LECOMTE DU NOÜY

VÀ HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


 

TỰA 

của Ông Phạm Đình Tân

 

Từ đã lâu, ngay trước năm 1958 là năm thành lập hai giải thưởng văn chương mang tên hai nhà bác học TRƯƠNG VĨNH KÝ và PIERRE LECOMTE DU NOÜY, Tinh Việt Văn Đoàn đã tha thiết đến học thuyết viễn đích của nhà bác học sau này vì không những nó phù hợp với một trong những nguyên tắc mà Văn Đoàn đang đeo đuổi là quyền Tối thượng của tinh thần, mà nó còn là học thuyết có thể dung hòa, phối hợp tinh thần đạo giáo cổ truyền với khoa học ngày nay.

Thực vậy, học thuyết viễn đích dựa ngay vào triết thuyết tiến hóa hiện đại và các khám phá của các khoa cổ sinh vật học, lý hóa học, toán học để chứng minh rằng :

1/ Sự xuất hiện sinh vật trên trái đất không thể là sự ngẫu nhiên.

2/ Sự tiến hóa có chiều hướng của sinh linh cũng không thể là vô tình, vô ý.

3/ Trái lại, nguồn gốc các sinh vật cũng như chiều hướng của sự tiến hóa bắt buộc ta phải nhận có một đấng tạo dựng và hướng dẫn mọi loài, đấng Thượng Đế.

4/ Sự tiến hóa vẫn tiếp tục ngày nay không còn ở bình diện sinh lý và cơ thể nữa, mà đã chuyển hướng đi vào bình diện tinh thần, luân lý.

5/ Sự tiến hóa sẽ chung đúc một giống loài siêu đẳng, nói cách khác, một giống thần nhân trong một tương lai hãy còn xa thẳm.

6/ Do đó sự cố gắng của mỗi cá nhân cũng như của các tổ chức đạo giáo, xã hội phải qui hướng về cái viễn đích đó tức là sự hoàn tất của nhân loại và sự tiến hóa.

7/ Tóm lại, con người phải tiến tới một lý tưởng cao đẹp, một đại đạo thuần túy, chung khắp hoàn cầu.

8/ Cái đại đạo ấy, cái tinh hoa ấy, lạ lùng thay, đã tiềm ẩn sẵn trong lòng mọi người. Đó người ta có thể gọi là tia sáng của Tạo Hóa, tia lửa thiên chân.

9/ Như vậy mọi người chỉ cần phát huy các tiềm năng sẵn trong mình là có thể làm bừng sáng tia lửa của Tạo Hóa, cộng tác vào công cuộc hóa sinh của Thượng Đế.

Học thuyết viễn đích khởi sự từ những học thuyết và những khám phá khoa học để tiến tới những giá trị tinh thần vĩnh cửu.

Muốn phổ biến học thuyết này của Pierre Lecomte du Noüy tại Việt Nam, trước đây Tinh Việt Văn Đoàn đã cho in bản dịch cuốn Định Mệnh Con Người, nhưng riêng một bản dịch chưa làm nổi bật những nét độc đáo, những mạch lạc của học thuyết thâm trầm này.

Lại nữa, Pierre Lecomte du Noüy không những chỉ viết một cuốn sách, mà những tư tưởng của ông đã được trình bày trong 5 tác phẩm:

- Con người trước khoa học.

- Tương lai tinh thần.[1]

- Phẩm giá con người.

- Định mệnh con người.

- Giữa hiểu biết và tin tưởng.[2]

Bà góa phụ của ông cũng viết một cuốn sách về ông, nhan đề là «Từ vô tín ngưỡng đến tín ngưỡng», thuật lại cuộc đời và những biến chuyển tâm hồn, những lý do thúc đẩy ông sáng tạo nên học thuyết viễn đích.

Như vậy muốn hiểu rõ học thuyết viễn đích cần phải đọc và suy nghĩ tất cả những tác phẩm kia. Công phu đó chắc chắn ít có người làm được. Cho nên tôi vẫn hằng ước mong có một tác phẩm bằng Việt ngữ thâu tóm thân thế, toát lược, cô đọng các sách của Pierre Lecomte du Noüy và trình bày, giải thích học thuyết của ông thành một thiên khảo luận vừa uyên thâm, quảng bác về phương diện tư tưởng, vừa giản dị, bình dân về hình thức văn chương hợp với trình độ của một tầm trí thức thông thường tuy vẫn giữ được phần sâu sắc cao siêu của một học thuyết khoa học, triết học.

Một công trình như vậy sẽ hết sức khó khăn, nên từ lâu Tinh Việt Văn Đoàn vẫn chưa thực hiện được.

May thay, năm trước đây, chúng tôi có ngỏ ý kiến với bác sĩ Nguyễn Văn Thọ là người mà chúng tôi được hân hạnh trao giải thưởng Pierre Lecomte du Noüy đầu tiên năm 1961, bác sĩ đã không ngần ngại trước những khó khăn, vất vả, vì nghĩ rằng công việc mình sẽ giúp ích cho nhiều người thiện tâm, nhất là cho thế hệ thanh niên hiện đại.

Bởi thế, sau nhiều tháng suy tư khảo cứu, tác phẩm «Pierre Lecomte du Noüy và học thuyết viễn đích» đã hoàn thành.

Sách chia làm ba phần:

- Phần I đề cập đến bối cảnh lịch sử và các trào lưu tư tưởng khoa học thế kỷ 19 và 20, thân thế và sự nghiệp của Pierre Lecomte du Noüy.

- Phần 2 trần thuật học thuyết viễn đích của Pierre Lecomte du Noüy, gồm 4 chương :

a/ Quan điểm của Pierre Lecomte du Noüy đối với khoa học.

b/ Học thuyết tiến hóa

c/ Giả thuyết viễn đích của Pierre Lecomte du Noüy.

d/ Những hậu quả của học thuyết viễn đích

- Phần 3 là phần nhận định, phê bình và đối chiếu tư tưởng của Pierre Lecomte du Noüy với tư tưởng các danh nhân kim cổ Đông Tây và các học thuyết hiện hành.

Tóm lại, trong giới hạn mấy trăm trang giấy mà tác giả đã toát lược được hết các quan điểm, các học thuyết khoa học, trình bày nhận định, phê bình triết thuyết tiến hóa và học thuyết viễn đích, đối chiếu tư tưởng và học thuyết của Pierre Lecomte du Noüy với các tư tưởng và học thuyết Đông Tây kim cổ, thực là một công trình đáng ghi nhận, và chứng tỏ tác giả là một nhà văn quảng bác và một triết gia và khoa học gia thâm trầm, đúng như bà góa phụ Mary Lecomte du Noüy [3] đã công nhận sau khi đọc bản dịch tóm tắt tác phẩm này như trong thư của bà mà chúng tôi cho in kèm sau đây.

Ước mong cuốn «Pierre Lecomte du Noüy và học thuyết viễn đích» sẽ góp được một phần hữu ích vào văn đàn Việt Nam cũng như khai thông con đường tư tưởng và nội tâm của thế hệ thanh niên đang sẵn sàng phụng sự và cầu tiến.

Saigon, 29-6-1967

PHẠM ĐÌNH TÂN

Đoàn Trưởng

Tinh Việt Văn Đoàn

oOo

 

PRÉFACE

 

Depuis longtemps, avant même l’institution en 1958 des deux Prix littéraires TINH VIET portant le nom des deux grands savants viêtnamiens et français: PETRUS TRƯƠNG VINH KY pour le roman et PIERRE LECOMTE DU NOÜY pour l’essai ou la critique, notre Groupe s’est particulièrement intéressé au Téléfinalisme de ce dernier, hypothèse qui pourrait à notre avis, servir d’intermédiaire et de réconciliatrice entre les religions traditionnelles et la science moderne.

En effet, le Téléfinalisme, se basant sur l’évolution et sur les récentes découvertes paléontologiques, physico-chimiques et mathématiques, se donne pour tâche soit de démontrer, soit de soutenir les principales propositions suivantes:

1/ L’apparition de la vie et des êtres vivants, mathématiquement parlant, ne saurait être due au hasard.

2/ L’évolution des êtres vivants, orientée telle qu’elle est, ne peut être d’un pur hasard.

3/ Au contraire, l’origine des êtres vivants comme le sens de l’évolution nous forcent à reconnaître l’existence d’un Anti-hasard, autrement dit, de Dieu.

4/ L’évolution continue de nos jours, non plus sur le plan physiologique et anatomique mais sur le plan spirituel et moral.

5/ L’évolution aboutira à l’avènement de la conscience supérieure, avant-garde d’une race pure et spirituelle, autrement dit, à l’avènement de l’Esprit, mais seulement dans un avenir encore très lointain.

6/ En conséquence, tous les efforts individuels et collectifs relevant des organisations religieuses et sociales doivent avoir en vue cette «téléfin», couronnement de l’humanité et de l’évolution.

7/ En somme, l’humanité doit progresser vers un idéal très noble et très élevé, vers une religion pure, intérieure et universelle.

8/ Cette vraie religion, cet idéal préexistent cependant déjà à l’état latent aux tréfonds de nos âmes. C’est ce qu’on pourrait appeler «étincelle divine», «inspiration unique», «inspiration mystérieuse» ou «identité originelle» actuellement «étouffée sous les apports des siècles» …

9/ Cela étant, nous n’avons qu’à développer les facultés et les valeurs qui existent déjà à l’état latent en nous, à faire briller et irradier intensément l’étincelle divine qui couve déjà en nous, et ce faisant, collaborer à l’œuvre transcendante de Dieu.

Le Téléfinalisme part des théories et des découvertes scientifiques pour about it aux valeurs morales et spirituelles universelles.

Se servant donc des sciences comme tremplin, il s’élance de plus en plus vers les hautes sphères morales et religieuses…

Voulant diffuser la doctrine de Lecomte du Noüy au Viêtnam, notre Groupe littéraire TINH VIET a édité une version en langue viêtnamienne de L’Homme et Sa Destinée, mais il faut reconnaître que cette traduction n’a pas encore pu mettre suffisamment en relief les traits caractéristiques et les connexions internes de la théorie téléfinaliste.

Ce qui revient à dire que jusqu’ici la théorie téléfinaliste de Lecomte du Noüy n’a pas encore été systématiquement creusée, étudiée, simplifiée, commentée, en somme, pas encore rendue vivante et réellement assimilable au public viêtnamien.

Par ailleurs, Lecomte du Noüy a écrit non pas un livre mais quatre livres concernant le Téléfinalisme, à savoir:

- L’Homme devant la science

- L’Avenir l’Esprit

- La dignité humaine

- L’Homme et sa destinée

De con côté, Madame Mary Lecomte du Noüy, collaborarice et veuve du savant, a aussi un livre intitulé «Lecomte du Noüy: De l’agnosticisme à la foi» décrivant les diverses étapes de la vie de son mari, ses états d’âme ainsi que les motifs qui l’ont poussé à concevoir le Téléfinalisme.

Pour toutes ces raisons, j’ai toujours souhaité qu’un membre de notre Groupe ou un écrivain de talent écrira un livre en viêtnamien résumant la vie et l’œuvre de Lecomte du Noüy et exposant clairement l’hypothèse téléfinaliste, livre profond et bien documenté au point de vue littéraire, livre à la portée du public moyen, mais gardant néanmoins un caractère profond et noble, cachet de tout travail scientifique et philosophique sérieux.

Aussi, l’année dernière, me suis-je adressé au Docteur NGUYỄN VĂN THỌ à qui j’avais l’honneur de remettre, au nom de notre Groupe littéraire TINH VIET et pour la 1ère fois de PRIX LECOMTE DU NOÜY en 1961, en lui demandant de mener à bonne fin cette tâche difficile.

Le Docteur NGUYỄN VĂN THỌ a accepté, sachant d’avance les énormes difficultés qui l’attendront mais pensant que son travail pourrait rendre de grands services, surtout à la jeune génération intellectuelle du Viêtnam.

Et c’est ainsi qu’après des mois de dur travail: lecture, médition, documentation, élaboration, son ouvrage est enfin achevé. Il comporte 3 parties:

La 1ère partie nous met en présence du contexte historique, avec une esquisse des grands courants d’idées en vogue au XIXème et au XXème siècle, tout en brossant à grands traits la vie de Lecomte du Noüy avec ses divers travaux littéraires, scientifiques et philosophiques.

La 2è partie traite le Téléfinalisme et se subdivise en 4 chapitres:

Chapitre I: Points de vue de Lecomte du Noüy concernant la science.

Chapitre II: Exposé de l’évolution.

Chapitre III: Hypothèse téléfinaliste.

Chapitre IV: Conséquences de l’hypothèse téléfinaliste.

La 3ème partie concerne les commentaires et la confrontation des idées de Lecomte du Noüy avec celles de grands philosophes de tous les temps et avec certaines théories actuellement en vogue.

C’est donc un admirable exploit de la part de l’auteur que de pouvoir résumer dans les limites de quelques centaines de pages les grands courants d’idées scientifiques et philosophiques du XIXème et au XXème siècle, présenter le téléfinalisme sous ses différents aspects, en faire une étude serrée et un commentaire judicieux, rendre les pensées de Lecomte du Noüy lumineuses grâce à leur mis en parallèle avec celles des grands penseurs de tous les temps.

Puisse ce livre «LECOMTE DU NOÜY ET LE TÉLÉFINALISME» contribuer grandement à l’embellissement de l’édifice littéraire du Viêtnam, et frayer pour la jeune génération intellectuelle viêtnamienne le chemin de la pensée et de la vie intérieure.

Saigon, le 29 Juin 1967

PHẠM ĐÌNH TÂN

Président du Groupe Littéraire TINH VIỆT

 


[1] Cuốn này chúng tôi đã dịch rồi, sẽ xuất bản trong một ngày gần đây.

[2] Cuốn này xuất bản sau khi tác giả từ trần.

[3] Bà Mary Lecomte du Noüy cũng là nhà văn và nhà khoa học và đã là người cộng sự đắc lực của chồng trong công cuộc viết lách và nghiên cứu khoa học.


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo