DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5 6
7 8
9
| chương 1 2
3
4 5 6 | BẠT
Phần 5
HÀ ĐỒ
Chương 4. Hà Đồ với
khoa số học
Các Triết gia đời Tống cho rằng: Hà Đồ
hình tròn tượng trưng cho thiên tượng, cho tinh tú.
Vì vậy các số trong Hà Đồ có thể dùng cho lịch số. Theo Chu Tử:
Số 1, 2 dùng để phân Âm
Dương, Cương Nhu.
Số 5, 6 dùng để làm lịch số.
Số 9, 10 dùng để định chu kỳ tháng nhuận.
Như vậy, Chu Tử đã đề cặp
đến 3 vấn đề:
1.
Vấn đề Nhất Thể Lưỡng Diện của vũ trụ
Theo Chu Tử, số 1 và 2 tượng
trưng cho Dương và Âm tức là hai chiều hai mặt của vũ trụ. Vũ trụ luôn
biến thiên theo hai chiều khác nhau, nhất phục nhất khởi, nhất tiêu nhất
tức, như vậy biến hóa sẽ vô cùng tận.
Nếu vũ trụ chỉ biến hóa theo
một chiều thì thế nào cũng có lúc tận thế.
Trong thế kỷ XIX, khoa học tưởng vũ trụ
chỉ tiến hóa có một chiều hướng, theo nguyên lý II Carnot-Clausius. Theo
nguyên lý này thì động lực ngày một tiêu hao, và có một lúc nào đó sẽ
triệt tiêu. Khi ấy vũ trụ sẽ trở nên im lìm, tĩnh lãng, lạnh lùng.
Nhưng sang thế kỷ XX, với quan niệm tương
đối của Einstein,
nguyên
lý bất định của Heisenberg,
phương
trình phản phúc của Dirac,
quan niệm
nhất thể lưỡng diện của Louis de Broglie,
nhiều nhà
bác học – trong đó có Lecomte du Noüy
– đã nhận
định phải có một chiều tiến hóa ngược lại với nguyên lý Carnot. Lecomte
du Noüy chủ trương tinh thần và vật chất tiến hóa ngược chiều nhau, nên
khi tinh thần lên đến cực điểm tinh hoa, thì vật chất sẽ triệt tiêu phá
tán.
Sở dĩ có hai chiều, hai hướng tiến hóa,
biến thiên là vì tinh thần vật chất chẳng qua cũng chỉ là hai mặt của
một thực thể duy nhất.
Theo khoa học hiện đại, thì năng lực có
thể biến thành vật chất, vật chất có thể biến thành năng lực.
Thế là thuyết Âm Dương của Á
Châu ngày nay đã được khoa học Âu Mỹ xác nhận.
2.
Số 5 và số 6 với lịch số
Chúng ta hãy khảo sát ảnh
hưởng của hai con số 5 và 6 trong lịch số.
Trên thực tế thì vì sự biến
chuyển có hai chiều Âm Dương, nên số 5 và 6 thường được nhân 2 thành 10
và 12.
Xưa 10 là một tuần 10 ngày.
10 là Thập Can
12 là Lục Luật (Dương),và
Lục Lã (Âm).
* Lục Luật (Dương)
là: 1/ Hoàng chung (Do),
2/ Thái thốc (Re), 3/ Cô Tẩy
(Mi), 4/ Nhụy tân (Fa#),
5/ Di tắc (Sol#),
6/ Vô Dịch (La#)
* Lục Lã (Âm) là: 1/
Đại Lã (Do#), 2/Giáp Chung (Re#), 3/ Trọng Lã
(Fa), 4/Lâm Chung (Sol), 5/ Nam Lã (La), 6/ Ứng Chung (Si).
Theo Trung Hoa 12 là 12 giờ
một ngày (2 giờ Trung Hoa xưa là 1 giờ Âu Châu)
Một năm có 360 ngày: (5 x 6)
(6 x 2),
24 tiết (mỗi tiết là 15
ngày), 24 x 15 = 360)
72 hầu (mỗi hầu là 5 ngày
(72 x = 360)
Cứ 60 năm (6 x 10 = 5 x 12
= 60) là một Hoa Giáp.
Mặt trời qua một cung Hoàng
Đạo mất 2160 năm (360 x 6), đi một vòng 12 cung Hoàng Đạo mất 25920 năm
(360 x 72).
Một Nguyên theo Trung Hoa là
129600 năm (360 x 360): Con số 129600 rất lạ vì:
129600 năm là
một Nguyên (12 hội)
129600 tháng là
một Hội (30 vận)
129600 ngày là
một Vận (12 thế)
129600 giờ là
một Thế Kỷ (30 năm)
129600 phân là
một Năm (12 tháng)
129600 ly là một
Tháng (30 ngày)
129600 hào là
một Ngày (12 giờ)
129600 ti là một Giờ
3.
Số 19 (10+9) với phép tính Tháng Nhuận
Một năm Dương Lịch có 365
ngày 235/940.
Một năm Âm Lịch chỉ có 354
ngày 348/940.
Như vậy mỗi năm, Dương lịch
và Âm lịch chênh nhau: 10 ngày 827/940
Vì vậy phải lập tháng nhuận
cho Âm lịch.
Kinh nghiệm cho thấy, trong một vòng 19
năm nếu thêm vào Âm lịch 7 tháng nhuận,
thì sau 19 năm, Âm lịch và Dương lịch lại có cùng một ngày tháng như
nhau. Đó là Chu kỳ
Méton.
Ngoài ba trường hợp áp dụng
Số học của Hà Đồ để đi tìm các định luật của trời đất kể trên, theo nhận
định của Chu Tử, ta có thể dùng 10 con số Hà Đồ để tìm ra nhiều định
luật vũ trụ khác. Đây chỉ xin dẫn thêm ít nhiều ví dụ:
1/. 18 năm (10 + 8) là
Chu kỳ Saros
(18 năm 11 ngày cho ta chu kỳ các Nhật thực, Nguyệt thực. Trong 18 năm
có 70 lần Nhật thực, Nguyệt thực. Hết 18 năm lại trở lại như cũ.
2/. Ta có thể dùng cấp số
nhân của 2 mà tính ra khoảng cách giữa các hành tinh và mặt trời theo
như Định luật Bode. Ta viết:
0, 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64,
128.
Đoạn nhân cho 3:
0, 3, 6, 12, 24, 48, 96,
192, 384.
Đoạn cộng với 4:
4, 7, 10, 16, 28, 52, 100,
196, 388.
Đoạn chia cho 10:
0, 4, 0, 7, 1, 1, 6, 2, 8,
5, 2, 10, 19, 6, 38, 8.
Ta có:
Tên các hành tinh |
Khoảng cách đại khái theo lối toán
trên |
Khoảng cách thật sự theo khoa học |
Thủy tinh |
Mercury |
0,4 |
0,3871 |
Kim tinh |
Venus |
0,7 |
0,723 |
Trái đất |
Terre |
1 |
1 |
Hỏa tinh |
Mars |
1,6 |
1,523 |
Cérès |
Cérès |
2,8 |
2,77 |
Mộc tinh |
Jupiter |
5,2 |
5,202 |
Thổ tinh |
Sature |
10 |
9,554 |
Thiên vương tinh |
Uranus |
19,6 |
19,21 |
Hải vương tinh |
Neptune |
38,8 |
30,10 |
4.
Tứ Tượng và Vũ trụ vạn vật
Hà Đồ dùng các con số 1, 2,
3, 4 để chỉ cơ cấu vạn vật 6, 7, 8, 9 để chỉ sự biến thiên của vạn vật.
Theo các nhà Huyền Học Âu Châu thì Tứ
Tượng chỉ là biến thái của một thực thể duy nhất.
Theo Pythagore, thì bốn con
số 1, 2, 3, 4 đã đủ tượng trưng vũ trụ và sự vận chuyển của vạn hữu.
1, 2, 3, 4 là 4 trạng thái
biểu dương sự phát hiện của Thượng Đế. Họ viết
Những chữ Do Thái ấy là:
Yod
Yod -
He
Yod -
He -Vau
Yod -
He Vau - He
Viết thành vòng tròn ta có:
mà Yod He Vau tức là
YHVE (YAHVE, JEHOVAH).
Môn phái Pythgore gọi hình
Tứ Tượng là Tétractys hay Tetragrammaton.
Và Tứ Tượng phân bá ra bốn phương có nghĩa
là vũ trụ chuyển hóa không ngừng.
Không đi sâu hơn vào vấn đế
Số học, ta thấy rằng Hà Đồ với những con số có thể cho ta biết nhiều
huyền cơ vũ trụ, hơn nữa ta cũng thấy rằng trên những vấn đề căn bản,
Đông Tây chẳng khác chi nhau.
CHÚ
THÍCH
Cf. Mackey's revised Encyclopedia of Freemasonry Volume 11, page 1033.
Raoul Auclair, Le Livre des Cycles, page 175.
Cf.
Mackey's Revised Encyclopedia of Freemasonry - Volume II p. 1033.
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5 6
7 8
9
| chương 1 2
3
4 5 6
7 | BẠT
|