DỊCH KINH YẾU CHỈ

Hướng đi của Thánh nhân

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4 | phụ lục 1  2  | STK


Phần 3

VÔ CỰC LUẬN

Phụ lục 1

50 BÀI THƠ VỊNH VÔ CỰC

 

TỔNG ĐỀ

Đạo Trời rộng rãi mênh mông,

Thái nguyên vô tượng, hình dung nhẽ nào.

Tịch nhiên chẳng thấy tiêu bao,

Hồng mông hồ dễ đón rào vây ngăn

Càng bàn, càng biệt hơi tăm,

Càng nhiều lời lẽ càng tăng mịt mù [1]

Tiềm tâm ngẫm nghĩ suy tư,

Rồi ra mới thấy duyên do gót đầu.

Hoa kia quả nọ vì đâu ?

Nếu không gốc gác làm sao sinh thành ? [2]

I

Đất trời chưa có, có Hư vô [3]

Hỗn độn [4], Hồng mông [5] chẳng bến bờ

Vạn vật nguyên lai đều gốc đó [6]

Muôn đời thần thánh ấy căn cơ [7]

Đại ý: Hư vô, Hỗn độn không phải là hư không, vô tổ chức, mà chính là thuần nhất, bất khả phân, là Tuyệt đối thể, nguồn gốc vạn vật, muôn thủa trường tồn, thần thánh muôn đời đều do căn cơ ấy tạo thành. 

II

Hư vô kỳ thực chẳng hư vô [8]

Trời đất mênh mông chứa chẳng vừa [9]

Chủ tể muôn loài nguồn Tạo hóa [10]

Kim đơn, viên giác ấy căn do [11]

Đại ý: Tuyệt đối thể là nguyên thể chưa phát hiện thành hình tượng, nên tuy vô hình tượng, nhưng nào phải là hư vô. Tuyệt đối thể vô hạn, nên trời đất hữu hạn không chứa nổi; sinh xuất muôn loài, nên là chủ tể là nguồn gốc mọi vật mọi loài.

Tuyệt đối thể ấy cũng là cùng đích con người, là đạt đạo, đạt đích của con người, vì vậy gọi là Kim đơn (Lão) hay viên giác cũng không lạ.

III

Hư vô, vô tượng lại vô cùng [12]

Vẽ khó thành hình, tả chẳng thông [13]

Vô cực, Hoàng Trung, hay Giá cá [14]

Muôn nghìn biến ảo phải đâu không ? [15]

IV

Huyền quan vô sắc lại vô phương [16]

Vô hình vô tượng khó tri tường [17]

Mơ mòng phảng phất Chân nhân hiện [18]

Tên gọi Cốc thần, hiệu Thọ trường [19]

V

Huyền quan mới thực lạ lùng sao!

Chẳng nhiễm phàm thân, chẳng ở đâu [20]

Rong ruổi muôn phương, tìm chẳng thấy [21]

Thấy rồi gần gủi tại tâm đầu [22]

VI

Huyền quan một xứ phát muôn nơi,

Muôn nơi hợp lại vẫn không ngoài,

Huyền khiếu vần xoay thành vạn đại,

Thế vận hội nguyên một khắc thôi [23]

VII

Vô cực kim đơn có khác gì

Tinh toàn vằng vặc tỏa quang huy

Nơi ấy sắc, không, không mắc mối

Quang minh muôn thủa chẳng suy vi [24]

VIII

Sau màn hiện tượng, ẩn Hư vô [25],

Góc biển biến thiên ấy bến bờ [26],

Vô cực, Bản lai chân diện mục [27]

Đất trời chuyển động ấy căn cơ. [28]

IX

Thái hư, Chân ngã khác chi nhau

Sinh thành vạn vật đất trời thâu.

Bao gồm vạn hữu thông kim cổ

Vũ trụ tung hoành, chửa thấm đâu [29]

X

Huyền tẫn, Cốc Thần, Nhất với trung [30]

Hư vô chi cốc [31], Trung Hoàng cung [32]

Huỳnh đình [33], Chính vị [34], Hi Di phủ [35]

Tổ khiếu hư linh, tả chẳng cùng [36]

XI

Nhất khiếu Hư vô thiên địa trung.

Triền miên bí mật bất thông phong.

Hoảng hốt yểu minh vô sắc tượng

Chân nhân hiện tại bảo châu trung

 Dịch: 

Một khiếu Hư vô giữa đất trời

Triền miên bí mật tự bao đời

Yểu minh phảng phất không hình tượng,

Trong ngọc Chân nhân hiện sáng ngời. 

Đại ý: Người xưa tượng trưng Vô cực bằng một vòng tròn trống rỗng 〇, vì là vô hình tượng, vô sắc tướng, nhưng thực ra đấy chính là chủ tể càn khôn, là Tuyệt đối thể, là Trời «ẩn», huyền diệu vô cùng cực. 

XII

Đạo bản Hư vô sinh Thái cực,

Thái cực biến nhi tiên hữu nhất.

Nhất phân vi nhị, nhị sinh tam,

Tứ tượng ngũ hành tòng thử xuất [37]

 Dịch:

Vô cực có rồi, Thái cực sinh,

Cực biến nhất rồi, nhị mới manh,

Tam tài, tứ tượng dần dà hiện

Ngũ hành, vạn vật thứ phân trình

Đại ý: Các hiền triết xưa cố suy diễn lại sự tạo thành vạn vật. Thực ra đây không phải là sự tạo thành, mà là sự biến hóa, chia phôi của một nguyên thể. Nguyên thể sinh vật mà vẫn bất biến; vạn vật là những trạng thái biến thiên, những tác dụng của một nguyên thể. Trông bên ngoài thì vạn thù. Vào tới trung tâm, khu hữu thì lại nhất quán. Đó là thuyết nhất thể vạn thù.

XIII

Hư vô biết được mới là thông [38]

Vô cực tìm ra, phúc chẳng cùng [39]

Du hốt ngao du về Hỗn Độn [40]

Ngược dòng trời đất nhập Trung cung [41]

XIV

Lão ưng vô dục, [42] Khổng vô ngôn [43]

Tiềm tâm võng tượng bảo linh côn [44]

Phật có ngọc châu viên giác chiếu [45]

Tam giáo suy ra cũng một nguồn [46] 

XV

Vô ngôn, vô niệm với vô vi

Thù đồ rốt cuộc vẫn đồng qui [47]

Nhân với Linh đơn hay chính giác [48]

Chân tâm, Trung, Nhất, há phân kỳ [49]

Đại ý: Tam giác thánh hiền đều muốn vươn lên sống «trong và cùng» Tuyệt đối thể, mà Tuyệt đối thể là vô cùng tận, nên bất kỳ, một hiện tượng nào dù là ý niệm, dù là lời lẽ, dù là động tác, tuy phát từ tuyệt đối thể ra, nhưng không phải là Tuyệt đối thể. Vì vậy, muốn đạt tới tuyệt đối thể phải siêu xuất trên ý niệm (vô niệm Thích), từ ngữ (vô ngôn Nho) và động tác tầm thường (vô vi Lão) Phương châm hành động có khác, nhưng mục đích vẫn là một, vì thế gọi « tam giáo đồng qui». Lên tới tuyệt đối thể là tới Toàn thiện, tới Nhân (Nho) là luyện thành Linh đơn (Lão) là được chính đẳng, chính giác (Phật). Đó là vào được chân tâm (Thích), vào tới trung điểm của đất trời (Nho), tìm lại được Nhất thể của vạn vật (Lão).

XVI

Hỗn nguyên nhất khiếu thị Tiên thiên [50]

Nội diện hư vô lý tự nhiên

Nhược hướng vị sinh tiền kiến đắc.

Minh tri tất thị đại la tiên.

  Dịch:

Hỗn nguyên nhất khiếu ấy Tiên thiên,

Nội diện hư vô lẽ tự nhiên.

Từ lúc chưa sinh tìm mới thấy,

Hiểu ra âu cũng đại la tiên.

Đại ý: Vô cực hay Hỗn nguyên nhất khí có từ trước đất trời, vạn vật và thân ta. Cho nên muốn tìm thấy Vô cực, phải vượt khỏi xác thân hình thức, sắc tướng, không gian, thời gian. Hiểu vậy Trang tử mới nói: « Thiên địa dữ ngã tịnh sinh... nhi vạn vật dữ ngã vi nhất» 

XVII

Vô cực huyền quan ấy Pháp thân [51]

Chẳng phải xác thân nhiễm dục trần [52]

Hữu hình rốt cuộc thành hư hoại [53]

Bản thể hư không vĩnh bất trầm [54]

Đại ý: Các nhà huyền học đều tin rằng trong thâm tâm mình có Trời. Trời là Pháp thân hay Kim Cương Thân bất hủy hoại [55] còn nhân tâm chẳng qua là xác thân có sinh có diệt. Trong triết học Hi Lạp, tâm hồn là «Psyche», thần hồn là «Nous». Quan niệm này dĩ nhiên là khác với quan niệm quần chúng cho rằng Trời ngưòi xa cách muôn trùng.

XVIII

Vô cực Hư không ấy thực Trời [56]

Lồng trong vạn vật chẳng pha phôi [57]

Lòng vắng dục tình Trời hiển hiện [58]

Thông lý Hoàng trung, thể chính ngôi [59]

 XIX

Vô cực Hư vô tạo thánh thần [60]

Hợp nhất Hư vô ấy thánh nhân [61]

Vô vi, vô dục hoàn vô ngã [62]

Linh đơn hoàn tất, hiện kim thân [63]

 XX

Thiên hạ, địa thượng an tổ khiếu

Nhật tây, nguyệt đông tụ tiên thiên

Huyền quan chi hậu, Cốc thần tiền

Chính trung hữu cá không bất không.

TMPQ Quyển 1 trang 1a

  Dịch:

Tổ khiếu linh lung giữa đất trời

Nhật nguyệt hai vầng tả hữu soi

Cốc thần, Huyền khiếu theo sau trước

Không tịch Trung hoàng rực rỡ ngôi. [64]

XXI

Càn khôn hợp thành linh tổ khiếu,

Bao la thiên địa, Không bất không

Yểu yểu minh minh viên quang hiến,

Giá cá chính vị thần qui trung

TMPQ Quyển I trang 1a

 Dịch:

Tổ khiếu kết nên bởi đất trời,

Bao la thiên địa khắp đôi nơi

Mịt mờ huyền ảo linh quang tỏa,

Một điểm Trung hoàng giữ vững ngôi.

XXII

Huyền tẫn diệu hề bất khả ngôn,

Tế nhập vi trần đại bao thiên.

Nhân nhược năng tri thử diệu khiếu,

Vạn niên bất hoại nhất kim tiên.

TMPQ Quyển 1 trang 1a

 Dịch:

Huyền tẫn làm sao tả xứng lời,

Nhỏ chui lòng bụi, lớn trùm trời. [65]

Diệu khiếu ấy ai mà biết được,

Thần tiên huyền hóa, thọ muôn đời.[66]

 XXIII

Hàm dưỡng bản nguyên tại phương thốn

Song lâm thụ hạ mịch bản tông

Thùy liêm minh tâm, thủ Tổ khiếu

Thủ cước hòa hợp khấu liên hoàn

TMPQ Quyển I trang 1

 Dịch:

Lòng son mài miệt dưỡng nguyên căn,

Bản tông tìm tõi tại thâm tâm,

Khép kín ngũ quan gìn Tổ khiếu,

Chân tay xếp chắp định nguyên thần. 

XXIV

Hỗn độn sinh tiền hỗn độn viên

Cá trung tiêu tức bất dung truyền,

Phách khai khiếu nội, khiếu trung khiếu,

Đạp phá thiên trung, thiên ngoại thiên

TMKC Hanh trang 14a

Hỗn độn chưa sinh vẫn vẹn tuyền,

Mịt mù tiêu tức nói sao nên,

Vòng ngoài vượt hết, vào trung điểm

Mới hay trời thẳm vốn kề bên [67]

 XXV

Ảo minh tài lộ nhất đoan nghê,

Hoảng hốt vị tằng phân bỉ thử

Trung gian chủ tể Giá ta nhi

Tiện thị thế nhân chân chủng tử

TMKC Lợi trang 5a

 Dịch:

Phảng phất nguyên sơ lộ mối manh,

Mơ màng đây đó chửa phân trình,

Ở trong hiện rõ chân chủ tể

Mầm mộng đất trời với chúng sinh [68]

 XXVI

Đại tai chí Đạo

Vô thượng chí tôn

Khai thiên lập cực

Phu lạc thần chân

Thiên địa chi tổ

Vạn vật chi căn

Hỗn độn Thái Vô

Yểu yểu minh minh

Nguyên thủy đản sinh

Hạp hạp khai thông

Thần xung lục môn...

Liêu Dương diện vấn đáp thiên trang 7a

 Dịch:

Đại Đạo cao vời Đạo chí tôn,

Mở trời lập cục chuyển càn khôn.

Sinh thần sinh thánh sinh muôn vật,

Hỗn độn Thái vô quản vạn môn.

XXVII

Bất sinh bất diệt.

Vô xứ vô thanh,

Linh minh bất muội,

Cắng cổ trường tồn.

Thượng triệt thiên thanh,

Hạ chúc địa ninh.

(Liêu Dương Điện vấn đáp thiên trang 7b)

  Dịch:

Bất diệt, bất sinh vô xú thanh,

Muôn đời trường cửu lại linh minh

Trời xanh muôn dặm bao trùm khắp,

Đất rộng ngàn phương tạo thái bình.

XXVIII

Trung lập Hoàng cực

Nguyên thủy chí tôn,

Tam Hoàng phụ tá,

Chiêu nhiếp vạn linh

Chủ tể ngũ khí,

Hỗn hợp bách thần,

Tính mệnh chi đế,

Hạp tịch chi hành,

Vạn thần trì vệ

Ma vương bảo nghinh.

Liêu Dương Điện vấn đáp thiên trang 7b

 Dịch:

Giữa vòng trời đất vị Trung Hoàng,

Nguyên thủy cao vời bậc chí tôn

Hỗn hộp bách thần sinh tính mệnh,

Hỏi trong trời đất có chi hơn ? 

XXIX

Bản lai chân tính hiệu kim đan,

Tứ đại vi lô luyện tác đoàn,

Ngộ chi giả, lập tễ thánh vị,

Mê chi giả, vạn kiếp trầm luân

Ngộ chân trực chỉ quyển I trang 2

  Dịch:

Bản lai chân tính hiệu kim đan,

Mượn lò tứ đại luyện thành toàn

Ai biết, tức thời thăng thánh vị.

Kẻ mê vạn kiếp sẽ trầm luân [69]

 XXX

Tiên thiên bản tính hiệu kim đan,

Bát quái lô trung luyện tác đoàn

Cử thế mê đồ tầm ngoại được,

Thôn sương vọng tưởng thướng vân đoan.

Tượng ngôn phá nghi quyển hạ trang 7

  Dịch:

Thiên thiên bản tính ấy kim đan,

Mượn lò thân xác luyện thành toàn.

Nhân thế u mê tìm ngoại dược

Uống vào những mộng cưỡi mây ngàn [70]

XXXI

Tiên thiên nhất khí tại hồng mông,

Vô tượng vô hình bất lạc không.

Nhận đắc sinh sơ chân diện mục,

Phương tri ngả hữu Chủ Nhân Công.

TNPN Quyển hạ trang 7a

 Dịch:

Tiên thiên một khí tại Hồng Mông.

Tuy chẳng bóng hình, chẳng phải không

Biết được bản lai chân diện mục,

Mới hay ta có Chủ nhân ông [71]

 XXXII

Vị sinh thân xứ hữu thùy tri,

Tĩnh tĩnh tiêu tiêu hỗn độn thì,

Tứ tượng ngũ hành giai vị đáo,

Hồn nhiên nhất khí một hùng thư,

TNPN Quyển Hạ trang 7

Dịch:

Thân mình ai rõ lúc chưa sinh ?

Hỗn độn hồn nhiên vốn lặng thinh,

Tứ tượng nhũ hành chưa phát lộ,

Âm dương diệu hợp chửa phân trình [72]

 XXXIII

Cốc thần tòng thử lập thiên côn,

Thượng thánh cưỡng danh Huyền tẫn môn

Điểm phá thế nhân sinh tử huyệt.

Chân tiên ư thị định càn khôn.

TMKC Hanh trang 10b

Dịch:

Cốc thần do đó lập thiên côn,

Thượng thánh gượng kêu Huyền tẫn môn.

Chỉ vẽ thế nhân sinh tử huyệt,

Chân tiên nơi ấy định càn khôn

Đại ý: Vô cực là Tuyệt đối thể, nhưng chính là căn để của đất trời, vì thế gọi là Thiên Căn, hay là Huyền tẫn môn, căn nguyên sinh xuất âm dương vạn hữu. Vào trong Vô cực sẽ trường sinh, tách rời Vô cực sẽ yểu tử. Cho nên các vị chân nhân đều gồm thâu vạn vật trở về Vô cực. 

XXXIV

Huyền tẫn chi môn chấn nhật khai

Trung gian nhất khiếu hỗn linh dài.

Vô quan, vô tỏa, vô nhân thủ,

Nhật nguyệt đông tây tự vãng lai.

TMKC Hanh trang 11a

 Dịch:

Huyền tẫn chi môn mở suốt ngày,

Trung gian một khiếu lẩn Linh Đài,

Chẳng then, chẳng khóa không ai giiữ,

Nhật nguyệt tây đông vẫn vãng lai.

Đại ý: Huyền tẫn tức là Vô cực, Thái cực nằm tại giữa vòng Dịch, tức là giữa lòng muôn vật, vì thế có nhật nguyệt xoay chuyển chung quanh, như khảm ly biến hóa, vần xoay quanh vòng Thái cực. Cửa trời ấy nào có khóa then, nào có ngăn rào ai ! Cửa trời ấy vả lại lẩn ngay trong Linh Đài, mà Linh Đài là chính tâm hồn ta !

XXXV

Tam giáo nhất nguyên giá cá viên,

Sinh tại vô vi tượng đế tiên.

Ngộ đắc thử Trung chân diệu lý,

Thủy tri đại đạo tổ căn nguyên

TMKC Hanh trang 11

Tam giáo Hư vô vẽ một vòng,

Sinh tại vô vi, vạn tượng tông,

Có hiểu Trung hoàng chân diệu lý

Rồi ra nguồn đạo sẽ khai thông

Đại ý: Cả ba đạo Nho, Thích, Lão đều tượng trưng Vô cực bằng một vòng tròn rỗng (xem thêm Tính mệnh Pháp quyết quyển 7, trang 26, 3a, 3b). Kinh Dịch tượng trưng Vô cực, Thái cực bằng vòng tròn, hay bằng tâm điểm giữa vòng Dịch, và gọi là Trung Hoàng, hay Trung. Ý nói Vô cực hay Trời ở giữa lòng trời đất muôn vật và lòng con người. Hiểu được ý nghĩa sâu xa ấy, mới tìm ra được nguồn gốc của Đạo.

XXXVI

Tá vấn chân nhân hà xứ lai,

Tồng tiền nguyên chỉ tại Linh Đài.

Tích niên vân vụ thâm già tế

Kim nhật tương phùng đạo nhỡn khai

TMKC Quyển Hanh trang 11a

Dịch:

Chân nhân ướm hỏi tới từ đâu ?

Tâm khảm tiềm àng sẵn đáy sâu,

Thủa trước Linh Đài vân vụ phủ,

Ngày nay gặp gỡ hết xa nhau.

Đại ý: Trời tàng ẩn ngay trong lòng sâu con người. Không biết, thì tâm hồn như có mây mù dày đặc che lấp [73], mà biết ra thì như mở thêm con mắt tâm linh, nên nhìn nhận ra được. [74]

 XXXVII

Nhất khiếu Hư không Huyền tẫn môn,

Điều đình tiết hậu yếu đương ôn,

Tiên nhân đỉnh nội vô tha dược,

Tạp khoáng tiêu thành bách luyện kim.

TMKC Hanh trang 11b

Dịch:

Một khiếu Hư không, Huyền tẫn môn

Năm tháng chắt chiu giữ vẹn tròn

Trong đỉnh tiên gia không thuốc khác,

Vàng lìa tạp khoáng sẽ tinh toàn

Đại ý: Người xưa tượng trưng Hư không bằng một vòng tròn 〇 và Thái cực là Âm Dương hợp nhất. [75]

Lồng Vô cực vào trong Thái cực ta có hình trên, và vòng tròn trong gọi là Hư không khiếu, vòng ngoài là Huyền tẫn môn vì bao quát âm dương. Tiên gia tu luyện là mong gạt bỏ cặn bã vật chất, thâu thái thuần túy tinh thần [76]

XXXVIII

Yểu yểu minh minh khai chúng diệu,

Hoảng hoảng hốt hốt bảo châu khiếu.

Liễm chi, tiềm tàng nhất lạp trung

Phóng chi, di mạn lục hợp biểu.

TMKC Hanh trang 11a

Dịch:

Yểu yểu minh minh chúng diệu khai

Phảng phất Hư vô vẫn một Trời.

Tiềm tàng nằm gọn trong trần cấu

Phóng phát, bao trùm khắp chốn nơi.

Đại ý: Vô cực là nguồn mạch phát sinh ra muôn điều huyền diệu. Vô cực vô hình tượng nên khó hình dung và đối với phàm phu thì mịt mù, tăm tối. Nhưng thực ra tuy mung lung phiểu diểu mà vẫn hiển hiện. Vô cực lồng trong vạn vật, nên ngay trong lòng bụi cát cũng có Vô cực, có tuyệt đối, mặc dầu Vô cực vẫn tràn lan bao quát khắp vũ trụ. 

XXXIX

Cá cá vô sinh vô tận tạng,

Nhân nhân bản thể bản Hư không

Mạc đạo Cù Đàm danh Cực lạc,

Khổng Nhan lạc diệc tại kỳ trung.

TMKC Hanh trang 11a

 Dịch:

Nguồn sinh vô tận tỏa đòi nơi.

Vô cực, Hư không, bản thể người

Chớ nói Cù Đàm kêu Cực lạc,

Khổng, Nhan vui cũng chỉ trong thôi.

Đại ý: Các bậc minh triết Đông Tây trông vào đâu cũng thấy Trời, thấy Thượng đế, thấy tuyệt đối thể ? Thánh Angela de Foligno viết: « Mắt hồn tôi mở ra và tôi thấy Thiên Chúa khắp nơi, bao trùm vũ trụ, vạn vật. Trong mọi vật, tôi chỉ thấy quyền năng của Thiên Chúa và tôi không sao tả nên lời và trong khi bàng hoàng bỡ ngỡ, hồn tôi kêu lớn tiếng: «Thế giới này đầy tràn Thiên Chúa» [77]

 XL

Đà la môn khải, diệu nan cùng,

Phật Phật tương truyền chỉ thử trung.

Bất thức Tây lai chân thật nghĩa,

Không xuyên thiết tỉ tẩu Tây Đông.

TMKC Hanh trang 11a

 Dịch:

Đà La rộng mở lạ vô cùng,

Phật Phật tương truyền một chữ Trung.

Áo ngữ, chân thuyên bằng chảng hiểu

Như mang giầy sắt, ruổi Tây Đông.

Đại ý: Phật giáo gọi Vô cực là Đà la Môn (Đà la Ni Môn), Tổng trì môn, bất nhị Pháp môn, Xá lợi tử, Mâu ni, Cực lạc viên, Tịnh thổ, Bất động đạo tràng, Viên giác hải, Bỉ ngạn chân tế, Tam ma Địa, Bát nhã ngạn, Ba la mật địa v.v.. Hiểu được Vô cực, Trung đạo qua các áo ngữ đó, mới hiểu được chân thuyên, được tinh hoa Phật giáo. [78]

XLI

Hư vô vòng rỗng ấy huyền quan [79]

Chẳng có đầu đuôi rất diểu mang, [80]

Chẳng có, chẳng không, không biến đổi, [81]

Không tròn vả lại cũng không vuông [82]

Đại ý: Thực ra Vô cực hay Tuyệt đối thể là «bất khả tư nghị», nhưng tiền nhân cũng cố hình dung bằng vòng tròn, chỉ nghỉa toàn thể, toàn bích, toàn thiện. Dùng vòng tròn tượng trưng Vô cực hay Huyền quan, ta suy ra được tâm điểm và sự sinh thành vũ trụ theo định luật ba động (mouvement ondulatoire), suy ra hình thù các thiên thể tinh cầu, suy ra không gian cũng tròn, và thời gian cũng có vãng lai, là suy ra được lẽ tuần hoàn vãng lai phản phúc của vũ trụ. 

XLII

Huyền quan nào có thiếu hay thừa [83]

Chẳng giảm, chẳng tăng, tựa hữu vô,

Không diệt, không sinh, không vãng phục,

Dùng thời rong ruổi, dấu thời thu. 

Đại ý: Vô cực hay Tuyệt đối thể là bản thể bất biến 

XLIII

Huyền quan, huyền ảo chẳng quê hương [84]

Từ xưa vạn cổ vốn diên trường [85]

Ẩn áo sâu xa lòng vạn vật [86]

Sinh hóa ngàn muôn ấy mối rường [87]

Đại ý: Vô cực, vô thanh, vô xú, tràn ngập khắp nơi, vì thế vô sở cư, vô định vị [88], nhưng lại chính là nguồn gốc sinh vạn vật. 

XLIV

Hư vô nhất khiếu hiệu huyền quan,

Chính tại nhân thân thiên địa gian,

Bát vạn tứ thiên phân thượng hạ,

Cửu tam lục ngũ liệt tuần hoàn,

Đại bao pháp giới hồn vô tích,

Tế nhập trần ai bất kiến nhan.

Giá cá danh vi tổ khiếu huyệt,

Thử chân nhất lạp chính trung huyền

TMKC Hanh trang 11

dịch:

Hư vô một khiếu gọi huyền quan,

Giữa lòng trời đất với nhân gian,

8 vạn 4 nghìn phân thượng hạ, [89]

9, 3, 5, 6 liệt tuần hoàn. [90]

Lớn trùm pháp giới không lưu vết

Nhỏ nhập trần ai chẳng thấy nhan.

Cái đó gọi là chân tổ khiếu,

Trường sinh linh bảo vốn hàm tàng

XLV

Xưa nay trời đất với quần sinh,

Đều nương Vô cực mới sinh thành [91]

Huyền quan nếu rõ chân linh khiếu [92]

Diện mục bản lai thấy rõ rành [93]

Đại ý: Vạn vật đều do Vô cực sinh thành. Nho giáo gọi Vô cực là Trời, Lão giáo gọi Vô cực là Đạo, Phật giáo gọi Vô cực là Chân như, hay Bản lai diện mục. Làm sao nhân loại hiểu được rằng mình chỉ là phụ tượng (épiphénomène) của Thượng đế ? 

XLVI

Chân tâm hạo hạo diệu Vô cực.

Vô hạn thần tiên tòng thử xuất,

Thế nhân đam trước tiểu hình hài,

Nhất khỏa huyền châu mê bất thức

Phỏng đạo ngữ lục trang 295

Vô cực chân tâm chẳng bến bờ

Muôn vàn thần thánh phát sinh ra,

Thế nhân mê mẩn hình hài tạm,

Chân thể ngọc châu lại bỏ lơ. 

XLVII

Chân nhất chi đạo hà sở tầm,

Mạc nhược tiên sao Mậu Kỷ môn.

Mậu Kỷ môn trung hữu chân thủy

Chân thủy tiện thị Hoàng nha căn

TMKC Hanh trang 11a

Đạo Trời chân nhất há đâu xa,

Cánh của Hoàng trung cố mở ra.

Chân thủy, Hoàng nha đều ở đó,

Lòng trời lòng đất cũng lòng ta [94]

Đại ý: Tìm Đạo Trời (chân nhất qui đạo) phải tìm nơi giữa lòng Tạo Hóa, giữa lòng biến Dịch của hoàn võ và lòng người.

 Kim đơn, Hoàng nha, Chân dương, Chân thủy đều ở tại đó.

XLVIII

Tự hiểu Cốc thần thông thử Đạo,

Thùy năng lý tính dục tu chân,

Minh minh thuyết hướng Trung hoàng lộ,

Tích lịch thanh trung tự đắc thần

TMKC Hanh trang 11b

Cốc thần khuất nẻo mấy ai hay !

Tính lý tu chân nhẽ khó bày,

Ta cố chỉ bày Trung chính lộ

Ầm ầm sấm chớp thấy thần ngay

Đại ý: Cốc thần tức Đạo. Triết gia Âu châu gọi là Logos. Muốn tu chân, tu tính phải nhìn nhận ra được là Tạo hóa ở ngay trong lòng mình. Có như vậy, mới hiểu được tinh hoa của Dịch cũng như của các đạo giáo.

Thánh Paolo (Công giáo) cũng viết:  Anh em hãy ngợi khen Thiên Chúa và mang Thiên Chúa trong thể xác anh em (I. Cor. 6, 20). Anh em là đền thờ Chúa Thánh thần. (I Cor. 6,19)

XLIX

Ấy ai Hoàng cực hiểu chân văn [95]

Hội qui tâm Đạo thoát mê tân [96]

Thượng đạt cửu tiêu cũng vạn tổ [97]

Ấy thực bảo châu tặng thánh thần [98]

L

Vô cực Hư vô thấu hiểu rồi,

Tam tài hội ngộ, hết pha phôi,

Thung dung trung đạo, tuần thiên lý,

Cách vật trí tri cũng thế thôi [99]   


CHÚ THÍCH

[1] Tham đồng Khế khảo dị. 

[2] Tham đồng Khế khảo dị, trang 24

Bị chú: Có nhiều bài thơ sau đây không theo đúng luật thơ cổ điển. Tác giả dùng lời thơ để diễn tả ý tình chứ không câu nệ khuôn sáo. Nhiều thi sĩ đời Đường cũng đã có khi làm những thơ tứ tuyệt không theo luật đã qui định.

Cf. Lam Giang Khảo Luận luật thơ các trang 26, 27, 28, 29 30

[3] Tiên học trang 151 

[4] Tôn bất Nhị nữ đơn thi chú trang 24

[5] Tu chân biện Nạn Hậu biên tham chứng

[6] Hư giả thiên địa chi tổ khí. Thiên địa tòng Hư trung lai (Trương hoành Cừ) Tống nguyên học án quyển 10 trang 8

[7] Thành thánh, thành Phật, thành tiên chi gia hương. Tu chân biện nạn hậu biên trang 16a

[8] Hư không thiên địa thể

Huỳnh đình Kinh chú trang 1

[9] Tính mệnh khuê chỉ quyển Hanh

[10] Ib. trang 9

[11] Ib. trang 9

[12] Minh minh vô hình mạc khuy kỳ trẫm. Ngô Nhu sở vị vô thanh vô xú; Thích tri sở vị Vy âm vương

Tính mệnh Khuê chỉ quyển Hanh trang 9

Thái Hư vô tượng, Thái cực vô danh.

Âm Phù Kinh chú

[13] Tính mệnh khuê chỉ quyển Nguyên trang 2

[14] Tính mệnh khuê chỉ trang 8

[15] Dĩ vi Vô, chí linh, chí thần, vị thường vô dã. Tính mệnh Khuê chỉ quyển Nguyên trang 10b

[16] Tu chân biện nạn hậu biên trang 15b

[17] Ib. 15b

[18] Ib. 16a

[19] Ib. 16a

[20] Tu chân biện nạn hậu biên trang 15b

[21] Ib. Tiền biên trang 6a

[22] Ib. Tiền biên trang 6a

[23] Thái nhất kim hoa tông chỉ trang 11

[24] Cf. Chu Dịch Xiển Chân trang 16

[25] Cf. Chu Dịch Xiển Chân trang 5 và 6

[26] Cf. Chu Dịch Xiển Chân trang 15

[27] Cf. Chu Dịch Xiển Chân trang 5b

[28] Ib. trang 2b

[29] Tựu chính lục trang 1a

[30] Tính mệnh khuê chỉ quyển Hanh trang 9, 9a, 9b, 10 

[31] Tính mệnh khuê chỉ quyển Hanh trang 9a

[32] Ib. 10a

[33] Ib. 8b

[34] Ib. trang 8b

[35] Ib. 9a

[36] Ib. 9a

[37] Bài Ca của Lý Đạo Thuần Vô Nhất.

Cf. Tính mệnh khuê chỉ Hanh trang 11

[38] Tính mệnh khuê chỉ quyển Hanh trang 11b

[39] Tính mệnh khuê chỉ quyển Hanh trang 11b

[40] Tính mệnh khuê chỉ quyển Hanh trang 10b

[41] Tính mệnh khuê chỉ quyển Hanh trang 5a

[42] Lão Tử Đạo đức kinh chương I

[43] Luận Ngữ Dương Hóa XVIII câu 18

[44] Thiên địa linh căn

[45] Tính mệnh khuê chỉ quyển Hanh trang 9a

[46] Tính mệnh khuê chỉ quyển Hanh trang 11

[47] Thiên hạ đồng qui nhi thù đồ (Hệ từ hạ)

[48] (Nhu vị chi Nhân, diệc viết Vô cực. Thích vi chi châu diệc viết viên minh. Đạo vi chi đơn, diệc viết linh quang) (Tính mệnh Khuê Chỉ Hanh trang 9a)

[49] Nhất nhi phi Trung tắc phi thánh nhân chi sở vị

Ib. 1a

[50] Nhiên sở vị tiên thiên khí giả, vi tiên ư thiên nhi hữu, vô hình chi khí năng sinh hữu hình chi thiên thị thiên địa chi tiên thiên dã. Tức thị năng sinh hữu hình chi ngã giả sinh ngã chi tiên thiên dã.

Tiên thiên chính lý trực luận trang 18b

[51] Ib. Q. 7 trang 5b

[52] TMPQ Q. 7 trang 5b

[53] TMPQ Q. VII trang 5b

[54] Ib. trang 5b

[55] ... Parfaite univocité de la déité et cette partie «incréée» de l'âme Maître Eckhart Traités et Sermons page 14

[56] Hiện đại đạo gia tu luyện bảo điển trang 81

[57] Thể vật nhi bất ly

Trung Dung

[58] Thái nhất kim hoa tông chỉ trang 15a

[59] Hoàng trung thông lý, Chính vị cư thể Dịch Kinh. Văn Ngôn Hào Lục Ngũ quẻ Khôn

[60] Trương tam Phong vân:

 Chân tâm hạo hạo vô cùng cực, vô hạn thần tiên tòng lý xuất

TMKC Hanh 5a

[61] TMKC (Tính Mệnh Khuê Chỉ) Hanh 5a

[62] Tựu chính lục trang 3b

[63] TMPQ(Tính Mệnh Pháp Quyết) Quyển 16 trang 1a

[64] Cf. Lilian Silburn Instant et cause p. 44; 45

Le retour à l'intemporel originaire est sensible dans l'hymne II, 1, 4 5 de l'Atharva Véda: Agni, le feu terrestre et solaire le premier né de l'agencement recoit de ce fait le nom de dhasyu « celui qui cherche sa place», la fondement stable (dhama), et cette place est la matrice (yoni): «j'ai entouré tous les mondes pour voir la trame tendue de l'agencement; c'est là où les dieux, quand ils ont atteint l'immortalité se sont mis en marche vers leur matrice commune (yoni)

[65] «L'être qui est dans son essence la lumière et vie de tout, qui est conscient du monde, c'est Brahma».

(Tagore). Cf. J. Murphy Origines et Histoire des religions page 311

[66] «Il nous appartient... de réaliser la Personne qui est au coeur de tout au moyen de la conscience émancipée de notre propre personnalité»

(Tagere). Cf. J. Murphy Originnes et Histoire des religions page 311

[67] Selon les Kabbalistes, il y a dix attributs fondamentaux de Dieu, qui sont aussi les dix étages à travers lesquels va et vient la vie divine...

 Le Dieu caché, En sof, se manifeste lui même aux Kabbalistes sous dix aspects différents qui comprennent une variété infinie d'ombres et de degrés...

 D'abord un monde premier le plus profondément caché, qui demeure imperceptible et inintelligible à tout sauf à Dieu, le monde de l'En sof; et secondement un monde placé au dessous du premier qui rend possible de connaître Dieu et dont la Bible dit: ouvret les portes, afin que je puisse entrer.

G.G. Scholem. M. J. 224 225

[68] J. Murphy O.H.R. page 302

[69] ... «Mon Atman, est l'Atman universel», «Un et indivisé». La conséquence immédiate de cette conviction élargie fut nécessairement une vive conscience de l'élevation au dessus de toutes conditions purement phénoménales, de la communauté de vie, et de privilège avec Dieu, et une inébranlable conviction d'être délivré de la transmigration et de toutes ses chaînes...

Cf. J. Murphy OHR. page 288

[70]... La semence de Dieu est en nous... La graine du poirier croît et devient poirier, la graine du noyer croît et devient noyer; c'est la semence de Dieu qui monte vers Dieu... Mais Origène, un grand docteur nous dit:» Comme c'est Dieu lui même qui a semé en nous cette semence, qui l'a imprimée en nous et nous l'a rendue connaturelle, on peut bien la couvrir et la cacher, mais jamais la détruire totalement ni l'éteindre; elle continue sans arrêt de brôler et de briller, de luire et de resplendir, et sans cess elle tend à s'élever vers Dieu Maître Eckhart Traités et Sermons page 10b

[71] Le Dieu qui s'unit à cette pointe de l'âme, comme l'Un néo platonicien, n'est ni ici, ni maintenant, ni ceci. Illimité, indéterminé, on peut l'appeler non être parce qu'il échappe par transcendance à toute détermination et c'est en ce sens qu'on parlera d'unc «identité de néant entre ce Dieu et l'âme intelligente!»

Maître Eckhart Traités et Sermons page 16

[72] Trang tử Nam Hoa Kinh Chương II 

[73] TMKC Hanh trang 5a

[74] Dieu est sans voile et sans contrainte dans l'âme pure de l'homme noble. Maître Eckhart Traité et Sermons page 109.

[75] Cf. Thái cực quyền bổng đồ thuyết trang 83.

[76] Các nhà huyền học Hồi giáo gọi thế là tìm ra «bản tính thiên chân» (La pure essence divine) tách tuyệt đối ra khỏi tương đối (extraire l'Absolu du contingent)

Cf. Essai sur les origines du lexique technique de la mystique musulmane của Louis Massignon trang 77 và 306.

[77] Les yeux de mon âme furent ouverts et je vis la plénitude de Dieu en laquelle était inclu le monde entier, ce monde ci et celui qui est au delà des mers, l'abîme et l'océan et tout ce qui existe. En toutes ces choses, je ne voyais rien que la puissance divine et cela d'une manière que je ne puis décrire, si bien que dans l'excès de son émerveillement, mon âme s'écrie d'un voix forte: « ce monde est plein de Dieu!»

Angela du Foligno cité par E. Underhill, Mysticism p. 252 Senard Le Zodiaque page 436

[78] Cf. TMKC Hanh trang 11a. Quyển Nguyên trang 7b 8a

 Hanh 8b. Thượng phẩm đơn phát tiết thứ trang 2.

[79] TM. Pháp quyết quyển 7 trang 3

[80] Ib. 6a

[81] Ib. trang 6a

[82] Ib. trang 6b

[83] Vô dư vô khiếm

[84] TMPQ Quyển 7 trang 6

[88] Maître Eckhart Traités et Sermons Introduction page 16

[89] Người xưa cho rằng đất cách trời 84,000 dậm

[90] Đó là những con số trong Hà Đồ, Lạc Thư.

[91] TMPQ Quyển 7 trang 6b

[92] Ib.

[93] Tiện thị nhận thức phụ mẫu vị sinh ngã thân chi tiên, bản lai diện mục hĩ.  Ib.

Bản lai diện mục thị Chân Như

Xá Lợi quang trung nhận thức cừ.

Vạn kiếp mê đầu kim thủy ngộ,

Phương tri tự tính thị Văn Thù.

TMPQ Quyển 16 trang 7b

[94]Tựu chính lục trang 3b

[95] Liêu Dương Điện vấn đáp thiên đệ nhất thiên, trang 7b

[96] Liêu Dương Điện vấn đáp thiên trang 7b

[97] Ib. 7b

[98] Bảo chi bí chi, vạn thánh hàm khâm. -- Ib. 7b

Bộ tiêu hán hề đăng thiên quan

Thái nhất Kim hoa Khuyến thế ca, trang 15

[99] Sao Kiểu đỗng chương quyển thượng, trang 50 51.


Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4 | phụ lục 1  2  | STK