TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ TOÀN THƯ

» MỤC LỤC  |  NGUYÊN  |  HANH  |  LỢI  |  TRINH

LỢI TẬP

1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13


TỤ HỎA TẢI KIM QUYẾT PHÁP

Trước hết đem lửa của Nam Phương Ly Cung để luyện nước của Bắc phương Khảm Cung, Đem Hồng gieo vào trong Hắc. Rồi ngưng thần nhập Rốn (Khôn Cung) mà sinh Dược. Rồi nay lại Dùng nước của Bắc Phương Kim mà chế lưả của Nam Phương Mộc. Thế là cho Hắc gặp Hồng. Thế là ngưng Thần nhập Đỉnh Đầu (Kiền Đỉnh) để thành Đan.

Nên Tử Dương (Ngộ Chân Thiên) nói:

Y tha Khôn vị sinh thành thể,

 依 他 坤 位 生 成 體,

Chủng tại Kiền Gia giao cảm cung.

 種 在 乾 家 交 感 宮.

Dựa vào Khôn Vị, sinh thành thể,

Trồng tại Kiền gia, Giao Cảm Cung.

Thôi Công (Nhập Dược Kính) viết: Sản tại Khôn, chủng tại Kiền. 產 在 坤 種 在 乾 (Sinh ở Khôn, trồng ở Kiền).

Kiền ở trên gọi là Đỉnh, Khôn ở dưới là Lô.

Nếu không nấu nung mãnh Liệt, thì Thuốc không thể ra lò. Nếu không Đảo hành, nghịch triền, thì thuốc không thể lên Đỉnh. Diên là cái gì trầm trọng; nếu Diên không gặp Lửa, thì làm sao mà bay được? Hống là cái gì nhẹ bay, nếu không gặp Diên thỉ làm sao mà ngưng kết? Vì thế nên Phương Pháp Tụ Hỏa là rất cần yếu vậy.

Phương Pháp Tụ Hỏa như thế nào?

Phép này do nhị vị Tổ Sư là Đạt Ma và Bạch Hải Thiềm lập ra, lấy bốn chữ Hấp, Để, Toát, Bế làm khẩu quyết.

Hấp 吸 laø hít khí vào để tiếp dẫn Tiên Thiên Khí; Để 舐 là đưa lưỡi lên cuá để hứng nước Cam Lồ. Toát
撮 là khép kín Hậu Môn, đem Thần Khí lên đỉnh đầu; Bế 閉 là ngậm miệng, Lim dim đôi mắt, nghe ngược bên trong. Lâu ngày Thần Thủy sẽ rơi xuống Huỳnh Đình.

Chính vì thế mà Thúy Hồ nói: Dưới mà không Bế, thì Hỏa không tụ, mà Kim không thăng. Trên mà không Bế thì Dương sẽ không thăng mà đan cũng không kết. Cho nên phép Tụ Hỏa, là công việc trước tiên của công phu Thái Thủ và Phanh Luyện.

Hoảng hoảng, hốt hốt là lúc phải Thái Thủ; Mãnh phanh, cực luyện là công phu Thái Thủ; Hấp, Để, Toát, Bế là yếu chỉ phanh luyện.

Vả phép Thái Thủ hay nhất là phải biết Thời Cơ. Không được quá sớm. Quá sớm thuốc sẽ non và dễ bay mất; quá muộn, thuốc sẽ già và thành chất. Tất phải chờ khi nào Chân Diên hoa nhả bạch, Huyền Châu thành Tượng, khi ấy mới là lúc Thái Thủ.

Trương Tử Dương nói:

Diên ngộ Quí sinh, tu cấp thái,

 鉛 遇 癸 生 須 急 采,

Kim phùng Vọng viễn bất kham đang.

 金 逢 望 遠 不 堪 當.

Diên cần Thái Thủ giờ Hoạt Tí,

Kim gặp hôm rằm ắt chẳng nên.

Trương Tam Phong viết:

Điện quang thước xứ tầm Chân chủng,

 電 光 爍 處 尋 真 種,

Phong tín lai thời mịch bản tông.

 風 信 來 時 覓 本 宗.

Điện quang rực sáng tìm Chân Chủng,

Gío động là khi kiếm Bản Tông.

Chỗ Điện quang rực sáng là sau thời kỳ Yểu Yểu, Minh Minh. Hoảng Hốt là lúc Một Dương Hào phát động, là lúc châu rơi xuống Hoa Trì.

Lúc này nên dùng khẩu quyết: Câu Thúc Cấm Môn của Tham Đồng Khế. Khần bế Thái Huyền (Chính Âm), Bế Nhâm, Khai Đốc. Tức phải dùng cơ Thác Thược để cổ vũ suy vận. Dùng mãnh Hỏa mà đốt, thì nước sẽ bốc thành Hơi. Nước bốc thành hơi, sẽ giá động Hà Xa, sẽ chở Kim lên Nê Hoàn, cùng Chân Diên phối hợp. Hống gặp Diên thì sẽ giáng xuống, sẽ không còn thượng đằng. Cứ vậy mà sưu thiêm (thêm bớt), cứ thế mà ngưng kết, tự nhiên Diên (Hồn, Âm) sẽ dần tiêu, Hống (Thần, Dương) sẽ dần tăng.

Lâu ngày, Diên sẽ tận mà Hống sẽ khô. Thế là Kim Đơn Đại Dược thành vậy.

Luyện Đại Dược, vốn không thuật khác, chỉ lấy một điểm Tiên Thiên Tổ Khí, làm mẹ Kim Đan. Thầy tôi dạy rằng:

Luyện Đại Phạn chi Tổ Khí,

 煉 大 梵 之 祖 氣,

Phi trửu hậu chi Kim Tinh,

 飛 肘 後 之 金 晶.

Tồn Đế Nhất chi diệu tướng,

 存 帝 一 之 妙 相,

Phản Tam Tố vu Huỳnh Đình.

 返 三 素 于 黃 庭.

Luyện Thiên Thần tổ khí,

Phi trửu hậu chi Kim Tinh.[1]

Tồn Đế Nhất chi diệu tướng.[2]

Phản Tam Tố (Tinh, Khỉ, Thần) về Huỳnh Đình.

Học giả chỉ biết là Diên Hống kết thành Đan, mà không biết rằng Thái Thủ, Sưu Thiêm, Phanh Luyện, Hỏa Hầu đều có thứ tự, pháp độ. Thái thủ là động tác đầu tiên, Sưu Thiêm là công trình về sau, ở giữa là công phu điều đình, hỏa hầu. Cho nên Tử Dương nói:

Túng nhận Chu Sa cập Hắc Duyên,

 縱 認 朱 砂 及 黑 鉛,

Bất tri Hỏa Hậu dã như nhàn.

 不 知 火 候 也 如 閑.

Chỉ biết Chu Sa với Hắc Diên,

Hoả hầu không biết cũng vô duyên.

Chu Hối Ông nói:

Thần Tiên bất tác Tham Đồng Khế,

 神 仙 不 作 參 同 契,

Hỏa hậu công phu, na đắc tri?

 火 候 工 夫 那 得 知.

Thần tiên không soạn Tham Đồng Khế?

Ai làm sao biết Hỏa Hầu Công?

Tiết Đạo Quang viết:

Thánh Nhân truyền Dược bất truyền Hỏa,

 聖 人 傳 藥 不 傳 火,

Tòng lai Hoả Hậu thiểu nhân tri.

 從 來 火 候 少 人 知.

Mạc tương Đại Đạo vi nhi hí,

 莫 將 大 道 為 兒 戲,

Tu cộng Thần Tiên tử tế suy.

 須 共 神 仙 仔 細 推.

Thánh Nhân truyền Dược, không truyền Hỏa,

Vì thế Hoả Hầu ít ai hay.

Đừng đem Đại Đạo làm trò trẻ,

Phải với Thần Tiên tử tế suy.

Hỏa Hầu có Văn, có Võ, không thể Nhất Tề Đồng Nhau.

Tĩnh trung Dương Động, Kim Ly khoáng,

 靜 中 陽 動 金 離 礦,

Địa hạ Lôi oanh, Hỏa bức Kim.

 地 下 雷 轟 火 逼 金.

Trong Tĩnh Động Dương, Kim lìa khoáng,

Đất vang sấm chớp, Hỏa bức kim

Đó là tiết thứ tư của hỏa hầu.

Mạn thủ dược lô khan hỏa hậu,

 謾 守 藥 爐 看 火 候,

Đãn an thần tức nhiệm thiên nhiên.

 但 ㄢ 神 息 任 天 然.

Hãy giữ Đan Điền xem Hỏa Hậu,

Hô hấp điều hòa, pháp Tự Nhiên,

Đó là tiết thứ sáu của Hỏa Hầu.

Dương văn, Âm vũ, vô lệnh thất,

 陽 文 陰 武 無 令 失,

Tiến Thoái, sưu thiêm, hữu ngự thời.

 進 退 抽 添 有 馭 時.

Dương văn, Âm vũ không sai thác,

Tiến thoái, sưu thiêm phải có thời.

Đó là tiết thứ năm của Hỏa Hầu.

Thành tính tồn tồn 成性 存 存.

Tính Trời cố giữ Chính Trung.

Mở đường Đạo Nghĩa, dặm chừng vân du.[3]

Đó là Hoả Hầu của Nho Gia.

Miên miên nhược tồn 綿綿 若 存.[4]

Miên man muôn kiếp vẫn còn,

Muôn nghìn biến ảo, mà tuồng trơ trơ.

Đó là Hoả hầu của Đạo Gia.

Bất đắc cần, bất đắc đãi 不得 勤 不 得 怠 (Không quá siêng, không quá lười). Đó là Hỏa Hầu của Thích Gia.

Tam nguyệt bất vi Nhân 三 月 不 違 仁 (Trong ba tháng lòng chẳng lìa điều Nhân.)[5] Đó là khẩu quyết của Nhan Uyên.

Ngô nhật tam tỉnh 吾日 三 省 [6] (Ta một ngày xét mình 3 lần) Đó là Hỏa Hầu của Tăng Tử

Nhật tri kỳ sở vong; Nguyệt vô vong kỳ sở năng 日 知 其 所 亡, 月 無 忘 其所 能 [7] (Mỗi ngày biết đã làm gì sai sót; mỗi tháng không quên đã làm được những gì). Đó là khẩu quyết của Tử Hạ.

Giới thận hồ kỳ sở bất đổ. Khủng cụ hồ kỳ sở bấtvăn.[8] 戒 慎 乎 其 所 不 睹. 恐 懼 乎 其 所 不 聞 .

E dè cái mắt không nhìn,

Tai nghe không nổi cho nên hãi hùng.

Đó là Hỏa Hầu của Tử Tư.

Tất hữu sự yên nhi vật chính, tâm vật vong vật trợ trưởng.[9] 必 有 事 焉 而 勿 正 心 勿 忘 勿 助 長 (Muốn bồi dưỡng khí hạo nhiên, đối vối việc phải, mình đừng hốp tốp mà cầu cho mau xong; đừng có xao lãng, và đừng có nong sức trưởng thành của công việc).[10] Đó là khẩu quyết của Mạnh Tử.

Phát phẫn vong thực[11] 發 憤 忘 食 (thích học đến quên ăn). Đó là Võ hỏa khẩu quyết của Khổng Tử.

Lạc dĩ vong ưu[12] 樂 以 忘 憂 (Khi biết thêm được điều gì hay, thì vui đến quên lo). Đó là Văn Hỏa khẩu quyết của Khổng Tử.

Bất tri lão chi tương chí [13] 不 知 老 之 將 至 (Không biết tuổi già đã đến). Đó là Chí Thành, không ngừng nghỉ, và Hỏa Hầu thuần vậy.

Hỏa Hầu thuần, là Đan thành vậy. Thế là Công phu làm thánh hoàn tất vậy.


[1] Đem Thận gian động Khí.

[2] Về cất giữ tại Đan Điền.

[3] Hệ Từ thượng, chương VII, tiết 2.

[4] Đạo Đức Kinh, ch. 6.

[5] Luận Ngữ, Ung Dã, 5.

[6] Luận Ngữ, I, 4.

[7] Luận Ngữ, XIX, 5.

[8] Trung Dung, ch. I.

[9] Mạnh Tử, Công Tôn Sửu thượng câu 2. Xem James Legge, The Four Book, p. 190.

[10] Mạnh Tử, Đoàn trung Còn dịch, tr. 90.

[11] Luận Ngữ, Thuật Nhi, câu 18.

[12] Luận Ngữ, Thuật Nhi câu 18.

[13] Luận Ngữ, Thuật Nhi câu 18.


1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13