HƯỚNG TINH THẦN
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ
»
mục lục
| tựa |
chương 1
2
3 4
5
6 7
8
9 10 |
sách tham khảo
chương
3
QUAN NIỆM TAM TÀI VÀ LƯỠNG NGUYÊN
VỚI KHOA TÔN GIÁO ĐỐI CHIẾU
Muốn hiểu về đạo giáo,
trước hết phải hiểu về con người cho thấu đáo.
Trên cửa thành Delphes đã có
ghi: «Gnohti seauton» (Hãy biết mình). Câu đó sau này đã được Socrate
lấy làm phương châm.
Con người thực ra là một cái
gì kỳ bí. Chẳng thế mà khi Alexis Carrel viết một quyển sách nói về con
người, ông đã lấy nhan đề là «Con người, kẻ xa lạ ấy». Cũng vì vậy mà
những nhận định về con người xưa nay rất là khác nhau tùy nơi và tùy
người.
Người thì cho rằng con người
gồm có ba phần: Thần, Hồn, Xác. Đó là quan niệm tam tài.
Người thì cho rằng con người
chỉ có xác và hồn. Đó là quan niệm lưỡng nguyên.
Chúng ta sẽ lần lượt học hỏi
về hai quan niệm này và ảnh hưởng của chúng trên phương diện đạo giáo.
I. QUAN NIỆM TAM TÀI (Conception
tripartite de l’homme)
Quan niệm tam tài rất phổ
biến ở Á Châu. Các đạo giáo Á Châu đều chấp nhận quan niệm này. Con
người gồm có:
Theo Khổng giáo: Xác, Tâm
(Nhân tâm), Tính (Đạo tâm, Thiên địa chi tâm).
Theo Lão giáo: Xác
(Tinh), Khí (Hồn), Thần.
Theo Phật giáo: Xác, Vọng
tâm, Chân tâm.
Theo Ấn Độ giáo: Xác,
Tiểu ngã (hồn), Đại ngã (Atman).
Trong hội nghị tôn giáo ở
Lahore Pakistan, tháng 12, năm 1896, Ông Harzat Ahmad, đại diện chính
thức Hồi giáo đã dùng thuyết Tam Tài để giải thích và toát lược thánh
thư Coran. Ông cho rằng Coran chủ trương con người có bình diện:
– Bình diện thể chất hay
Nafs-ammara.
– Bình diện tâm hồn hay
Nafs-lawwama.
– Bình diện siêu nhiên hay
Nafs-matmainnah.
Theo Papus,
thì các triết gia huyền học hiện đại, khoa học huyền bí hiện đại, môn
phái thần bí Allen Kardec, một số môn nhân Rose Croix, Cổ giáo Ai Cập,
Mật giáo (Kaballe) Do Thái, Pythagore, Paracelse, và Thánh Paul cũng đều
chủ trương thuyết Tam Tài về con người.
Môn phái Valentin (thành lập
vào khoảng năm 140 do Valentin ở Alexandrie) cũng cho rằng con người có
thể phân chia thành ba hạng:
– Phàm phu tục tử, xác đất,
vật hèn (hyliques).
– Những người có nhân cách
(les Psychiques).
– Những người có tiên cách (spirituels).
Quan niệm Tam Tài thực ra
cũng được Thánh kinh công giáo chủ trương.
Quyển Con đường cứu rỗi của
Charles Gerber, một tác giả thuộc giáo phái Cơ Đốc Phục lâm đã cho thấy:
– Chữ Thần được nhắc 827 lần
trong Thánh kinh.
– Chữ Hồn được dùng 873 lần trong Thánh
kinh.
Giáo phái «Chứng nhân của Jéhovah» sau khi
lấy thánh kinh để chứng minh rằng nhân tâm hay hồn thường được chỉ bằng
những từ ngữ Psyché (Hi Lạp) và Nephesh (Do Thái),
còn dùng thánh kinh để minh chứng hùng hồn con người không bất tử.
Chữ Hồn và Thần đã được đề cập đến trong
kinh Magnificat (Luc, I, 46, 47).
Quan niệm Tam Tài về con
người đã được Thánh Paul chủ trương rất rõ ràng.
Trong Thánh thư I gửi cho dân
Thessalonica, chương V, câu 23, ngài viết: «Ứớc gì toàn thân anh em:
Thần, hồn, xác được giữ vẹn không chê trách được cho tới ngày Chúa Jésus
Kitô chúng ta đến.»
Trong thánh thư gửi cho người thành
Corinthe ngài phân biệt «con người tâm lý» (homme psychique) và «con
người siêu nhiên» (homme spirituel).
Trong thư gửi cho người Do Thái ngài viết:
«Vì lời Chúa sống động, linh nghiệm và sắc bén hơn bất kỳ gươm hai lưỡi
nào, nó có thể thấu vào tới chỗ phân chia của hồn và thần.»
Thiết tưởng không thể nói rõ hơn được.
Bản thánh kinh Jérusalem bình rằng đối với
thánh Paul, thì «Psychê» (tiếng do Thái: Nephesh) chỉ nhân tâm. Nó cần
phải nhường bước cho pneuma (thần) để con người có thể sống đời sống
thần minh.
Averroès (1126–11980) – một triết gia Ả
Rập ở Tây Ban Nha, một học giả Hồi giáo trứ danh đã từng bình giải các
tác phẩm Aristote – cũng chủ trương rằng hồn con người có liên lạc mật
thiết với khối óc, và sẽ chết theo khối óc, nhưng trong con người còn có
Lý, trường sinh vĩnh cửu. Tu luyện Lý ấy, con người sẽ có thể kết hợp
với «Lý sống động», với «Thần linh hoạt» phổ quát và vĩnh cửu.
Sự phân biệt con người thành «nhân» và
«thần» cũng được thánh Augustin bàn phớt đến, khi ngài cho rằng Văn hóa
thuộc về nhân đạo, Thánh thiện thuộc về Thiên đạo.
Các giáo phụ môn phái
Alexandrie như Origène, Grégoire de Nysse áp dụng quan niệm Tam Tài để
cắt nghĩa thánh kinh. Các ngài cho rằng thánh kinh có ba thứ nội dung:
– Nội dung xác chất đó là
từ ngữ.
– Nội dung tâm hồn đó là
nghĩa tâm lý.
– Nội dung tinh thần đó là nghĩa huyền
học.
Dante (1265– 1321) cũng công
nhận thuyết tam tài về con người.
«Quan niệm Ông là một nền nhân bản coi vũ
trụ là một toàn thể, và coi con người là nhãn giới tiếp giáp giữa Thượng
đế và vạn vật; là một thực thể duy nhất nhưng nối kết thế giới vật chất
bằng ngũ quan, thế giới tư tưởng bằng tâm tư, và thế giới huyền vi bằng
thần.»
II. QUAN NIỆM LƯỠNG NGUYÊN (théorie
dualiste de l’homme)
Thần học Công giáo không
chấp nhận quan niệm tam tài về con người, mà chủ trương con người chỉ có
hai phần: Hồn và xác.
– Hồn thì thiêng liêng, bất
tử
– Xác thì tử vong.
– Nhưng khi còn sống hồn và
xác kết hợp mật thiết với nhau thành một con người, và sau này khi tận
thế và tới ngày phán xét chung, xác mọi người sẽ sống lại hợp với hồn để
được thưởng hay chịu phạt đời đời.
Công đồng Latran IV (1215)
và Vatican I (1869–1870) đã xác định con người chỉ có hai phần hồn và
xác, và không chấp nhận quan niệm tam tài của Platon, của phái
Gnostiques, của phái Manichéens, của phái Apollinaristes, v.v.
Công đồng chung thứ 8 họp
tại Constantinople (869– 870) phi bác lý thuyết cho rằng con người có
hai hồn, và đã xác định con người chỉ có một linh hồn biết nghĩa lý.
III. HỆ QUẢ CỦA HAI QUAN NIỆM TRÊN ĐỐI
VỚI ĐẠO GIÁO
Vì tin rằng con người gồm đủ
cả ba phần Trời Đất Người trong một thân, nên:
– Đối với các đại hiền triết
Á đông, thì dưới lớp «nhân tâm», còn có «Thiên địa chi tâm» bao la huyền
diệu, vĩnh cửu trường tồn, làm khuôn vàng thước ngọc huyền vi cho những
hành động con người, làm tiêu chuẩn cho công trình tiến hóa con người.
– Thiên địa chi tâm
huyền diệu, tinh hoa muôn thuở ấy là:
. Atman (Đại Ngã)
trong Ấn giáo.
. Chân Như, Phật tính,
Chân tâm, Bản lai diện mục trong Phật giáo.
. Đạo hay Kim Đan
trong Lão giáo.
. Tính, Thiên tính, Minh
đức hay Đạo tâm trong Khổng giáo.
– Thiên địa chi tâm
trong con người đồng nhất với căn nguyên duy nhất ngoài đại vũ trụ, cho
nên chính là Chân Như là Brahman là Trời, là Đạo.
– Như vậy, tâm hồn ta có hai
phần: một phần thẳm sâu, ẩn áo, huyền vi và cao minh, linh diệu như
Trời. Đó là bản thể, bản tính nhân loại hoàn thiện tuyệt đối, siêu xuất
không gian, thời gian, hình thức, sắc tướng; một phần là ta, là tâm hồn
ta, theo nghĩa thông tục, biến thiên, nhỏ nhoi, hèn mọn, đượm màu sắc
không gian, thời gian, vấn vương trong hình thức, sắc tướng.
– Nói cách khác, tuy các đại hiền triết Á
đông dùng danh từ khác nhau, nhưng chung qui, đều tin có tuyệt đối thể,
có Thượng đế ở đáy lòng.
Cho nên mục phiêu các nhà triết học, các hiền thánh đông phương là cố
tìm cho ra «Thiên địa chi tâm» tìm cho ra bản thể huyền diệu tâm
hồn mình để cố vươn lên, cố thoát khỏi cái mình nhỏ nhoi, ti tiện, cố
dùng mọi tiện nghi hoàn cảnh, cố dùng quang âm để hoàn thiện mình để
phối hợp «nhất như» với «tuyệt đối thể» trong tâm khảm
mình.
Đó cũng chính là mục đích của các môn thiền định và Yoga.
– Đạt mục tiêu ấy sẽ thành
Phật, thành tiên, thành thánh.
. Đó là Niết Bàn
(Nirvana)
. Đó là Phối Thiên
(Kết hợp với Trời)
. Đó là «đắc Đạo»
(Được Trời)
– Đạo giáo Á đông đều xây
nền móng trên «tâm thần hằng cửu» nhân loại, nên chỉ chấp nhận một chân
lý tuyệt đối bất khả tư nghị, ấy là bản thể tuyệt đối, ấy là chân tâm
con người. Ngoài ra tất cả đều tương đối: Sách vở, phương pháp, các lời
huấn dụ, giảng giáo chỉ là những phương tiện để đưa tới chân lý.
Quan niệm Tam Tài cũng giúp
ta hiểu được những nhận định về con người của thánh Paul, cũng như những
sự phân biệt về các tầng lớp trong con người mà ta thường thấy trong các
thánh thư Ngài, hoặc trong Cựu ước.
Ví dụ:
. Con người (Fils de l’homme) (phần Nhân)
. Con Trời (Fils de Dieu) (Phần Thiên)
. Thế nhân (Homme psychique)
. Thiên Nhân (Homme spirituel)
. Thế nhân hay phàm nhân thời tử vong.
. Thiên nhân hay Thần nhân thời bất tử.
Quan niệm Tam Tài còn làm
cho chúng ta thấu hiểu được duyên do các hiện tượng đạo giáo, chính trị,
nhân văn, khoa học của loài người.
1. Con người vì có phần
Thiên, nên bất kỳ dân tộc nào xưa nay cũng công nhận mình là dòng dõi
thần minh, cũng coi các vị giáo chủ mình là Thần, Phật, Tiên, Thánh.
Jean Danielou viết: «Ngay trong khi thờ
phượng, con người đã tỏ ra khả năng tự vượt, tự thắng, tự lập; trong khi
tìm hiểu về mầu nhiệm Thượng đế, con người mới tìm thấy chân tướng
mình.»
Vì con người có phần thiên,
phần thần, nên mọi dân tộc xưa nay mới trọng vọng giá trị con người, coi
con người trọng hơn vũ trụ bên ngoài, tin rằng con người có thể đi đến
chỗ bất tử, trường sinh, vĩnh cửu.
Các vị chân nhân đã linh
giác được rằng trong mình có Trời ẩn áo, nên mới dám nói:
«Ta và trời đất cùng sinh,
Ta và muôn vật sự tình chẳng hai.»
Hoặc: «Trời và người vốn là một.»
Hoặc: «Tính trời tức là con người.»
– Vì có phần Thiên, nên con người mới mong
tu luyện để «Phối Thiên»,
kết hợp làm một với Trời,
trường sinh vĩnh cửu cùng trời đất.
2. Con người vì có phần
Nhân, nên ta mới thấy xưa nay nhân loại đã cố đề cao một nền văn hóa
nhân bản, đề cao luân lý, đề cao văn chương nghệ thuật, đề cao nhân phẩm
con người, và muốn cho con người sống thanh cao, hạnh phúc trong một
cộng đồng văn minh, tiến bộ, đoàn kết thương yêu. Đó cũng chính là những
mục đích luân lý, xã hội của các đạo giáo.
3. Con người vì có phần địa,
phần xác, nên mới luôn lo canh tác đất đai, áp dụng khoa học kỹ thuật để
cải thiện các điều kiện kinh tế, sản xuất v.v… Vì có phần địa, phần xác
nên trong lời kinh nguyện con người luôn luôn xin cho đủ ăn, đủ mặc,
được mạnh khỏe, khỏi cơ cực v.v…
Ba phần ấy xác định toàn thể
con người.
– Phần Thiên, phần Thần thì
ở thẳm sâu trong đáy lòng con người, và mang nhiều danh hiệu như Chân
tâm, Hư vô, Tuyệt đối, Brahman, Atman, Logos v.v… Chỉ những bậc hiền
thánh mới đạt được tới tầng sâu con người và mới thực sự được giải
thoát.
– Phần nhân là phần được các
đạo giáo, các triết gia, luân lý gia, chính trị gia, văn nghệ sĩ khai
thác nhiều nhất, mục đích là làm sao cho mọi người có được một đời sống
hạnh phúc, sung sướng, xứng đáng với danh nghĩa con người.
– Phần địa, phần xác là phần
được các khoa học gia, kỹ thuật gia hết sức chú trọng, khai thác nhất là
từ hơn một thế kỷ nay.
Theo J. Laloup, thì Ấn Độ đã tìm hiểu sâu
xa về Trời, Trung Hoa đã nghiên cứu kỹ lưỡng về nhân luân, Âu Châu tỏ ra
xuất sắc về sự tìm hiểu và sự chinh phục thế giới vật chất.
– Thần học Công giáo không
chấp nhận thuyết tam tài với chủ trương Trời chẳng xa người, và Trời đã
tiềm ẩn trong lòng con người.
Nhưng đạo Công giáo đã có
công rất nhiều trên phương diện thực tế vì đã làm cho Thượng đế trở nên
gần gũi với con người bằng phép Thánh thể.
Thánh Pierre nói tin đạo tức là dễ có thể
thông phần bản tính Thiên Chúa.
Thánh Paul khuyên: «Anh em hãy ngợi khen
Thiên Chúa và mang Thiên Chúa trong mình anh em.»
Tóm lại
bất kỳ ở Á hay Âu, người thường nhân chẳng bao giờ tin được rằng Thượng
đế có thể gần gũi con người. Còn các bậc thánh hiền thì đều tin rằng
Thượng đế chẳng ở đâu xa mà đã ngự ngay trong tâm thần con người, và
lòng con người chính là đền thờ Thiên Chúa.
CHÚ THÍCH
cf. Harzat
Ahmad, The
philosophy of the Teachings of Islam, 1959, p. 19.
[2]
Xem Papus, ABC illustré de l’Occultisme, tr. 196.
[3]
Cette trinité est assez proche de celle établie par le Valentinisme: les
hyliques sont enracinés dans la matière, les psychchiques doués de
libre-arbitre et les spirituels destinés à devenir anges, archanges etc…
(Serge Hutin, Les Gnostiques, Ed. P.U.F., p. 79). Il est évident
que les hyliques n’ont aucune idée de ce que sont les psychiques qui à
leur tour, ne peuvent concevoir les spirituels qu’en se métamorphosant
en eux. Au contraire les spirituels voient clairement tout le système:
il n’y a pas de connaissance ascendante possible, mais il y a un regard
descendant. (Critique 173, Octobre, 1961. La Mystique
byzantine, p.869. – Dictionnaire des Religions par E.
Royston, Pike, p. 134).
[4]
Cơ đốc Phục lâm là một giáo phái thành lập năm 1862.
L’esprit (Ruah en hébreu,
pneuma en grec, mot qui se rencontre 827 dans la Bible) c’est le souffle
de vie qui est communiqué par Dieu… L’âme (Néphesch en hébreu, psuché en
grec, mot mentionné 873 fois dans la Bible), désigne avant tout la vie
individualisée, la vie passagère… (Charles Gerber, Le chemin
du salut, chapitre: L’homme est-il immortel?).
[5]
En poursuivant l’examen des écritures, on s’aperçoit que dans la version
de Louis Segond et le mot «âme» est employé pour traduire le mot hébreu
Néphesh et le mot grec Psyché. Le mot néphesh se rencontre 745 fois dans
les écritures hébraiques, tandis que le mot psyché apparait 102 dans les
Écritures grecques … (Que Dieu soit reconnu pour vrai, p. 74).
[6]
Il n’existe pas un seul texte biblique disant que l’âme humaine est
immortelle. (Ib. 74).
– Cf. Ezécgiel 18,4: L’âme
qui pèche, c’est celle qui mourra.
– Cf. Isaie 53, 10-12: C’est
pourquoi je lui assignerai une part avec les grands … parce qu’il aura
livré son âme à la mort.
(La Sainte Bible par
J. N.
Darby).
Vulgate dịch: Pro eo quod
tradidit in mortem animam suam.
– Cf. L’Ecclésiastique 17,
30: Puisque le fils de l’homme n’est pas immortel.
[7]
Magnificat anima mea Dominum, et exaltavit spiritus meus in Deo salutari
meo. (Linh hồn tôi ngự Chúa chí tôn, Thần trí tôi mừng đấng cứu chuộc).
[8]
I, Thessaloniciens, V, 23.
[9]
L’homme psychique n’accuielle pas ce qui est de l’Esprit de Dieu c’est
folie pour lui et il ne peut le connaître, car c’est par l’Esprit qu’on
en juge. L’homme spirituel au contraire juge de tout et relève lui-même
du jugement de personne. (I Corinthiens, 2, 14, 15).
[10]
– Hébreux, IV, 12.
– Trong phúc âm Matthieu,
chúa mắng thánh Phêrô vì không có tư tưởng của Thiên chúa mà có tư tưởng
của nhân loại (Mat. 16, 23).
– Cũng trong Phúc âm
Matthieu đoạn 22 câu 37 Chúa phán: «Hãy mến Đức Chúa Trời, chúa ngươi,
hết tâm, hết hồn, hết thần ngươi.»
(Tu aimeras le Seigneur ton
Dieu de tout ton coeur, de toute ton âme, et de tout ton esprit).
– Trong thánh thư của thánh
Jude, cũng thấy viết: «Cuối cùng sẽ có những kẻ ngạo nghễ, đi theo con
đường tà dục bất lương. Chính họ, những kẻ phàm nhân ấy, là những người
gây rối: họ không có thần.» (A la fin du temps, il y aura des moqueurs,
marchant selon leurs convoitises impies. Ce sont eux qui créent des
divisions, ces être psychiques qui n’ont pas d’esprit).
[11]
Paur Paul comme pour la tradition biblique, la pyschê (hébreux: néphesh,
(cf. Gn. 2, 7) est le principe vital qui anime le corps humain,
I Cor. 15, 45. Elle
est sa «vie» (Romains 16, 4; Ph. 2, 30; I Thess. 2, 9; cf. Mt. 2, 20;
Mc. 3, 4; Lus. 12, 20; Jn. 10, 11; Ac. 20, 10 etc … son âme vivante, 2
Co. I, 23 et peut servir à désigner tout homme, Rm. 2, 9; 13, I; 2 Co.
12, 15, Ac. 2, 41-43 etc … Mais elle reste un principe naturel, I co. 2,
14, cf. Jude 19, qui doit s’effacer devant le pneuma pour que l’homme
retrouve la vie divine. (Bible de Jérusalem, p. 1525 note a).
[12]
Averoès (1126-1198), nom latinisé d’Ibn Rochd, philosophe arabe
d’Espagne, penseur musulman don’t les Commentaires sur Aristote étaient
tellement estimés par les Scolastiques qu’ils le désignaient comme le
«Commentateur» par excellence. Il naquit à Cordoue, à l’époque où
celle-ci étaient une cité maure, et occupa un poste important au Maroc,
à la cour du Khalife.
Il pensait que l’âme humaine
est étroitement associée avec le cerveau, et meurt avec cet organe, mais
qu’il existe en l’homme une Raison, principe doté d’immortalité: en
cultivant ce principe, on peut s’unir à la «Raison active» à l’Intellect
agent «universel et éternel …»
Il exista, au Moyen-Âge et à
l’époque postérieure, un courant averroiste, celui des théologiens qui à
l’exemple de Siger de Brabant, adoptèrent la théorie aristotélicienne,
exposée par Avérroès de «l’Intellect agent» (d’où la négation de
l’immortalité de l’âme individuelle) (E. Royston Pike, Dictionnaire
des Religions, p. 34).
[13]
Pour l’évêque d’Hippone, l’âme comprend sept degrés. Les deux premiers
sont communs aux végétaux et aux êtres animés; le troisième degré au
contraire est propre à l’homme: il lui permet de jouir de la culture
humaine. Avant de parvenir au septième degré qui est celui de la
contemplation de la vérité et donc de la sainteté, l’âme doit avoir
accompli tout un voyage à travers la création. Il faut être devenu
entièrement homme par esprit, avant d’espérer connaître la paix et la
joie célestes (Critique, Octobre, 1961, no 173, Mystique byzantine,
p. 863).
[14]
L’École d’Alexandrie (Origène, Grégoire de
Nysse) appliqua une
méthode allégorique. Selon ses derniers, le contenu des écritures est
triple. Il se partage en contenu charnel, donné par la lettre du texte,
le contenu moral donné par le sens psychologique; le contenu spirituel
donné par le sens mystique. (Ib. 869).
[15]
The result, as Dante, a leading scholar puts it, is a «humanism» that
can accept the Cosmos as a whole, and yet see in Man the horizon between
God and Nature, a being utterly one and yet linked by his sense to the
world of matter, by his mind to the world of thoughts and by his spirit
to the world of Mystery. (The cultural appoach
to history, p.210).
[16]
Il est inutile de lever les yeux vers le ciel pour trouver Dieu. Il est
en nous, comme le «maître intérieur» (Antaryâmin) ou le «soi intérieur»
(Antarâtma) (Arthur Avalon, La puissance du serpent,
p. 56).
[17]
Aucun Yogi ne cherche «le Ciel» mais l’union avec ce qui est la Source
de tous les mondes (Arthur Avalon, La Puissance du serpent, p.18).
[18]
Le mot Yoga vient du sancrit Yog qui signifie «union», «contact»… Il est
lié à cet enseignement don’t le but … est de réaliser l’union de l’être
humain avec le divin qui réside en lui (Louis Chochod, Occultisme
et Magie en Extrême Orient, p.187).
[19]
Cf. L’Écclésiastique, 17, 30.
[20]
Jean Prologue, 12. - Galates 4, 6-7. - Galates 3, 26.
[21]
I, Cor. 2, 14. - I, Cor. 15, 14. - I, Cor. 15, 45-49.
[22]
I, Cor. 2, 15. - I, Cor. 15, 44. - I, Cor. 15, 45-49. - Thần nhân cũng
còn được gọi là con người mới (Éphésiens, 4, 24).
[23]
Ecclésiatique, 17, 30. - I, Cor. 15, 53.
[24]
I, Cor. 15, 53.
[25]
«C’est dans l’adoration que l’homme manifeste son aptitude à se dépasser
et à s’accomplir; en s’ouvrant au mystère de Dieu, il prend sa véritable
nature.» (Jean
Daniélou).
(J. La
loup
et J. Nélis, Culture
et Civilisation, p.88)
[26]
Thiên địa dữ ngã tịnh sinh, nhi vạn vật dữ ngã vi nhất. 天 地 與 我 並 生 , 而
萬 物 與 我 為 一 (Nam Hoa kinh, Tề vật luận, E)
[27]
Nhân Thiên bản tự vô sai biệt 人 天 本 自 無 差 別 (Đại đỗng
chân kinh, tr. 5, quyển Thượng)
[28]
Thiên tính nhân dã, nhân tâm cơ dã; lập Thiên chi đạo dĩ định nhân dã 天
性 人 也, 人 心 機 也; 立 天 之 道 以 定 人 也 (Âm Phù kinh)
[29]
Thị vị phối thiên cổ chi cực 是 謂 配 天 古 之 極. Lão tử Đạo đức kinh, chương
68.
[30]
Thánh nhân thành nhất chi ư Thiên. Thiên tức thánh nhân, thánh nhân tức
Thiên. 聖 人 成 一 之 於 天. 天 即 聖 人, 聖 人 即 天. (Trình Thị kinh thuyết, VIII,
tr. 5b).
[31]
Alors que la philosophie grecque attendait une survie immortelle de
l’âme supérieur (nous), enfin affrancchie du corps, le Christianisme ne
conçoit l’immortalité que dans la résurrection intégrale de l’homme,
c’est-à-dire la résurrection du corps par l’Esprit, principe divin que
Dieu a retiré de l’homme à la suite du péché Gn, 6, 3 et qu’il lui rend
par l’union au Christ ressussité Rm 14; 8, 11, homme céleste et Esprit
vivifiant I Co. 15, 45-49. De «psychique» le corps devient alors
«pneumatique», incorruptible, immortel, I Co. 15, 53, glorieux, I Co.
15, 43; cf. Rm. 8, 18; 2 Co. 4, 17; Ph. 3, 21; Col. 3, 4. Affranchi des
lois de la matière terrestre, Jn. 20, 19, 26, et de ses apparences, Lc.
24, 16.
(Bible de Jérusalem,
p. 1525 note a).
[32]
Jean Laloup et J. Nélis, Culture et Civilisation,
p. 140.
[33]
II Pierre, I, 4.
I Cor. 7, 20.
[35]
I. Cor.
3, 16.
»
mục lục
| tựa |
chương 1
2
3 4
5
6 7
8
9 10 |
sách tham khảo
|