ĐẠO ĐỨC KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

khảo luận & bình dịch

» mục lục » khảo luận

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

81

CHƯƠNG 35

NHÂN ĐỨC

仁 德

Hán văn:

執 大 象, 天 下 往. 而 不 害. 安 平 泰. 樂 與 餌, 過 客 止. 道 之 出 口, 淡 乎 其 無 味. 視 之 而 不 足 見, 聽 之 而 不 足 聞. 用 之 不 可 既.

Phiên âm:

1. Chấp đại tượng,[1] thiên hạ vãng. Vãng nhi bất hại. An bình thái.

2. Nhạc dữ nhị,[2] quá khách chỉ. Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ kỳ vô vị. Thị chi nhi bất túc kiến, thính chi nhi bất túc văn. Dụng chi bất khả ký.

Dịch xuôi:

1. Thánh nhân cầm gương lớn, cho thiên hạ theo. Theo mà chẳng hại, lại an ổn, thanh bình.

2. Nhã nhạc, cỗ bàn khi khách về rồi thời hết.[3] Đạo ra khỏi miệng thời nhạt nhẽo như thể là vô vi, không đáng xem, không đáng nghe, nhưng đem dùng thì vô tận.

Dịch thơ:

1. Đấng thánh nhân là gương trong trẻo,

Soi Đạo trời cho mọi người theo,

Ai theo nào hại đâu nào,

Lại còn an lạc, ra vào thái khang.

2. Bao nhã nhạc cỗ bàn yến ẩm,

Khách đi rồi vắng lặng như không.

Đạo Trời ra khỏi tấc lòng,

Nói ra ngoài miệng, nhạt không, nhạt phèo.

Để mắt nhìn, như chiều chẳng xứng,

Lắng tai nghe ngỡ chẳng đáng nghe,

Nhưng đem dùng thật thỏa thuê.

Muôn nghìn ứng dụng chẳng hề có vơi.

BÌNH GIẢNG

Đấng thánh nhân là hiện thân của Trời, cho nên đời sống của người là gương mẫu cho thiên hạ. Thiên hạ mà theo các ngài thì chỉ có lợi, chứ không có hại, lợi vì tâm hồn sẽ trở nên sảng khoái, thư thái, an nhiên.

Tuy nhiên, thánh nhân không thể nào mô tả lại cho thiên hạ hết mọi trạng thái nội tâm của mình khi đã đắc Đạo, cũng như không thể mô tả được hết mọi kỳ thú của Đạo. Vì thế cho nên, chính mình chúng ta phải chứng nghiệm lại những điều cổ nhân đã nói, phải thực hiện lại những trạng thái tâm thần mà cổ nhân đã qua, nếu không thì Đạo sẽ trở nên vô vị.

Trang Tử trong thiên Thiên đạo đã cho rằng: «Sách vở của thánh nhân xưa truyền lại chỉ là những cặn bã của tư tưởng họ mà thôi.» [4]

Thực vậy, đọc sách thánh hiền thì thiếu gì người đọc, nhưng sống đời của thánh hiền thì xưa nay đã mấy ai.

Trang tử cũng cho rằng: «Đạo bất khả tư nghị, nên nói hay viết gì về Đạo cũng đều bất xứng. Hỏi, thưa, bàn luận về Đạo, tất cả đều vô nghĩa. Còn luẩn quẩn trong vòng đó, thời chưa thể nào thoát phàm, nhập thánh được.» [5]


[1] Tượng : hình trạng; gương mẫu, phép tắc.

[2] Nhị : đồ ăn.

[3] Các bản khác thường dịch: Nhã nhạc và cỗ bàn khiến cho khách đi đường dừng lại.

[4] Xem Trang tử Nam Hoa kinh, Thiên đạo (chương 13) đoạn H.

[5] Xem Trang tử Nam Hoa kinh, Trí Bắc Du (ch. 22) đoạn H.