp Thiên Đạo sẽ vào được giữa
vòng Dịch, siêu xuất trên hình tướng...
Ôi, vi
diệu thay là trục bánh xe Vạn Hữu. Ai
là
người thông hiểu được?
Chí Nhất Chân Nhân viết
trong Nhập Dược Kính như sau: Người hiểu
Tạo hóa tất sẽ tìm gốc gác mình nơi «Chân Thổ». Tìm được Chân Thổ tức là
Đan Đạo thành
Chân
Thổ tức là Trung Hoàng Thái Cực, Chân Thổ như vậy chính là Quê
hương, là Đất tổ, là Đế đình, là Bồng đảo Trường Sinh, hiện lên giữa
muôn trùng ba lãng biến thiên của hoàn võ
8). Áo Nghĩa Thư cố tìm cho
ra cứ điểm của Vạn Hữu, đó là Atman. Atman sẽ là nơi cư ngụ, chốn dừng
chân của những bậc đại đức tu trì
Dịch Kinh cũng dạy
người quân tử phải biết Ý Nghĩa của Tâm điểm Thái
Cực Trung Hoàng, và phải coi đó là nơi cư ngụ thiết yếu của tâm hồn mình
9). Áo Nghĩa Thư cho rằng
cái học cao siêu nhất là cái học để tìm cho ra Atman, cho ra Tuyệt Đối
Thể tiềm ẩn đáy lòng vũ trụ và đáy lòng con người
Chu liêm Khê cũng cho rằng:
Biết được Thái Cực, Hoàng cực là cái biết cao siêu nhất
10). Mục đích Áo Nghĩa Thư
là đi lần theo mối giây liên lạc giữa Vạn Hữu, để dần dà từ Vạn trở về
Nhất, từ Vạn thù tới Tinh hoa duy nhất, cái Tinh hoa đã hàm ngụ cả Vô
cùng, Vô tận, tới Atman Bản Thể
Mục đích của Dịch Kinh cũng
là băng qua Vạn Hữu, hình tướng, để tìm cho ra Thái Cực, Vô Cực.
Đó chính là ven theo giòng
để trở về nguồn theo từ ngữ của Trình Tử
Đại Đỗng Chân Kinh viết:
Chân linh tại ngã, bất nan
tầm,
Phản chiếu hồi phong hỗn Đế
Tâm
Tạm dịch:
Chân Linh sẵn có nơi ta,
Chân Linh tìm tõi, có là khó
đâu,
Đế Tâm nếu muốn hồi đầu
Ngược dòng vũ trụ, tiến sâu
về nguồn.
Lại viết:
Căn Bản do lai Thái Cực
tầm
Căn Bản phải tìm nơi Thái
Cực
Đỗng Huyền Linh Bảo Tất Pháp
viết:
Minh
vô tướng ư hữu hình chi hậu,
Trí hư
cực ư vị triệu chi tiên
Tạm dịch:
Băng qua sắc tướng, hình
hài,
Quán thông vô tướng, vô
sai, vô thù,
Đất trời từ chửa manh
nha,
Tìm ra Hư cực mới
là cao siêu
Thái Cực
Quyền Bổng Đồ Thuyết
đã viết một câu rất ý vị khi cho rằng Dịch Kinh dạy người phương pháp
trở về với Trời
11). Taittiriya Upanishad
(II, 1 4) chủ trương con người có nhiều tầng lấp, con người bên ngoài
thì thô thiển, con người bên trong thì tế nhị. Từ ngoài vào trong, con
người càng ngày càng trở nên tế nhị. Con người cực kỳ tế vi, tế nhị bên
trong chính là Atman, là Brahman, là Thực Thể Siêu Hình của vũ trụ và
của lòng người
Tác giả Thái Cực Quyền Bổng
Đồ Thuyết cho rằng Dịch có 64 quẻ, quẻ nào cũng có 6 Hào, tức là sáu
tầng, như vậy con người cũng có sáu tầng, từ ngoài vào trong là: 1. Bì
phu (da), 2. Cơ nhục (thịt), 3. Cân kiện (gân). 4. Võng mô (màng), 5.
Cốt tiết (Xương khớp xương), 6. Não tủy (Óc tủy)
Nhưng ngoài sáu tầng Hào ra,
Dịch còn một tầng căn cơ cốt cán nữa: đó là Thái Cực. Ta xem các đồ bản
Dịch bất kỳ là viên đồ, hay hoành đồ, ta đều thấy 7 tầng đó. Suy ra thì
trong con người, dưới tầng lớp Não tủy, còn có tầng lớp Thái Cực nữa. Có
như vậy Dịch mới ăn khớp được với con người, và ta mới hiểu sao Chu Hi
lại nói được: Ai ai cũng có Thái Cực trong mình
12). Nếu học để tìm cho ra
Atman tiềm ẩn đáy lòng mình là cái học cao siêu nhất, thì sống phối hợp
với Atman cũng là một đời sống đạo lý cao siêu nhất đối với các Thánh
Hiền Trung quốc.
Các Thánh Hiền Trung quốc
dẫu là Nho hay Lão cũng đều chủ trương: đời sống đạo hạnh, thuần túy cao
siêu nhất là sống phối hợp với Thái Cực, với Tâm Điểm, Trung Điểm Hoàn
Võ. Các ngài gọi thế là Hoàng Trung Thông Lý,
chính vị cư thể
Hiểu biết được lẽ Trung Hoàng Thái Cực, vào được Trung Cung Chính Vị của
đất trời. Các ngài gọi đó là đạo Trung Dung
,
hay là luyện thành Kim Đơn...
Xướng Đạo Chân Ngôn
chủ trương luyện thành Kim Đơn, tức là thực hiện được Bản Thể của Thái
Cực.
So sánh 2 quan niệm Atman và Thái Cực ta thấy rằng cách diễn tả tuy có
khác, nhưng chung qui cũng chỉ có một đề tài:
Thượng Đế là căn bản quần sinh vũ trụ
B.
THÁI CỰC VỚI LOGOS
Quan niệm Thái Cực cũng
tương tự như quan niệm Logos ở Âu Châu.
Quan niệm Logos từ Héraclite
(540 - 475 TCN), đã truyền dần qua các học phái Tân Bá Lạp Đồ, Khắc Kỷ,
qua Philon le Juif (30 TCN đến 54 CN) để rồi du nhập vào Tân Ước Công
giáo.
Héraclite cho rằng:
Logos là Lý phổ quát,Logos
là mối giây liên lạc giữa vũ trụ, quần sinh,
Logos
phổ quát đại đồng, là toàn bích.
Logos là Chân Lý, vì Chân Lý
Phổ Quát bao dung được hết mọi khía cạnh.Logos
là Cơ Cấu Vạn Hữu.
Logos
là Thần, là Thượng Đế
Đối với Héraclite, Logos vừa
là cực đại, vừa là cực tiểu, vì Logos vừa phổ quát, vừa bao dung Vạn Hữu
lại
vừa tiềm ẩn trong lòng Vạn Hữu.
Héraclite chủ trương: Logos
soi sáng mọi tối tăm, phơi bày mọi ẩn áo, sẽ làm cho ta thấy rằng vũ trụ
là nhất thể, toàn bích. Logos vừa là Nhất, vừa là Vạn; Logos tuy hiển
dương trong Vạn, nhưng vẫn là duy nhất bất khả phân... Mọi người đều có
thể nhận biết Logos, vì Logos là của chung mọi người, ở trong lòng mọi
người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể suy nghĩ, nói năng, hoạt
động đúng với Chân lý, với bản tính, với Logos...
Quan niệm Logos trên đây nào có khác gì quan niệm Thái Cực đâu.
Thực thế, các Triết gia
Trung Hoa từ lâu vẫn cho rằng: Thái Cực là Lý
Thái Cực là Chân
Thái
Cực là Thiên Lý phổ quát, đại đồng.
Thái Cực vừa bao quát Vạn
Hữu lại vừa tiềm ẩn trong lòng trong Vạn Hữu
Thái
Cực đã tiềm ẩn trong lòng mọi người. Đó là Đạo Tâm, là Thiên Tính; Tính
ấy nơi Thánh chẳng tăng, nơi phàm chẳng giảm. Đó là Kim Cương Thân bất
khả hủy hoại
Cơ cấu Vạn hữu đã hàm tàng trong Thái Cực.
Héraclite cho rằng: Logos
bao giờ cũng chân thực, vô vọng, nhưng người thường không hiểu được
Logos, dẫu là chưa được nghe, hay là đã được nghe bàn tới. Con người nhờ
Logos mới biến thiên sống động, nhưng thường lại ù cạc chẳng biết tăm
hơi gì về Logos...Logos chí công, chí chính, còn người thường thì lại
luôn có những ý nghĩ riêng tư, lẻ biệt. Tuy là thường xuyên tiếp xúc với
Logos, nhưng người ta thường mâu thuẫn tương phản với Logos; và cái mà
họ gặp hằng ngày đối với họ lại trở nên hết sức xa lạ.
Nhưng lời nói trên làm ta
liên tưởng đến một câu Mạnh tử:
Vẫn mang Ngài, mà thân
chẳng hiển
Vì quá que,n nên khiến
chẳng suy,
Suốt đời ngài độ ta đi,
Nhưng mà dung tục biết
chi đạo Ngài.
Héraclite chủ trương vạn vật
biến thiên, nhưng vẫn cho rằng: Thái Cực trung
nhất muôn đời chẳng biến thiên
Philon le Juif (30 TCN - 54
CN) cho rằng: Cơ cấu Vạn Hữu đã được ghi tạc trong Logos
Chu Hi cũng cho rằng:
Thái Cực là Lý của Vạn Hữu
Theo các học giả Âu Châu, chữ Lý có thể hiểu được nhiều cách, ví dụ là
khuôn, là cơ cấu, là dạng thức v.v...
Các bản dịch Cựu Ước và Tân
Ước bằng tiếng Trung Hoa lại càng cho ta thấy liên quan mật thiết giữa
Thái Cực và Logos. Thực vậy, người Trung Hoa từ lâu vốn chủ trương: Thái
Cực là Thần, là Đạo. Thế mà chữ Thần, chữ Đạo ngày nay lại được dùng để
dịch danh từ Thượng Đế và Logos trong các bản Thánh Kinh Trung Hoa.
Mở Sáng Thế Ký ta thấy ngay trang đầu: Khởi sơ, Thần sáng tạo thiên địa.
Mở Phúc Âm Thánh Jean, ta
đọc thấy nơi trang đầu: Thái sơ hữu Đạo, Đạo dữ
thần đồng tại, Đạo tựu thị thần. Đối với Thánh Jean, Logos là căn
cơ Vạn Hữu; không Ngài thời không có Vạn Hữu
Trong một bài diễn văn trước
tòa Thượng thẩm Nhã Điển, Thánh Paul nói đại khái rằng: Con người sinh
ra đời cốt là để tìm tòi cho ra Thượng Đế, và để đạt tới Thượng Đế. Vả
Thượng Đế cũng chẳng xa con người, vì ta luôn sống động trong Thượng
Đế... Chúng ta là giòng giõi Thượng Đế
Các bậc Thượng trí, Thượng
nhân Trung Hoa thực ra cũng không chủ trương gì khác.
Đối với các Ngài con người
sinh ra cốt là để tìm Đạo, tìm Thái Cực. Vả Đạo hay Thái Cực cũng chẳng
ở xa con người, vì Đạo hay Thái Cực chính là căn cốt con người, là tính
mệnh con người
Những
so sánh trên đây chắc chắn đã làm sáng tỏ rất nhiều về quan niệm Thái
Cực và giúp ta bắc một nhịp cầu thông cảm giữa Đông Tây.
CHÚ
THÍCH
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3
4 5
6 7
8 9
| chương 1 2
3 4
5
6 7
8 | phụ lục 1
2 | STK
|