ĐẠO ĐỨC KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

khảo luận & bình dịch

» mục lục » khảo luận

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

81

CHƯƠNG 59

THỦ ĐẠO

守 道

Hán văn:

治 人, 事 天 莫 若 嗇. 夫 惟 嗇 是 謂 早 服, 早 服 謂 之 重 積 德. 重 積 德 則 無 不 克. 無 不 克 則 莫 知 其 極. 莫 知 其 極, 可 以 有 國. 有 國之 母 可 以 長 久. 是 謂 深 根 固 蒂, 長 生 久 視 之 道.

Phiên âm:

1. Trị nhân, sự Thiên mạc nhược sắc.[1]

2. Phù duy sắc thị vị tảo phục,[2] tảo phục vị chi trọng tích đức. Trọng tích đức tắc vô bất khắc. Vô bất khắc tắc mạc tri kỳ cực. Mạc tri kỳ cực, khả dĩ hữu quốc.

3. Hữu quốc chi mẫu [3] khả dĩ trường cửu. Thị vị thâm căn cố đế, trường sinh, cửu thị chi đạo.

Dịch xuôi:

1. Trị người thờ trời, không gì bằng tiết độ.

2. Tiết độ là việc phải lo trước tiên; lo việc ấy trước tiên sẽ tích đức, tích đức cao dày sẽ lướt thắng được mọi sự, sẽ siêu việt. Siêu việt sẽ được nước (Trời).

3. Được căn cơ trời đất, nên có thể trường cửu. Thế cho nên gọi là ăn rễ sâu, mọc rễ chắc, đó là đạo trường sinh cửu thị.

Dịch thơ:

1. Trị người mà cũng thờ Trời,

Chi bằng tiết độ, chớ lơi tinh thần.

2. Biết điều tiết độ là cần,

Rồi ra đức hạnh sẽ dần cao thêm.

Đức cao vạn sự sẽ nên,

Đã nên vạn thắng, vô biên ai tày.

3. Thênh thang muôn dặm trời mây,

Nước trời đã nắm trong tay rành rành.

Giàu sang có cả Khuôn xanh,

Cửu trường muôn kiếp đã đành là ta.

Thế là ăn rễ sâu xa,

Thế là cửu thị, thế là trường sinh.

BÌNH GIẢNG

Chương này dạy ta phương pháp thực hiện trường sinh. Muốn trường sinh, không được phí phao tâm thần, không được trục vật, mà phải giữ cho vẹn toàn thiên lý, giữ cho tâm đức được thuần túy.

Khử hết nhân dục, giữ vẹn thiên lý, thực hiện tinh hoa, thực hiện bản thể, con người dần dần sẽ có đạo cao đức trọng, sẽ đạt Đạo, đạt Thiên. Đạt Đạo, đạt Thiên sẽ được trường sinh, cửu thị.

Tống Long Uyên bình: «Nếu con người biết tiết độ, để lập căn bản; cố gắng tích đức; cố gắng tiêu trừ những gì tư tà, dục vọng nơi thân; cố gắng phục hồi thiên đức nơi thân; giữ vẹn được Huyền Tẫn, tức là căn cơ trời đất nơi thân; giữ vẹn được Cốc thần, tức là nguồn mạch trường sinh nơi thân thì sẽ làm cho tà ma lục tặc không thể phát sinh, làm cho vạn duyên không còn thao túng được; như vậy nước trời trong con người sẽ được thanh tĩnh, vững vàng và như vậy con người sẽ thực hiện được đạo trường sinh cửu thị.» [4]


[1] Sắc : tiết độ.

[2] Tảo phục 早 服: mối lo đầu tiên.

[3] Mẫu : có người giải là sự tiết độ; có người cho đó là Đạo.

[4] Nhân năng dĩ kiệm sắc lập bản, dĩ tích đức vi tâm. Thân trung chi tư vọng, vô bất khắc tận. Thân trung chi thiên đức, vô bất tảo phục. Huyền Tẫn chi môn tức thị thân trung thiên địa chi căn. Cốc thần bất tử tức thị thân trung trường sinh chi mẫu. Thủ thử Huyền Tẫn tiện thị thâm căn cố đế. Luyện thử Cốc thần tiện thị sự thiên trị nhân. Chung nhật miên miên tiện thị trọng tích kỳ đức. Nhân ngã tương vong tiện thị mạc tri kỳ cực. Quả năng như thị, cẩn kỳ nội, bất sinh lục tặc chi ma; phòng kỳ ngoại, bất nhập vạn duyên chi hóa. Thân trung chi quốc thổ, vị hữu bất thanh tĩnh. Thân trung chi quốc vận, vị hữu bất du cửu giả. Ngã chi tính thiên, khởi phi hữu quốc chi quân hồ. Luyện tựu toàn thân nhi bất sinh bất diệt, tu thành đạo thể, nhi vô cực, vô cùng, khởi phi trường sinh cửu thị chi đạo hồ. 人 能 以 儉 嗇 立 本, 以 積 德 為 心. 身 中 之 私 妄, 無 不 克 盡. 身 中 之 天 德 無 不 早 服. 玄 牝 之 門 即 是 身 中 天 地 之 根. 谷 神 不 死 即 是 身 中 長 生之 母. 守 此 玄 牝 便 是 深 根 固 蒂. 鍊 此 谷 神 便 是 事 天 治 人. 終 日 綿 綿 便 是 重 積 其 德. 人 我 相 忘 便 是 莫 知 其 極. 果 能 如 是, 謹 其 內, 不 生 六 賊 之 魔; 其 外, 不 入 萬 緣 之 化. 身 中 之 國 土 未 有不 清 靜. 身 中 之 國 運 未 有 不 攸 久 者. 我之 性 天 豈 非 有 國 之 君 乎. 煉 就 全 身而 不 生不 滅, 修 成 道 體, 而 無 極, 無 窮, 豈 非 長 生 久 視 之 道 乎? Sđd, tr. 38.