DỊCH KINH YẾU CHỈ

Hướng đi của Thánh nhân

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4 | phụ lục 1  2  | STK


Phần 3

VÔ CỰC LUẬN

Chương 3. Tính danh và hình dung Vô Cực

 

A. TÍNH DANH VÔ CỰC

Vô Cực đứng về phương diện lý thuyết dĩ nhiên là tuyệt đối bất khả tự nghị nên không thể nào hình dung mô tả, bất kỳ là bằng từ ngữ, bằng độ số hay bằng hình tượng.

Tuy nhiên, các nhà huyền học vẫn ra công mô tả Vô Cực. [1]

Các triết gia còn suy cứu xem bản chất của Hư vô, của Vô Cực là gì, và họ dùng những chữ: Tiên thiên nhất khí [2] , Nguyên khí [3] , Hư vô nhất khí để mô tả bản thể Vô Cực.

Chữ khí 炁 hợp thành bởi chữ: Vô 旡 ( 無 ) và chữ Hỏa 灬 ( 火 ).

Vô là vô hình, vô tượng.

Hỏa gợi nên một hoạt lực, một nguyên đông lực, một nguồn sinh lực của hoàn võ.

Dữ Lâm Phấn Thiên tiên sinh viết: «Vô Cực thời vô cùng tận, vô phương thể, bao trùm muôn phương vũ trụ, vạn cổ thời gian, núi non thay đổi, linh giác ấy chẳng biến thiên; trời đất có cùng, linh giác ấy vô tận...» [4]

Đứng về phương diện thời gian mà bàn về Vô Cực, ta có thể nói rằng, khi nguyên tinh bản thể của vũ trụ còn tịch nhiên bất động, chưa phát triển huyền năng công lực chưa tác tạo, vận chuyển, sinh hóa thì gọi là:

Giai đoạn Vô Cực [5]

Khi trong bản thể đã bắt đầu sinh xuất manh nha các huyền cơ sinh hóa vận chuyển thì gọi là Đạo, là giai đoạn Thái Cực. [6]

Khi chưa có vạn vật, vũ trụ mà chỉ mới có Vô Cực, Thái Cực, Tuyệt Đối Thể, thì gọi là Tiên Thiên.

Khi Vô Cực Thái Cực đã phóng phát ra vạn hữu thi vạn hữu gọi là Hậu Thiên. [7]

Hay nói rõ hơn:

Vô Cực là Tiên Thiên.

Thái Cực là Trung gian, là khởi thủy.

Vạn hữu là Hậu Thiên.

Ta vẽ thành ba đồ bản như sau:  

1. Vô Cực = Tiên Thiên

2. Thái Cực 

3. Hậu Thiên = Vạn Hữu

(Lúc ấy Thái Cực lồng trong Vạn hữu)

 

Nói Vô Cực hay Thái Cực vẫn chỉ là đề cập đến Thượng Đế, đến Tuyệt đối thể. Cho nên trên lý thuyết tưởng chừng có sự phân ly, nhưng trên thực tế, hai phương diện ẩn hiện vẫn chỉ là một Thượng Đế duy nhất. [8] Vì vậy các từ ngữ, các tượng hình để chỉ Vô Cực (Unique inconcevable avant toute manifestation), Thái Cực (Unique concevable, Principe et Fin de l'univers), có khi khác nhau, nhưng cũng có khi lẫn lộn.

Vì hiểu Vô Cực là Thượng Đế, là Tuyệt đối bất khả tư nghị, nên chúng ta hiểu tại sao các nhà Huyền học gọi Vô Cực là: Nguồn sinh vạn vật, Tạo Hóa Chi Nguyên [9], Tiên Thiên Chủ Nhân [10], Vạn Tượng Chủ Tể. 1

Vạn tượng đều từ một nguồn gốc, một căn bản, một cửa ngõ đó phát sinh nên Vô Cực cũng được gọi là: Căn Đế, Căn Bản [11] Căn Nguyên [12] hay Bất Nhị Pháp Môn.

Đối với vòng Dịch, thì dĩ nhiên Vô Cực phải là: Chân Trung [13], Hoàng Trung [14], Chính Vị 5, là đầu dây mối rợ Vạn Tượng (Tổng Trì Môn), và cũng là điểm Thái Hòa, có thể hóa giải được mọi tương khắc, tương dị (Huỳnh bà xá, Xá lợi tử) [15]

Vì Thượng Đế hư linh bất muội, là vĩnh cửu vô cương, vô hình, vô tượng, là nguồn mạch phát sinh mọi giá trị, mọi hạnh phúc, nên Vô Cực còn được gọi bằng những danh hiệu như: Viện Minh, Đơn, Châu [16], Hi Di Phủ, Hư Vô Chi Cốc, Cực Lạc Quốc v.v.. [17]

 

B. NHÂN CÁCH HÓA VÔ CỰC

Bàn về Vô Cực, về Hư vô có đủ hạng người: Có triết gia, đạo gia, quần chúng. Cho nên phương thế để hình dung, mô tả Tuyệt đối, mô tả Vô Cực cũng có nhiều loại, có thể là trừu tượng, có thể là cụ thể, có thể là vô ngã, có thể là hữu ngã. Quần chúng thường ưa nhân cách hóa Vô Cực để dễ bề quan niệm, hình dung:

 Nho gia gọi là Trời, là Thượng Đế.

 Đạo gia gọi là Trời, là Ngọc Hoàng.

 Phật giáo gọi là Adibuddha (A đề Phật đà), Vairocana (Tì lư xá gia), hay (Tì lư già na) [18], hay Chakravarti (Monarque universel, Chuyển luân thánh vương). [19]

Kinh Guna Karanda Vỳuha viết: «Khi chưa có gì, đã có Shambhu. Đó là đấng tự hữu, và vì đấng tự hữu có trước hết nên gọi là Adibuddha. Tông phái ở Nepal gọi Adibuddha là Vô cùng, thông minh vô cùng, tự hữu, vô thủy, vô chung, căn nguyên vạn vật v.v...» [20]

Adi Buddha cũng được gọi là Vajradhara, mà Vajradhara là «Bất tử», chúa tể sinh xuất mọi huyền vi. [21] Cho nên, nếu ta tạm gác các danh từ ra một bên, mà chỉ giữ nguyên định nghĩa, ta thấy đạo giáo nào cũng tin có Tuyệt đối thể tự hữu, vô thủy, vô chung. [22]

 

C. TƯỢNG HÌNH VÔ CỰC

Các Đạo giáo Á Châu cũng như các nhà huyền học Âu Châu tượng trưng Vô Cực hay tuyệt đối bằng vòng tròn trống rỗng 〇. [23]

Tượng hình bằng vòng tròn gợi ra được nhiều ý niệm.

1) Vòng tròn gợi hình ảnh một nguồn sinh bất diệt tung tỏa ra muôn phương.

2) Vòng tròn gợi ý niệm toàn thiện, toàn bích, viên mãn. 

Hồng y Giáo Chủ Nicolas de Ceus cũng chủ trương rằng các thánh hiền xưa đã cố tượng trưng Thượng Đế bằng các hình, như bằng: đường thẳng vô cùng, bằng tam giác đều có ba góc vuông và cạnh dài vô tận, bằng hình tròn vô tận, bằng hình cầu vô tận. [24]

Tanon viết: «Vòng tròn là tượng trưng của tuyệt đối vì vòng tròn là chân nhất căn nguyên cùng đích muôn loài... gợi nên một hình muôn bề muôn phía như nhau. Chu vi vòng tròn tuợng trưng một sự hiện diện trừu tượng vô hình, không bao giờ ai thấu nổi vì không có đầu đuôi, nhưng thực ra vẫn xác định.» [25]

Dùng vòng tròn trắng tượng trưng Vô Cực, Tuyệt đối thể, tiền nhân đã nói lên được nhiều điều huyền diệu:

1) Trước khi chưa có đất trời, chỉ duy có Vô Cực; các ngài vẽ:

2) Khi Tuyệt đối thể hiển dương, tạo thành vũ trụ, các ngài lồng Vô Cực Thái Cực trong guồng máy âm dương, phản phúc, thăng giáng, vãng lai. Các ngài vẽ:

  

3) Khi có vạn hữu, có ngũ hành, Vô Cực vẫn y nguyên giữa lòng trời đất; các ngài vẽ:

  

4) Định mạng vũ trụ cũng như định mạng nhân loại là phải trở về kết hợp với Vô Cực, Tuyệt đối, nên các ngài vẽ trạng thái giác ngộ, viên giác, kim đơn hay huyền châu, Thánh thai cũng bằng hình tròn 〇. [26]

Thiết tưởng không gì rõ ràng và ý vị hơn. [27]

Eckhart mô tả trạng thái «Hoàn hư» ấy như sau: «Tới giai đoạn thứ sáu, con người đã rũ bỏ hết cá tính và sống vĩnh cửu trong Thiên Chúa; vì đã đạt tới hoàn thiện, con người đã quên hết cuộc sống phù du phiến diện; con người đã trở thành phản ảnh Thượng Đế, trở thành Thiên tử. Đó là trình độ vô thượng, tối thượng tĩnh lãng, hạnh phúc vô biên, trường cửu...» [28]

 

D. PHÂN LOẠI TÍNH DANH VÔ CỰC

Để có những nhận thức rõ ràng về Vô cục ta có thể phân loại các từ ngữ tính danh, hình dung Vô Cực thành những đề mục sau:

1. Vô Cực: Tuyệt đối bất khả tư nghị: Hư vô, Vô thanh vô xú, vô phương sở v.v.

2. Vô Cực: Căn nguyên của Vạn vật: Tạo hóa chi nguyên, Tổ khiếu, Toàn thể, Tạo hóa tuyền quật

3. Vô Cực: Nhất thể bất khả phân: Hồng mông, Hỗn Độn, Bất nhị pháp môn

4. Vô Cực: Cùng đích Vạn vật: Qui căn khiếu, Phục mệnh quan.

5. Vô Cực: Trường sinh linh dược: Đơn, Kim đơn

6. Vô Cực: Đạt đạo, đạt đích của Thánh nhân: Phục qui Vô Cực, Luyện thần hoàn hư, Vô ý, Vô ngã, Vô tất, Vô cố, Vô dục, Vô niệm, Vô vi, Vô gián [29]

7. Vô Cực: Chủ tể quần sinh: Tiên Thiên Chủ Nhân, Vạn Tượng Chủ Tể.

8. Từ ngữ Thảo mộc dùng để tả Vô Cực: Căn, Đế.

9. Từ ngữ Kiến trúc dùng để tả Vô Cực: Hoàng trung cung, Hi Di Phủ, Huỳnh Đình, Tổng Trì Môn, Huỳnh Bà Xá, Mậu Kỷ Môn.

10. Từ ngữ Thời gian dùng để tả Vô Cực: Tiên Thiên.

11. Từ ngữ Triết học dùng để tả Vô Cực: Sinh thân chi nguyên, Thụ khí chi sơ, Tính mệnh chi cơ, Vạn hóa chi tổ, v.v...

12. Từ ngữ Nho gia dùng để tả Vô Cực: Vô Cực, Hoàng Trung, Chính vị, v.v.

13. Từ ngữ Đạo gia, Đơn gia dùng để tả Vô Cực: Tiên thiên nhất khí, Hỗn nguyên chi tinh, Đơn, Linh quang.

14. Từ ngữ Phật giáo dùng để chỉ Vô Cực: Tịnh thổ, Tây phương, Châu, Viên giác, A đề Phật Đà, Uy âm, Xá lợi tử, v.v..

15. Danh từ số học, phương pháp hình học dùng để chỉ Vô Cực: Nhất [30], Vòng tròn rỗng 〇, v.v...

Ta cũng nên ghi nhận rằng trên phương diện lý thuyết ta có thể phân biệt Vô Cực, Thái Cực, nhưng trên phương diện thực hành Vô Cực và Thái Cực thường cũng được coi như nhau, nên các danh từ cũng thưòng dùng lẫn lộn. Hiểu Vô Cực tức là hiểu Thái Cực.


CHÚ THÍCH

[1] Xem phụ lục 2.

[2] Tiên thiên nhất khí tại hồng mông, Vô tượng vô hình bất lạc không. 先 天 一 氣 在 鴻 濛, 無 象 無 形 不 落 空. — Tượng ngôn phá nghi trang 7a

 Tiên thiên nhất khí tự Hư vô. — Tiên học trang 51.

[3] Đơn đạo hữu nhất cá chuyên môn tự «khí»... Tòng vô tòng hỏa. Giải thích thị: Nguyên khí, hư vô nhất khí, tòng khan bất kiến, mô bất chước đích, hư không trung nhi lai đích... Hoài Nam Tử vân: khí nãi hoạt lực, vũ trụ chi sinh mệnh. 丹 道 有 一 個 專 門 字 炁. ... 從 無 從 火. 解 釋 是: 元 氣 虛 無 一 氣 從 看 不 見, 摸 不 著 的, 虛 空 中 而 來 的 ...  淮 南 子 云  炁 乃 活 力, 宇 宙 之 生 命. — Đơn đạo mạn đàm, trang 49, 50 .

[4] Giác dã giả, vô thanh xú, bất đổ bất văn giả dã; vô thanh xú bất đổ văn thị Vô cực dã. Vô cực tắc vô cùng tận, vô phương thể, khuếch nhi lục vũ sung; Vĩnh chi nhi vạn cổ tồn; sơn hà hữu canh, thử giác bất cải, lưỡng đại hữu tận thử giác mĩ cùng. 覺 也 者, 無 聲 臭, 不 賭 不 聞 者 也. 無 聲 臭 不 賭 聞 是 無 極 也. 無 極 則 無 窮 盡, 無 方 體, 廓 之 而 六 宇 充. 永 之 而 萬 古 存. 山 河 有 更, 此 覺 不 改. 兩 大 有 盡 此 覺 爢 窮. — Dữ Lâm Phấn Thiên tiên sinh thư, trang 2a.

[5] Kỳ danh tuy nhiên xưng chi viết Tinh, kỳ lý bản tự vô hình, nhân tĩnh trung động nhi ngôn chi viết Nguyên tinh hĩ. Đương kỳ vị động chi tiền. Hồn nhiên không tịch. Thị chi nhi bất kiến, thính chi vô thanh, diệc phi tinh dã, diệc phi vật dã, vô khả danh nhi danh, cố danh chi viết Tiên thiên Dịch viết, Vô cực chi thời. Tủ thời tắc thần tịch cơ tức, vạn vật qui căn, thử chính vị chi Hư cực tĩnh đốc. — Kim tiên chứng luận, trang 6.

[6] Tiện khả danh nhi hữu kỳ danh, cố danh chi viết Đạo. Dịch viết Thái cực thời dã. Nhân thử cơ nhất manh, viết Nguyên Khí dã. 便 可 名 而 有 其 名, 故 名 之 曰 道. 易 曰 太 極 時 也. 因 此 機 一 萌 曰 元 氣 也. — Ngũ Liễu tiên tông toàn tập - Kim tiên chứng luận, trang 6b

«Avant la création, disent les textes védantins, il n'y avait rien que Brahman, l'être pur, le non manifesté, l'indifférencié, Maha Bindu le Point Suprême, l'énergie conscience Potentialité. — Cf. Sénard, Le Zodiaque, page 10.

[7] Tiên thiên chi học tâm dã. Hậu thiên chi học tích dã. 先 天 之 學 心 也. 後 天 之 學 跡 也.

[8] Quand on pense à l'etre suprême sous son aspect inactif (nishkriya) on le nomme Dieu absolu (Shaddha Brahma) et quand on le représente sous son aspect actif créant, soutenant et détruisant, on le nomme Shakti ou divinieté personnelle. — L'enseignement de Ramakrishna, p.475

...Les grandes lignes du déroulement de l'ontologie telle que l'enseignment les doctrines de l'Inde se retrouvent en d'autres enseignments dits sacrés, notamment dans la Genèse biblique et dans la Caballe des Hébreux.

Dans la Genèse, de l'Unique (Dieu) naissent la Lumière et les Ténèbres puis par divisions successives, tous les mondes et tous les êtres. Dans la Cabale, Dieu l'inconnu, le Néant, le Rien (pour notre intelligence) crée le monde par l'intermédaire des dix séfiroths hiérarchisés en trois triades qui correspondent aux divers «mondes». Toujours on retrouve l'Unique inconcevable à l'esprit humain existant avant toute manifestation ou différentation, devenant l'Unique concevable, le point d'où sortent progressivement les différentes formes intangibles, puis tangibles de l'Univers. — Senard, Le Zodiaque, pages 11,12.

[9] Tạo hóa chi nguyên. 造 化 之 源.— TMKC Q. Hanh, trang 9

...Tổ khiếu Cf TMKC Hanh, trang 9.

[10] TMKC q. Hanh, trang 9 .

[11] Thái cực chi đế 太極之蒂. Hỗn độn chi căn 混 沌 之 根. — TMKC, trang 9.

[12] Tạo hóa tuyền quật 造 化 泉 窟. — TMKC, trang 8.

[13] Vô cực giả chân trung dã 無 極 者 真 中 也 (TMKC quyển Hanh, trang 9b.

[14] Vô cực: Hoàng trung: Qui trung: Chính vị: Đơn cục 無 極 : 黃 中 : 歸 中 : 正 位 : 丹 局. TMKC Quyển Hanh, trang 8 .

[15] Ib. trang 9

... Giá cá khiếu tuyệt trung biên, vô nội ngoại, thượng hạ viên, Đông Tây hợp, Nam Bắc tuyền, Hội thử ý, tiện thành tiên. 這 個 竅 絕 中 邊, 無 內 外, 上 下 圓, 東 西 合, 南 北 全, 會 此 意 成 仙.— TMKC Quyển Hanh, trang 8.

Dịch:   

Khiếu này chẳng giữa chẳng bên,

            Trong ngoài chẳng có, dưới trên một vành

            Đông Tây chưa có phân trình

            Bắc Nam đoàn tụ chưa thành đôi nơi,

            Hiểu ra hạnh phúc mấy mươi,

            Thiên tiên âu cũng duyên trời xưa nay.

...Xá lợi tử, sắc bất dị không không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. — Chu dịch xiển chân trang 6 (bài Trung đồ).

[16] Hư vô chi cốc, Tạo hóa chi nguyên, Bất nhị pháp môn, Thậm thâm pháp giới, Qui căn khiếu, Phục mệnh quan, Trung Hoàng cung, Hi di phủ, Tổng trì môn, Cực lạc quốc, Hư không tạng, Tây Nam hương, Mậu kỷ môn, Chân nhất xứ, Huỳnh bà xá, Thủ nhất đàn, Tịnh thổ, Tây phương, Hoàng trung, Chính vị, giá cả, Thần thất, Chân thổ, Huỳnh đình chủng chủng dị danh, nan dĩ tất cử. 虛 無 之 谷, 造 化 之 源, 不 二 法 門, 甚 深 法 界, 歸 根 竅, 復 命 關, 中 黃 宮, 希 夷 府, 總 持 門, 極 樂 國, 虛 空 藏, 西 南 鄉, 戊 己 門, 真 一 處, 黃 婆 舍, 守 一 壇, 靜 土, 西 方, 黃 中, 正 位, 這 箇, 神 室, 真 土, 黃 庭, 種 種 異 名 難 以 畢 舉. — Tính Mệnh Khuê Chỉ (TMKC) Quyển Hanh trang 8.

[17] Xem chú thích ở trên.

[18] Adi buddha was called Isvara but he was also given such special name as Vairocana, Vajrapani, Vajradhara and Vajrasattva. — Cf. The god of Northern Buddhism page 2.

— Cf. Trung Anh Phật học tử điển nơi chữ A đề phật đà, trang 288.

[19] Cf. René Guénon, Le Roi du monde, page 18.

[20] In the Guna Kâranda Vyuha it is written: «When nothing else was, Sambhu was; that is the Self Existent (Svayambhu): and as he was before all, he is also called Adi Buddha...

 The Nepalese school supposed an Adi Buddha infinite, self existing, without beginning and without end, the source and originator of all things... — Alice Getty The Gods of northern Buddhism p.2

...Adi Buddha.. is associated.. with Vajradhara or Vajrasattva who are considered as identical, and spoken of as omniscient, omnipotent, eternal, infinite, uncaused and causing all things. — Cf. Trung Anh Phật học tự điển trang 288

Adi Buddha, The first Buddha, the primary Buddha, Buddha from the beginning, Buddha unoriginated, existing by himelf... Adi Buddha resembles Brahma. — Prof. Hyman Kublin, A Dictionary of Chinese mythology, page 1 et ss.

[21] Vajradhara, the «indestructible» lord of all mysteries master of all secrets is an exoteric representation of Adi Buddha. — The Gods of Northern Buddhism, page 4.

[22] Đây là định nghĩa về Thiên Chúa của công đồng Vatican I: «La sainte Eglise catholique Apostolique Romaine croit et confesse qu'il y a un seul Dieu vrai vivant, Créateur et seigneur du Ciel et de la terre, tout puissant, éternel, immense, incompréhensible, infini en intelligence, en volonté et en toute perfection, qui étant une substance spirituelle unique par nature, tout à fait simple et immuable, doit être déclaré distinct du monde en réalité et par son essence, bienheureux en lui même et par lui même et élevé indiciblement au dessus de tout ce qui est et peut se concevoir en dehors de lui.» — Cf. Claude Tresmontant, Les Idées maîtresses de la métaphysique chrétienne, page 27.

[23] Chu Liêm Khê tượng trưng Vô cực bằng vòng tròn. Xem: Tống nguyên học án - Chu Liêm Khê học án (hạ). Thái cực đồ thuyết trang 1, 2, 3.

 Các đạo gia cũng vậy:

 xem a) Kim đơn đại thành tập trang 1

 b) Tính mệnh khuê chỉ quyển hanh trang 9

 Vòng tròn vừa là tượng hình Vô cực vừa là tượng hình Thái cực.

Xem: Chu Dịch xiển chân trang 6. Chương tiên thiên hoành đồ.

... Cổ nhân cưỡng đồ chi dĩ 〇. Cưỡng danh chi viết Đạo, viết Hư vô, viết Tiên thiên nhất khí, viết Vô cực, viết Thái cực. 古 人 強 圖 之 以 〇. 強 名 之 曰 道, 曰 虛 無, 曰 先 天 一 氣, 曰 無 極, 曰 太 極.— Ib. trang 16 (Kim đơn đồ).

[24] Le très pieux Saint Anselme compare la vérité maxima à la rectitude infinie et que nous suivrons en recourant nous aussi à la figure de la rectitude qui correspond à notre imagination, à une ligne droite. D'autres auteurs excellents ont comparé à la Trinité très Sainte le triangle équilatéral qui aurait trois angles droite... D'autres s'efforcant de figurer l'unité infinie, ont appelé Dieu cercle infini. D'autres enfin, considérant l'existence absolument actuelle de Dieu, l'ont comparé à une sphère infinie. — Cf. Giuseppe Bufo Nicolas de Cues page 100.

[25] Le cercle, symbole de l'Absolu. On symbolise l'Absolu par le cercle blanc sur fond noir. Le cercle lui même, dans son entier, est l'Unité divine dont tout procède, où tout retourne, non seulement parce qu'il a forme d'un oeuf évoquant ainsi l'idée de matrice mais parce que c'est la forme géométrique la plus représentative de ce qu'on pourrait appeler un « égal infini dans toutes les directions «. Sa circonférence indique la présence abstraite à jamais inconnaissable parce qu'elle n'a ni commencement, ni fin et est cependant définie. — A Tanon, Théosophie et Science, page 44.

[26] L'ontologie antique considère le Pôle Nord comme le berceau de la vie. Dans le Roi du Monde (p.18) R. Guénon dit que le Chakravarti ou «celui qui fait tourner la roue», c'est à dire celui qui est placé «au centre de toutes choses, en dirige le mouvement sans y participer lui même», correspond au « moteur immobile « d'Aristote... — M. Senard, Le Zodiaque, page 21 .

[27] Trong quyển Chu Dịch xiển chân chương kim đơn đồ ta thấy cổ nhân dùng một hình tròn tượng trưng cho: Vô cực, Thái cực, Hư vô nhất khí, Tính mệnh, Đơn.

...Tựu thị giá cá 〇 nhi dĩ. Nhi vị chi Nhân. Dịch viết Vô cực. Thích vị chi Châu, diệc viết Viên Minh. Đạo vị chi Đơn, diệc viết Linh quang, giai chỉ tiên thiên chân nhất chi khí. — Tính mệnh pháp quyết minh chỉ quyển nhứt, trang 4 .

[28] Au sixième degré, l'homme est dépouillé de lui même et revêtu de l'éternité de Dieu, parvenu à la perfection complète; il a oublié la vie temporelle avec tout ce qu'elle a de périssable; il a été entrainé et transformé en une image divine; il est devenu un enfant de Dieu. Il n'y a pas d'autre degré, de degré supérieur; là est le repos éternel, la béatitude. Car le but dernier de l'homme intérieur, de l'homme nouveau est la vie éternelle. — Maître Eckhart Traités et Sermons, p.107.

[29] Cf. Đại Đỗng Chân kinh quyển hạ, trang 23b.

Nhất chân vị tạc vị chi hỗn độn. — Xướng đạo chân ngôn quyển II, trang 9.

[30] Thượng thanh Huỳnh đình nội cảnh kinh.


Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4 | phụ lục 1  2  | STK