LECOMTE DU NOÜY

VÀ HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


PHẦN THỨ HAI:

HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

 *

Chương 4

Những suy luận theo nhãn quan tiến hóa và viễn đích.

Hoàn cầu phục vụ con người,

Con người nay trước, con Trời mai sau.

Nội tâm cố tiến vào sâu,

Cửa trời dần mở, cơ mầu dần hay.

Chớ còn gàng quải đó đây,

Ngoài tuy muôn nước, trong nay một nhà...

Thiên sơn, vạn thủy băng qua,

Muôn người như một, thái hòa khắp nơi...

 

 

Tiết 1

Những suy luận và hậu quả do thuyết viễn đích xuất sinh.

Những thỉnh lý của thuyết viễn đích thực là giản dị:

1) Cuộc tiến hóa ngày nay chưa ngừng nghỉ nhưng đã xoay chiều vào hướng óc não, nội tâm; tức là đã bắt đầu bước lên bình diện lý trí, tâm thần. [1]

2) Con người mới bắt đầu đi vào con đường tiến hóa ấy. [2]

3) Cuộc tiến hóa này còn lâu lai và cuối cùng sẽ thực hiện được một giòng giống siêu đẳng, những «tâm thần siêu đẳng» những «thần nhân». [3]

Nhưng Lecomte du Noüy đã nhân đấy suy diễn ra vô số hậu quả.

1) Trước tiên, ông cho rằng vì con người sẽ tiến tới «thần nhân», nên điều kiện tiên quyết là phải thoát ly thú tính, dục tình. [4]

2) Muốn đạt đích mới, con người nay đã có những phương thức mới để tiến hóa, đó là:

Truyền thống, [5]

Văn minh, [6]

Từ ngữ, [7]

Và lý trí ý thức. [8]

3) Có chiến thắng được thú tính dục tình, con người mới có nhân phẩm. [9]

4) Muốn đạt đích cao sang ấy con người phải cố gắng không ngừng. [10]

5) Con người phải hoàn toàn được tự do để có thể cộng tác hữu hiệu vào công cuộc tiến hóa của Thượng Đế. [11]

6) Cái gì giúp con người tiến hóa về chiều hướng thần linh là tốt, cái gì làm cho con người thoái hóa, lùi xuống hàng muông thú là xấu. [12]

7) Cái gì cũng tiến từ thô đến tịnh, cho nên mê tín dị đoan chính là những bước đầu chập chững của tín ngưỡng. [13]

8) Khẩu hiệu của Lecomte du Noüy có thể tóm tắt như sau:

«Tiến hóa, biến cải để tiến tới tinh thần, tiến tới tinh hoa, hoàn thiện.»

Khẩu hiệu này làm ta nhớ tới một câu tương tự của Trình Tử viết khi đề tựa Chu Dịch:

Dịch là tùy thời biến dịch để theo Đạo...giúp cho người sau biết ven theo dòng để có thể tìm lại được nguồn. [14]

Chủ trương «tiến hóa biến cải để tiến tới hoàn thiện» của Lecomte du Noüy giúp ta hiểu rõ được quan điểm lập trường của ông về đạo giáo cũng như về nhân sinh, nhân thế.

Xét về phương diện tiến hóa thì đạo giáo cũng như con người không thể nhất đán trưởng thành ngay, và cũng không thể nào bất động, không chịu biến cải với thời gian. Người tiến hóa, thì đạo giáo cũng phải tiến hóa theo. [15]

Khi con người còn thô lỗ thì đạo giáo có thể tiến triển về mặt hình thức, có thể đem lợi lộc, [16] hoặc tai ương [17] mà dụ dỗ hay doạ nạt để dân theo mình, theo giáo lý mình. [18]

Nhưng khi con người đã trưởng thành, thì phải lấy nhân phẩm, nhân cách, lấy lương tâm làm kim chỉ nam cho con người. [19] Khi con người đã hiểu biết, thì đạo giáo cũng phải lo phát triển trên bình diện nội tâm. [20]

Vì theo nhãn quan biến dịch, tiến hóa, nên Lecomte du Noüy không giải thích tội tổ tông như là một sa đoạ, [21] vì sa đoạ là thụt lùi, là thoái hóa; ngược lại ông cho đó là sự phát hiện của lương tâm và tự do. [22]

Ông cho rằng: một đàng thì Thiên Chúa «đã trực tiếp truyền thần» cho con người; ban cho ý thức lương tâm, tự do và tàn lửa thiên chân; sau đó mới truyền cho con người phải lướt thắng thú tính để tiến tới thuần thần. [23]

Một đàng, thì nguyên tổ còn nặng nề và thú tính, vật dục, nên chưa có thể vươn lên. [24]

Ông không công nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa giáng trần mà là một vị chí nhân, chân nhân, đã đạt đích tiến hóa, đã thực hiện được thiên ý trước nhân loại hàng triệu năm, và là một vị hướng đạo vĩ đại, cao siêu của nhân loại. [25]

Địa vị của chúa Giêsu, của những vị chí nhân, đạt nhân trong dĩ vãng, nhân loại khi tiến hóa đến chung cuộc cũng đạt được. [26]

Theo nhãn quan tiến hóa, nhiều học giả chủ trương không thể có đạo giáo nào đột phát, đột khởi mà đã lớn mạnh bằng cách vay mượn lễ nghi, truyền thuyết của các đạo giáo hiện hành để điểm tô cho giáo lý mình. [27]

Với nhãn quan tiến hóa, Lecomte du Noüy cũng đã tham khảo các công trình của các sử gia như:

-  Frazer [28]

-  Arthur Weigall [29]

-  Edmond Claparède [30]

và ông nhận thấy trong quá trình, đạo Công giáo cũng đã vay mượn nhiều huyền thoại của các đạo hồi xưa. [31]

Khi đạo Công giáo chưa ra đời, thì ở các nước phụ cận Địa Trung Hải như Phrygie, Pháp, Ý, La Mã đã thờ những chúa Thần Attis [32] và Mithra. [33]

Thần Attis là «đấng chăn chiên lành», con nữ thần Cybèle, đại thánh mẫu, hoặc là con trinh nữ Nana đã thụ thai một cách lạ lùng vì không hề chung đụng với phàm nhân. Attis đã chết và đã sống lại. Kỷ niệm lễ Phục Sinh Thần Attis được cử hành tại La Mã từ 22 đến 25 tháng 3... Ở Phrygie, ở Pháp, ở Ý và ở những nước mà đạo Attis còn thịnh, người Công giáo đã chọn ngày 25/3 để kỷ niệm sự khổ nạn chủa Chúa. [34]

Thần Mithra được gọi là Thái Dương, là Chúa, vì vậy xưa, dân lấy ngày «chúa nhật», ngày «nhật diệu nhật» để kính ngài và kỷ niệm sinh nhật ngài mỗi năm vào ngày 25/12.

Từ thế kỷ thứ IV, Công giáo cũng đã lấy ngày 25/12 làm ngày lễ Giáng Sinh. Ngoài ra cũng đã lấy ngày Chủ Nhật thay thế cho ngày Thứ bảy Do Thái. [35]

Huyền thoại về Đức Mẹ Đồng trinh Vô nhiễm cũng vay mượn ở các đạo giáo trên. [36]

Những vay mượn ấy, đối chiếu với khung cảnh lịch sử và trình độ tiến hóa khi xưa, thì không có gì đáng trách, [37] nhưng ngày nay, có thể trở nên những mối đe doạ cho tiền đồ đạo giáo, và cần được rũ bỏ dần dần. [38]

Tuy nhiên, qua những lớp lang huyền thoại, dị đoan bên ngoài, ta có thể tìm ra được tinh hoa đạo giáo tiềm ẩn bên trong, đạo giáo chân truyền của Chúa Cơ Đốc và của các môn đệ.

Ta có thể hội ý Lecomte du Noüy, thâu tóm tinh hoa đạo giáo như sau:

1- Tin có Thượng Đế, và ăn ở theo đúng niềm tin ấy. [39]

2- Đạo trời, nước trời, hạnh phúc, chân lý, tàn lửa thiên chân chẳng ở đâu xa, mà ở ngay trong tâm khảm con người. [40]

3- Đạo giáo thuần túy là thương giúp kẻ bần cùng, sống đời tinh vi, cao khiết không muốn bợn nhơ tục lụy. [41]

4- Theo đạo là cải tạo tâm hồn, tiến tới siêu nhiên, để một ngày kia thiên ý, nhân tâm hòa hợp. [42]

Xét về phương diện tiến hóa, thì những mê tín dị đoan, huyền thoại, huyền sử là sản phẩm của quần chúng. [43] Quần chúng dĩ nhiên không phải là những phần tử tiến hóa, mà ngược lại luôn ù lì bất động, chậm tiến. [44] Cho nên những huyền thoại, huyền sử dẫu đẹp đẽ mấy rồi ra cũng không lợi cho công cuộc tiến hóa, vì vậy cần rũ bỏ dần dần. [45]

Trái lại tinh hoa đạo giáo là một truyền thống quý báu do những vị đạt nhân, đạt đạo lưu lại, nên cần phải được bảo tồn, truyền tụng vì đó chính là bí quyết để tạo nên những chính nhân quân tử. [46] Quần chúng thì vô vàn, nhưng những phần tử tiền tiến, những vị đạt nhân, chân nhân thì thực hết sức hiếm hoi. [47]

Quần chúng có nhiệm vụ sinh sôi nảy nở để bảo vệ giống nòi, để may ra sinh được những danh nhân, những phần tử tiền tiến. [48]

Những phần tử tiền tiến sẽ hướng dẫn nhân loại dần dần về cùng đích. [49] Những phần tử nào thực tình muốn tách khỏi quần chúng, phải nhìn nhận ra con đường tiến hóa của mình là tiến sâu vào chiều hướng, lý trí, tâm tình, tâm thần, bao quát cả các đoạn đường mà khoa học, nghệ thuật và đạo giáo đã vạch ra, để trở thành những «thần nhân», những mẫu người lý tưởng soi đường cho tương lai. [50]

Sau khi đã thấy rõ các nấc thang giá trị, cần phải biết ước muốn cho cao xa, ước muốn những gì là tinh hoa, là vĩnh cửu. [51]

Theo nhãn quan tiến hóa, thì những phần tử tiến hóa chân chính – những tao nhân mặc khách, những hiền nhân quân tử – thật ít ỏi, còn những người có trách nhiệm lãnh đạo tinh thần trên thực tế, nếu xét theo phương diện tiến hóa, theo những tiêu chuẩn giá trị tâm thần, thì nhiều khi lại chẳng có giá trị gì.

Cho nên, Lecomte du Noüy kêu gọi những tao nhân mặc khách, những hiền nhân, quân tử phải nhận lãnh trách nhiệm sửa sang những lỗi lầm của dĩ vãng, [52] và tìm cho ra con đường chân thực cho tương lai, tìm cho ra «một bộ giáo lý mà mọi người có thể chấp nhận được». [53]

Các tao nhân mặc khách không có quyền làm ngơ trước thế cuộc, nhất là khi những người có trách nhiệm và ở vào địa vị lãnh đạo khai hóa nhân dân thường lại không quán xuyến được vấn đề, không phân biệt được tinh thô, chỉ biết hấp thụ mà không biết biến hóa, nên thường đã cản bước tiến của nhân loại. [54]

Vì thuyết viễn đích chủ trương mục đích thì duy nhất, mà phương tiện thì muôn vàn, tùy nghi tùy tiện, nên Lecomte du Noüy công nhận nhân loại không phải chỉ có một con đường, mà có nhiều con đường đưa đến chân, thiện, mỹ.

Các đạo giáo cổ kim đều đã hướng nhân loại về con đường hoàn thiện.

Cho nên thay vì đả kích, hãm hại lẫn nhau, mọi người phải bắt tay nhau để cùng nhau học hỏi rút tỉa những kinh nghiệm đẹp đẽ của nhau, để cùng tiến về đinh non hoàn thiện. [55]

Ông tha thiết chủ trương phải phá bỏ cho hết những bức tường, những chướng ngại vật ngăn chặn chia rẽ con người, làm cho họ mất niềm tin cậy lẫn nhau, giảm tình tương thân, tương ái. [56]

Ông ước mong sự hợp nhất các đạo giáo, trên phương diện lý tưởng, tinh hoa phổ quát đại đồng. [57]

Và để tỏ ra trung thành với học thuyết của mình, Lecomte du Noüy chẳng những đã đề cao Phúc âm, mà nhiều lần còn tỏ ra có nhiều cảm tình với Ấn giáo, Phật giáo, [58] Mormon giáo, [59] Hồi giáo.

Ông đã dùng phương châm Hồi giáo để kết thúc quyển giá trị con người:

«Khi sinh bạn khóc người cười,

Sống sao khi chết bạn vui người sầu.» [60]

Sau khi đã đoán định con người phải tiến hóa về chiều hướng tâm thần, Lecomte du Noüy đã nhận định được giá trị tương đối, và giai đoạn của khoa học. Ông cho rằng khoa học cần phải đi sâu vào nội tâm; kiến văn và trực giác phải bắt tay nhau để phục vụ con người. [61]

Ông cũng chủ trương rằng những tiến bộ về cơ khi trí xảo có nhiều điều hay điều lợi, nhưng nếu thay vì coi nó là một chặng đường để tiến về tinh thần, ta coi nó là cùng đích nhân loại, thì sẽ nguy hiểm vô cùng. Chẳng những lý trí sẽ không đem lại hạnh phúc mong muốn cho nhân loại, mà còn đưa đến một thế giới máy móc, khô khan, tàn nhẫn. [62]

Trong nhãn quan viễn đích, thì cá nhân là quan trọng nhất. [63]

Xã hội, đạo giáo, hay bất kỳ đoàn thể tổ chức nào cũng có mục đích giao hóa, cải thiện và tạo dựng nên những bầu không khí thuận tiện cho siêu nhân thần nhân xuất hiện, và cũng là để cho nhân loại cùng nhau tiến bước trên con đường hoàn thiện, đại đồng. [64]

Phải lo cải thiện tâm hồn con người, hơn là cải thiện hoàn cảnh vật chất bên ngoài. [65]

Con người có thực sự được cải thiện, thì nhân loại mới có thể hưởng được thái bình chân chính «tứ hải giai huynh đệ». [66]

 

Tiết 2

Toát lược các hậu quả của học thuyết viễn đích theo Lecomte du Noüy.

Sau khi đã suy luận ra các hậu quả của học thuyết viễn đích chúng ta có thể cùng với Lecomte du Noüy toát luợc lại một lần nữa dưới một hình thức khác.

Lecomte du Noüy cho rằng nhãn quan tiến hóa và học thuyết viễn đích đưa đến ba hậu quả:

1) Hậu quả triết lý

2) Hậu quả xã hội nhân sinh

3) Hậu quả thực hành và luân lý. [67]

A. – Hậu quả triết lý.

1. – Trước tiên chúng ta phải coi những ý niệm, những sự kiện tâm thần là những sự kiện khoa học, vì chúng ta là những tiêu chuẩn mới để đo lường sự tiến hóa, thay thế cho những tiêu chuẩn cơ thể và sinh lý đã được xử dụng nơi các loài vật hạ đẳng.

Coi hiện tượng tâm thần là hiện tượng khoa học, [68] ta sẽ lập được hệ thống duy nhất cho các loại hiện tượng, và công cuộc khảo sát, suy tư, giải thích, nhân đó, cũng sẽ trở nên giản dị, vì ta sẽ lấy được cái dễ mà khó.

Hơn nữa, lý trí tiến sâu vào bình diện tâm tình ý thức sẽ tiếp tay được với tuệ giác, trực giác, nguồn mạch phát sinh ra các đạo giáo. [69]

Ta sẽ thấy đường lối suy tư của khoa học cũng đi tới cùng một loại nhân định và kết quả y như những đường lối trực giác, linh giác của các đạo giáo xa xưa.

Ngày nay lý trí và trực giác phải tiếp tay nhau, khoa học phải mở rộng biên cương để tiến về phía tâm thần, đạo giáo cần phải rũ bỏ những tàn tích bàng môn, tả đạo hình tướng thô sơ. Đó là một công trình lâu lai không phải nhất đán, nhất tịch mà thực hiện được. [70]

Đã đành, giáo lý Cơ đốc giáo thuần túy ngày nay đối với quần chúng cũng khó hấp thụ như thuyết Tương đối. Nhưng quần chúng có thể bỏ qua thuyết Tương đối, mà không thể bỏ qua được đạo giáo. Tuy nhiên người ta không thể nào để cho quần chúng dựa dẫm mãi vào một thứ tôn giáo bắt nguồn từ những sự thờ phượng quấy quá, những thần minh khoác lốt người, một tôn giáo không có sức cải thiện sâu xa được tâm hồn con người. [71]

Đã đành đạo giáo có hai mặt nội ngoại, tinh thần và hình thức, nhưng không thể nào dung túng được những hình thức, những hành vi có thể giảm giá các giáo lý cao siêu. [72]

Đó là một vấn đề tế nhị, nhưng không phải vì thế mà trốn tránh quanh quẩn không dám nhìn thẳng vào vấn đề.

Ta nên nhớ lời Renan: «Nếu sau này lòng sùng kính Chúa Giêsu suy giảm đi trong hoàn vũ, thì cũng do những sự kiện mà trước kia đã làm cho người ta tin sùng ngài.» Đừng để cho ý muốn quảng đại ra quần chúng, thu hút đại chúng làm lu mờ mất mục đích chính yếu của đạo giáo là giúp con người chuyển hóa, cải thiện nội tâm, bằng một sự cố gắng chân thành và sáng suốt, chứ không phải bằng sự bo thiết vâng giữ các lễ nghi hình thức bên ngoài mà nay được coi như là những bảo đảm không tốn tiền giúp con người thoát được những hoạn nạn bất kỳ mai hậu. [73]

Giai đoạn chúng ta là giai đoạn giao thời. Nhiều người thấy đau lòng khi phải thay đổi thái độ, phải chuyển hướng, thích ứng.

Những người già nua, luống tuổi đôi khi không còn thích ứng được nữa.

Nhưng tuổi ấu thơ thích ứng dễ dàng. Cho nên cần phải giáo dục lại con trẻ. Mà muốn giáo dục con trẻ, cần phải huấn luyện lại các giáo viên, giáo học.

Các giáo viên theo đuổi tín ngưỡng duy vật lỗi thời về phương diện khoa học là một nguy hại đáng kể. [74]

Cần huấn luyện cho con trẻ, cho các thế hệ tương lai biết trọng lý trí, biết suy tư, nhưng chúng ta cũng cần lý sự cho hợp thời theo kịp những kiến thức mới mẻ nhất, chứ không phải bám víu vào khoa học cũ kỹ già nua từ 50 năm nay. Trọng lý trí là một phương pháp làm việc chứ không phải là một chiêu bài để che giấu, để tuyên truyền cho một chủ nghĩa chính trị. [75]

2.- Một hậu quả triết lý khác của thuyết viễn đích là sự phân tách tâm thần và thể xác.

Sự phân tách này không phải là một động tác tín ngưỡng là là một sự kiện khoa học, bởi vì từ nay không phải thân xác tiến hóa mà là tinh thần tiến hóa. [76]

Phân tách đây không phải là cắt chặt, chia phôi thành hai nửa, hai bên riêng rẽ, mà là cho thấy hai chiều, hai mặt của một khối óc, một con người.

Về phương diện cơ cấu thì khối óc lệ thuộc các ảnh hưởng lý hóa vật chất.

Nhưng về phương diện hoạt động, thì óc não lại sinh ra những hiện tượng tâm thần, lại lệ thuộc vào những lề luật cao siêu, khác biệt. [77]

Nếu chúng ta chấp nhận sự phân biệt này, thì ta thấy yếu tố tâm thần trở nên quan trọng.

Một sự «tự canh cải chuyển tiếp» được bắt đầu.

Tất cả những hình thức tín ngưỡng, thờ phụng tôn giáo bên ngoài trở nên tùy thuộc, đền thờ tâm hồn trở nên chính yếu. [78]

Sự thành khẩn, ý chí cương quyết cải thiện tâm hồn để tiến tới, để góp phần vào công cuộc của Thượng Đế, sự ý thức được nhân phẩm con người, với tất cả những bổn phận do nhân phẩm ấy phát sinh, trở nên những hoạt động đạo hạnh tín ngưỡng quan trọng, và hữu hiệu hơn những lễ bái hình thức bên ngoài, bất kỳ con người theo tôn giáo nào, gọi Thượng Đế bằng danh hiệu gì. [79]

Cố gắng cần thiết nhưng chưa đủ.

Con người muốn tiến hóa còn phải được sự tuyển lựa, sự hộ phù của Đấng Tối Cao. [80]

Muốn tiến hóa, muốn đạt những thành quả, những đặc tính mới mẻ, con người không cần dùng đến công cụ xa xưa như:

- thích ứng

- đấu tranh

- ngẫu biến

mà dựa vào cố gắng cá nhân và truyền thống.

Nhờ truyền thống mà ta bớt nhiều thì giờ mò mẫm tìm tòi. [81]

... Có một điều lạ là học thuyết viễn đích cũng bắt gặp tư tưởng Ấn giáo, Phật giáo hiện đại. Ta cứ đọc đoạn văn của nhà tư tưởng lỗi lạc Ấn giáo là Shri Aurobindo sẽ thấy: «Con người thường sống phiến diện, nhưng dưới hình tượng con người phiến diện ấy, còn tiềm ẩn một con người nội tai sâu sắc đầy khả năng và uy thế, con người nội tại ấy ngày nay cần phải đánh thức dậy. [82]

Tuy ngày nay, ảnh hưởng con người nội tại ấy chưa được phổ cập rộng rãi, nhưng con người ấy sẽ luôn luôn theo đuổi chân thiện mỹ, tăng trưởng quyền uy trí tuệ và tiến tới thái hòa... Cỏ cây và cầm thú đã thực hiện những chặng đường tiến hóa đầu tiên nhưng không hay khôngbiết.

Con người ngày nay tiến hóa, và biết mình tiến hóa. [83]

Tuy nhiên sự tiến hóa ấy không thể thực hiện được nguyên bằng lý trí và ý chí.

Lý trí chỉ tiến được tới một trình độ, một tầm kích nào rồi trở nên luẩn quẩn.

Muốn tiến hóa thêm, con người cần phải chuyển hóa nội tâm để lý trí có thể biến thành một thực thể tinh vi cao khiết hơn.» [84]

Anilbarin Roy, đệ tử của Shri Aurobindo quảng luận tư tưởng của sư phụ mình như sau:

«Con người có thể trở thành siêu nhân, không phải vì đã biết cố gắng hay vì đã biết thiền định, mà khi đã hoàn tất được công cuộc tiến hóa của đất trời.

«Cũng như con người đã từ con vật mà tiến lên, siêu nhân từ con người mà tiến hóa tiếp. [85]

«Chỉ khác là một đàng muông thú không biết mình tiến hóa, mà đã tiến hóa vì tiềm thức đẩy đưa, còn con người đã có ý niệm về mình, về bản thể của mình, nên có thể góp phần vào công cuộc tiến hóa, thế tức là «minh tri tiến hóa». [86]

«Chính vũ trụ giúp con người bước lên, giúp con người tiến hóa. Tất cả những công trình suy tư về triết học, tu luyện và đạo giáo trong quá vãng đều là những phương thế khác nhau để chuẩn bị cho nòi giống bước lên cho tới giai đoạn tối hậu đó. [87]

«Cái mà con người phải đóng góp, phải cung cấp là sự tin tưởng vào những khả năng thần bí, vào quyền uy đang tung hoành hoạt động ám ẩm sau con người, là sự chân thành rủ bỏ những thú tính thấp hèn, làm cản trở không cho thiên ý hoàn thành công trình, và là một sự ao ước hăng nồng, và bình sinh như nhất.» [88]

II. – Hậu quả xã hội nhân sinh

1) – Mỗi người phải cố gắng không ngừng để tiến tới lý tưởng.

Mỗi người tùy khả năng mình, phải cố gắng tiến tới lý tưởng nhân loại, thuần túy chí thiện mà theo tôi là Chúa Cơ Đốc, không phải nguyên vì những mục đích vị kỷ cầu an, cầu phúc cho tâm hồn, cầu trường sinh vì đã tham tán tài thành và công trình của Tạo hóa, nhưng chính là để chuẩn bị cho một giống người siêu đẳng xuất sinh, đúng như sự hứa hẹn của đại cuộc tiến hóa. [89]

«Cho nên học thuyết này tạo ra cho mọi người một giây liên lạc mới mẻ – một mình liên đới sâu xa, phổ quát, vượt tầm hoạt động cá nhân, và quốc gia dân tộc.

2)- Phải dạy dân trọng nghĩa thay vì trọng lợi. Phải cải tạo con người bên trong, thay vì cải tạo hình thức bên ngoài.

- Mọi người đều góp phần vào công cuộc tiến hóa chung: khi ấy mục đích cá nhân cũng là mục đích nhân loại, nhân quần, nên sự cố gắng của mỗi người, không còn là sự hy sinh nữa mà là một sự đóng góp.

Quyền lợi cá nhân, và quyền lợi nhân loại chỉ có thể hòa hợp đoàn tụ trên bình diện tinh thần. Các nhà khoa học xưa nay thất bại vì chỉ dạy con người vụ lợi lộc vật chất.

-  Các nền luân lý xã hội đã tỏ ra rất thiển cận.

Chúng không đếm xỉa đến tâm lý con người vô cùng phong phú, mà chỉ lo vá víu, chắp nối sửa sang những hệ thống sẵn có, nêu cao các đảng phái, các tổ chức chính trị, vì thế nên trước sau cũng đưa đến tranh chấp kinh tế và chiến tranh. [90]

Tất cả những nền luân lý nhuốm màu sắc duy vật đều chung một số phận như vậy.

Xưa nay có nhiều dân nước đã cố gắng cải tạo con người bằng những chính thể, những tổ chức xã hội, những cải tổ bên ngoài.

Dân Incas xưa đã có một tổ chức xã hội, chính trị, đạo giáo vững chãi, tương tự như cộng sản nhưng chính thể ấy đã không bền, vì đã bị những người Tây Ban Nha cuồng bạo, bất nhân, tham vàng làm cho tan tành suy sụp.

Năm 1850, ở Hoa Kỳ, ông Robert Owen cũng định cải tạo lại xã hội, bằng cách bãi bỏ tiền bạc, và tài sản, bằng cách thực thi một chủ nghĩa cộng sản thuần túy. Ông lập ra một tỉnh mới gọi là «Tân Hòa» (New Harmony). Sau ba năm, người trong tỉnh bắt đầu xâu xé, chống đối, ghen ghét nhau và cuộc thí nghiệm đã đi đến thất bại hoàn toàn.

Con người tóm lại không thể cải tạo được bằng cách thay đổi chế độ tổ chức bên ngoài. Làm như vậy chẳng khác nào một nhà hóa học tính chuyện thay đổi ve chai, để tạo ra những phản ứng hóa học mới.

Nguồn gốc các tệ đoan, tội lệ ở ngay trong thể chất con người. [91]

Muốn diệt trừ những tệ đoan, tội lệ ấy phải tìm cách thanh lọc, tiễu trừ thú tính còn lưu lại, vương vấn nơi con người, và phải dạy con người trọng nhân phẩm, nhân cách.

Đó không phải là chuyện dễ, vì kẻ phàm phu tục tử thừa biết muốn có nhân phẩm, sẽ phải hy sinh nhiều lạc thú, nên họ cũng chẳng muốn có nhân cách nhân phẩm. Cũng như anh binh nhì từ chối không muốn lên cấp tướng, vì nếu làm tướng, anh không còn được la cà trong các cao lâu, tửu quán và theo đuổi tình nhân.

Các đạo giáo, vì đã biết rõ tâm lý con người, nên đã phải bày ra địa ngục để cầm giữ con người; dầu vậy, cũng vẫn chưa cải hóa được tâm hồn con người.

Vua Philippe nước Tây Ban Nha, một giáo hữu sốt sắng lúc gần chết đã phàn nàn vì chưa đốt, giết được nhiều người rối đạo và cho rằng có lẽ vì thế mà Ông gặp nhiều tai ách lúc cuối đời. Nếu được phỏng vấn, không biết Chúa Cơ Đốc trả lời sao về điểm này! [92]

3)- Con người cần phải được hoàn toàn tự do.

Một hậu quả nhân sinh, xã hội khác là con người cần phải được hoàn toàn tự do, tự chủ. Sự tự do là tiêu chuẩn tiến hóa từ đơn bào cho tới con người.

Con người phát triển nhân cách là để tiến tới khinh khoát tự do.

Tự do vừa là công cụ vừa là mục phiêu.

Tự do là mục phiêu, vì trước sau con người cũng phải giải thoát mình khỏi mọi chi phối, kiềm tỏa của nhục dục xác thân đó là quan điểm mà Phật giáo chủ trương tha thiết.

Tự do là công cụ, vì nếu không có tự do, con người sẽ không được tự ý lựa chọn giữa đôi đàng thiện ác, sẽ không thực sự đóng góp được vào công cuộc tiến hóa, và không thể cải thiện, chuyển hóa nội tâm một cách sâu xa.

III.- Hậu quả luân lý, thực hành.

1) Trở về với tinh hoa Thiên Chúa Giáo, đồng thời tẩy trừ những tàn tích mê tín dị đoan đã xâm nhập vào Thiên Chúa giáo.

Hậu quả quan trọng nhất có lẽ là phải trở về với những tôn chỉ cơ bản với tinh hoa Thiên chúa giáo và phải tẩy trừ những mê tín đã đột nhập thẩm thấu vào giáo lý công giáo và đang đe doạ tương lai của đạo giáo. [93]

Chúng ta đã nhận thấy Công giáo đã bắt buộc phải chấp nhận một mớ dị đoan của ngoại giáo, một là vì những dị đoan tà thuyết ấy đã thâm căn cố đế trong dân gian, hai là vì cần phải thu hút tín đồ cho đông đảo. [94]

Ta cũng không nên trách cứ Công giáo đã có hành động ấy, nhất là vì những truyền thuyết, những lối thờ phụng sùng bái hạ đẳng của dân gian tuy trên nguyên tắc lý tưởng thì đáng chê, nhưng xét về mặt thực tế, thì lại chính là những bước đi chập chững, những lời nói bập bẹ tỏ ra con người muốn vươn lên cho tới lý tưởng, tinh hoa, và cũng là sự biểu dương, phát lộ thông thường của ý thức đạo giáo, mỗi khi con người gặp chuyện không hay.

Thực vậy, con người có đau khổ, có băn khoăn, có sợ hãi thì phẩm cách mới được hình thành, thì các nguyện ước siêu nhiên mới có thể phát sinh. Cho nên nhiều khi đau khổ cũng sinh được điều hay, nhiều khi mê tín, dị đoan cũng đáng quý, đáng trọng. [95]

Tuy nhiên mê tín dị đoan, chỉ có thể quí, có thể thương khi nó còn ngây thơ, ấu trĩ. Nhưng một khi mê tín dị đoan không còn là tin, là mến, một khi nó toa rập với cuồng bạo và độc đoán hà khắc, thì nó trở nên khủng khiếp.

Cuồng bạo và độc đoán hà khắc là hai loại ung thư. Đạo giáo nào dung dưỡng chúng sẽ không còn hy vọng chinh phục được lòng người. [96]

Chúng chính là những cách thức hoành hành của những dục tình hạ đẳng nơi con người, của kiêu căng, độc ác, giả hình, oán hận khi được xã hội, mấu cớ để phát triển vô tội vạ.

Các giáo phái Thiên Chúa cũng đã lâm vào những hoạ hoạn này.

Tây Ban Nha đã mục kích những cảnh tượng hãi hùng do các tòa Hình án Công giáo gây nên.

Ở Mỹ Quốc Thệ phản, cũng đã có những tấn bi sử ở Salem hồi cuối thế kỷ XVII. Năm 1692 ở đấy, có 17 người bị xử giảo vì tội phù thủy pháp môn.

Giles Gorey một cụ già khả kính 81 tuổi đầu, dẫu không nhận tội phù thủy cũng bị chèn, bị nén ngực cho đến khi tắt thở.

Trong thời kỳ kinh khủng ấy, người ta hành hình hơn 200 người và hai con chó. Tôi xin hỏi lại: «Chúa Cơ Đốc nghĩ sao về vấn đề này ?»

Ở Anh cũng có những thảm trạng tương tự xảy ra cho mãi tới năm 1739. Năm 1784 ở Thụy Sĩ người ta cũng còn thiêu sinh phù thủy.

Người ta đã nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Thánh Kinh để giết hại nhau. Đã đành những chuyện đó xảy ra cách đây từ hơn hai thế kỷ, đã đành cách giải thích Thánh Kinh ngày nay đã đổi khác, nhưng sự cuồng bạo và sự độc đoán hà khắc đâu đã chịu mai một? [97]

Một khi thấy rằng xưa, nguyên vì giải thích Thánh Kinh khác nhau, người ta có thể đi tới chỗ chém giết hàng trăm hàng ngàn mạng người vô tội, thì tại sao ngày nay chúng ta không chịu giải thích Thánh Kinh cho lý sự, cho khoa học, tại sao chúng ta không có lấy được một đạo giáo vừa trọng Phúc Âm, vừa trọng kiến thức để mà đáp ứng với những rắc rối hiện tại?

Không nên nói rằng một người đạo đức chân thành chỉ cần Phúc Âm, ngoài ra không cần sách vở nào khác.

Kinh nghiệm đã cho thấy có nhiều giáo hữu đau lòng vì những mâu thuẫn tưởng tượng giữa tâm thần và lý trí họ, giữa tín ngưỡng và khoa học. [98]

2) Khoa học cần tiếp tay đạo giáo.

Chúng ta cần khai quang giáo hóa họ.

Nhưng chúng ta nên thay đổi lối diễn đạt tư tưởng, chúng ta nên lấy từ ngữ chính xác của khoa học thay vào từ ngữ tượng hình của Thánh Kinh nay đã lỗi thời. [99]

Chúng ta không thể không đếm xỉa đến khoa học vì khoa học đã tiên tri, tiên đoán sự vận chuyển của tinh cầu, đã chế ngự được nguyên tử, đã làm giảm bớt đau thương, đã cứu sống được vô số nhân mạng, đã cho ta thấy thiên nhiên vô cùng phong phú, và đại cuộc tiến hóa vô cùng hùng vĩ; hơn nữa khoa học thường không bị dục tình chi phối, và thúc bách ta chấp nhận có Thượng Đế.

Toàn thể vũ trụ biến chuyển không ngừng. Giáo hội đã phải công nhận sự biến thiên chuyển dịch đó, vì đã chấp nhận học thuyết Copernic và học thuyết tiến hóa. Đến thế kỷ XIX, giáo hội phải công nhận Thánh kinh không chính xác, nhất quyết mà vẫn có thể giải thích Thánh kinh cho phù hợp với những sự kiện khoa học. [100]

Vậy thì khuyến cáo con người lưu tâm đến khoa học, đến tiến bộ, có gì là xung khắc với đạo giáo chính thống đâu?

Hạnh phúc thay, người có đức tin mạnh mẽ, có lối sống theo đúng tôn chỉ Phúc Âm, và không bao giờ phải thắc mắc xuyến xao trong tấc dạ.

Nhưng những người như thế nhiều không? Chắc là không.

Thực vậy, nếu có nhiều người đạo hạnh chân thành thuần túy lý tưởng như vậy, thì sao cuộc đời vẫn còn đầy thảm kịch, tội ác, tranh chấp, ô trọc, đến nỗi người ta phải cố ngơ, cố quên để khỏi thú nhận thất bại. [101]

Trò đời thường đầy dẫy những cảnh não lòng. Để tìm hiểu duyên do, ta chỉ có hai lập luận:

1) Một là tín ngưỡng, đạo giáo đã lan tràn. Nếu vậy, thì đạo giáo chưa cải thiện được con người là bao lăm, bằng chứng: đời còn đầy dở dang chếch mác, tội lệ, ô trọc, vì đạo không phải ở chỗ năng đi lễ lạy, khấn vái, kinh kệ mà là ở chỗ sống theo lý tưởng Công giáo.

2) Hai là tín ngưỡng, đạo giáo chưa được bành trướng. Nếu vậy mặc dầu với một số giáo sĩ đông đảo, với một uy thế hùng hậu của các giáo hội, các phương pháp giảng giáo đã không có hiệu lực, các lời huấn dụ đã không mang lại kết quả, và như vậy tất nhiên phải tìm những phương thức mới để thâm nhập vào tâm tình, lý trí con người.

Không biết lập luận nào trên đây là đúng.

Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, không thể nào tìm được lý do chống đối lại chủ trương dùng lý trí và thành quả khoa học để phục vụ, để kiện toàn cho những ý niệm thiên phú, trực giác cao siêu.

Chúng ta cần phải tạo nên một bầu không khí thân thiện, chân thành cộng tác và phá bỏ mọi chướng ngại vật hư huyễn giả tạo chia rẽ biết bao con người có thiện chí, làm tê liệt hết cố gắng của họ, giữa lúc cần phải tiếp tay để xây dựng tương lai... [102]

3) Muốn tiến hóa con người cần phải cố gắng.

Ai cũng mong cho nhân loại cải thiện về phương diện tinh thần, nhưng ít ai chịu khuyên con người cố gắng.

Người sùng đạo thì phó mình cho Chúa an bài, người vô thần thì để mặc ngẫu nhiên đưa đẩy.

Người sùng đạo nhất định cấm chỉ mọi sự xét suy, không cho cân nhắc, suy tư, đả động đến những vấn đề siêu nhiên thiết yếu.

Người vô thần thì hoàn toàn tin tưởng vào các giải pháp phiến diện xã hội bên ngoài, mà trước sau cũng sẽ đưa đến độc tài, độc đoán; đến những tổ chức khuôn theo xã hội kiến ong. [103]

Những người lừng chừng vô tín ngưỡng gồm những trí thức cầu an, toạ hưởng kỳ thành, vì đã có học vấn, tài năng, địa vị nên chẳng còn cần phải suy tư cho bận tâm trí. Họ ngạc nhiên khi thấy người khác không bắt chước họ.

Họ cho rằng đạo giáo là mê tín lú lấp, thường phát sinh trong lúc nguy cơ hoạn nạn hay thập tử, nhất sinh.

Nhưng họ có biết đâu rằng xưa nay đã có nhiều nhà bác học trứ danh sống bình yên sung sướng mà vẫn tin đạo, mộ đạo. Đó là một điều đáng cho ta suy nghĩ.

Đó là những Faraday, Maxwell, Ampère hoặc Pasteur mà chắc là những nhà khoa học tầm thường không thể bén gót.

Có kẻ cho rằng các vị bác học ấy đã lỗi thời. Khoa học ngày nay đã tiến bộ hơn nhiều. Tôi đã chứng minh trong vòng hai mươi năm nay, khoa học chẳng những không tiếp tay nổi được chủ nghĩa duy vật, mà còn làm cho chủ nghĩa này trở nên vô lý, mất nền tảng khoa học.

Cho nên cuồng tín, hay vô thần đôi bên đều mắc phải lỗi lầm chung là kiêu căng, đều phán đoán sai lầm khi không muốn đếm xỉa hoặc chối bỏ một nửa con người, hoặc tâm thần hoặc lý trí...

Có lẽ nào sự cố gắng, sức vươn lên đã bảo vệ, đã tạo dựng nên công cuộc tiến hóa, lại ngừng nghỉ nơi con người. [104]

Tại sao sự suy tư, một đặc điểm, đặc tính của con người, lại phát sinh để rồi không được phát triển hoạt động.

Sự tranh chấp giữa các nguyện vọng siêu nhiên với những thú tính hạ đẳng nơi con người đòi hỏi sự cộng tác của tất cả các khả năng của óc chất tâm tư, đem lại cho sự cố gắng lý trí tâm thần một giá trị đặc biệt mà không có bày đặt biên cương, hay hướng chiều hoạt động.

Nếu tôi là linh mục, vì quá thán phục và trọng kính công trình của Thượng Đế, tôi sẽ không dám phân biệt kỳ thị những lối đường, hình thức mà tạo vật đã mượn, đã dùng để suy tư, quan niệm; phải chăng đó cũng là chính ý của thánh Thomas? [105]

Ai cũng phải công nhận rằng có sự ước muốn cố gắng, ước muốn đấu tranh để tiến tới một địa vị cao hơn.

Như vậy ai cho ta quyền để đoán định rằng chỉ có một con đường đưa tới chân lý và tất cả mọi cố gắng của lý trí là vô ích mất công?

Ngăn chặn hủy hoại cố gắng là một nguy hại lớn lao, vì cố gắng là căn bản cho mọi công trình cao cả, cho mọi vẻ đẹp tươi, và giá trị con người... [106]

 


CHÚ THÍCH

[1] L’évolution continue de nos jours, non plus sur le plan physiologique ou anatomique, mais sur le plan spirituel et moral. (Cf. L’Homme et sa Destinée, page 178)

[2] Nous sommes à l’aube d’une nouvelle phase dé l’évolution. (Ib. page 178)

[3] Il s’agit de prépaper pour l’avenir des générations morales.

Si l’humanité accomplit cet effort, elle contribuera à l’avènement de la conscience supérieure, avant-garde de la race pure et spirituelle destinée à faire un jour son apparition. (Cf. L’Homme et sa Destinée, page 255)

[4] La lutte animale contre la nature, contre les éléments et contre l’ennemi, la «lutte pour la vie» dont s’est enfin dégagée la forme humaine après dix millions de siècles, se transforme en une lutte de l’homme contre ce qui subsiste en lui de l’animal. (L’Homme et sa Destinée p. 197.)

… Nous avons montré que ce progrès était lié à l’effort individuel effectué dans le but de libérer l’esprit de l’esclavage endocrinien hérité de nos ancêtres animaux. Nous venons de tenter … de montrer qu’un combat semblable est en train de se livrer entre l’intelligence abstractive, la plus haute forme de l’activité intellectuelle et les sentiments dont l’origine peut, elle aussi, se trouver dans notre patrimoine ancestral.

L’homme s’ennoblit par l’effort qu’il fait pour sortir victorieux de cette double lutte dont le prix est la dignité humaine et la spiritualité. (La Dignité Humaine, page 121.)

[5] La tradition, mécanisme humaine de l’évolution. (L’Homme et sa Destinée page 203.)

[6] En tous les cas, il est évident que le véritable but de la civilisation doit être d’aider l’homme à s’amoliorer de toutes les façons et non d’inventer des engines destinés à réduire l’effort physique. (Ib. p. 249.)

… D’innombrables essais furent nécessaires pour donner à l’homme sa forme définitive, de même la civilisation devra tâtonner pour atteindre à son but encore lointain: l’avènement d’une conscience supérieure. (Ib. p. 249.)

[7] La parole articulée à elle seule a déjà considérablement raccourci le temps nécessaire à certaines adaptations. (Ib. page 207)

… La parole et la tradition fabriquent des réflexes conditionnés… (Ibid. page 207)

[8] La contribution de l’homme fut manifestement la complexité du cerveau et dans ce cerveau les centres de la parole, les activités intellectuelles, esthétiques, morales et spirituelles. C’est donc par le cerveau que l’homme doit évoluer. (Ib. page 208)

(Cf. La Dignité humaine, page 79.)

[9] Cela signifie que chaque homme sera mis en face du même dilemme, que chaque homme devra affronter le même conflit et qu’il n’en sortira vainqueur qu’à la condition d’écraser en lui les impulsions animales et de se consacrer au triomphe de l’esprit. Ainsi il remplira sa mission d’homme et concourra au plan divin qui tend à produire un être spirituellement parfait… (L’Homme et sa Destinée, page 197.)

[10] Personne n’a le droit de substituer sa propre conscience à celle d’autrui, car le progrès dépend de l’effort personnel, et supprimer cet effort constitue un crime…

C’est dans l’intensité de cet effort, et non pas dans sa forme ni son résultat que se révèle véritable degré d’humanisation. (L’Homme et sa Destinée, page 189.)

[11] La liberté est donc réelle, puisque Dieu lui-même n’a pas voulu l’entraver. Elle est nécessaire, puisque sans elle, l’homme ne peut progresser, ne peut évoluer. (L’Homme et sa Destinée, page 197)

[12] Le bien, c’est ce qui contribue au progrès de l’évolution ascendante et ce qui nous détache de l’animal pour nous entraîner vers la liberté.

Le mal, c’est ce qui s’oppose à l’évolution et lui échappe par une régression vers la servitude ancestrale, vers la bête. (L’Homme et sa Destinée, page 223)

[13] La superstition peut être considérée comme la première tentative maladroite de l’esprit hominien vers la religion. (La Dignité Humaine, page 129)

[14] Dịch, biến dịch dã, tùy thời biến dịch dĩ tòng đạo dã… Tương tỉ hậu nhân diên lưu nhi cầu nguyên.

, 沿 .

Chu Dịch Trình Tử truyện tự, trang 4a-4b.

[15] La nature entière se révèle à nous comme un système en état de transformation continuelle. L’Eglise a été contrainte de le reconnaître en acceptant successivement le système de Copernic et l’évolution.

Elle a ainsi admis au XIXè siècle, l’imprécision de la Bible et la possibilité de son adaptation aux faits scientifiques bien établis. (Cf. La Dignité Humaine, p.223)

[16] Au temps de l’gnorance, les religions pouvaient se permettre d’être extérieures, Je veux dire par là, que la forme, les rites, les cérémonies suffisaient à discipliner la masse… (La Dignité Humaine, page 145)

[17] Ceci explique comment et pourquoi les religions, contraintes d’attirer à elles le plus grand nombre possible de fidèles, offrirent aux masses un idéal utilitaire mais médiocre…

Le gain du Paradis est un objectif populaire qui a sans doute, comme le dit Renan obtenu du bon gorille des résultats surprenants. (Ib. page 141)

[18] … Les religions ont inventé un enfer qui a un peu perdu de sa terreur d’aujourd hui. (La Dignité Humaine, p. 211)

[19] N’oublions pas cependant que l’humanité doit, en moyenne, se perfectionner non par l’obéissance aux règles extérieures, mais par un profonde amélioration, et que ses progrès ne dépendent que d’elle-même … (L’Homme et sa Destinée, page 345)

[20] … Au temps de la connaissance, les religions doivent devenir intérieures. (La Dignité Humaine page 145)

[21] Cela ne peut signifier un châtiment arbitraire imposé à tous les descendants de l’homme, mais bien que l’être humain actuel n’est pas encore parvenu au degré de perfection qu’il doit atteindre. (L’Homme et sa Destinée, page 196)

[22] Le péché originel… pourrait être interprèté comme l’aurore de la conscience humaine dans l’être encore primitif… (L’Avenir de l’Esprit, page 220)

[23] … Dieu «insuffla dans ses narines le souffle de vie» et l’homme devint une âme vivante, ce que pourrait être considéré comme significant que Dieu lui donne – et à lui seul – une conscience, c’est-à-dire la liberté de choix. (L’Homme et sa Destinée, page 194)

[24] Le péché orginel n’est rien autre que la soumission animale aux appétits et le mépris de la dignité humaine. (L’Homme et sa Destinée, page 201)

[25] Encore une fois, n’oublions pas que l’homme parfait n’est pas un mythe. Il a existé en la personne de Jésus. (L’Homme et sa Destinée, page 290)

… Ainsi le Christ peut être assimilé à une des formes intermédiaires transitionnelles en avance d’un million d’années peut être sur l’évolution, venu parmi nous pour nous empêcher de désespérer et nous prouver que nos efforts peuvent et doivent aboutir.

L’Homme et sa Destinée, page 198

Cf. La Dignité Humaine, page 194

L’Avenir de l’Esprit, page 259

Định mệnh con người, trang 240.

[26] Cf. Note 2.

… Cependant un tout petit nombre de précurseurs en différents points du globe ont su penser cosmiquement et il se trouve que c’est leur sillage qui a orienté la marche de l’humanité. Nous avançons dans le sillage du plus grand d’entre eux. Bien que mort depuis près de vingt siècles, il est toujours loin devant nous, et nous le suivons péniblement… (La Dignité Humaine, page 145)

[27] … L’idée que certaines croyances et pratiques orthodoxes de nos jours avaient évolué à partir de cultes primitifs avait été émise, entre autre par Hume et Herder. Mais cette idée ne donna vraiment naissance à l’étude comparée des religions que sous l’aiguillon de l’œuvre darwinienne. (Cf. W. Dampier, Histoire de la Science, p.377)

[28] Frazer tác giả cuốn «The Golden Bough» và «Adonis, Attis, Osiris» (Londres).

Cf. Dignité Humaine, page 139.

[29] Cf. Dignité Humaine, page 137, 144.

[30] Cf. Dignité Humaine, page 137, 144.

[31] … Une grande partie du Christianisme n’est qu’une idolâtrie déguisée et il n’est pas exagéré de considérer cette religion comme la dernière forteresse restée au pouvoir des dieux antiques. Pour tout dire, l’adoration de ces divinités ancestrales n’a jamais cessé; elle survit dans nos cultes chrétiens où nous nous adonnons à notre insu, aux mythes du paganisme.»

(Cf. The Paganism in the Christianity – London 1928

Traduction française par A. Flournoy, Paris 1934.

Survivances païennes dans le monde chrétien).

                Cf. La Dignité Humaine, page 137.

[32] En Phrygie, en Gaule, en Italie et dans les autres pays où fleurissait le culte d’Attis, les chrétiens adoptèrent le 25 Mars pour célébrer l’anniversaire de la Passion… (La Dignité Humaine, page 138-139)

… La passage du culte d’Attis au culte du Christ s’effectua presque sans transition. (Ib. page 139)

[33] Le plus puissant rival du Christianisme fut, pendant trois cent cinquante années, le Mithracisme, introduit à Rome par des marins de Cicilie vers 68 avant J.C. Le Dieu Mithra aurait mené une existance terrestre et aurait été mis à mort pour le bien de l’humanité. (Ib. page 39)

[34] C’était la légende d’Attis «le bon berger», demi-dieu souriant, tantôt considéré comme le fils de Cybèle, la Grand Mère, tantôt comme le fils de la vierge Nana qui le conçut miraculeusement sans s’être unie à un mortel. Attis mourut (d’une blessure au pied) et ressuscita. L’anniversaire de ces évènements était célébré du 22 au 25 Mars. En Phrygie, en Gaule, en Italie, et dans les autres pays où fleurissait le culte d’Attis, les chrétiens adoptèrent le 25 Mars pour célébrer l’anniversaire de la Passion.

(Cf. Erazer, Adonis – Attis – Osiris, Londres).

La Dignité Humaine – page 139

[35] Le Sabbat hébraïque fut remplacé par le Dimanche (Sunday), jour du Soleil, jour de Mithra aussi appelé Dominus.

Le 25/12 était l’anniversaire du Dieu Solaire et particulièrement celui de Mithra et ce n’est que depuis le 4è siècle que ce jour fut adopté pour la date – inconnue – de la naissance de Jésus. (La Dignité Humaine, page 139)

[36] Prenons par exemple, la légende de l’Immaculée conception qui apparaît pour la première fois dans l’Evangile de Luc (environ cent ans après J.C)… La succès de cette légende est compréhensible, car la mythologie fourmillait de faits semblables et la masse du people aimait ce mystère qu’elle imposa à l’Église: celle-ci résista, mais dut enfin céder en mil huit cent cinquante quatre, date où elle adopta officiellement ce dogme qui enlève toute humanité à Jésus et supprime ainsi la valeur symbolique de sa maîtrise sur la chair. (La Dignité Humaine, page 138.)

[37] L’humanité est loin d’avoir dépassé le stade de l’enfance le stade des livres illustrés. Peut-on, dans son ensemble, blâmer l’Eglise d’avoir quelquefois emprunté les images appartenant à une autre histoire et de les avoir incorporées à la sienne? (La Dignité Humaine, page 143)

[38] Ceci implique… une enification et une clarification des religious car celles-ci doivent débarrasser leurs rites des restes de souillure superstitieuse, qui, plus que le principe de la divinité, ont écarté de la religion nombre d’honnêtes gens. (La Dignité Humaine, page 367)

[39] D’ailleurs, croyance en Dieu, aujourd’hui comme au temps de Saint Paul et de Saint Jacques se résume en très peu de choses. Une admirable définition en a été donnée par un grand écrivain chrétien, Miguel de Unamuno: «Croise en Dieu, c’est désirer son existence et, qui plus est agir comme s’il existait.» (L’Homme et sa Destinée, page 225)

… L’esprit religieux est en nous. (L’Homme et sa Destinée, page 292)

[40] … Souvenons nous que la lumière est au-dedans de nous, et que toute tentative pour la trouver au dehors est vaine. (La Dignité Humaine, page 122)

Puisse-t-il surtout ne pas oublier que l’étincelle divine est en lui. (L’Homme et sa Destinée, page 437)

… C’est … dans ce qu’il y a de divin en home et non dans ce qu’il a d’humain dans les doctrines qu’il faut chercher l’unité des religions. (La Dignité Humaine, page 200)

[41] «La pure religion, vierge de toute souillure devant Dieu le Père, consiste en ceci: réconforter l’orphelin et la veuve dans leur affliction et ne pas se laisser atteindre par la pollution du monde.» (La Dignité Humaine, p.142 – Epitre de Saint Jacques I-27)

[42] Le but suprême est l’amélioration morale de l’individu par l’effort personnel sincère et éclairé… (La Dignité Humaine, page 211)

Chaque homme doit tendre à se rapprocher, dans la mesure de ses moyens, de l’idéal humain le plus parfait. C’est-à-dire pour nous le Christ. (La Dignité Humaine, page 219)

… L’homme doit continuer d’évoluer vers la spiritualité. (La Dignité Humaine, page 173)

… Cette convergence de la volonté de Dieu et de la volonté de l’homme prend une signification profonde. (Ib. page 163)

[43] Le «complexe religieux» des peuples, qui se manifeste souvent par la superstition et l’idolâtrie, avait adopté toues les légendes anciennes quelle que fût leur origine, les avait embellies et compliquées, adaptées à ses goûts, à ses moeurs et peu à peu cimentées en un ensemble solide… (La Dignité Humaine.)

[44] Malheureusement la grande majorité des hommes n’a pas dépassé le stade de l’enfance au point de vue morale. (La Dignité Humaine, page 178)

[45] Ainsi s’explique le fait que les superstitions, transmises par la tradition, outil humain de l’évolution, s’élève comme des barricades sur la route du progrès. (La Dignité Humaine, page 136)

[46] Et au-dessus de toute cette idolâtrie enfantée par la superstition primitive et modelée par les cerveaux incultes de la foule suivant des formes simples étonnement parentes, plane la haute doctrine du Christ, pure de tout souvenir ancestral, encore hors de portée pour la commun des mortels. (La Dignité Humaine, page 146)

[47] Mais nous savons que la transformation d’une telle masse ne peut commencer que par des individus en général très peu répandus, voir uniques, et que leurs comtemporains moins bien doués constituent seulement la matière brute qui fournira éventuellement d’autres individus mutants, ou rassemblera et transmettra, au moyen de la tradition, le progrès enfanté par quelques cerveaux plus évolués. (L’Homme et sa Destinée, page 267)

[48] Le rôle de la masse d’un peuple ne se borne pas à manger à travailler pour vivre, ou à suivre aveuglement un chef. Son rôle la plus important consiste à produire des grands hommes ces grands hommes qui orienteront sa marche indécise et concrétiseront les qualités qu’on attribuera au peuple tout entier. (L’Homme devant la Science, page 204)

[49] Le rôle de ceux qui sont irréversiblement évolués consiste à protéger la foule contre elle-même, à maintenir et à répandre l’idéal de la dignité humaine. Ceux-là ne disparaîtront jamais, car l’évolution doit continuer… Mais ils peuvent être réduits à une poignée d’hommes contraints pour sauver leur vie et leur foi, de se réfugier dans un désert. (La Dignité Humaine, page 132)

[50] … L’évolution se poursuivrait dans l’homme et par lui sur le plan intellectuel, spirituel et moral… Ce progrès est lié à l’effort individuel effectué dans le but de libérer l’esprit de l’esclavage endocrinien.

… Un combat semblable est en train de se livrer entre l’intelligence abstractive, la plus haute forme de l’activité intellectuelle et les sentiments dont l’origine peut, elle aussi, se trouver dans notre patrimoine ancestral. (La Dignité Humaine, page 121)

… L’homme s’ennoblit par l’effort qu’il fait pour sortir victorieux de cette double lutte dont le prix est la dignité humaine et la spiritualité. (Ib. page 121)

[51] Le drame le plus fréquent de l’homme moyen est qu’il ne sait pas vouloir. Quand un homme réussit à savoir exactement ce qu’il veut, sa volonté d’exécution devient irrésistible. C’est l’hésitation le calcul mental de l’intérêt, le marchandage avec soi-même, la comparaison raisonnable du pour et du contre qui affaiblissent la volonté jusqu’à l’annihiler. (La Dignité Humaine, page 166)

… Flaçons toujours notre but trop haut pour pouvoir l’atteindre et quelle que soit la nature de nos travaux, souvenons-nous que la lumière est au dedans de nous. (La Dignité Humaine, page 122)

[52] Il doit non seulement transmettre la tradition… Mais il a le devoir d’améliorer cette tradition, de la compléter, de la perfectionner, ce n’est que lui et ses pareils qui peuvent le faire. (L’Avenir de l’Esprit, page 28)

[53] En d’autres termes, que le but moral et le rôle social du savant doit être la réalisation du rêve du Renan: l’élaboration d’un «catéchisme désormais acceptable». (La Dignité Humaine, page 148)

[54] Il n’a pas le droit de se décharger de cette noble responsabilité sur des êtres médiocres qui sont administrativement investis de la fonction d’instruire les enfants et les jeunes. Ceux-là sont chargés de transmettre la tradition telle qu’on la leur enseignée. Ils régurgitent sans les avoir digérés, ni assimilés les éléments standards qui forment la trame actuelle de notre vie économique et sociale. (L’Avenir de l’Esprit, page 268-269)

[55] C’est dans les formes que les religions s’opposent les unes aux autres dans les détails matériels du culte et dans les interprétations humaines des symboles. Toutes sont d’accord sur l’existence de Dieu, sur les vertus et sur les règles morales. La pureté, la bonté, la beauté, la foi sont partout vénérées. Or c’est elles qu’il s’agit de faire régner… (L’Avenir de l’Esprit, page 265 – Cf. L’Homme et sa Destinée, page 294-295)

[56] Il est important par dessus tout, d’abattre les barrières de papier camouflées en fer qui, hélas ! se dressent entre les hommes et sterilisent leurs efforts en un temps où il leur serait plus que jamais nécessaire de coordonner leurs forces pour modeler l’avenir.

(L’Homme et sa Destinée, page 387)

[57] C’est dans ce qu’il y a de divin en l’homme, et non dans ce qu’il y a d’humain dans les doctrines qu’il faut chercher l’unité des religions. (La Dignité Humaine, page 200)

[58] Chose extrêmement curieuse, le téléfinalisme recoupe ici la pensée bouddhique moderne, comme on peut, s’en rendre compte par le passage suivant extrait des écrits d’un grand penseur hindou Shri Aurobindo …

( Cf. La Dignité Humaine, page 217)

.. Cf. Ib. page 221

[59] Ceux qui les (les Mormons) forçaient à fuir étaient des chrétiens aussi, des protestants et des catholiques. Ce jour-là, ils (les protestants et les catholiques) étaient moins grands que les Mormons. (L’Avenir de l’Esprit.)

[60] En naissant, tu pleurais et l’on riait autour de toi, conduis ta vie de telle sorte qu’à la mort, tu souries et que tout le monde pleure. (Devise musulmane).

La Dignité Humaine, page 256

[61] Il importe maintenant que les efforts rationnels (science) et intuitifs (religions) se confondent… (La Dignitée Humaine, page 210)

[62] … Livrée à elle-même, l’intelligence est dangereuse… Elle a conduit non seulement au matérialisme, mais à des monstruosités. (L’Homme et sa Destinée, pages 253-254.)

… Si l’intelligence devait régner seule, tous les traits humains dont nous sommes fiers – le sens du devoir, de la liberté, de la dignité, de la beauté, de l’effort désintéressé – disparaîtraient petit à petit et se perdraient dant l’oubli jusqu’à ce que la civilisation sombre, sans même jeter une dernière lueur. (L’Homme et sa Destinée, pages 405-406.)

[63] La société doit être digne de l’homme et l’homme ne doit pas être dominé par la société.

(La Dignité Humaine, page 252.)

… Ce principe général si logique … consiste à envisager la solution de tous les problèmes humains à travers l’individu, en le considérant comme l’élément actif de la perfection des organismes auxquels il s’incorpore. (La Dignité Humaine, page 252.)

[64] Dans la nature, dans l’évolution c’est l’homme seul qui compte et que les évènements sociaux suivent son évolution psychologique. (Ib. page 25.)

[65] … Rien de permanent ne se construit qui n’est pas la conséquence d’une transformation préalable profonde dans l’âme individuelle et que cette transformation doit être à la fois le centre et le but de tous les efforts. (La Dignité Humaine, page 252-253.)

[66] Il faux bâtir la Paix en reconstruisant l’homme par l’intérieur et non pas en édifiant des structures extérieures. La source de toute guerre, la source de tout mal gît en nous. Aucune protection extérieure ne sera efficace si l’ennemi tapi au fond des cœurs est autorisé à survivre. (La Dignité Humaine, page 251.)

[67] Từ đây sấp xuống, xin luợc dịch từ trang 210 đến trang 226 trong quyển Giá trị con người.

[68] Từ trước tới nay khoa học từ chối không chấp nhận những hiện tượng nào mà không thể trực tiếp quan sát được, đo luờng được.

… Dans ses raisonnements, Einstein invoqua continuellement un principe nouveau qu’on pourrait appeler «le principe de St Thomas» et qui refuse non seulement de prendre en considération ce qui est inobservable, mais de lui accorder même l’existence logique.

(René Sudre, Les Nouvelles Enigmas de l’Univers p. 80.)

[69] Le domaine psychique, moral et spirituel se trouve donc incorporé au domaine scientifique et la science rejoint enfin cette autre activité intellectuelle purement basée sur l’intuition qui aboutit aux religions. (La Dignité Humaine, p.210)

[70] Il importe maintenant que les efforts rationnels et intuitifs se confondent, ceci impose d’abord un élargissement de la science, mais aussi une épuration des religions, car elles doivent se débarrasser de tout ce qui demeure de pollution païenne dans leurs rites. Non pas brutalement, certes, mais progressivement. (La Dignité Humaine, p.21)

[71] … Et l’on ne doit pas lui (à la foule) fermettre indéfiniment de se reposer sur une religion qui prend sa source dans une idolâtrie anthropomorphique et est incapable d’entraîner une profonde amélioration morale. (La Dignité Humaine, p. 211)

[72] L’existence de deux religions, ésotérique et exotérique, est admissible à condition que la forme exotérique respecte la pureté et la rigueur de la tradition ésotérique et ne totère pas, par faiblesse, des pratiques susceptibles de jeter le discrédit sur le dogme. (La Dignité Humaine, p. 211)

[73] Rappelons-nous ce qu’écrivait Renan: «Si jamais le culte de Jésus s’affaiblit dans le monde, ce sera à cause des faits qui ont fait croire en lui.» Il ne faut pas que la poursuite de la quantité fasse perdre de vue la qualité, il ne faut pas que le désir de s’étendre en surface et de gagner un nombre immense de fidèles fasse oublier que le but surprême est l’améliorarion de l’individu par l’effort personnel sincère et éclairé, non l’obédience plus ou moins superstitieuse à des rites extérieurs considérés comme une assurance gratuite contre les malheurs éventuels… (La Dignité Humaine, p. 211)

[74] … Il est bien clair que l’instituteur, laïque, prosélyte, d’une foi matérialiste périmée au point de vue scientifique, à de rares exceptions près, représente un danger qui s’est déjà matérialisé plusieurs fois. (La Dignité Humaine, p. 212)

[75] Si nous devons former les générations futeurs rationnellement, nous sommes en droit d’exiger que ce rationnalisme soit totalement rationnel, conforme à état actuel de nos connaissances, et non pas inspiré par une science vieille de cinquante ans. Le rationnalisme ne doit pas être un pavillon qui couvre une merchandise, un domino sous lequel se dissimule une mystique politique. (La Dignité Humaine, p. 213)

[76] Une autre conséquence philosophique du téléfinalisme est la disscociation du corps et de l’esprit, dissociation considérée, non plus comme un acte de foi, mais comme un fait scientifique puisque dorénavant c’est l’esprit, non le corps qui évolue. (La Dignité Humaine, p. 213)

[77] Il ne s’agit pas d’une dissociation au sens où l’entendait les «animists» de jadis. Il n’est pas question de faire de l’âme une entité indépendante du corps et l’habitant. Scientifiquement cette attitude est indéfendable – mais d’autre part, l’attitude purement mécaniste, moniste, nous l’avons montré dans notre précédent ouvrage, n’est soutenable qu’en tant que profession de foi, ce qui est également antiscientifique … ibid. 213

… Nous nous trouvons en face d’un phénomène autonome dont les rouages ressortissent encore aux lois de la matière vivante, mais dont l’activité est soumise à d’autres disciplines dérivées de cette activité même, et directement dépendantes des lois transcendantes de l’évolution… Ib. 215.

Or, comme nous l’avons dit précédemment, c’est bien le cerveau qui se perfectionne matériellement. Mais il est parvenu au point où son activité se manifeste sur un plan supérieur, par des faits psychologique… Ib.215.

[78] À partir du moment où nous acceptions cette dissociation … l’élément subjectif, psychique devient prépondérant une sorte d’autocatalyse est amorcée. Les formes extérieures de la foi, la dévotion, les rites, les manifestations du culte passent au second plan: ce temple intérieur prend la première place … (La Dignité Humaine, p. 21.)

… «La loi est écrite dans les cœurs.» (Paul, Romains 2, 15).

«Le temple de Dieu est saint, et vous êtes ce temple.» (dto Cor. 3, 17, dto. Galates 5, 6).

La Dignité Humaine 216.

[79] … La sincérité, la volonté de se surpasser moralement pour jouer son rôle dans l’œuvre divine, la conscience de la dignité humaine au Créateur, sont des actes de foi plus efficace que la fidélité aux offices. (La Dignité Humaine, p. 216)

… Những lời của Lecomte du Noüy làm chúng ta nhớ lại mấy lời Thánh Kinh:

«Dân này lấy miệng thờ Ta,

Nhưng mà lòng họ cách xa muôn trùng,

Phụng thờ hình hạc luống công,

Giáo điều giảng dạy toàn lòng nhân vi.»

(Phúc âm Matthieu 15, 8, 9).

… Đấng Tối Cao chẳng ở trong những nhà do tay con người tạo dựng. (Công vụ sứ đồ 7, 48).

Thiên chúa đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất chẳng ngụ tại đền thờ do tay người tạo dựng nên đâu. (Công vụ sứ đồ 17, 24).

[80] Je ne prétends nullement que cet effort individuel soit suffisant, mais il est nécessaire…

… De même, au cours de l’évolution psychique, il faut cette intervention ( de l’Anti-hasard), pour sélectionner et fixer les caractères transmis… (Ib. 216).

[81] Comme le mécanisme n’est plus identique et que la lente acquisition des caractères nouveaux par le jeu du hasard, des mutations, de l’adaptation, de la sélection naturelle est remplacée par l’effort individuel et la tradition, comme ce nouveau processus est infiniment plus rapide, l’intervention est de nature différente et se manifeste plus économiquement, c’est-à-dire avec moins de pertes, moins de gâchage pour ainsi dire …

Ib. 216, 217.

[82] Chose extrêmement curieuse le téléfinalisme recoupe ici la pensée

bouddhique moderne, comme on peut s’en rendre compte par le passage suivant extrait des écrits d’un grand penseur hindou, Shri Aurobindo.

«L’homme est surtout en surface, mais il y a en lui un être intérieur plein des plus grandes possibilités et qu’il se doit anjourd’hui d’éveiller.» (La Dignité Humaine, p. 217.)

[83] Car son influence actuelle quoique très réduite, ne l’en poussera pas moins à la constante poursuite d’une beauté, d’une harmonie, d’une puissance et d’une connaissance plus hautes.

Tandis que les premières étapes de l’évolution étaient acceptées sans volonté consciente par la plante et l’animal, dans l’homme, la Nature devient capable d’évoluer par une volonté consciente dans l’être. (Ib. 217.)

[84] Ce n’est cependant pas par la volonté mentale dans l’homme que ceci peut être pleinement réalisé, car il est seulement permis au mental d’aller jusqu’à un certain point au delà duquel, il ne peut que se mouvoir en cercle. Une conversion doit se produire, une modification de la conscience par laquelle le mental se transforme en un principe plus élevé.

- Ib. 218.

- Teaching of Shri Aurobindo

- Arya Publishing House Calcutta.

[85] «L’homme peut devenir un surhomme, non pas en vertu d’un effort ou d’un sâdhana, qu’il accomplit, mais seulement lorsque se complète le cours de l’évolution propre à la nature. De même que l’homme a évolué à partir de l’animal, de même le surhomme évoluera à partir de l’homme. Ib. 218.

[86] La seule différence est que les animaux ne prirent aucune part consciente à leur évolution, mais furent poussés par une impulsion subconsciente. Dans l’homme, la nature s’est élevée à la conscience de soi, et l’étape suivante dans l’évolution se fera avec la coopération de l’homme. Ib. 218.

[87] C’est la nature elle-même qui conduit l’homme dans son ascension; toutes les disciplines morales et spirituelles du passé ont, de diverses manières préparé la race pour cette montée finale. (La Dignité Humaine, p. 218.)

[88] Ce que l’homme doit fournir est sa foi, sa foi dans les possibilités et dans la puissance qui sont à l’œuvre derrière lui, sa sincérité à rejeter tous les mouvements inférieurs de la nature qui font obstacle à la réalisation divine et enfin une aspiration fixe et sans défaillance. (Ib. 218.)

[89] Chanque homme doit tendre à se rapprocher, dans la mesure de ses moyens, de l’idéal humain le plus parfait – c’est-à-dire pour nous le Christ non seulement dans le but égoïste d’atteindre la paix de l’âme, le bonheur intérieur et l’immortalité par intégration à l’œuvre divine, mais dans le but de contribuer à cette œuvre, de préparer l’avènement de la race supérieure, promise pas l’évolution. (La Dignité Humaine, p. 219.)

[90] Les morales socialistes ont toujours fait preuve d’une pauvreté d’imagination déplorable. Non seulement, elles négligeaient complètement la psychologie humaine et son infinite richesse, mais elles ne préconisaient jamais que des adaptations des modifications de systèmes existants, en respectant toujours la notion dangereuse de groupe politique, qui finit inévitablement par aboutir à des conflits économiques et à des guerres. (Ib. 210)

[91] La source de tout mal est dans la substance même de l’homme. (La Dignité Humaine 220)

[92] C’est parce qu’elles savant cela et qu’elles possèdent une connaissance profonde de la nature humaine que les religions ont inventé un enfer, qui a un peu perdu de sa terreur aujourd’hui. Mais la religion catholique elle-même n’a pas toujours obtenu les résultats les plus moraux: Philippe d’Espagne, fervent chrétien, se demandait à l’heure de sa mort, si les quelques revers qui avaient accompagné la fin de sa vie n’étaient pas dûs à ce qu’il n’avait pas fait brûler assez d’hérétiques. Qu’aurait répondu le Christ, si la question lui eut été pesée? (La Dignité Humaine, p. 221)

[93] La plus importante est peut-être le retour aux principes fondamentaux du christianisme, et la nécessité de la lutte contre les superstitions qui s’infiltrent dans la doctrine et menacent son avenir. (La Dignité Humaine, p. 221)

[94] Nous avons montré comment cette symbiose s’est installée et comment les efforts de l’Eglise avaient été paralysées par la multiplicité et la ténacité des légendes païennes dont les origines remontent à une haute antiquité. Nous avons vu pourquoi l’Eglise avait été forcée de tolérer certaines pratiques idolâtriques profondément enracinées, estimant plus sage de les assimiler en les christianisant, plutôt que de les rejecter entièrement, ce qui aurait écarté un nombre immense de fidèles. (Ib.221)

[95] Cf. La Dignité Humaine p. 221-222

[96] La Dignité Humaine, p. 222

[97] Il y a deux cent cinquante ans de cela, dira-t-on, mais c’était au nom du même Dieu, du même Livre. Aujourd’hui, le Livre est interprété différemment, mais le fanatisme et l’intotérance ne sont par morts. (La Dignité Humaine, p.222)

[98] Cf. La Dignité Humaine, p. 223.

[99] Cf. La Dignité Humaine, page 223.

[100] La nature entière se révèle à nous comme un système en état de transformation continuelle. L’Eglise a été contrainte de le reconnaître en acceptant successivement le système de Copernic et l’évolution. Elle a aussi admis, au XIXè siècle, l’imprécision de la Bible, et la possibilité de son adaption aux faits scientifiques bien établis. (La Dignité Humaine, p. 223)

[101] La Dignité Humaine, p. 223-224.

[102] La Dignité Humaine, p. 223.

[103] Ib. 225.

[104] Cf. La Dignité Humaine, p. 226.

[105] Cf. La Dignité Humaine, p. 226.

[106] Cf. La Dignité Humaine, p. 227.

 


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo