TRUNG DUNG TÂN KHẢO

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

QUYỂN I: TRUNG DUNG KHẢO LUẬN

» Mục lục » Chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16


Chương 13

SỬ QUAN THEO TRUNG DUNG VÀ DỊCH LÝ

 

Con người cần được đặt lại vào trung tâm vũ trụ, điểm xuất phát của con người. Xưa khi trình độ hiểu biết còn thấp kém, con người đã xa lìa, thì nay, trong tay sẵn có những kiến thức mới về không gian con người cần phải quay về trung tâm điểm ấy.[1]

N ghiên cứu Trung Dung và Dịch lý, chúng ta có thể tìm ra một sử quan mới mẻ.

Xưa nay, nhiều người vì có quan niệm «tĩnh» về vũ trụ, nên cho rằng con người, đời nào cũng giống đời nào sinh ra là để chịu khổ sở gian truân, ngõ hầu đền bù những tội ác xa xăm và hiện tại; cho đời là bể khổ, đầy châu lệ, chỉ muốn thoát ly đời; cho xác thân là thù địch; cố dày vò thân xác để được coi là nhân là đức; cúi đầu chịu mọi sự gian nan thống khổ, coi đó là những hình phạt của thần thánh; suốt đời nơm nớp lo âu, khẩn cầu thần nọ thánh kia hộ trì cho mình siêu thoát, một khi nước mắt tắt hơi.

Một quan niệm như vậy dĩ nhiên làm mất hết vẻ hiên ngang và hùng khí của con người, coi con người như một thứ đồ chơi để thần minh tha hồ dập vùi theo ý thích, thương thì để nguyên, giận lên thì phá phách cho tan tác thành tro bụi, coi lịch sử như đã đi đến tuyệt đích không còn gì để diễn tiến nữa; tô vàng son cho một dĩ vãng mình không tham dự; oán than chê bai cuộc sống hiện tại, cho rằng chẳng mấy huy hoàng…

Nhưng, nếu ta có một cái nhìn bao quát cởi mở hơn, nếu ta có một quan niệm «động» về lịch sử, ta sẽ thấy con người thực ra, đã, đang, và còn, sẽ tạo cho mình một lịch sử rất ly kỳ, lắm truân chuyên, nhưng cũng lắm vinh quang. Trên thực tế, con người luôn luôn tiến hóa ấy.

Nói đến tiến hóa, tức là phải nói đến chiều hướng và mục phiêu của cuộc tiến hóa đó. Cho nên đề cập sử quan nhân loại, là đề cập chiều hướng tiến hóa của nhân loại, những giai đoạn dĩ vãng và tương lai trên con đường tiến hóa ấy, cũng như mục đích và kết quả của công cuộc tiến hóa ấy.

Trung Dung đã cho ta biết căn bản của nhân quần, thì cũng chỉ luôn cho ta biết mục phiêu của nhân loại. Đâu là căn bản vũ trụ, nhân quần? Trung điểm, Trời ! Đâu là mục phiêu của nhân loại của quần sinh? Cũng vẫn là Trời là trung điểm !

Vòng Dịch Phục Hi sẽ cho ta biết các chặng đường tiến hóa của nhân loại, từ ban sơ cho tới chung cuộc. Dịch Văn Vương phơi bày cho ta thấy cùng một lúc mọi giá trị của đất Trời.[2]

Ta thường thấy, trong Kinh Dịch, 64 quẻ xếp theo hình vuông, lồng trong 64 quẻ xếp theo hình tròn. Hình vuông tượng trưng cho không gian, cho các giá trị phô diễn đồng thời trong không gian. Hình tròn tượng trưng cho thời gian, cho các giá trị phô diễn liên tiếp trong thời gian.[3] Dịch là phản ảnh cuộc đời. Cho nên ta cứ việc nhìn bao quát các nếp sống của cá nhân và đoàn thể diễn ra cùng một lúc trong không gian hoàn vũ, là ta có thể suy ra được các lớp lang lịch sử của nhân loại liên tục diễn tiến trong thời gian….

Thực ra, vấn đề chiều hướng và giai đoạn của lịch sử không phải là một vấn đề mới mẻ.

Auguste Comte (1798-1857) trước đây, đã tìm ra ba giai đoạn của lịch sử:

1. Trạng thái thần quyền (état théologique).

2. Trạng thái siêu hình (état métaphysique).

3. Trạng thái thực tiễn (état positif).

Nhưng, ta thấy quan niệm trên chỉ cho ta biết dĩ vãng và một phần nào hiện tại, còn tương lai vẫn chìm đắm trong mơ hồ, bí ẩn.

Dựa vào Dịch và Trung Dung ta có thể tìm ra một chu kỳ lịch sử mênh mông bát ngát hơn nhiều.

Chúng ta, đại khái, có thể phác họa chu kỳ lịch sử nhân loại bằng chín giai đoạn sau:[4]

1. Giai đoạn thần quyền (Tốn)

2. Giai đoạn siêu hình (Khảm)

3. Giai đoạn thực tiễn (Cấn)

4. Giai đoạn vật chất (Khôn)

5. Giai đoạn giác ngộ (Chấn)

6. Giai đoạn nhân đạo (Ly)

7. Giai đoạn nghệ thuật đạo đức (Đoài)

8. Giai đoạn thiên đạo (Càn)

9. Giai đoạn toàn thiện toàn mỹ. (Giai đoạn huyền đồng, Thái cực)[5]

Chu kỳ lịch sử nhân loại khó ước lượng được là bao nhiêu năm. Thiệu Khang Tiết cho là 129.600 năm (360 x 360).[6]

Đã là diễn tiến của lịch sử cũng như của con người đều theo định luật doanh hư, tiêu tức, vãng lai, tiến thoái của đất Trời.

Trong nửa chu kỳ đầu, tinh thần dần dần suy, vật chất dần dà thịnh. Trong nửa chu kỳ sau, vật chất dần dà suy, tinh thần dần dà thịnh.[7] 

Lẽ âm dương tiêu trưởng trong các học thuyết Âu Á 

Nhịp điệu thăng trầm suy thịnh của lịch sử nhân loại cũng được áp dụng trong khúc hòa ca của vũ trụ và vạn vật.[8] 

Lẽ âm dương tiêu tức vãng lai trong hoàn võ và trong con người 

Đó là diễn tiến theo hai chiều âm dương của vòng Dịch.[9]

Dựa trên những hiện tượng lịch sử, thì nhân loại mới đang đi giữa giai đoạn thực tiễn và giai đoạn vật chất. Nghĩa là con đường tiến hóa của nhân loại còn xa lắc, xa lơ, tương lai nhân loại còn muôn vàn rực rỡ.

Con người còn phải lao lung vất vả, còn phải suy tư, lao tác, còn phải khám phá, còn phải khám phá, còn phải đào thải, còn phải lọc lõi nhiều mới tiến tới vinh quang được.

Đi đến hết giai đoạn vật chất, con người sẽ đi đến chỗ bế tắc, đến đầu đường; muốn khỏi tiêu diệt, tất nhiên phải quay lưng lại vật chất mà hướng về phía tinh thần, thế là Phục sinh, (Régénération Palingénésie), là Hồi phục (conversion). Dịch gọi thế là «Cùng tắc thông,» hay «cùng tắc biến».

Đi vào con đường vật chất tức là đi vào con đường trụy lạc, sa đọa tinh thần (dégénération, chute). Đi vào con đường tinh thần, là đi vào con đường giải thoát, phục sinh (rédemption, salut, régération).

Cổ nhân đã xác định thời kỳ hồi phục của con người. Thời kỳ ấy chính là thời kỳ đen tối nhất của nhân loại, tượng trưng bằng giờ Tý (nửa đêm); và bằng quẻ Khôn (hoàn toàn vật chất).[10]

Nhưng giữa tăm tối, ánh sáng sẽ hiện ra, giữa chết chóc sự tái sinh sẽ mầm mống; sau thời kỳ vật chất vô thần, con người sẽ hồi hướng và quay trở về với giá trị tinh thần.

Sự sinh lại ấy, người xưa ví như là con người được thai nghén lại một lần nữa, vì thế dùng chữ Tý   (Tý= Tử =Con), chữ Nhâm (đồng âm với chữ Nhâm  có mang), chữ Thai để chỉ thời kỳ đó.[11]

Chu kỳ lịch sử tiên đoán bằng các Vòng Dịch, Can chi, và Trường sinh

Thời kỳ ấy là thời kỳ «Hồi Phục», vì nhân loại đã thấy được «thiên địa chi tâm».[12]

Theo sử quan này, thì con người mới đầu dĩ nhiên là phải gian truân, phải phong trần (Cấu = Phong trần), nhưng đến chung cuộc, sẽ được hiển vinh hạnh phúc (Càn = Trời, Đế Vương ; Bính đinh = Sáng sủa, rực rỡ, v.v.)[13] để rồi vào yên nghỉ trong Trung cung, trong Thái cực, Hoàng cực..

Mỗi cá nhân cũng phải đi theo đúng con đường đã vạch cho nhân loại và hoàn võ, nhưng tùy sự hiểu biết, tùy theo tốc độ của trí tuệ, tùy theo công phu tu luyện, thời gian trên trở nên co giãn vô hạn định:[14]

Vì:

- 129.600 cũng là một chu kỳ.

- 25.920 cũng là một chu kỳ.[15]

- Một năm cũng là một chu kỳ.

- Một tháng cũng là một chu kỳ.

- Một ngày cũng là một chu kỳ.

- Một hô một hấp cũng là một chu kỳ.

- Một chớp mắt cũng là một chu kỳ (vì cũng gồm hai chiều âm dương, động tĩnh, hạp tịch của Trời đất.)[16]

Con đường thăng trầm, gian lao ấy tức là con đường định mệnh của nhân loại. Theo từ ngữ Ấn Độ thì đấy là duyên nghiệp, duyên kiếp của con người (Karma). Tìm ra được vòng duyên nghiệp ấy mới biết đâu là con đường giải thoát…[17]

Mỗi giai đoạn lại cho con người trông thấy một khía cạnh của toàn thể bao la, mỗi giai đoạn lại làm cho con người giàu có thêm về một loại tư tưởng, lại khoác cho con người một bộ mặt mới.

Suy rộng ra, như trái đất có lúc xa lúc gần mặt trời, thì nhân loại cũng có lúc xa lúc gần Thượng đế, nhưng vòng tiến hóa con người đã vạch sẵn từ muôn thuở, cũng như vòng chu luân của trái đất và các vì sao đã được vạch sẵn khi chúng vừa được tạo dựng nên.

Thế tức là:

«Người tận thế, đất sét xưa nặn lại,

Hạt trường sinh gieo từ buổi hỗn mang,

Ngày khai thiên, Trời đã chép kỹ càng,

Toàn lịch sử của muôn nghìn thời đại [18]

Con người sinh ra đời, cần phải phát huy mọi khả năng của mình, thực hiện mọi giá trị tiềm ẩn trong mình, và chỉ được dừng chân đứng lại khi đã đạt mức chí thành, chí thiện[19] khi đã thoát mọi tình tướng, danh sắc hiện tượng bên ngoài, trở về được với hư vô, Diệu hữu,[20] vì mục đích của nhân loại cũng như của cá nhân là đạt tới toàn thể.

Nói tóm lại, Trung Dung, trung điểm vừa là khởi điểm vừa là cùng đích con người (alpha et omega), còn vòng Dịch với các hào quái tượng trưng cho sự thăng trầm, suy thịnh và các giai đoạn lịch sử con người.

 


CHÚ THÍCH

[1] Man must be put back at the center of the universe, when he once began, and from which he fell away at the beginnings of knowledges of space at hand. (Ray Bradbury – Remembrances of things future.)

[2] Thiên tôn địa ti, càn khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần, quí tiện vị hĩ. 天 尊 地 卑, 乾 坤 定 矣. 卑 高 已 陳, 貴 賤 位 矣 (Dịch – Hệ từ thượng)

[3] L’ordre des successions concrétise le temps;

L’ordre des coexistences concrétise l’espace..

Occultisme et Magie en Extrême-Orient, p.91

... Donc, ce qui est simultané dans l’espace sera successif dans le temps. Ainsi l’espace et le temps sont convertible. (Postulat de l’auteur)

[4] Sử quan này dựa trên sự khảo sát các Đồ Dịch và hai định lý sau của tác giả:

a/. Cuộc đời của cá nhân lý tưởng tương ứng với lịch sử nhân loại.

b/. Các mẫu người cùng có trong không gian, sẽ diễn ra liên tiếp trong thời gian. (Ce qui est simultané dans l’espace, sera successif dans le temps)

... Cũng có thể chia chu kỳ lịch sử làm 13 thời kỳ như sau Cấu, Độn, Bĩ, Quan, Bác, Khôn, Phục, Lâm, Thái, Đại tráng, Quải, Càn và Thái cực.

[5] Cf. André Towianski, cité par Illan de Casa Fuerte, La Religion essentielle, p.222:... Les époques chrétiennes futures, quand les lois du Christ seront de plus en plus connues et appliquées, verront l’homme s’allumer en lui, toujours plus fréquemment, le feu de Jésus Christ; grâce à la force de ce feu, il s’élèvera, il se sanctifiera, et les bienfaits de Dieu descendront toujours plus abondamment sur la terre, jusqu’à ce que, durant la dernière période, et conformément à l’exemple suprême donné par Jésus Christ, le but terminal de l’homme sera atteint: l’accomplissement du Verbe de Dieu, la victoire complète sur le mal, la vie totale du Royaume céleste réalisée par l’homme sur la terre…

[6] Các triết gia Ấn Độ phỏng định một chu kỳ lịch sử nhân loại là:

4.320.000 năm (12000x360=1 ngày Brahma) chia thành bốn thời đại:

a/ Krita-Yuga (thời đại vàng) 1.728.000 năm.

b/ Treta-Yuga (thời đại bạc) 1.296.000 năm.

c/ Dwapara-Yuga (thời đại đồng đen) 864.000 năm.

d/ Kaliyuga (thời đại sắt) 432.000 năm.

Theo tỷ lệ: 4/10 + 3/10 + 2/10 + 1/10 = 10/10 =1

Cf. Louis Chochod, Occultisme et Magie en Extrême-Orient, p.119.

Chu kỳ lịch sử nhân loại, khác với chu kỳ lịch sử vũ trụ: Một chu kỳ sau theo triết gia Ấn Độ là 4.320.000.000 năm (ibid., tr.129)-- (Xem thêm Raoul Auclair, Le Livre des Cycles, p.232; và Doctrine Secrète III 83 85; và A.E. Powell, Le système solaire, p.113)

[7] Cf. F. Tomlin, Les Grands Philosophes de l’Occident, p.210:

… Il (Fichte) affirme aussi que le but de l’humanité est la réalisation du moi. La chose en soi n’est pas inconnaissable; c’est notre propre ego, notre moi idéal. Prendre conscience de soi-même, c’est devenir libre. Mais la liberté ne s’atteint pas sans lutte, sans oppositon, sans conquête: le moi atteint donc la liberté en surmontant tout ce qui n’est pas lui-même – le non-moi, en fait, qu’il creé afin d’engager la lutte. Ce non-moi, c’est l’apparence, ce sont les phénomènes; et tandis que l’entendement perçoit le monde des phénomènes, concourt à le construire, la Volonté ou moi l’utilise, comme un ponton, improvisé pour découvrir la vérité qui se trouve au-delà. Agissante chez l’individu, cette dialectique l’est aussi dans la société, et vraiment, dans tout le cours de l’histoire. L’histoire n’est que histoire de la liberté, de la lute de l’homme pour la libération, l’histoire des vicissitudes de la liberté…

[8] Xem các đồ bản trang sau.

Cf. Ernest d’Aster, Histoire de la philosophie, p.124:

Origène: La création du monde, dans le temps, devient une creation éternelle qui, déjà, par ce changement, se rapproche fortement d’une émanation; derrière le Dieu fait Homme à une époque du monde, il (Origène) montre le Logos qui sort éternellement de Dieu; et pour les âmes elles-mêmes, il admet la préexistence.

… Par le retour de tous les êtres en Dieu, s’achève par conséquent un circuit – mais qui recommence et se renouvelle dans l’Eternité…

Grégoire de Nysse (né à Césarée en Cappodoce vers 335):

… Chez lui (Grégoire de Nysse) aussi, à la fin du mouvement circulaire, tous les êtres reviennent à Dieu…

Trông bao quát vòng lịch sử này, rồi đem áp dụng nó vào từng trường hợp mỗi quốc gia, các nhà chính trị có thể tùy thời mà thay đổi trọng tâm hoạt động để làm sao cho dân nước được sinh hoạt đều hòa, hạnh phúc. Khi dân chúng đói khổ, thì trọng tâm là khuếch trương canh nông kỹ nghệ, khi dân chúng yếu hèn, thì phải lo chấn chỉnh võ bị ngoại giao, khi dân chúng no đủ thì phải lo chấn hưng đạo đức, khuyến khích thuần phong mỹ tục, cổ vũ văn hóa tư tưởng cốt sao cho dân khỏi sa đọa vào vòng ăn chơi trụy lạc, tóm lại một quốc gia, cũng như một con người nó cũng có lúc sinh lúc trưởng, lúc mạnh lúc đau, lúc vinh lúc nhục, lúc sang lúc hèn, cái khóe của nhà cầm quyền là phải đoán xem nước mình đang ở giai đoạn nào trên con đường tiến hóa để tùy thời mà xử sự, tùy cơ mà ứng biến…

[9] … Et c’est le même mystère que celui de l’Involution et de l’Evolution, de l’Incarnation cosmique et de la rédemption universelle, ces deux versants conjugués du Cercle du Devenir.

(Raoul Anclair, Le livre des Cycles, p.238)

… Le temps éternel et indestructible comme la matière se divise en deux périodes: Utsarpini et l’Avasarpini.

Selon les Djaïns, l’Utsarpini est la période ascendante et l’Avasarpini la période descendante de la durée. (Louis Chochod, Occultisme et Magie en Extrême-Orient)

… Phase de négativation (phase descendante): oui devient non-phase de positivation (phase ascendante): non devient oui.

Cf. Dr Jean Choain, La voie rationnelle de la médecine Chinoise.

… Le demi-cercle de gauche, représente l’ascension du soleil, le demi-cercle de droite la descente (Inn). Autrement dit, à gauche, le soleil va du Inn au Iang (le Iang monte et Inn descend); c’est la barque de Rà ascendant (mandjit) – à droite, il va «du Iang au Inn (le Iang descend et Inn monte). C’est la barque de Rà descendant (Sektet). (Ibid., p.125)

[10] Lúc ấy cũng là lúc con người tận dụng được vật chất (chí dụng).

[11] Xem các đồ bản trang sau.

1. Vòng tuần hoàn vạn vật theo thập nhị chi:

Vạn vật khóac hình hài, có mùi vị ( = ), thân thể ( = 身也, 物 體 皆 成). Dần dà, lại thâu súc, thu liễm ( = 緧 縮 ), bị khắc sát, tàn vong = 刻 殺. 陰 氣 刻 殺 萬 物 ). Sau đó lại thai dưỡng ( = 而 為 子 ), lọt lòng ra ( = ). Khai triển, diễn tiến = ), tốt đẹp ( = ), phấn chấn ( = , 萬 物 盡 震 而 長 ), vươn mãi lên ( = , 物 畢 盡 而 起 ) đến chỗ trưởng đại ( = 大 長 ).

2. Vòng tuần hoàn vạn vật theo thập can:

Vạn vật canh tân ( = 更 也. = 新 也 ) Rồi bế tàng, hoài thai, manh nha ( = 任 妊; = 揆 然 萌 芽 ). Rồi thoát khỏi vỏ, mà vươn lên ( =解 莩 甲 而 出. = ). Rồi sáng sủa rực rỡ (丙 丁 = 炳 然 著 現 ). Chung cuộc sẽ tốt đẹp, thành tựu. ( = . = )

(Cf. Uyên hải tử bình, Cẩm Chương thư cục, Hương Cảng.) Cf. Maître Eckart cité par Illan de Casa Fuerte, La Religion essentielle, p.143: «Dieu avec toi» c’est alors qu’a lieu la naissance. Phục, kỳ kiến thiên địa chi tâm hồ. (Dịch Kinh Phục quái)

[12] Phục quái. Dịch Kinh.

[13] Xem các đồ bản trang trước.

[14] … Cố năng niên trung thủ nguyệt, nguyệt trung thủ nhật, nhật trung thủ thời, thời trung thủ khắc. Xúc nhất niên tạo hóa ư nhất nhật chi nội, nãi ư nhất khắc chi nội hành nhất niên chi công. Đạo thiên địa, đoạt tạo hóa; thục hữu đại ư thử giả; thần thánh tai! nguyên diệu tai! 故 能 年 中 取 月, 月 中 取 日, 日 中 取 時, 時 中 取 刻. 蹙 一 年 造 化 於 一 日 之 內, 乃 於 一 刻 之 內 行 一 年 之 功. 盜 天 地, 奪 造 化, 孰 有 大 於 此 者; 神 聖 哉. 元 妙 哉 (Nhập dược kính 入 藥 鏡, tr.8)

… Toute la science du Yogin est d’enseigner aux hommes comment abréger, en intensifiant leur pouvoir d’assimilation, le temps nécessaire pour atteindre la perfection, au lieu de progresser lentement, d’étape en étape et d’attendre que toute la race humaine soit devenue parfait. (Marc Semenoff, Pour Connaître la pensée de Bouddha, p.167)

[15] Chu kỳ của mặt trời trên vòng Hoàng Đạo. Sau một chu kỳ 25.920 năm mặt trời lại ở vị trí cũ ngày xuân phân.

[16] Le rythme alchimique consistera dans la reproduction du rythme naturel, et la Grande oeuvre débutera à l’instant précis désigné par l’astrologie, celui où cesse la régression pour faire place à l’ascension (cf. Phục kỳ kiến thiên địa chi tâm hồ!…)

La seule différence sera qu’une fois en possession du grand secret, la marche de l’oeuvre ne parcourra plus les millénaires comme la nature elle-même mais se trouve réduite à quelques années, voire quelques mois. C’est donc bien une imitation de la nature dans son processus évolutoire que se propose l’alchimiste. (J. Chabosseau, Le Tarot, p.30).

[17] Définissons le Karma comme l’ensemble des étapes psychiques réalisées, en voie de réalisation et réalisables en vue de l’accomplissemet d’un cycle. En conséquence, nous prenons conscience de l’existence d’un Karma cosmique, d’un Karma universel, d’un Karma particulier à chaque élément manifesté dans la nature et par conséquence d’un Karma individuel humain. (L. Ferrer, Hatha – Yogin Occidental, p.38)

… La grande année, période entre deux conjonctions générales identiques, est finalement le multiple décimal de 432.000 soit 4.320.000 années solaires valant 12.000 années divines. (La science indienne antique – Histoire générale des sciences, Tome I, p.165). (Cf. Aussi: Cycles of time – Encyclopedia of religions, p.213).

[18] «Avec la première argile de la terre,

Ils pétrirent le dernier homme,

Et là ils ensemencèrent la graine de la moisson dernière

(Omar Khayam, cité par Eddington. Cyrill Wilczkowski, L’homme et le Zodiaque, p.35)

[19] Chỉ ư chí thiện 止 於 至 善.– Đại học, ch.I.

[20] L’absence abyssale de toute imagse rappelle le «Rien» de Boehm, le Vide (Shunya) du Véda, demeure de Brahman ou le Vide (Hsu Kung) du Taoïsme dont «le but ultime, le secret est l’union du soi avec le soi». (Dr Ervin Roussel, Seelische Forschung in lebenden Taoismus, Eranos Jahrbuch, 1933, p.151) -- … Có lẽ sách Khải huyền (Apocalyse) cũng đã mô tả nhân loại lúc chung cuộc, khi đã đạt tới Thái cực huyền đồng (Apocalypse 21,1-27; 22,1,1-5).

» Mục lục » Chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16