HƯỚNG TINH THẦN
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ
»
mục lục
| tựa |
chương 1
2
3
4
5
6
7 8
9
10 |
sách tham khảo
chương
5
NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC BIỆT
GIỮA ĐÔNG VÀ TÂY VỀ TÔN GIÁO
Đi tìm những quan niệm
dị biệt giữa Đông và tây về tôn giáo cũng là một vấn đề quan hệ
trong công cuộc tìm hiểu về đạo giáo. So sánh những tư tưởng đối
chọi nhau sẽ làm chúng nổi bật hơn lên.
Tưởng cũng nên nhắc lại, các
đạo bên Đông đại loại có:
– Ấn giáo
– Phật giáo
– Kỳ na giáo (Jainisme)
– Lão giáo
– Thần đạo (Shintoisme),
v.v.
Các đạo bên Tây có:
– Do Thái giáo
– Thiên Chúa giáo
– Hồi giáo
– Bái hỏa giáo (Parsisme ou
Zoroastrisme), v.v.
Glasenapp cho rằng rặng núi Hindou Kouch
đã phân ranh giới cho các đạo bên Đông và các đạo bên Tây.
So sánh các đạo bên Đông và
các đạo bên Tây, ta thấy ít nhiều khác biệt, đại loại như sau:
1. Trước
tiên các đạo giáo Á đông nhìn thấy lẽ biến hằng chi phối hoàn võ và con
người.
Trong hoàn võ, một bản thể
duy nhất phát sinh ra muôn ngàn hiện tượng, phát sinh ra vạn hữu.
Bản thể duy nhất ấy là:
– Brahman (Ấn giáo)
– Chân Như (Phật)
– Đạo (Lão)
– Vô cực, Thái cực (Nho)
Trong con người, Bản Thể duy
nhất ấy phát sinh ra mọi tâm tư, hành động. Đó chính là căn để tâm hồn,
là Bản thể con người.
Cho nên các hiền triết Á đông đều tiến rất
sâu vào đáy thẳm lòng sâu tâm hồn, để cố tìm cho ra căn để tâm hồn bất
biến hằng cửu, tìm cho ra Chân tâm con người,
mà các Ngài gọi là Tuyệt đối thể siêu việt trên mọi hình thức, sắc
tướng, vừa tế vi vừa huyền diệu, vừa bao quát vũ trụ.
Ý thức, tiềm thức và những
hiện tượng tâm lý học Tây phương góp lại dưới danh từ «tâm hồn» mới chỉ
là những hiện tượng phù phiếm, những hình thức phiếm diện của Tâm, chứ
chưa phải là toàn thể của Tâm.
Như vậy các đạo giáo Á châu
có khuynh hướng hướng nội nhiều hơn.
– Các đạo giáo Âu châu thời
cho rằng Thiên Chúa đấng duy nhất, bất tử toàn năng, toàn thiện đã tạo
dựng nên vũ trụ này bởi hư không, để làm vinh danh Ngài.
Tạo vật chỉ là loại thụ tạo,
có những bản thể riêng biệt, và chỉ tồn tại do sự gìn giữ của Thiên
Chúa.
Thiên Chúa tách biệt khỏi vũ
trụ, về bản thể; và chỉ liên lạc với vũ trụ bằng quyền năng.
Như vậy, không thể nào tìm
được Thượng Đế nơi lòng mình, mà phải đưa lòng lên, hướng về trời để mà
thờ phượng ngài, phải đi đến những thánh đường, những nơi thờ phụng,
phải tìm đến các phép bí tích để tìm Ngài.
Vì thế, các đạo giáo Âu châu đều có khuynh
hướng hướng ngoại nhiều hơn.
2. Các thánh hiền Đông Á ít khi muốn nhân cách hóa
Tuyệt đối thể, ít khi muốn đặt tên cho Tuyệt đối thể. những danh từ Chân
Như hay Đạo, v.v. chẳng qua là những danh từ miễn cưỡng, bất đắc dĩ.
Lý do là vì Tuyệt đối thể
bất khả tư nghị, vô thanh, vô xú, nên hình dung cách nào cũng bất xứng,
mà càng hình dung, càng nhân cách hóa Tuyệt đối thể, thì lại càng phàm
tục hóa Tuyệt đối thể, càng hạ thấp giá trị của Tuyệt đối thể.
Các học giả Âu châu nhiều khi không hiểu
nổi thâm ý của các hiền triết Á đông, nên kết luận rằng Á đông vô thần,
vô đạo, mà thực ra Á đông đạo hạnh hơn đâu hết.
Ngoài ra các đạo giáo Âu
châu đều chủ trương Thượng đế hữu ngã, ngự trên tòa trời cao, hoặc duy
nhất vô đối (Do Thái, Hồi giáo) hoặc có ba Ngôi (Công giáo).
3. Các đạo giáo Á châu cho rằng Thượng đế hay
Tuyệt đối thể vừa lồng trong thân tâm vạn hữu (immanent) vừa siêu xuất
vạn hữu (transcendant).
Các đạo giáo Âu châu cho
rằng Thượng đế siêu xuất vạn hữu (transcendant).
4. Các đạo giáo Á châu cho rằng nếu Bản thể tuyệt
đối mà hằng cửu, thì những hiện tượng do bản thể ấy phát xuất ra cũng sẽ
biến hóa vô cùng tận hết lớp này tới lớp khác, hết chu kỳ này tới chu kỳ
khác.
Do đó vũ trụ này không phải là vũ trụ duy
nhất trên triền thời gian.
Các đạo giáo Âu châu quan
niệm vũ trụ này chỉ được tạo nên trong một thời gian ngắn hạn, rồi ra sẽ
có tận thế.
5. Các đạo giáo Á Châu vì theo quan niệm tam tài
nên chủ trương rằng Trời chẳng xa người, và luật trời đã ghi tạc ngay
trong thâm tâm con người.
Các đạo giáo Âu Châu, vì
theo quan niệm nhị nguyên, nên chủ trương rằng Trời người hết sức cách
biệt nhau, và luật Trời đã được ghi tạc vào bia đá Moise, hay đã được
truyền cho nhân loại qua trung gian các vị tiên tri.
6. Các đạo giáo Á Châu chủ trương nước Trời chẳng
ở đâu xa, mà đã ở ngay trong lòng con người.
Các đạo giáo Âu Châu cho
rằng nước Trời chính là ở nơi Giáo hội.
7. Các đạo giáo Á
Châu cho rằng chân lý thời nội tại.
Nó đã được ghi tạc, ký thác ngay vào trong tâm khảm con người, vì
chân lý chính là Bản thể tuyệt đối.
Các đạo giáo Âu Châu cho
rằng chân lý đã được mặc khải cho con người bởi Thiên Chúa qua trung
gian các tiên tri và đấng Cứu thế, và đã được ký thác trong các thánh
kinh và nơi giáo hội.
8. Các đạo giáo Á Châu muốn đi tìm những tiêu
chuẩn hằng cửu của vũ trụ, và những yếu tố phổ quát đại đồng trong nhân
loại để làm cơ sở cho đạo giáo mình.
Các đạo giáo Âu Châu muốn đi
tìm những dữ kiện lịch sử để làm cơ sở cho đạo giáo mình.
9. Các đạo giáo Á Châu cho rằng con người vì chạy
theo hình thức bên ngoài, chạy theo nhân dục, chạy theo hình hài, ngoại
cảnh, con người vì u mê nên mới đọa lạc.
Các đạo giáo Âu Châu cho
rằng con người đọa lạc là vì tổ tông đã phạm giới răn Thiên Chúa mà ăn
trái cấm.
10. Các đạo giáo Á Châu cho rằng con người biết
hồi tâm, phản tỉnh tức là quay về với đạo với Trời, tức là hồi hướng
(conversion).
Các đạo giáo Âu Châu cho
rằng hồi hướng tức là bỏ tôn giáo mình đang theo mà trở về theo đạo công
giáo, Thiên chúa giáo, hay Hồi giáo.
11. Các đạo giáo Á Châu cho rằng con người giác
ngộ được bản tâm bản tính mình, sẽ được giải thoát, và như vậy muốn giải
thoát cần nhất phải biết tự lực, tự tín.
Các đạo giáo Âu Châu cho
rằng con người không thể tự giải thoát được và muốn cứu rỗi cần phải nhờ
ơn Thiên Chúa, nhờ công nghiệp đấng Cứu thế. Như vậy muốn được cứu rỗi,
cần phải trông vào tha lực nhiều hơn.
12. Các đạo giáo Á Châu cho rằng con người nhờ sự
giác ngộ, nhờ công phu tu luyện, có thể phối hợp nhất như với Tuyệt đối,
có thể trở thành Tuyệt đối.
Các đạo giáo Âu Châu cho rằng con người
chỉ có thể lên thiên đường hưởng thiên nhan Thiên Chúa.
13. Các đạo giáo Á Châu cho rằng rũ bỏ được nhân
dục, hoàn toàn sống theo thiên lý, phối hợp được với Thượng đế, hay nói
cách khác, rũ bỏ được tiểu ngã, trở về được với Đại Ngã, nên một với Đại
Ngã, đó là tuyệt đỉnh công phu tu
trì.
Các đạo giáo Âu Châu cho rằng bao giờ con
người cũng vẫn giữ được cá tính của mình, bao giờ Chúa cũng vẫn là Chúa,
mình cũng vẫn là mình. Nói rằng trở nên một với Thượng đế tức là tái
phạm tội kiêu ngạo của Adam.
14. Các đạo giáo Á Đông thường không phẫn nộ đối
với những người không theo quan điểm của mình.
Trái lại các đạo giáo Âu
Châu thường coi những kẻ không theo quan điểm đạo giáo mình là thù địch
với mình.
Đối với Á Châu, các đạo đều
là những con đường đưa tới một mục đích duy nhất, và suy cho cùng, các
đạo giáo Á Châu đều muốn tìm cho thấy căn cơ rốt ráo của tâm hồn, nên
cho rằng cố chấp, bất tương dung là vô lý và tai hại.
Đối với Âu Châu, thì một khi mình đã nắm
giữ được «chân lý» mình cần phải đả phá tà giáo, tà thuyết, cần phải
chinh phục mọi người để họ trở về với đạo mình, nhiều khi còn phải giết
xác tha nhân để cứu hồn họ. Vì thế cho nên trong dĩ vãng đã xảy ra nhiều
vụ đàn áp, bức bách, nhiều trận chiến tranh tàn khốc nhân danh đạo giáo.
15. Chân lý đạo giáo đối với Á Châu phải do các
bậc thượng trí, thượng nhân tìm kiếm ra.
Âu Châu thì các giáo lý tín
điều phần lớn do các công đồng qui định, tức là do các vị đang cầm quyền
lãnh đạo tôn giáo qui định.
16. Trong công cuộc tu luyện để giải thoát con
người, các hiền triết Á Đông phân tách hai thời kỳ; thời kỳ chưa giác
ngộ, và thời kỳ đã giác ngộ.
Khi còn u mê chưa biết gì về Đạo, về Trời,
thì tầm sư tầm sách mà học Đạo, nhưng khi đã giác ngộ, đã đắc đạo thì
chính mình phải là đuốc sáng soi đường cho mình; chính mình phải giải
thoát mình mà không còn lệ thuộc vào các qui ước, các luật lệ bên ngoài.
Sự giác ngộ phải đem lại cho con người sự tự do, khinh khoát, thung
dung, tự tại.
Người Âu Châu thì ngược lại
không chấp nhận con người có thể tự giải thoát được mình, có thể từ bỏ
được những qui ước, những luật lệ, những giáo điều.
17. Đối với các hiền triết Á Đông thì các vị Phật
Thánh ra đời không phải là để cho người thờ phụng, mà chính là để chỉ
đường, dẫn lối cho người sau được trở thành Phật, Thánh.
Cho nên thái độ chân chính của một vị chân
tu, của một hiền triết Á Đông là ra công tu luyện, để cho mình trở nên
giống các vị tiên hiền, tiên thánh, chứ không mất thì giờ tán tụng hay
cầu đảo chư vị. Đó chính là thái độ của các vị thiền sư đối với Phật,
thái độ của các bậc đại nho đối với Nghiêu Thuấn, các vị chân đạo sĩ đối
với Lão Tử.
Đối với Âu Châu, tôn giáo
bao giờ cũng gắn liền với sự thờ phụng.
18. Các hiền triết Á Đông không câu nệ từ ngữ, mà
chỉ coi từ ngữ là phương tiện để tiến tới tinh hoa ý tứ, cho nên đã hiểu
ý, thì phải quên lời.
Âu Châu ngược lại hết sức trọng lời, không
dám vì ý mà bỏ lời.
Hiểu được thái độ của Á, Âu,
biết được những quan niệm khác nhau của các tôn giáo Á Âu sẽ giúp ta đi
vào các đạo giáo Á Âu dễ dàng hơn, và đồng thời cũng hiểu tâm lý Á Âu dễ
dàng hơn, vì dẫu sao tôn giáo cũng là tấm gương soi diện mạo của nhân
gian tùy thời, tùy nơi và tùy người.
BẢNG TOÁT LƯỢC NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT GIỮA CÁC ĐẠO
GIÁO ĐÔNG TÂY
|
Á CHÂU |
ÂU CHÂU |
Quan niệm về các
tầng lớp trong con người |
Thần, hồn, xác |
Hồn xác |
Quan niệm về vũ trụ |
Nhất thể vạn thù |
Đa thể |
Quan niệm về Trời,
về tuyệt đối thể |
Tuyệt đối thể bất khả tư nghị, nhưng lồng ngay trong thâm tâm
vạn hữu, tuy vẫn diêu xuất vạn hữu. |
Tuyệt đối thể siêu xuất vạn hữu, ở
ngoài vạn hữu. |
Quan niệm về định
mệnh con người. |
Con người nhờ sự giác ngộ, nhờ
công phu tu luyện, có thể phối hợp nhất như với Tuyệt đối thể có
thể trở thành tuyệt đối. |
Con người chỉ có thể được lên
thiên đàng hưởng thiên nhan Thiên Chúa. |
Quan niệm về sự đọa
lạc |
Con người chạy theo hình thức sắc
tướng, chạy theo hình hài và ngoại cảnh đọa lạc. |
Con người bị đọa lạc vì tổ tông đã
phạm giới răn Thiên Chúa, ăn trái cấm. |
Quan niệm về Chân
lý |
Chân lý nội tại ở ngay trong tâm
khảm con người, vì chân lý chính là Bản thể tuyệt đối. |
Chân lý đã được mặc khải cho con
người bởi Thiên Chúa do các tiên tri và đấng Cứu thế, và giáo
hội. |
Quan niệm về sự hồi
hướng (conversion) |
Hồi tâm phản tỉnh ấy là hồi hướng. |
Trở lại đạo Thiên Chúa ấy là hồi
hướng. |
Quan niệm về giải
thoát |
Con người nhờ sự giác ngộ được bản
tâm, bản thể sẽ được giải thoát. |
Con người không thể giải thoát
được mình, mà phải nhờ công nghiệp đấng Cứu thế. |
|
(Bị chú: Những tài liệu
trong bài này phần lớn đã được rút ra từ tập Tinh hoa triết học và đạo
giáo Đông phương của tác giả).
CHÚ THÍCH
L’Hindou-Kouch peut
être considéré, du point de vue de la spiritualité, comme la grande
ligne de partage des eaux dans l’histoire des religions de l’humanité
(H. de Glasenapp, Les Cinq grandes religions du monde, p.18).
[2]
Le détachement constitue une fin en soi, car sans lui ne peut être perçu
le Centre immobile de l’âme. (R. C. Zaehner, Religions mystiques et
Révélations prophétiques, tr. 75).
[3]
Hướng nội: Introversion ou Déo-version (R. H. Thouless). Hướng ngoại:
Extroversion ou activité altruiste (Cf. Pinard de la Boullaye,
l’Étude comparée des Religions, II. p.370, note I).
[4]
Pour les Hébreux c’est Dieu qui est l’Être éternel, et l’homme n’est pas
appelé à partager Sa vie. Pour les bouddhistes, il existe un mode
éternel d’existence qui peut être expérimenté par tous ceux qui sont
suffisament «illuminés» pour le découvrir. Ainsi, il n’y a pas du tout
de Dieu dans l’acception chrétienne de ce terme, mais il y a l’éternité
qui est à la portée de l’homme: l’homme lui-même est éternel. (R. C.
Zaehner, Religions mystiques et révélations prophétiques, tr.
70).
[5]
Aussi chaque secte et école philosophique de l’Hindouisme
enseigne-t-elle qu’il y a deux mondes, et non pas un seul – deux mondes
qui ne sont jamais entièrement compatibles. Il existe le monde de
l’esprit éternel d’une part, et le monde du changement incessant, de
l’autre. Deux eternités s’affrontent – ici, le «maintenant» éternel si
cher aux mystiques, là l’éternité du temps qui n’a jamais commencé et ne
finira jamais … (Ib., p.76).
[6]
Union mystique avec Dieu.
… Les Upanishads sont
essentiellement philosophiques et métaphysiques, et s’efforcent de
découvrir le fondement éternel de l’univers changeant; le Yoga est une
technique pratique qui prétend transformer la conscience de telle sorte
que le Yogi puisse éprouver un état de l’être qui transcende l’espace et
le temps. Les auteurs des Unpanishads ont fréquemment interprété cet
état comme signifiant que l’âme, ainsi libérée des entraves de l’espace
et du temps, doit elle-même être le fondement de tout être contingent …
(R. C. Zaehner, Religions mystiques et Révélations prophétiques,
p. 97).
… Dans les Upanishads, nous
trouvons une investigation quasi rationnelle de la nature des choses, un
effort tenté pour découvrir le fondement éternel de l’univers. En même
temps, dans le Yoga, il s’agit de la quête, par l’homme, de l’essence
éternelle de sa propre âme que le yogi dans son extaste, affirme-t-on,
peut percevoir et perçoit en fait. C’est semble-t-il, la combinaison
d’une enquête rationnelle, et respectueuse d’une part, et des
expériences du Yoga d’autre part, qui ont amené à cette conclusion
finale – à laquelle aboutit indubitablement la plus grande partie des
textes upanishadiques – à savoir que l’élément éternel dans l’âme
humaine à son niveau le plus profond est identique au fondement et à
l’origine de l’univers. Dieu est homme; et l’homme est Dieu, et entre
eux deux, tels qu’ils sont dans leur essence, une fois dépouillés de
tout ce qui est accidentel, il n’existe aucune différence. (Ib., p. 99)
… Il n’importe guère que
vous considériez l’éternel comme Dieu ou divinité, personnel ou
impersonnel, pourvu ou dénué de qualités. Quoi qu’il soit ou que ce
soit, il vous faut le découvrir en vous-même. Quand vous l’aurez trouvé,
vous saurez que c’est là la vie éternelle qui est votre ultime félicité.
(Ib., p. 73).
[7]
Vision béatifique de Dieu.
[8]
Le mystique se perçoit lui-même comme immergé dans l’éternel, rendu «un
avec lui» … (Religions mystiques et Révélations
prophétiques, p. 81).
[9]
Le mystique, dit le Dr Kraemer, qui, triomphalement, se rend compte de
son unité essentielle avec Dieu, ou l’Ordre du Monde, ou le Divin, qui
se considère, avec une parfaite sérénité, comme le maître suprême de
l’univers et de sa propre destinée et qui, grâce à de merveilleux
exploits de contrôle moral de lui-même, se présente comme un éblouissant
exemple de splendide humanité (cf. Les grands yogis du Tibet) néanmoins,
du point de vue de la révélation biblique, commet de cette façon sublime
le péché originel de la création – «être comme Dieu». En d’autres
termes, il réitère la Chute. Dans l’Inde, par exemple, la part de
réalité et de vérité divines qui a réussi, grâce à l’initiative de Dieu
qui se rélève, à parvenir jusqu’à l’homme, est tout entière … viciée de
façon inéluctable par cette tendance moniste qui est considérée comme
une raison de fierté, et non pas comme la pierre d’achoppement qu’elle
constitue en réalité pour l’Inde.
(Cf. Hendrik Kraemer,
Religions and the Christian Faith,
Londres, 1956, p. 335 – Cf. R. C. Zaehner, Religions mystiques
et Révélations prophétiques, p. 65).
[10]
Les religions l’origine sémitique vont toujours proclamant la Vérité –
une et indivisible. Pour l’hindou, la vérité a plusieurs aspects et peut
être regardée sous différents angles. Les religions sémitiques sont des
idéologies: l’Hindouisme et le Bouddhisme sont des modes de vie. Le type
sémitique de la religion tend inévitablement à donner naissance au
fanatisme, à la persécution et à la guerre idéologique, pour la simple
raison que l’homme demeure imparfait et qu’une fois qu’il croit
connaître la vérité, il doit nécessairement souhaiter détruire l’erreur,
même par des moyens qui peuvent ne pas s’accorder avec «la vérité» qu’il
professe. L’Hindouisme et le Bouddhisme sont ici encore – à quelques
regrettables exceptions près – juste à l’opposé de cette attitude: étant
donné que toutes les religions sont des voies menant à un but unique, et
qu’elles cherchent toutes, en dernière analyse, à trouver le fondement
le plus intime de l’âme, l’intolérance est manifestement dépourvu de
sens aussi bien que mauvaise. Cf. R. C. Zaehner, Religions
mystiques et Révélations prophétiques, p. 73).
[11]
Mê thời sư độ, ngộ liễu tự độ. Độ danh tuy nhất, dụng xứ bất đồng. 迷 時 師
度. 悟 了 自 度. 度 名 雖 一, 用 處 不 同 (Pháp bảo đàn kinh, Tự tự phẩm đệ nhất)
[12]
Cf. Jacques Gernet, Entretiens du maître de
Dyana Chen Houei du Ho Tso, p.
29, note 7: «S’il est des êtres qui ont pénétré la nature du Buddha, ils
n’ont plus besoin de cultiver le chemin.»
«Les pratiques ne sont
nécessaires qu’aux gens de facultés obstruses. Ceux qui n’ont pas encore
pénétré la nature du Buddha sont comme des aveugles qui touchant chacun
une partie d’un éléphant, disent que l’éléphant ressemble à une pierre,
s’ils ont touché la tête; à une corde s’ils ont touché la queue…»
[13]
Cf. Matgioi, La voie rationnelle, p.9: «Des
docteurs d’un esprit rétréci veulent faire passer Lao-tseu pour un être
divin et extra-ordinaire et engager les générations futures à le suivre;
mais par cela même, ils les empêchent de croire qu’on puisse acquérir
par l’étude le secret de l’immortalité. En effet, si Laotseu est
simplement un sage qui avait acquis le Tao, les hommes doivent faire
tous leurs efforts pour imiter son exemple; mais si l’on dit que c’est
un être extraordinaire et doué d’une essence divine, il est impossible
de l’imiter (Parole de Kohong) (Cát Hồng).»
[14]
Chư Phật diệu lý, phi quan văn tự. 諸 佛 妙 理 非 關 文 字 (Lục tổ Huệ Năng,
Pháp bảo đàn kinh, Cơ duyên phẩm 7.
– Đắc ý tắc võng tượng 得 意 則
罔 象 (Cổ thư)
[15]
Bất dĩ văn hại từ, bất dĩ từ hại chí, dĩ ý nghịch chí, thị vị đắc chi. 不
以 文 害 辭, 不 以 辭 害 志,
以 意 逆 志,
是 謂 得 之.
Mạnh
Tử,
XI,4.2.
»
mục lục
| tựa |
chương 1
2
3 4
5
6 7
8
9 10 |
sách tham khảo
|