TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ TOÀN THƯ

» MỤC LỤC  |  NGUYÊN  |  HANH  |  LỢI  |  TRINH

HANH TẬP

1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16


NGỌC DỊCH LUYỆN HÌNH PHÁP TẮC

Người sơ học làm việc vất vả, bỗng nhiên vào được nơi Tĩnh Định Hư Không, tự nhiên cơ thể được nghỉ ngơi, cho nên tứ chi không vận động. Không vận động nên cốt tiết không dược thông sướng, đến điều mạch lạc bị úng tắc, khí huyét bị ngưng trệ. Vì thế cần phải đề cập đến phép Thông Quan, Lọc Uế.

Phép này sử dụng đến Hành Khí Chủ Tể, là khiếu Huyền Ưng,[1] khiếu này thông khí quản. Vì thế Huỳnh Đình Kinh nói: Huyền ưng khí quản thụ tinh phù
膺 氣 管 受 精 符 . Giây phút thì tinh dịch ra đầy miệng, như nước giếng. Nhẹ nhàng súc miệng vài lần, rồi từ từ dùng Chân Khí dẫn xuống Trùng Lâu (cổ họng), rồi tới Đán Trung (Giữa hai vú), Cưu vĩ, Trung Quản, Thần khuyết (rốn), đến huyệt Khí hải thời ngừng.

Rồi từ Khí Hải chia làm hai đường, đi xuống hai vế đùi. Rồi từ đầu gối xuống huyệt Túc Tam Lýù, xuống phía sau bắp chân, tới ngón chân cái. Rồi chuyển nhập vào huyệt Dũng Tuyền, theo gót chân trở lên đùi rồi tới huyệt Vĩ Lư, hợp làm một chỗ. Qua Thận đường, Giáp Tích, phân tống ra hai vai, hai cánh tay, đến lưng bàn tay. Rồi từ ngón tay giữa chuyển vào lòng bàn tay, và cùng một lượt triển hồi qua cùi tay, rồi từ bên trong cách tay dẫn lên đỉnh đầu. Rồi lần xuống Minh Đường, xuống cúa, lấy lưỡi mà đón, đến khiếu Huyền Ưng thì ngừng. Đó là đủ một vòng.

Dừng nơi đó một chút, rồi lại làm như cũ. Như vậy sẽ thông suốt kinh mạch, và các khiếu cũng sẽ thông. Tâm Ấn Kinh có nói: Thất khiếu[2] tương thông, khiếu khiếu quang minh 七 竅 相 通 竅 竅 光 明 (Thất khiếu tương thông, khiếu khiếu sáng láng).

Trong thân người có một khiếu Linh minh (Tâm, đan điền), trong trời đất, hay ngoài trời đất trước sau vẫn là một, luôn luôn sáng soi. Sáng soi không được là vì có hình hài. Nếu tu luyện mà Hình Thần câu diệu, thì sẽ trở lại Dữ Đạo hợp chân.

Hành Khí phải dùng mắt. Tại sao? Vì Thi Kiên Ngô nói:

Khí thị thiêm niên dược,           氣 是 添 年 藥

Tâm vi sử Khí Thần,                 心 為 使 氣 神

Nhược tri hành khí chủ,           若 知 行 氣 主

Tiện thị đắc tiên nhân.              便 是 得 仙 人

Khí là thuốc tăng thọ,

Tâm điều khiển Khí Thần.

Nếu ai biết Hành Khí,

Người đó chính Tiên Nhân.

Người xưa nói: Mục chi sở chí, tâm diệc chí yên, Tâm chi sở chí, khí diệc chí yên 目 之 所 至 心 亦 至
焉 心 之 所 至 氣  亦 至 焉 (Mắt đến đâu, thì Tâm đến đó. Tâm đến đâu thì Khí đến đó).

Luyện hình phải dùng tân dịch. Tại sao? Đạo gia gọi là: Đãng uế. Ngọc dịch là Tân; Ngọc trì là Khẩu.

Huỳnh Đình nội cảnh viết:

Khẩu vi Ngọc Trì, Thái Hoà quan,

 口 為 玉 池 太 和 官,

Thấu yết linh dịch, tai bất can,

 漱 咽 靈 液 災 不 干,

Thể sinh quang hoa, khí hương lan.

 體 生 光 華 氣 香 蘭 .

Kiếp diệt bách tà, ngọc dịch nhan,

 劫 滅 百 邪 玉 液 顏,

Thẩm năng tu chi đăng Quảng Hàn.

 審 能 修 之 登 廣 寒 .

Miệng là Ngọc trì, Thái hoà Quan,

Biết nuốt Linh dịch, bệnh tai an,

Thân thể quang hoa, hơi thơm phức,

Trừ diệt bách tà, diệt dung nhan,

Biết tu phép này, lên Quảng Hàn.

Bởi vì trong Dịch (nước bọt) có Khí; trong Khí có Dịch. Dịch Khí sinh ra lẫn nhau, càng ngày càng thịnh.

Cơ sở Tân Dịch là thuốc báu cho thân thể. Huống chi Tân Dịch, có thể Xuyên Quan, Thấu Tiết, không nơi nào mà không đến.

Xưa có bài ca:

Hoa trì thần thuỷ, tần thôn yết,

 華 池 神 水 頻 吞 咽,

Tử Phủ[3] Nguyên Quân[4] trực thượng bôn.

 紫 府 元 君 直 上 奔 .

Thường sử khí thông quan tiết thấu,

 常 使 氣 通 關 節 透,

Tự nhiên tinh mãn Cốc Thần[5] tồn.

 自 然 精 滿 谷 神 存 .

Nếu mà nước bọt thường hay nuốt,

Tử Phủ Nguyên Quân sẽ đi lên.

Sao cho cốt tiết được thông thấu,

Tự nhiên tinh mãn, Cốc Thần tồn.

Vả Huyền Quan nhất khiếu, là biển Tinh Dịch, là nguồn sinh hoá, tẩm rưới khắp thân, đều gốc ở đó.

Cho nên đức Thái Thượng nói:

Thiệt hạ Huyền Ưng sinh tử ngạn,

 舌 下 玄 膺 生 死 岸,

Tử nhược ngộ chi thăng thiên hán.

 子 若 悟 之 升 天 漢 .

Huyền Ưng dưới lưỡi, sinh tử ngạn,

Nếu hiểu biết ra, thăng Thiên Hán.

Pháp Hoa Kinh luận vân:

Bạch Ngọc xỉ biên lưu Xá Lợi (Tân Dịch).

 白 玉 齒 邊 流 舍 利,

Hồng Liên thiệt thượng phóng hào quang.

 紅 蓮 舌 上 放 毫 光 .

Hầu trung Cam Lộ quyên quyên nhuận,

 喉 中 甘 露 涓 涓 潤,

Tâm nội đề hồ (nước bọt) trích trích lương.

 心 內 醍 醐 滴 滴 涼 .

Bên răng Bạch Ngọc, lưu tân dịch,

Trên lưỡi, sen hồng phóng hào quang,

Trong hầu, Cam Lộ từng giọt nhỏ,

Tâm nội Đề Hồ trích trích lương.

Đó là Phép Tiểu Ngọc Dịch luyện hình.

Khổng khiếu trong người là cốt để thông Hư Không, làm cho Khí thông sướng, chu lưu trong thân thể. Nếu bị bế tắc, sẽ bị ứ đàm, bị úng huyết, làm cho kinh mạch trong người chẳng lưu thông, sinh ra bệnh tật. Nếu dùng phép này, ngày bốn năm lần, thì khí huyết sẽ lưu thông, bách mạch sẽ hoà sướng, và bệnh sẽ hết. Nó cùng với: phép Thoái tàng cứu hoä, là hai mặt trong ngoài, không tương phản lẫn nhau.

Hàm Dưỡng Bản Nguyên tuy là khử Tình Thức, nhưng thật ra là trừ Sinh Diệt Tâm. Tâm mà không sinh diệt, thì Thân cũng không sinh diệt, chắc là như vậy.

Muốn trừ Sinh Diệt Tâm, phải bắt đầu bằng Vô Niệm. Khi đã tập được Vô Niệm cho thuần thục, tức sẽ không còn Mộng.

Khi đã Tĩnh Định, đã Vô Niệm, thì sẽ đạt tới Vô Sinh. Vô Mộng là đại sự bây giờ, Vô Niệm là đại sự về sau. Vô Sinh sẽ Vô Tạo, Vô Mộng sẽ Bất Hoá. Bất Tạo, Bất Hoá, tức Bất Sinh, Bất Diệt.

Người học Đạo, không sợ không thành, mà sợ không chuyên cần. Nếu đã chuyên tinh, cần mẫn. Nếu lập chí không kiên, tin đạo không vững, sáng làm, chiều đổi. Mới thì chuyên cần mà cuối cùng lại chểnh mảng, mới đầu thì thích, nhưng lâu sau lại chán nản. Thế mà muốn thọ cùng trời đất, thì chẳng khó hay sao?

Sách Nội Quan viết: Biết Đạo thì dễ, tin Đạo thì khó. Tin Đạo dễ nhưng hành đạo khó.

Hành Đạo dễ, đắc Đạo khó. Đắc Đạo dễ, trì thủ được Đạo khó. Nếu không khó, thì Thần Tiên đầy chợ. Có gì là lạ đâu?

Bởi vì tu Đạo, y như nông phu diệt cỏ. Phải diệt tận gốc, thì Thiên Chân chủng tử trong ta tự nhiên phát sinh vậy. Huống chi một chữ Pháp Môn này, từ đầu đến cuối, thật dễ làm, thật dễ nghiệm. Dùng nó sơ sơ, có thể tăng tuổi, trừ bệnh, dùng nó đến nơi, đến chốn, sẽ Siêu Phàm, Nhập Thánh. Tuỳ ở chỗ người tu sĩ dụng công nhiều ít mà thôi.  

______________________________

[1] Khiếu Huyền Ưng ở dưới lưỡi, và ở giữa yết hầu, nó thông tân dịch.

[2] Nhãn, nhĩ, tị, khẩu là Thất Khiếu.

[3] Thượng Đan điền.

[4] Nguyên Thần.

[5] Nguyên Thần, Nguyên Tính.


1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16