TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ TOÀN THƯ
»
MỤC LỤC |
NGUYÊN |
HANH |
LỢI |
TRINH
HANH TẬP
1
2 3
4 5
6 7
8 9
10 11
12 13
14 15
16
HÀNH LẬP TỌA NGỌA TỨ
THIỀN ĐỒ
HÀNH THIỀN
ĐỒ
Hành diệc năng thiền, tọa
diệc thiền,
行
亦 能 禪 坐 亦 禪,
Thánh khả như tư, phàm bất
nhiên.
聖
可 如 斯 凡 不 然,
Hành cũng là Thiền, tọa cũng
Thiền.
Thánh nhân như vậy, phàm
chẳng vậy.
Bước đi của người hành
thiền, không nên vội vã. Vội vã sẽ Động Túc, Thương Thai, phải đi chậm.
Nếu đi chậm chạp, sẽ tâm bình, khí hòa, lúc đi, lúc lại, lúc đứng, lúc
đi, mắt nhìn xuống dưới, tâm tàng nơi vực.
Vương Trùng Dương nói:
Lưỡng cước nhiệm tòng hành
xứ khứ,
兩 腳 任 從 行 處 去,
Nhất Linh thường dữ khí
tương tùy.
一 靈 常 與 氣 相 隨,
Hữu thời tứ đại huân huân
túy,
有 時 四 大 醺 醺 醉,
Tá vấn Thanh Thiên Ngã thị
thùy?
借 問 青 天 我 是 誰 ?
Đi đâu, hai chân cứ việc
tiến,
Còn Thần với Khí sẽ tương
tùy,
Con người ngây ngất như say
rượu,
Dám hỏi Trời cao: Ta ấy ai?
Vạn pháp qui
Nhất, 萬 法 歸 一
Nhất qui hà
xứ? 一 歸 何 處
Hữu giả cá
tại, 有 者 個 在
Hựu nhẫm ma
khứ. 又 恁 麼 去
Vạn Pháp qui Nhất,
Nhất qui về đâu?
Có Đan Điền đây,
Há phải đi đâu?
Bạch Lạc Thiên (Bạch Cư Dị)
vân:
Tâm bất trạch thời
thích, 心 不 擇 時 適
Túc bất trạch địa
an. 足 不 擇 地 安
Cùng thông dữ viễn
cận, 窮 通 與 遠 近
Nhất quán vô lưỡng
đoan. 一 貫 無 兩 端
Tâm ý tùy thời đều an thích,
Hai chân, tùy xứ rất an
nhiên,
Chẳng ngại cùng thông hay
viễn cận,
Chỉ việc trừng tâm, trú đan
điền.
Bảo Chí Công nói:
Nhược năng phóng hạ không vô
vật,
若 能 放 下 空 無 物,
Tiện thị Như Lai tạng Lý
hành.
便 是 如 來 藏 裡 行.
Trần ai nếu biết không vật
nhiễm,
Thế là Đơn Đạo ắt đã thành.
Duy Ma Cật kinh thuyết: Cử
túc hạ túc, giai tòng đạo trường lai
舉 足 下 足 皆 從 道 場
來 (Bước xuống, bước
lên đều do kim đơn chỉ đạo).
Pháp Tạng Tập vân: Trú tâm,
dạ tâm thường du pháp uyển khứ
晝 心 夜 心 常 遊 法 苑
去 (Tâm địa ngày đêm,
chỉ lo Tu Thiền, nhập tĩnh).
TOẠ THIỀN ĐỒ
Tọa cửu vong sở
tri, 坐 久 忘 所 知
Hốt giác nguyệt tại
địa. 忽 覺 月 在 地
Lãnh lãnh thiên phong
lai, 冷 冷 天 風 來
Mạch nhiên liệt can
phế. 驀 然 列 肝 肺
Phủ thị nhất hoằng
thủy, 俯 視 一 泓 水
Trừng trạm vô vật
tế. 澄 湛 無 物 蔽
Trung hữu tiêm lân du,
中 有 纖 鱗 遊
Mặc mặc tự tương
khế. 默 默 自 相 契
Ngồi lâu, biết quên hết,
Bỗng thấy trăng trên đất.
Lành lạnh gió trời thổi,
Lạnh buốt thấu gan phổi,
Cúi xuống, nước mênh mang,
Trong vắt không vật che.
Trong có cá tung tăng,
Cùng ta tâm đầu khế.
Đế Nghiêu chi an
an, 帝 堯 之 安 安
Văn Vương chi ung
ung. 文 王 之 雝 雝
Khổng Tử chi thân
thân, 孔 子 之 申 申
Trang Châu chi chỉ
chỉ. 莊 周 之 止 止
Đế Nghiêu dạy ôn hoà,
Văn Vương chủ hòa hài.
Khổng Tử xưng thư sướng.
Trang Châu muốn tĩnh chỉ.
Vô sự thử tĩnh
tọa, 無 事 此 靜 坐
Nhất nhật như lưỡng
nhật, 一 日 如 兩 日
Nhược hoạt thất thập
niên, 若 活 七 十 年
Cánh thị bách tứ
thập. 更 視 百 四 十
Tĩnh tọa là vô sự,
Một ngày tưởng chừng hai,
Nếu sống bảy mươi tuổi,
Sẽ như trăm bốn mươi.
Tĩnh tọa thiểu tư, quả
dục, 靜 坐 少 思 寡 欲
Minh tâm dưỡng khí, tồn
Thần. 明 心 養 氣 存 神
Thử thị tu chân yếu
quyết, 此 是 修 真 要 訣
Học giả khả dĩ thư
thân. 學 者 可 以 書 紳
Tĩnh tọa: thiểu tư, quả dục,
Minh tâm, dưỡng khí, tồn
Thần.
Đó là Tu Chân yếu quyết,
Mong học giả sẽ ghi lòng.
Tọa thiền không cần phải
ngồi kiết già. Cứ ngồi như thường. Tuy ngồi như thường, nhưng giữ Khổng
Môn Tâm Pháp, là vẫn khác người thường vậy.
Khổng Môn Tâm Pháp là chỉ
cần giữ cho tâm thần ở vị trí chân chính nhất. Khiếu của tai mắt là cửa
ngõ thân ta, Tâm Linh phương thốn là nhà của ta. Lập Mạng chi khiếu là
buồng của ta.
Vì tâm con người là ở nơi
phương thốn, cũng như người ở trong nhà, cho nên thanh sắc có cửa mà vào
quấy động bên trong.
Còn bậc Chí Nhân thì tâm
tàng ư lập Mệnh chi khiếu, cũng như con người ở tận trong buồng. Cho nên
thanh sắc không biết nẻo vào, để mà dòm ngó trong đó.
Cho nên người khéo giữ Tâm,
sẽ ở trong mật thất nên tai mắt như không nghe thấy gì.
Bao giờ ra ngoài nhà để xử
sự thì tai mắt sẽ như là công cụ vậy. Nếu mà lúc ngồi không theo Khổng
môn Tâm Pháp thì sẽ gọi là “Toạ trì”, là “PhóngTâm”. Đàn Kinh nói: Không
khởi niệm là Tọa, Tự tính bất động gọi là Thiền.
LẬP THIỀN ĐỒ
Tùy thời, tùy xứ, thung
dung, tự tại, tiêu diêu nơi lành Vô Hà Hữu (Đem khí nạp Đan Điền).
Không quan tâm gì đến ngoại
cảnh, luôn sống trong Đại Tịch Diệt cảnh giới của Như Lai (Đem khí nạp
Đan Điền).
Nếu gặp lúc trời quang mây
tạnh, sẽ dùng phép Lập Thiền nạp khí, để tăng tuổi thọ. Phép đó là:
Cước cân trước địa, tị liêu
thiên,
腳 跟 著 地 鼻 遼 天,
Lưỡng thủ tương huyền, tại
huyệt biên.
兩 手 相 懸 在 穴 邊.
Nhất khí dẫn tòng thiên
thượng giáng,
一 氣 引 從 天 上 降,
Thôn thời mịch mịch, đáo Đan
Điền.
吞 時 汨 汨 到 丹 田.
Hai chân đứng vững, mũi
hướng Trời,
Hai tay buông thõng xuống
bên người.
Một Khí dẫn từ thinh không
tới,
Từ từ nuốt xuống thấu Đan
Điền.
Tâm vô sở
trụ, 心 無 所 住
Trạm nhiên Kiến
Tính. 湛 然 見 性
Thể dụng như
như, 體 用 如 如
Khuếch nhiên vô
thánh. 廓 然 無 聖
Tâm không vướng mắc,
Tự nhiên Kiến Tính.
Thần Khí tương giao,
Chẳng cầu trí huệ
Lập Thiền chủ yếu là mắt
phải trinh, Tâm phải trong, biết quản thúc tình tự và ý niệm, đình chỉ
ngôn ngữ, tư tưởng, hành động để dưỡng Thần.
Việc dĩ vãng chẳng nhớ đến,
việc tương lai chẳng tưởng trông, việc hiện tại không để ý. Muốn có Bảo
Thân Đạo Quyết, thì phải quả dục, an tĩnh, Liêm khiết. Muốn có Xuất Thế
Thiền Công phải biết thu thần, ngưng thần.
Xưa Quảng Thành Tử nói với
Hoàng Đế: Mắt không thấy gì, tai không nghe gì, tâm không nghĩ gì, dùng
Nguyên Thần bảo hộ hình thể, sẽ được trường sinh. Ý cũng như vậy, và
thật là thắm thiết vậy.
NGOẠ THIỀN ĐỒ
Giác ngộ thời, thiết bất khả
vọng tưởng, tắc Tâm tiện hư minh.
覺 悟 時 切 不 可 妄 想
則 心 便 虛 明.
Khi giác ngộ, thời không thể
vọng tưởng, như vậy Tâm sẽ hư minh.
Phấn nhiễu thời diệc chỉ như
thử, thường tắc sự tự thuận toại.
紛 擾 時 亦 只 如 此 常
則 事 自 順 遂.
Khi gặp rắc rối, thì cứ làm
việc như thường, chắc mọi sự sẽ thuận lợi.
Tảo thạch, phàn hương, tại ý
miên,
掃 石 樊 香 在 意 念,
Tỉnh lai thời, hữu khách đàm
huyền.
醒 來 時 有 客 談 玄.
Tùng phong, bất dụng bồ quì
phiến,
松 風 不 用 蒲 葵 扇,
Toạ đối thanh nhai, bách
trượng tuyền.
坐 對 青 崖 百 丈 泉.
Quét đá, đốt hương ngủ giấc
say,
Tỉnh thời khách lại, nói
chuyện huyền.
Gió tùng, không dụng Bồ Quì
Phiến,
Ngồi trông vách đá, suối cao
tuôn.
*
Cổ động u thâm tuyệt thế
nhân,
古 洞 幽 深 絕 世 人,
Thạch sàng, phong tế, bất
sinh trần.
石 床 風 細 不 生 塵.
Nhật trường nhất giác, Hi
Hoàng thụy,
日 長 一 覺 羲 皇 睡,
Hựu kiến phong đầu, thượng
nguyệt luân.
又 見 風 頭 上 月 輪.
Động vắng thâm u, chẳng tiếp
ai,
Gió vờn giường đá, bụi chẳng
lai.
Ngày dài, chợt tỉnh Hi Hoàng
giấc,
Lại thấy đầu non, bóng
nguyệt cài.
*
Khai tâm tông chi
Tính, 開 心 宗 之 性
Thị bất động chi
thể. 示 不 動 之 體
Ngộ mộng giác chi
chân, 悟 夢 覺 之 真
Nhập văn tư chi
tịch. 入 聞 思 之 寂
Khai Thiền tông bản tính,
Thấy bản thể an nhiên.
Hiểu hai bề Mộng Tỉnh,
Vào cảnh giới Không Huyền.
*
Nhân gian bạch nhật, tỉnh do
thụy,
人 間 白 日 醒 猶 睡,
Lão Tử sơn trung thụy khước
tỉnh.
老 子 山 中 睡 卻 醒.
Tỉnh thụy lưỡng phi, toại
lưỡng thị,
醒 睡 兩 非 遂 兩 是,
Khê vân mịch mịch, thủy Linh
Linh.
溪 雲 漠 漠 水 泠 泠.
Với người Mộng Tỉnh cũng một
vành,
Lão Tử trong rừng, ngủ vẫn
tỉnh.
Mộng Tỉnh không này, không
thế nọ,
Mờ mịt mây khe, nước long
lanh.
*
Nguyên Thần dạ dạ túc Đan
Điền,
元 神 夜 夜 宿 丹 田,
Vân mãn Huỳnh Đình, Nguyệt
mãn Thiên.
雲 滿 黃 庭 月 滿 天.
Lưỡng cá uyên ương phù lục
thủy,
兩 個 鴛 鴦 浮 綠 水,
Thủy tâm nhất đóa Tử Kim
Liên.
水 心 一 朵 紫 金 蓮.
Nguyên Thần đêm tới, trú Đan
Điền,
Huỳnh Đình mây tỏa, Nguyệt
đầy trời.
Uyên ương một cặp, trôi nước
biếc,
Trong lòng nước hiện Tử Kim
Liên.
Người xưa có nói: Tu Đạo dễ,
luyện Ma khó. Lời đó thật chí lý. Nhưng ma sắc dục, ma ăn uống thì dễ
trị, còn ma ngủ thì khó luyện, nên Thiền gia có phép Trường Toạ Bất
Ngọa.
Vì Chân Nguyên con người
thường tẩu thất ban đêm, nên nếu ngủ nghỉ không cẩn thận, thì Tinh xuất
phía dưới, Khí mất bên trên. Nguyên Thần không nơi nương tựa, cũng sẽ bỏ
thân mà ra. Tam bảo trì tán, con người làm sao trường tồn.
Bậc chí nhân lúc ngủ sẽ thu
thần về Đan Điền, hoà hợp với Khí. Thủy hỏa (Thần Khí) sẽ kiềm chế nhau,
nên Thần sẽ không ra ngoài, và Khí sẽ an định.
Nay nói theo người thường,
thì ban ngày thần gửi tại đôi mắt. Ban đêm khi đã ngủ say, thì Thần tàng
tại Thận. Sáng ra, mà Thần nơi mắt không được sảng khoái là tại sao?
Thưa vì ban đêm không an định, nên Thần đã không thanh sảng.
Nói theo Thiên Đạo, thì ban
ngày, mặt trời nương vào Trời; Đến đêm thì như lặn xuống biển. Sáng ra,
mà thiên khí không thanh sảng là tại làm sao? Thưa là vì ban đêm không
an định, nên hải Khí đã không thanh sảng.
Chính vì vậy mà Thôi Công
(Nhập Dược Kính) nói: Thuỷ hỏa giao, vĩnh bất lão
水 火 交 永 不 老
(Thần khí giao, mãi
không già).
Ngày nay, người ta buồn ngủ
thì ngủ, tự nhiên lại tỉnh dậy, thì cái gì làm chủ khiến người ta tỉnh
dậy?
Vả Thần, Hồn mà hợp thì
tỉnh; phách với thi thể mà hợp sẽ hôn mê. Hôn mê là gốc của sự chết.
Tỉnh giác là triệu chứng sống. Hồn thuộc Dương, nên thích Thanh Hư,
Phách thuộc Âm nên thích ruổi rong. Phách là Quỉ, Hồn là Thần.
Thần thì ngày tiếp vật, đêm
thì dệt mộng, một giấc Huỳnh Lương chưa chín, một giấc Nam Kha chưa
tỉnh, một đời phú quí, vinh nhục, trăm năm buồn vui, thích, sướng, chẳng
qua chỉ như một giấc mộng, khiến người trong mộng đi chẳng biết về. Đi
sai một bước, là sẽ đi vào con đường u ám vậy.
Do đó mà xem, con người
không thể tự mình sống, mà sống như là ở trong mộng. Con người không thể
tự mình chết, mà chết như là ở trong mộng. Đã không biết tại sao mình
mộng, thì cũng không biết tại sao mình chết. Đã không biết tại sao mình
tỉnh, thì cũng không biết tại sao mình sống. Trong mộng mà có tỉnh, thế
là Chân Giác, trong chết mà có sống, đó là trong chết vẫn có Trường
sinh. Thế là biết rằng Tỉnh là Sống, Mộng là Chết. Hiểu được hai điều đó
là có thể Nhập Đạo vậy.
Con người lúc tỉnh, tai há
chẳng nghe thấy sao? Mắt há chẳng nhìn thấy sao? Tay há chẳng cầm được
sao? chân hà chẳng đi được sao? Tâm há chẳng biết hỉ nộ sao?
Còn khi con người ngủ, thì
tai vẫn còn đó, sao không nghe được? Mắt vẫn còn đó, sao không thấy
được? Tay vẫn còn đó, sao không cầm được? Chân vẫn còn đó, sao không đi
được? Tim vẫn còn đó, sao không còn biết hỉ nộ?
Do đó suy ra, thì đây cũng
là một thứ chết, tuy vẫn còn hữu tri, hữu giác vậy.
Vả sống chết liên quan đến
ngày và đêm, đến Mộng và Tỉnh. Các bậc Chân Nhân lúc tỉnh không lo, lúc
ngủ không mộng. Ngủ mà không mộng, thì phải thành đạo rồi mới được như
vậy.
Sơ cơ chi sĩ, luyện tâm chưa
thuần, nên mê nhiều, tỉnh ít. Mắt vừa nhắm, thì nguyên thần đã lìa xác,
và Ma Ngủ đã nhập vào, làm cho hồn mộng phân phân, đâu cũng đến được.
Chẳng những thần xuất, khí lìa, mà đỉnh lô cũng còn bị nghiêng ngả.
Nếu muốn chống lại Ma Ngủ,
phài dùng phép Ngũ Long Bàn Thể. Khẩu quyết là:
Đông thủ nhi
tẩm,
東 首 而 寢
Trắc thân nhi
ngoạ.
側 身 而 臥
Như Long chi
bàn,
如 龍 之 蟠
Như khuyển chi
khúc.
如 犬 之 曲
Nhất thủ trực ma tề phúc,
一 手 直 摩
臍 腹
Nhất thủ khúc quăng chẩm
đầu.
一 手 曲 肱 枕 頭
Nhất chỉ cước
thân,
一 只 腳 伸
Nhất chỉ cước
súc.
一 只 腳 縮
Ngủ đầu hướng Đông,
Người phải nằm nghiêng.
Như rồng cuộn khúc,
Như chó thu hình.
Một tay xoa rốn bụng,
Một tay co gối đầu.
Một chân duỗi ra,
Một chân co lại (Xem hình
vẽ).
Tâm không ngủ trước, mắt
phải ngủ trước.
Phải: Trí hư cực, Thủ tĩnh
đốc 致 虛
極 守 靜 篤.
Thần Khí tự nhiên qui căn,
hô hấp tự nhiên sẽ hàm dục. Không điều tức mà tức tự điều, không phục
khí mà khí tự phục. Y như thế mà tu hành, thì thất tổ cũng được phúc.
Trần Hi Di đã lưu hình tại
núi Hoa Sơn, Tưởng Thanh Hà đã thoát xác nơi vương thất. Đó là cách chỉ
dẫn về phép ngoạ thiền. Nó khác với phương pháp đạo dẫn. Công phu mà
thành tựu, thì tự nhiên Thần thức ngủ sẽ quấn quít nhau, lúc tỉnh sẽ
biết giữ được tồn vong, sẽ thoát được điên đảo mộng tưởng. Như Tất Viên
Công đã nói: Cổ chi chân nhân, kỳ giác dã vô ưu, kỳ tẩm dã vô mộng
古 之 真 人,
其 覺 也 無 憂,
其 寢 也 無 夢 (Chân nhân
xưa, lúc tỉnh không lo, lúc ngủ không mộng) chính là vì vậy.
Nhưng tuy ngủ say, mà vẫn
tỉnh táo (sáng suốt). Đến khi tỉnh lại, sẽ từ từ trở mình, tâm địa lặng
không, lương tri tự tại, như cảnh giới Phật. Bạch Cư Dị (Bạch Lạc Thiên)
đã nói: Tiền hậu tế đoạn xứ, nhất niệm vị sinh thời
前 後 際 斷 處 一 念 未
生 時 (đó là chính lúc
một niệm chưa sinh). Trong lúc đó, mà giữ được cho lòng Đại Tĩnh, thì
công hiệu sẽ vô tả.
Xưa Doãn sư có một đôi liễn:
Giác ngụ thời, thiết bất khả
vọng tưởng, tắc tâm tiện hư minh
覺 寤 時 切 不 可 妄 想
則 心 便 虛 明 (Khi tỉnh
thức, không được cho tâm nghĩ nhảm, tâm sẽ hư minh).
Phân nhiễu trung, diệc chỉ
như xử thường, tắc sự tự thuận toại
紛
擾 中 亦 只 如 處 常 則 事 自 順 遂
(Lúc bị phiền, phải xử sự
như thường, mọi sự sẽ đâu ra đấy).
Lý Chân Nhân (Mãn Giang
Hồng) có bài từ:
Hảo thụy gia phong,
好 睡 家 風,
Biệt hữu cá thụy miên tam
mị,
別 有 個 睡 眠 三 寐.
Đãn thụy lý tâm thành,
但 睡 里 心 誠,
Thụy trung trừng ý,
睡 中 澄 意,
Thụy pháp ký năng tri chỉ
thú,
睡 法 既 能 知 旨 趣
Tiện vu thụy lý điều Thần
Khí,
便 于 睡 里 調 神 氣,
Giá thụy công tiêu tức,
這 睡 功 消 息,
Thụy an thiền, thiểu nhân
tri.
睡 安 禪 少 人 知.
Gia phong có dạy về cách
ngủ,
Ngủ nghỉ có khẩu quyết:
Ngủ sao cho tâm thành,
Ý sao cho trong sáng,
Ngủ nghỉ đã có chỉ thú,
Thì lúc ngủ phải biết điều
thần khí.
Công phu khi ngủ này,
Ngủ mà vẫn thiền định,
Điều đó ít người hay.
Địch Ma Thi có thơ:
Tọa trung hôn thụy chẩm cấm
đà,
坐 中 昏 睡 怎 禁 它,
Quỉ diện, thần đầu, kiến dã
ma.
鬼 面 神 頭 見 也 魔.
Hôn tán giai nhân do khí
trọc,
昏 散 皆 因 由 氣 濁,
Niệm duyên vị đoạn, thuộc âm
đa.
念 緣 未 斷 屬 陰 多.
Triều lai thủy diện xâm đề
ngạn,
潮 來 水 面 侵 堤 岸,
Phong định giang tâm tuyệt
lãng ba.
風 定 江 心 絕 浪 波.
Tính tịch, tình không, tâm
bất động,
性 寂 情 空 心 不 動,
Tọa vô hôn tán, thụy vô ma.
坐 無 昏 散 睡 無 魔.
Làm sao tĩnh tọa, không ngủ
mê,
Lúc mộng quỉ ma hay xuất
hiện,
Ngủ mê khí tán, do khí trọc,
Niệm không đoạn, tại âm khí
đa
Suy tư thủy triều sâm nhập
bờ,
Gió ngưng, lòng sẽ hết sóng
gió.
Tính tịch, tình không, tâm
bất động,
Tọa không tán lọan, ngủ
không ma.
Người thời thượng cổ, chỉ
nghỉ ngơi nhưng không ngủ. Cho nên nói Hướng hối nhập yến tức
向 晦 入 宴 息
(tối đến nghỉ ngơi). Nếu ngủ say, thời Dương Quang tận, và Âm trọc vây
hãm, cũng như chết vậy.
Nếu biết phép Yến Tức, khi
đã tối, thì tai không nghe, mắt không thấy, miệng không nói, tâm không
giao động, mũi thở nhẹ nhàng, tứ chi bất động. Lúc ấy, Chân Thần, Chân
Khí sẽ quấn quít nhau. Ngày càng thuần thục, tự nhiên Thần đầy sẽ không
ngủ, Khí đầy sẽ không ăn, tinh đầy sẽ hết dục. Nguyên Khí tự nhiên tụ
lại, Chân tinh cũng tự ngưng, nội đan sẽ kết, tam thi
sẽ tự diệt, cửu trùng (tà khí) sẽ tự xuất.
Cái gọi là Ma Ngủ sẽ không
còn biết đi đâu. Thân thể tự nhiên sẽ thấy nhẹ nhàng, tâm trí sẽ được hư
Linh. Khí trong người sẽ điều hoà, thanh tĩnh. Như vậy sẽ được trường
sinh, không cần biết đạo thành hay không thành.
TỬ TRUNG
ĐẠO NHÂN VẤN ĐÁP
Khách hỏi: Tọa thiền là thế
nào? Ta đáp:
Yết tân nạp khí thị nhân
hành,
咽
津 納 氣 是 人 行,
Hữu dược phương năng tọa hóa
sinh.
有
藥 方 能 坐 化 生.
Đỉnh nội nhược vô Chân Chủng
Tử,
鼎
內 若 無 真 種 子,
Do tương nhiệt hỏa chử không
đang.
猶
將 熱 火 煮 空 鐺.
Yết tân nạp khí, chuyện
người làm,
Tĩnh tọa thuốc không, sao
hoá được?
Như nếu trong nồi không có
thuốc,
Thì như nhóm lửa đốt nồi
không.
Thích Gia gọi thế là Thủ Thi
Quỉ, mài gạch mà mong thành gương soi (tu luyện như vậy mà đòi vào cảnh
giới Vô Vi hay sao?) Lời nói đó như đúng, như sai.
Cơ áo bí ấy từ Bá Dương đời
Tấn, đến Tử Dương đời Tống, khởi xướng ra đạo này. Kế sau, tiếp mối có
Hải Quỳnh, Tử Quỳnh, Huỳnh Phòng, Duyên Đốc, Thượng Dương chư vị Chân
Nhân. Các vị đó sáng lập ra phương pháp Kim Đan. Hệ thống tương thừa cho
đến nay. Đờøi nào cũng có người nắm giữ được đạo thống đó của Tam Giáo.
Còn như nói: Thủ Tĩnh, Đột Tọa, đó là phương pháp của kẻ tối hạ thừa, là
lối ngoại đạo dụ người, là con đường sai lạc.
Khách hỏi: Vậy cuối cùng là
thế nào.
Ta nói: Ngươi có chịu đại
thí Pháp tài, thề cùng Trời Đất, thì ta sẽ nói cùng ngươi.
Khách Liền quì mà xin: Đệ tử
suốt đời không gặp thày. Nay may được gặp, xin Thầy từ bi, ân Thầy thật
lớn.
Ta nói: Lại đây, Con. Ta dạy
ngươi. Ngươi nay đã lập thệ cùng Trời Đất, Ta nói có chi sai, ngươi chớ
nghe lời nói nhảm. Ta nói lời thật, ngươi chớ tin nhầm.
Nay ta dạy ngươi: Tinh, Khí,
Thần là Tam Bảo, là rường cột vũ trụ, là tổng quát Âm Dương. Trời Đất
được chúng nên bao dung, phúc cái Kiền Khôn. Con người được chúng, nên
thành Tiên, thành Phật.
Nó có trong, ngoài. Người
biết sẽ tu cả hai bên. Người không biết chỉ tu một phía. Người tu một
phía, là người ngoan cố, ngu xuẩn. Người tu hai chiều sẽ chứng Tiên,
Phật quả.
Người không đi theo chính
thống, nói tới đây thì như người chưa nhìn thấy Đại Dương đã lui gót.
Nếu ngươi không nghgi ngờ, thì ta sẽ bảo cho.
Nói Nội Ngoại Kiêm Tu, là
nói cái Tinh còn ở trong trạng thái yểu minh hoảng hốt. Tinh này họ Kim,
gọi là Cửu Tam Lang, húy là Nguyên Xương, hiệu là Kim Hoa Thương Phu
Quân, ở phía tây ao Ngọc Trì, ra vào đều cưỡi hổ, nhũ danh là Anh Nhi,
sau gọi là Kim Công. Khi đến hàng xóm (Đan Điền) thì xưng chủ nhân. Nó
thích ăn trái giao lê (Nguyên Thần). Nó là Tiên Thiên Địa chi Tinh, cũng
là vật chí bảo của con người.
Còn Khí là từ Hư Vô trung
lại. Khí đó họ Bạch. Gọi là Đại Ất Lang (Thái Nhất Nguyên Khí), tên là
Nguyên Khí, hiệu là Vũ trụ Chủ Tể Tố Luyện Lang Quân. Ở Tây Xuyên. Ra
vào cưỡi Bạch Hổ, nhũ danh là Chân Chủng Tử, sau gọi là Bạch Đầu Lão Tử.
Tới hàng xóm (Đan Điền) thì gọi là Phụ Mẫu. Thích ăn rùa đen, và đa
tình. Đó chính là Tiên Thiên Địa chi chính khí, tức cũng là vật chí bảo
nơi con người.
Cho nên Thượng Dương Tử
viết: Nếu đã là từ hư không tới, thì không phải từ Trời xuống, không
phải từ đất ra, không phải cái mà thân ta có, không phải là Tinh, không
phải là Huyết, không phải cỏ cây, không phải kim thạch, tất cả đều không
phải. Ai là người đã được nó và biết nó?.
Nói đến Thần, là Tiên Thiên
Địa chi thần, là nói tới cái Thần tên là Vô Vị Chân Nhân. Phật gọi là
Ngật Lợi Đà Gia Phật. Nhận biết Thần này, sẽ biết cái diệu dụng cuả nó.
Thần này có thể giết người, có thể sinh người. Muốn thành Tiên, thành
Phật, thì phải để nó chủ trì mới được. Nên Nội Kinh có nói: Thân người
có hai loại tinh, là Hồn và Phách. Phàm tùy tinh vãng lai là Thần vậy.
Bạch Tổ nói: Chỉ nơi con
người, thì đầu mới có Cửu Cung. Cung chính giữa trong đó gọi là Cốc
Thần. Thần thường cư trong Cốc. Ngày tiếp muôn vật, đêm tiếp với Mộng.
Như thế làThần không ở yên trong Cốc. Sau một giấc Nam Kha chưa hết, một
giấc Hoàng Lương chưa vẹn, thì một đời vinh nhục, trăm năm ưu bi, duyệt
lạc cũng nằm trọn trong một giấc mộng. Khiến mình đi chơi mà không biết
trở về. Như vậy là sống trong u minh xa cách người phàm, và con Đường
sinh tử cũng đã tuyệt vậy.
Do đó mới hay: Con người
không tự sống, mà Thần cho sống. C0n người không tự chết mà Thần cho
chết. Nếu Rhần ở yên trong Cốc thì con người làm sao chết được?
Tử Dương nói: Luyện Thần tu
luyện bất Thần Thần
煉 神 須 煉 不 神 神.
Chính là muốn nói thế vậy.
Thiên Dĩnh Tử
nói: Tuy tu hành đã lâu, nhưng không biết thế nào là Ngũ Thời
五 時,
Thất Hầu
七 候
đến nỗi tuổi thọ bị giảm, cơ thể bị tì vết, dung nhan tiều tụy rồi chết,
thế mà dám cho mình là thông minh, giác ngộ, cho mình là thành đạo, thì
thật là quá nhầm vậy.
Còn như nói đến tọa thiền,
ta cũng đã chán không muốn nghe. Dẫu là thượng phẩm thánh tiên tôn quí,
thì cũng do người biết tu luyện mà nên. Nếu không đạt được như vậy, thì
xin đừng nói, vì ngươi chưa tỉnh ngộ vậy.
_________________________________________
Tiên học
từ điển gọi Thất hầu trên đây là Thất hiệu (7 hiệu quả).
Tiên học
từ điển giải Thất hầu như sau:
1
2 3
4 5
6 7
8 9
10 11
12 13
14 15
16
|