LECOMTE DU NOÜY

VÀ HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


 

PHẦN THỨ NHẤT:

THỜI ĐẠI, THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

TƯ TƯỞNG LECOMTE DU NOÜY

 *

Chương 2

Thế kỷ XIX và thế kỷ XX

 

Le problème du monde est le problème de l’individu, nous dit le preseur indou J. Krishnamurti. Il est de peu d’utilité de modifier les cadres extérieurs, économiques, politiques, sociaux, juridiques, si préalablement à ces réformes de surface, on ne procède pas à la transformation radicale du cœur et de l’esprit des hommes, destinés à utiliser ces structures nouvelles.

RÂM LINSSEN

(Etudes psychologiques de C.G.Jung à J. Krishnamurti – page 17)

Vấn đề thế giới là vấn đề cá nhân, theo lời nhà tư tưởng Ấn độ J. Krishnamurti. Ích lợi gì đâu, nếu người ta chỉ cố hoán cải ngoại cảnh, các khuôn khổ kinh tế, chính trị, xã hội, tư pháp, nếu trước khi thực hiện những cải cách phiến diện đó, người ta không tìm cách hoán cải con tim, khối óc những con người sẽ sử dụng cơ cấu mới ấy… 

 

Tiết 1

Thế kỷ XIX

 

Thế kỷ XIX là một thế kỷ huy hoàng của Châu Âu: Ngoài thì đi chinh phục thế giới, chiếm thuộc địa, tìm tiền; trong thì mở mang khoa học, kỹ nghệ, thương mại.

Danh nhân, danh sĩ đầy dẫy các ngành.

Về nhạc, có Beethoven (1770 – 1827), Berlioz (1803 – 1869), Mendelssohn (1809 – 1847)


Ludwig van
Beethoven (1770 – 1827)

Về triết, có những triết gia lừng lẫy như:

Hegel (1770 – 1831), Feuerbach (1775 – 1833), Engels (1820 – 1895), Karl Marx (1818 – 1883), Schelling (1775 – 1854), Auguste Comte (1798 – 1857), Renan (1823 – 1892) v.v…


Ernest Renan (1823 - 1892)

Về văn có:

Schiller (1759 – 1805), Goethe (1749 – 1832) Anh em họ Grimm (Wilhelm: 1786 – 1859), Jacob: 1785 – 1863), Coleridge (1773 – 1834), Byron (1788 – 1824), Wordsworth (1770 – 1850), Walter Scott (1771 – 1832), Chateaubriand (1768 – 1848), Victor Hugo (1802 – 1885), Lamartine (1790 – 1869).


Victor Hugo (1802 – 1885)

Về khoa học có các nhà toán học lừng danh như:

Abel (1802 – 1829), Galois (1811 – 1832), Cauchy (1789 – 1857), Lobatchevski (1793 – 1856), Riemann (1826 – 1866), Henri Poincaré (1854 – 1912).


Henri Poincaré (1854 – 1912)

Các thủy tổ về điện học như:

Oersted (1777 – 1851), Faraday (1791 – 1867), Gauss (1777 – 1855), Coulomb (1738 – 1806), Ampère (1775 – 1836), Volta (1745 – 1827), Maxwell (1831 – 1879), Ohm (1787 – 1854), Hertz (1857 – 1894), Angström (1814 – 1874)


Michael Faraday (1791-1867)

Các thủy tổ về cơ học, nhiệt lực học như:

Helmholtz (1821 – 1894), Sadi-Carnot (1822 - 1888), Lord Kelvin (1824 – 1907).

Các thủy tổ về hóa học như:

Berthollet (1748 – 1822), Berthelot (1827 – 1907), Proust (1754 – 1826), Dalton (1766 – 1844)

Các nhà tự nhiên học hay sinh vật học tài danh quán thế như:

Cuvier (1769 – 1832), Geoffroy Saint Hilaire (1772 – 1844), Lamarck (1774 – 1829), Darwin (1809 – 1882).

Các nhà sinh lý học, vi trùng học thời danh như:

Pasteur (1822 – 1895), Claude Bernard (1813 – 1878) v.v…


Louis Pasteur (1822-1895)

Thế kỷ XIX là một thế kỷ sùng thượng khoa học và duy vật.

Sùng thượng khoa học vì khoa học đã đem lại cho đời sống rất nhiều tiện nghi mới mẻ; khoa học đã làm được nhiều phép lạ nhãn tiền.[1]

Sùng thượng vật chất, vì nhờ khoa học người ta trở nên gần gũi vật chất và ngoại cảnh, và tìm ra được nhiều phương pháp biến chế và sử dụng vật chất. [2]

Duy vật, vì bị ngoại vật khiên dẫn, con người đã cố buông bức màn quên lãng, xoay lưng lại Thượng Đế và tâm hồn, để hoàn toàn vụ ngoại, hướng ngoại. Từ nay, vũ trụ chỉ còn thuần có vật chất trước nhãn quan nhà học giả. [3] Đồng thời, trào lưu phản giáo và vô thần càng ngày càng lớn mạnh.

Thoạt đầu, nó là phương thức chống lại giáo quyền, sau dần dà trở thành lối sống thực sự.

Phong trào chống đối giáo quyền ngấm ngầm từ thế kỷ XVII; bột phát thế kỷ XVIII nhờ sự cổ vũ của Voltaire, Diderot, và các học giả soạn thảo bộ bách khoa tự điển Pháp; toàn thắng và trở thành một lối sống cho tri thức thế kỷ thứ XIX.[4]

Công bằng mà nhận xét thì phong trào này sở dĩ phát sinh một phần lớn là do những lỗi lầm của Giáo hội.

Thật vậy khi giáo hội còn thịnh, đã tỏ ra chuyên chế, độc tài, khe khắt: một mặt thì toa rập với vua chúa, dùng những hình phạt khủng khiếp để khống chế dân, một mặt thì dùng quyền kiểm duyệt cấm đoán mọi tự do ngôn luận. [5]

Mới đầu, trí thức chống lại giáo quyền, rồi chống luôn đạo giáo, chối bỏ luôn Thượng Đế. [6]

Dần dà người ta cho rằng vật chất cắt nghĩa được mọi sự. Tất cả mọi sự, mọi loài trong trời đất đều là những tổ hợp vật chất, những biến hóa vật chất, mà chẳng có thần linh, Thượng Đế chi hết. Cho nên muốn giải thích vũ trụ chỉ cần dựa vào các định luật vật chất, lý, hóa, cơ. [7]

Trên trời, vật chất sinh ra mặt trời, mặt trăng, tinh vân, tinh tú.

Dưới đất, vật chất kết tập thành núi, thành sông, rồi ngẫu nhiên biến thành sinh vật. Sinh vật vì hoàn cảnh thúc đẩy, vì đấu tranh sinh tồn, đã biến hóa dần dà từ loài nọ đến loài kia, sau cùng lên cho tới con người. [8]

Con người chẳng qua là một thứ máy móc tinh vi, [9] một con thú tiến hóa, [10] mà ta có thể chi phối sử dụng tùy ý, nếu ta biết áp dụng những định luật chi phối cơ thể óc não, tâm lý, ví dụ định luật «phản xạ có điều kiện» của Pavlov (1849–1936) chẳng hạn. [11]

Đời sống tâm thần ý thức chỉ là phụ tượng do vật chất sinh ra. [12] Ý tưởng, tâm tình ta chẳng qua là do cảm giác kết cấu, tạo thành mà cảm giác lại sinh ra do sự chuyển động của các phân tử óc não. [13]

Tất cả các hiện tượng lịch sử, xã hội cũng có thể cắt nghĩa được bằng những duyên do kinh tế, vật chất như vậy; và ta có thể phác hoạ được bộ mặt của xã hội, nếu ta biết rõ các yếu tố chủng tộc, di truyền, địa lý và thời gian. [14]

Cho nên vũ trụ là một guồng máy lớn lao [15] con người là một guồng máy [16] xã hội là một guồng máy. Tất cả các hiện tượng trong vũ trụ, thiên văn địa lý, nhân sinh, đều theo cùng một định luật lý, hóa, vật chất.

Claude Bernard viết:

«Descartes, Leibnits, Lavoisier đã dạy chúng ta rằng vật chất và các định luật vật chất ở nơi sinh vật cũng giống như ở nơi khoáng vật. Các ngài đã cho chúng ta thấy trong trời đất chỉ có một thứ cơ học, một thứ lý học, một thứ hóa học chung cả cho vạn vật. [17]

Ta cũng cóthể coi vũ trụ như gồm bởi những con toán số, và có thể sắp xếp được thành phương trình; [18] như những cơ cấu có thể diễn biến thành những phản ứng hóa học; [19] như những sự chuyển động mà vận tốc có thể đo lường ước định được. [20]

Cho nên bất kỳ một hiện tượng gì trong vũ trụ, rồi ra khoa học cũng tiên tri, tiên đoán được. [21] Hoặc tiên đoán một cách chính xác theo những phương trình cơ học, nếu là vận chuyển của các tinh cầu, hoặc một cách đại cương đại khái theo phương pháp thống kê, xác xuất, nếu là những cấu tử đa đoan phiền tạp như phân tử, nguyên tử hay con người. [22]

Chẳng cần gì phải nại đến thần quyền để cắt nghĩa vũ trụ. Giả thuyết Thượng Đế, theo Laplace, trở nên vô ích. [23] Hơn thế nữa Hœckel cho rằng phải xua đuổi ý niệm Thượng Đế ra khỏi nhân sinh, nếu con người muốn trở nên khôn ngoan và sung sướng. [24]

Trước mắt các nhà duy vật vô thần, đạo giáo trở nên vô dụng, và chỉ là những công cụ áp bức, bưng bít, ru ngủ con người. [25]

Chỉ có khoa học mới có thể giải thoát con người, chỉ có khoa học mới vạn linh, vạn ứng, mới có thể đem lại hạnh phúc mà con người mong mỏi, đợi trông. [26]

oOo

Phong trào duy vật phát xuất từ các triết gia Đức quốc. [27]

Đầu thế kỷ 19, các triết gia Fichte, Shelling, Hegel đã làm mưa gió trên thao trường triết học. [28]

Hegel với biện chứng pháp, đã đề cao vấn đề biến dịch trong vũ trụ, tuy là với khuynh hướng duy linh.

Nhưng các đồ đệ khuynh tả của ông lại cố giải thoát lý trí con người khỏi ảnh hưởng thần học, đạo giáo, và phổ biến chủ nghĩa vô thần. [29]

Năm 1835, Strauss cho xuất bản cuốn «Đời sống Chúa Jésus» phê bình gắt gao chặt chẽ các bản thánh kinh và kết luận chúa Jesus cũng chỉ là một con người, [30] và đề nghị thay vì sùng thượng Chúa Jésus, nên sùng thượng «Nhân loại» một «Nhân loại» đã được thần minh hóa. [31]

Feuerbach cũng có những chủ trương tương tự. [32] Ông chủ trương hồn chẳng thể tách rời khỏi xác và vũ trụ không hề biết phép lạ. [33]

Moleschott cho rằng: có lân tinh mới có tư tưởng. [34]

Karl Vogt chủ trương con người gần vật hơn gần thần, và cho rằng óc tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật. [35]

Mặc dầu có sự chống đối của các nhà tư tưởng duy linh như Maine de Biran, Jouffroy và Victor Cousin, làn sóng duy vật cũng lan tràn sang nước Pháp nhất từ sau khi thất trận năm 1870. [36]

Đồng thời, ở Pháp, Auguste Comte đưa ra chiêu bài duy thực.

Ông cho rằng thời kỳ thần học và siêu hình của nhân loại đã qua, và nay là thời kỳ khoa học, thời kỳ toàn thịnh của lý trí. [37]

Auguste Comte tuyệt đối cấm chỉ không cho bàn đến nguyên lý hay cùng đích. [38]

Những sự suy cứu ấy theo ông chẳng có thay đổi được số phận nhân loại, chẳng làm cho nhân loại hạnh phúc hơn. [39]

Con người cần phải hoạt động trên bình diện thực tế, cho nên thuyết duy thực chống lại mọi mơ hồ, viển vông. [40]

Auguste Comte chỉ vụ ích lợi, nên gạt bỏ những gì vô bổ, chỉ cần chắc chắn nên gạt bỏ những gì mơ hồ, bất định; chủ trương tích cực chứ không tiêu cực; chỉ cầu tự nhiên, nên gạt bỏ siêu nhiên, cầu tương đối chứ không cầu tuyệt đối. [41] Nguyên tắc của Ông là cái gì cũng tương đối. [42]

Thậm chí, Auguste Comte còn muốn gạt bỏ hẳn phương pháp «nội quan» trong khoa tâm lý học và cho đó là một huyễn vọng. [43]

Thế tức là con người thế kỷ XIX đã thu hẹp phạm vi hoạt động của mình, gạt bỏ những gì không thể chứng minh, đo lường, khảo sát được ra khỏi đời sống.

Người ta muốn đo lường mọi sự, đo lường cả những hoạt động của tâm thần; và do đó, ta thấy có định luật của Weber và Fechner chẳng hạn về tương quan giữa cảm giác và kích thích. [44]

Ribot đem áp dụng phương pháp thực nghiệm vào khoa tâm lý học. Ông chủ trương, muốn học về tâm lý con người, vừa phải dùng phương pháp nội quan, vừa dùng phương pháp ngoại quan. Ngoại quan là khảo sát các sự bộc lộ, phát tiết của tâm hồn ra bên ngoài, như lịch sử, từ ngữ, thái độ, tâm bệnh, bệnh thần kinh, phong tục các sắc dân kim cổ, từ man mọi cho đến văn minh, nghiên cứu hành vi, tác phong của mọi tuổi từ trẻ đến già. Thậm chí còn nghiên cứu cả tâm lý loài vật để hiểu thêm tâm lý loài người. [45]

Max Otto thuật lại chủ trương của một nhà tâm lý học cho rằng: «Muốn hiểu con người, hiểu bản tính con người, cần học hỏi về con khỉ, vì đã có thời con người là con khỉ. Thay vì học xem con người sẽ tiến hóa đến đâu, phải học xem con người xưa kia đã làm gì?» [46]

Và thế kỷ thứ XIX cũng đã làm rung chuyển đạo giáo đến tận gốc rễ khi đem thuyết tiến hóa để cắt nghĩa quần sinh. [47]

Tóm lại thế kỷ XIX là một thế kỷ có khuynh hướng:

-  Vô thần

-  Duy vật

-  Máy móc, tất định

-  Sùng thượng khoa học.

Và chủ trương:

-  Sinh cơ ngẫu nhiên mà có

-  Quần sinh do một thủy tổ rồi biến hóa dần lên mãi, từ thảo, trùng cho tới con người.

-  Ta toát lược bằng bản đồ sau:

 

Tiết 2

Thế kỷ XX

 

Nhưng bước sang thế kỷ XX, niềm tin vào khoa học vào vật chất dần dần bị lung lay suy sụp. [48]

Mà lý do, không phải là vì khoa học suy, mà lại vì khoa học thịnh, mới lạ!

Bước sang thế kỷ XX nhân loại còn tiến vượt bậc hơn nữa.

Điện lực, cơ khí phổ cập khắp nơi.

Nhân loại chế ra được những dụng cụ tân kỳ hơn để khám phá vũ trụ, khám phá vật chất, khám phá không gian.

Nhưng chính vì những tiến bộ vượt mức, chính vì những khám phá lạ lùng, các nhà khoa học đã nhận thấy các định kiến thế kỷ XIX là lầm lạc hay thiển cận, hẹp hòi. [49]

Các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều hiện tượng tân kỳ, nên bắt buộc phải thay đổi lập trường, thay đổi quan điểm.

Với sự tiết tháo sẵn có, nhiều nhà khoa học thời danh đã nhìn nhận các đồng nghiệp thế kỷ trước đã có nhiều thiển kiến, nhiều lầm lỗi, và cho rằng không làm sao có được thái độ cố chấp, ngạo nghễ một chiều như xưa được nữa. [50]

Khảo cứu cho đến căn để, người ta thấy cái gì cũng biến thiên chất chưởng, tráo trở, đảo điên; cái gì cũng phiền tạp rắc rối.

Trước kia, người ta cho cái gì cũng liên tục, năng lượng liên tục, ánh sáng liên tục. Nhưng Max Planck với thuyết lượng tử [51] đã bắt mọi người phải chấp nhận cái gì cũng gián đoạn. [52]

Sự khảo nghiệm về tông chi các chất phóng xạ của gia đình Curie [53] và của Henri Becquerel (1852-1908) cho tấy vật chất có sinh tử, cũng phân hóa biến thiên, biến tính, biến thể, có con, có cháu, ví dụ chất Radium sau khi phóng xuất Hélium sẽ biến thành Radon. [54]

Chất nhôm khi bị pháo kích bằng phi đạn alpha, sẽ biến thành lân tinh phóng xạ. Lân tinh phóng hết xạ tuyến sẽ biến thành Silicium v.v… [55]

Và đây là gia phả những chất phóng xạ từ Uranium 238 cho đến chì theo Rutheford.

 

Tiếp đến, Lorentz và Eintein gây ra một cuộc đảo chính mới, đó là học thuyết tương đối.

Học thuyết này rất phức tạp. Chúng ta chỉ ghi lại ít điểm chính yếu:

1- Không gian và thời gian là một hệ thống duy nhất, bất tương ly. [56]

2- Thời gian trở thành chiều kích thứ 4 của không gian [57] và để cho thấy tình không gian và thời gian khăng khít, người ta lấy thời gian đo không gian, lấy năm ánh sáng làm đơn vị đo lường vũ trụ. [58]

3- Einstein còn chứng minh năng lực và vật chất hỗ hoán, tương giao. Năng lực có khối lượng; vật chất có năng lực, năng lực sinh vật chất, vật chất sinh năng lực theo phương trình.

E= mc2   [59]

Những khám phá mới mẻ này có hậu quả kinh thiên động địa vì nó đã dần dà đưa tới trái bom nguyên tử đầu tiên ở Alamogordo và sự tàn phá kinh khủng ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945.

4- Einstein còn cho rằng vật chất làm cong, làm trũng không gian… [60] Ánh sáng các vì sao, vì có khối lượng, nên bị mặt trời hấp dẫn và làm lệch hướng khi xuống tới trái đất v.v…

Tóm lại một mình Einstein đã đổi được nhiều quan niệm siêu hình và khoa học, vì Einstein đã:

(1) Tiêu hủy khái niệm không gian và thời gian riêng rẽ và tuyệt đối tự ngàn xưa.

(2) Khai tử khái niệm khí Thái hư (Ether).

(3) Tiêu hủy khái niệm vật chất vĩnh cửu và cố định. [61]

(4) Tiêu hủy khái niệm phẳng phiu và đồng đẳng của Euclide.

(5) Thay đổi cả lý thuyết «vạn vật hấp dẫn» của Newton. [62]

(6) Đem lại cho khoa học và nhân loại một nguồn năng lực vô tận là nguồn năng lực vật chất và nguyên tử, và một tương lai vô cùng rực rỡ cho nhân loại, nếu nhân loại biết xử dụng năng lực nguyên tử vào những mục phiêu hòa bình và xây dựng. [63]

Càng khảo sát về nguyên tử người ta càng thấy nó chứa chấp nhiều ly kỳ bí ẩn.

Trong lòng mỗi nguyên tử là cả một giang sơn theo đà khám phá của khoa học, số vi tử vi trần càng ngày càng gia tăng và kỳ ảo nhất là mỗi vi tử, vi trần lại có một phản vi tử, vi trần ẩn ước chế hóa. (xem bảng)

Các nhà khoa học cố hình dung dáng dấp nguyên tử, nhưng dần dà thấy là công toi vô ích.

Mới đầu, Rutherford [64] rồi Bohr [65] rồi Sommerfield [66] mỗi người nghĩ ra một kiểu nguyên tử khác nhau.

Người thì cho rằng nhiều điện tử có thể ở cùng một quỹ đạo, người thì cho rằng mỗi quỹ đạo chỉ có thể có hai điện tử quay ngược chiều, [67] người thì cho rằng mỗi điện tử có một đường lối riêng tư, chẳng hề san sẻ cùng nhau quỹ đạo. [68]

Rốt cuộc các nhà bác học bỏ hết các kiểu nguyên tử nói trên và thú nhận rằng chẳng thể nào hình dung được vi trần, vi tử, điện tử. Tất cả những danh từ ấy chẳng qua là không ngôn, là giả thuyết, là những khái niệm toán học; [69] hình dung dáng dấp điện tử cũng lờ mờ, ẩn hiện như làn sóng, hơi sương. [70]


Louis de Broglie (1892-1987)

Rồi đến lượt Louis de Broglie chủ trương cái gì cũng vừa là vi trần, vừa là ba động, bất kỳ là ánh sáng hay là dương điện tử, âm điện tử. Thế tức là cái gì cũng vừa gián đoạn vừa liên tục từ nay, và bức tường ngăn chặn ánh sáng và vật chất được hủy bỏ. [71]

Mới hay đi sâu vào đáy lòng vật chất, cái gì cũng trở nên ỡm ờ, hai chiều hai mặt, lúc chuột lúc chim, như chuyện con dơi trong ngụ ngôn La Fontaine. [72]

Các khái niệm toán học cũng trở nên bất định: không gian hoặc phẳng, hoặc cong tùy theo nhãn quan. Ba góc một tam giác có thể:

Bằng       1800

To hơn    1800

Nhỏ hơn  1800

Tuy là ta theo Euclide hay Lobatchevski hay Riemann. [73]

Ngay cả đến đại vũ trụ, cũng trở nên biến thiên chất chưởng. Nhờ phương pháp tán quang, và dựa vào định luật Dopler-Fizeau, các nhà thiên văn học khám phá ra rằng các giải ngân hà đang đua nhau tiến về vô tận, và vũ trụ y như là một cái bọt xà bông của trẻ con chơi đang được thổi phồng lên, theo lý thuyết của Georges Lemaître và đã được Hubble và Eddington xác nhận. [74]

Năm 1927, Heisenberg đề xướng nguyên tắc bất định trong thế giới điện tử. Thế là trong phạm vi này, thuyết nhân quả duy vật tất định của Laplace hoàn toàn sụp đổ. [75]

Các nhà khoa học ngày nay đã quen thuộc với những mâu thuẫn ấy, và chủ trương muốn hiểu biết về một hiện tượng cần phải cân nhắc, xoay xở, lộn lạo trái phải ngược xuôi như vậy mới mong có một ý niệm toàn bích được. [76]

Tổng kết lại ta thấy các khái niệm cơ bản về vũ trụ trở nên co giãn, khái quát, dính dấp, mắc míu nhau chứ không còn rời rạc, riêng rẽ, cố định như xưa:

Từ nay:

- Vật chất là khí lực.

-  Khí lực là vật chất

-  Không gian là thời gian

-  Vật chất là không gian v.v… [77]

Khoa học trở nên trừu tượng hơn. Các hình ảnh được thay thế bằng những công thức toán học

Khoa học ngày nay bắt phải suy, phải nghĩ, thay vì phải trông phải nhìn như xưa. Khoa học khuyến dụ ta dùng thần trí nhìn cho ra cái thế giới vô hình. [78]

Tóm lại, thế kỷ XX trở nên uyển chuyển linh động về 1ý thuyết hơn, và những thái độ ngạo nghễ, độc đoán của thế kỷ XIX không còn nữa.

Thuyết «duy» gì cũng được coi là khiếm khuyết.

«Duy linh» cũng không xong, mà «duy vật» cũng mất hậu thuẫn khoa học. [79] Con người hình như còn phải tìm cho ra một học thuyết «nhất thể lưỡng diện», hoặc «nhất thể vạn thù» để giải thích bao quát các hiện tượng, cũng như để dung hòa phối kết mọi dị đồng…

Nhiều nhà khoa học trở thành triết gia [80] trong số có Lecomte du Noüy.

Khoa học đến chỗ thực tiễn nhất thì lại trở thành siêu hình, vì chỉ dựa trên những khái niệm, ngay cả về phương diện toán lý hóa. [81]

Thế là siêu hình lại trở về với thế nhân. [82]

Các học thuyết đều bị rung chuyển.

Truy kỳ căn, thường thấy chúng dựa trên những khái niệm chẳng chắc chắn, sáng tỏ là bao, và thường là nhân tạo, ước lệ, chứ không tự nhiên, khách quan và phổ quát. [83]

Các nguyên lý, các thỉnh lý, khái niệm mà từ bao ngàn năm nay, hoặc từ hàng trăm năm nay được coi là hiển nhiên, là chân lý bỗng trở thành không ngôn hay vọng niệm.

Đến với thế kỷ XX, không còn không gian và thời gian riêng rẽ.

Quan niệm khí thái hư (Ether) cáo chung sau những thí nghiệm của Michelson về tốc lực ánh sáng.

Nguyên lý tất định Laplace bị toán xác xuất và nguyên lý bất định của Heisenberg tiếm vị cướp ngôi. [84]

Hai nguyên lý Lavoisier

«Khí bất diệt»

«Chất bất diệt»

Bị thuyết tương đối đổi lại thành:

Nhất thể lưỡng diện

Khí chất tương sinh. [85]

Euclide bị Lobatchevski và Riemann qua phân ảnh hưởng, và đến Moïsé cũng bị Darwin đảo chính, tranh ngôi. [86]

Các học thuyết như những lâu đài cũ kỹ trở nên nứt rạn. [87]

Người thì chủ trương vá víu, hàn gắn bên ngoài, để có nguyên phong thái cũ, kẻ thì đi sâu xuống nền tảng để vỡ lẽ ra rằng sự rạn nứt đã xảy ra vì tòa lâu đài đã xây trên cát trên bùn chứ không có nền móng vững chãi như ta tưởng. [88]

Các nhà bác học có chủ trương mới mẻ là: tiện thì dùng hay thì dùng; không tiện, không hay thì bỏ. Không có một học thuyết nào là chính xác, là tuyệt đối, nó hay tùy theo người dùng ưa hay ghét, quen hay lạ…

Đó là lập trường của nhà toán học Henri Poincaré, [89] và đó cũng là lập trường của khoa học đoàn họp tại Vienne (Cercle de Vienne), mà người thủ xướng là Ernest Mach. [90]

Về phương diện nhận thức ta thấy rằng ngày nay những tiêu chuẩn chân lý đã đảo ngược lại những tiêu chuẩn ngày xưa:

Thời xưa, người ta:

-  Cứ thần, cứ thánh.

-  Cứ sư, sách.

-  Cứ quyền.

-  Cứ tình.

Để đoán định phải trái.

Ngày nay người ta:

-  Cứ lý.

-  Cứ chứng.

-  Cứ nghiệm

-  Cứ sự

-  Để đoán định chân lý.

Đời xưa vụ nội hơn, đời nay vụ ngoại hơn. Và ta có thể tóm tắt thái độ người xưa, và người nay bằng những vần thơ sau.

Thái độ của người trung cổ:

«Cần chi cứ phải nghe xem,

Cần chi suy nghĩ, kiếm tìm nhọc công.

Sự đời Thánh đã giải xong,

Phận hèn thôi chớ mơ mòng viễn vông.

Hồng trần thây kệ rối bong,

Trần ai ấy chốn lao lung tù đầy.

Hồn ta chẳng gửi nơi đây,

Gửi về thiên quốc từ ngày còn thơ.»

***

Thái độ người thế kỷ XIX, XX:

Sự đời cần phải nghe xem,

Phải suy, phải nghĩ, phải tìm tốn công.

Sự đời giải thích chưa xong,

Kiếm tìm đâu phải mơ mòng viễn vông!

Hồng trần quyết gỡ bòng bong,

Cho trần thoát kiếp lao lung, tù đầy.

Hồn ta, ta gửi nơi đây,

Đây là thiên quốc, mơ ngày còn thơ.

Thái độ chung là khinh đạo, trọng đời; khinh đức, trọng tài; khinh nghĩa, trọng lợi; khinh cá nhân, trọng đoàn thể; khinh nội giới, trọng ngoại giới; khinh thiểu số, trọng đa số.

Các học đường thì nặng về trí dục, sao lãng hẳn đức dục và cố thoát ly hết mọi ảnh hưởng thần quyền, giáo quyền. [91]

Câu cách ngôn «kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân» ngày nay hầu như bị sao lãng hẳn. Người ta dám làm mọi sự, miễn sao đưa đến thành công, và các đảng phái chính trị, các chính thể độc tài đã không lùi gót trước thủ đoạn gian trá, ác độc nào mà không dùng, miễn sao chi phối, huyễn hoặc được quần chúng.

Thế kỷ XIX, XX lại còn có đặc điểm là tư tưởng Đông Tây gặp gỡ; nhiều người Á Châu bỏ Đông theo Tây, thì nhiều người Âu Châu lại bỏ theo Tây theo Đông… Nhân loại vẫn còn đang đi tìm kiếm chân lý và hạnh phúc.

Nhân loại hết còn muốn tuần tự nhi tiến, mà thích đốt giai đoạn và nhảy vọt; thay vì khoan hòa mà xử sự, nhiều người chủ trương bạo động, đấu tranh…

Tất cả những duyên do ấy đã đem lại những khủng hoảng về đạo giáo, về tinh thần, những sa đoạ về luân lý, những chế độ độc tài, những tai hoạ diệt chủng, những chiến tranh khủng khiếp…

Có những bậc ưu thời mẫn thế cho rằng tất cả những thảm cảnh, những sự điên đảo suy vong ấy sở dĩ xuất sinh là vì nhân  loại quá chú trọng các giá trị vật chất mà sao lãng cái giá trị tinh thần. [92]

Cũng có học giả cho rằng những sự hỗn loạn đổ nát hiện nay sở dĩ có là vì con người đã nhắm mắt chấp nhận tất cả những gì đã được tuyên truyền dạy dỗ, mà không hề phán đoán, cân nhắc, xét suy. [93]

Lại nữa, con người, vì bị giáo dục một cách sai lầm, đã mất hết niềm tin vào mình, nên quay ra dựa dẫm vào người khác, quỵ lụy vào người khác, do đó sinh ra một sự bóc lột về phía lãnh đạo, và sự mất nhân cách về phía người bị hướng dẫn cai trị và nhiều tội ác trong lịch sử các dân các nước. [94]

Vì vậy, mà có nhiều học giả hồi tâm để suy tư, để góp phần vào công cuộc chấn hưng tinh thần, chấn hưng đạo đức, cải thiện tầm nhìn, lối nghĩ để ngăn ngừa bớt hiểm hoạ cho nhân loại cũng như để xây dựng cho nhân loại một tương lai tươi sáng hơn.

Trong số những học giả ấy có Lecomte du Noüy.

Chúng ta hãy đi vào đời sống của ông, trước khi thảo về học thuyết của ông.

 


CHÚ THÍCH

[1] Mettant sous les yeux de tous les réalisations stupéfiantes obtenues par la Science, il (cet immense bouleversement économique) s’accompagnait d’une admiration de plus en plus vive pour celle-ci, d’une espérance de mieux en mieux fondée sur ses destinées, d’une foi de plus en plus profonde dans la conviction qu’a elle seule était réservée la mission de rebâtir le monde.

Les religions traditionnelles voyaient progressivement diminuer le nombre de leurs fidèles. – Pierre Rousseau, L’histoire de la Science, page 524.

[2] … Par sa beauté et sa richesse que nous révèle la science, de l’infiniment petit à l’infiniment grand, et par le pouvoir que nous acquérons sur elle, la rendant docile à nos volontés, la matière a pour nous plus d’attrait, Elle nous enthousiasme, nous fascine, en même temps qu’elle nous est familière… – Science et Matérialisme, Recherches et Débats, Cahier No 41, page 9.

[3] … Cette connaissance empirique pouvait se formuler sans parler de Dieu ou de nous-mêmes… – Cf. Werner Heisenberg, Physique et Philosophie, page 79.

… Pour un scientiste, du moment qu’on s’est accordé à soi-même la supposition, soi d’une certaine quantité immuable d’ énergie, on a de quoi interpréter intelligiblement tous les phénomènes astronomiques, physiques, biologiques psychologiques et sociaus. La supposition d’une providence devient inutile. Le monde est «une force» qui va, sans poursuivre aucun but, par le simple développement de ses puissances intimes. – André Cresson, Bergson, PUF, page 12.

[4] Xem Lecomte du Noüy, L’homme devant la Science, đoạn VII: Les responsabilités, từ trang 202 đến 233.

[5] … Progressivement l’Eglise devint une vaste machine administrative, jalouse de ses prérogatives et de son autorité. Convaincue de son infaillibilité, même en ce qui ne concernait pas le dogme. Aussi, quand des individus se rencontraient qui osaient penser en dehors d’elle, les considérait-on d’un œil soupçonneux. Quand en plus, ils étaient géomètres et prétendaient que contrairement à la doctrine établie, c’était la terre qui tournait autour du soleil, de suspects on les brûlait… – Lecomte du Noüy, L’Homme devant la Science, page 213-214.

[6] … C’était bien, tout d’abord contre les prètres, qu’ils s’élèvent et non contre la religion, contre l’idée de Dieu. Progressivement au cours du XIX è siècle, le nombre de ceux qui firent de la science un argument contre la religion elle-même augmenta. – Ib. 216.

[7] Le monde n’est qu’un agencement mécanique, réductible à un système d’équations différientielles. – Pierre Roussau, L’Histoire de la Science, page 524.

… Comme le dit Mach en sa mécanique: «Les Encyclopédistes français du XVIII è siècle imaginaient qu’ils n’étaient pas éloignés d’une explication définitive du monde par des principes mécaniques et physiques; Laplace concevait même un esprit apte à prédire les progrès de la nature pour toute l’éternité, si seulement on donnait les masses et les vitesses. – W. Dampier, Histoire de la Science, page 248–249.

[8] Les premiers vivants furent des «monères», cellules sans noyaux semblables aux chromacées actuelles. De ces organismes primitifs, ont dérivé par évolution les organismes plus complexes jusqu’à l’homme.

L’évolution est mécanique et chimique. Elle repose sur l’adaptation au milieu, l’hérédité des caractères acquis et la sélection naturelle. – René Sudre, Les Nouvelles énigmes de l’Univers, page 15.

[9] Les Encyclopédistes français du milieu et à la fin du XVIII è siècle allèrent plus loin et soutinrent que l’homme n’était corps et âme, qu’une machine… – W. Dampier, Histoire de la Science, page 427-428.

[10] L’homme cessait d’être une exception, il reprenait sa place dans une série dont il n’était que le terme le plus perfectionné (Philosophie de Hoeckel). – René Sudre, Les Nouvelles Enigmes de l’Univers, pages 14.

[11] Réflexes conditionnels de Pavlov (ou réflexes conditionnés).

… II (Pavlov) montra que… ce que nous croyons être notre volonté, notre intention, notre libre-arbitre, n’était qu’un système de réflexes conditionnels lentement acquis au cours de ce dressage qu’est l’éducation. – Pierre Rousseau, Histoire de la Science, p. 684.

… Định Luật Pavlov đã được các nhà cầm quyền Cộng sản khai thác triệt để để thu phục và chi phối con người.

[12] Théorie de la conscience épiphénomène.

[13] … Théorie de Taine pour qui la connaissance ne provient que des sensations et qui, en dernière analyse, ramenait tout à des mouvements de molécules.

cf. Mary Lecomte du Noüy, De l’Agnosticisme à la Foi, page 59.

…La plus grande partie de sa carrière (Loeb 1859-1924) gravita autour de cette idée centrale: prouver que les phénomènes psychiques, peuvent s’expliquer par des mouvements ou des modifications de la substance de la cellude. (Pierre Rousseau, L’Histoire de la Science, p. 680.)

Le postulat de la conscience épiphénomène dénie toute réalité à la conscience. Celle-ci ne serait qu’un reflet ou une ombre sans aucune action possible sur le comportement de l’individu. Ce sont des biologists (Huxley, Maudsley, le Dantec, Soury, Delbet, G. H. Roger) qui ont adopté cette thèse, laquelle réduit la psychologie à n’être qu’une dépendance de la physiologie.

André Lamouche, La destinée humaine, page 233.

[14] Pour les théories anthropogiques et sociologiques qui nous convient à voir, suivant les idées de Taine, et dans les individus et dans les groupes sociaux, des produits de l’action concourante des hérédités, et du milieu de sorte que tout se fait chez les uns et chez les autres par le jeu de ces trios facteurs, la race, le milieu et le moment. (Bergson (PUF), page 14.)

[15] «Le magnifique système du soleil, des planètes des comètes»… fut employé au XVIII è siècle comme base d’une philosophie mécanique et remplaça l’atomisme des Aciens, comme point de départ d’un matérialisme. –  W. Dampier, Histoire de la Science, page 226.

[16] … L’homme est regardé comme une machine selon les définitions de la mécannique. – Ib. 426.

[17] Descartes, Leibniz, Lavoisier nous ont appris que la matière et ses lois ne diffèrent pas dans les corps vivants et dans les corps bruts: ils nous ont montré qu’il n’y a au monde qu’une mécanique, qu’une seule chimie, commune à tous les êtres de la nature.

 (Science expérimentale, Paris. Baillère, page 178 – 182).

 (Pierre d’Angkor, Les forces blanches et les forces noires dans le monde, Paris Adyar Page 76)

[18] Le monde n’est qu’un agencement mécanique réductible à un système d’équations différentielles. – Pierre Roussau, Histoire de la science, page 524.

[19] La nature nous apparait comme un noble édifice à la base duquel règnent les phénomènes mathématiques, qui se couronne par les phénomènes de la vie psychologique, morale et sociale et dont les étages intermédiaires sont constitués par les phénomènes physiques, chimiques et biologiques.

 Pierre Rousseau, Histoire de la Science, page 623.

[20] On réduisit tous les phénomènes à des mouvements apparents ou cachés. C’est sous la forme d’un mécanisme universel que le matérialisme s’est finalement établi dans les sciences de la nature.

 René Sudre, Les Nouvelles Enigmes de I’Univers, page 24.

[21] Laplace pensait qu’un esprit assez habile pourrait calculer tout le passé et l’avenir de l’univers à partir de la connaissance de sa configuration instantanée et des vitesses de ses masses composantes.

A chaque pas en avant, cette surestimation des possibilités du mécanisme devint un trait accusé de la pensée contemporaine. ( W. Dampier, Histoire le la Science, p. 382.)

[22] ... Au font, se disait-on, il n’y a dans l’ univers, qu’une seule espèce d’énergie, l’énergie mécanique qui par ses transformations, donne lieu à toutes les autres espèces. Et comme la mécanique est, elle-même, justiciable de I’analyse mathématique, il s’ensuit que tout l’univers est explicable mécaniquement, sans faire intervener Dieu, ni principe surnaturel. C’est la doctrine mécaniste.

 W. Dampier, Histoire de la Science, page 600.

[23] L’empereur (Napoléon): «M. Laplace, on me dit que vous avez écrit ce gros livre (La mécanique céleste) sur le système de l’univers, sans même mentionner son créateur.» Laplace: «Je n’avais pas besoin de cette hypothèse-là.» ( W.Dampier – Histoire de la Science – p.23.)

[24] Dieu n’était plus l’hypothèse dont les géomètres pouvaient se passer mais la notion pernicieuse qu’il fallait interdire à l’humanité, si l’on voulait la render sage et heureuse.

 René Sudre – Les Nouvelles Enigmes de l’univers – page 14.

[25] Elle (la religion) est I’opium du peuple.

 K. Marx – Contribution à la critique de la philosophie du droit de Hegel – page 84.

 cf. Duré, Encyclopédie des citations – page 330.

… Malfaisante par son illusion fondamentale, la religion l’a encore été par son rôle d’instrument aux mains des classes possédantes, dans les sociétés qui se sont succédées au cours de l’évolution historiques. Sous la promesse fallacieuse d’un bonheur futur, en un monde supra humain, on a maintenu les masses laborieuses dans la passivité et la résignation. La religion a done freiné l’évolution et nui gravement à l’humanité, par elle, on a endormi les masses; la religion c’est l’opium du peuple, l’obstacle le plus néfaste au progrès du monde. ( François Dufay M. E. P. En Chine L’Etoile contre la Croix – page 52-53.)

[26] La science réclame aujourd’hui à la fois la direction matérielle, la direction intellectuelle et la direction morale des sociétés.  (Marcelin Berthelot) – René Sudre – Les Nouvelles Enigmes de l’Univers – Page 29.

… To science, pilot of industry, conqueror of disease, multiplier of the harvest, explorer of the universe, revealer of nature’s laws, eternal guide to truth: (Inscription of the national academy of Science.)

 C. Paul Mc. Carle, Ph. D. – The Physical World Introduction, p.1.

[27] Les sources allemandes du matérialisme – cf. René Sudre. Les Nouvelles Enigmes de l’Univsers – page 15

[28] Fichte, Schelling et Hegel avaient régné dans le 1er tiers du siècle. – Ib. page 16.

[29] Les disciples les plus radicaux de Hegel s’appliquaient à libérer l’intelligence humaine de la théologie et prêchaient même l’athéisme. – Ib. page 16.

[30] Dès 1835, Strauss avait publié sa «Vie de Jésus» où par critique sévère des texts, il faisait reprendre sa figure humaine au Sauveur du Monde.

René Sudre – Les Nouvelles Enigmes de l’univers – page 16.

[31] Il invitait à substituer au Christ historique, l’humanité divinisée. – Ib. 16.

[32] L’espèce dans sa plénitude s’incarnant dans une individualité unique serait un miracle absolu, une suppression arbitraire de toutes les lois et de tous les principes de la réalité serait en fait la Fin du monde…

… On ne peut plus penser l’histoire; elle est sans but, ni sens; l’incarnation et l’histoire sont absolument incompatibles; quand la divinité elle-même entre dans l’histoire, l’histoire cesse – Mais si malgré tout, l’histoire poursuit son cours comme devant, alors la théorie de l’Incarnation est réfutée par l’histoire même dans les faits. – Ludwig Feurbach, Manifestes philosophiques PUF – page 15-16.

[33] Feuerbach émettait le même vœu (substituer au Christ historique, l’humanité divinisée) après avoir proclamé que l’âme n’est pas distincte du corps et que la nature ignore les miracles.

 René Sudre – Les Nouvelles Enigmes de l’univers – page 16.

[34] Sans phosphore pas de pensée. – René Sudre, Les Nouvelles Enigmes de l’univers – page 16.

[35] L’homme est plus bête qu’ange… Entre la pensée et le cerveau, il y a le même rapport qu’entre la bile et le foie, ou entre l’urine et les reins. – Ib. – page 16.

[36] Les spiritualistes français, disciple de Maine de Biran, Jouffroy et Victor Cousin… s’émeuvent de cette atteinte à la religion et à la morale… Cette vigoureuse réplique n’empêcha pas la vague matérialiste grossie de l’œuvre de Hœckel, de déferler sur la France, après ses revers de 1870. – Ib.16.

[37] Sa première découverte fut que l’humanité traverse trois états, l’état théologique, l’état métaphysique, l’état scientifique ou «régime définitif de la raison humaine».

 René Sudre – Les Nouvelles Enigmes de l’univers – page 17.

[38] Un autre caractère de la doctrine de Comte est d’interdire toute recherche des causes premières et des causes finales. – Ib. 17.

[39] L’esprit a mieux à faire que de se livrer à des spéculations qui ne sauraient améliorer la condition humaine. – Ib. 17.

[40] Il doit travailler sur le réel, c’est le sens du mot «positif», antithèse de chimérique. – Ib.17.

[41] Comte y ajoute une série d’opposition: l’utile à l’oiseux, le sûr au problématique, le précis au vague, le possitif au négatif, c’est-à-dire au désorganisé, le naturel au surnaturel enfin le relative à l’absolu. – Ib. 17.

[42] Tout est relatif, voilà le seul principe absolu, proclamat-il dès 1817. – Ib. 17.

[43] On remarque le passage de la science de la vie, à la science de la société sans l’intermédiaire attendu de la psychologie. Cette lacune est volontaire et signifie que dans la science de l’esprit l’auter (Comte) n’admet pas l’observation interne qu’il appelle une absurde hallucination. – Ib. 18.

[44] Wundt ratacha complètement la science de l’âme à la physiologie. Pour la rendre aussi explicative, il lui imposa non seulement l’expérimentation mais la mesure. La mesure des sensations avait déjà donné lieu à de curieuses recherches de Weber et de Fecher. Pour le toucher, pour l’effort musculaire pour la température, pour le son, pour la lumière, ils avaient trouvé que la sensation ne croît qu’en raison arithmétique. Alors que l’excitation croît en raison géométrique. De plus chaque sensation possède un seuil qu’on peut mesurer. – Ib. 23.

[45] A là fois subjective et objective, la méthode restait toujours expérimentale. Comment étudier les faits mentaux au dehors? Par l’étude des passions, des langues, des évènement historiques, enfin la médecine quand elle traite des maladies de l’esprit. La psychologie devait encore se constituer avec le secours de la zoologie…

Elle ne devait pas se limiter à l’homme blane, adulte et civilisé mais s’étendre aux hommes de toutes races, aux primitifs et aux enfants.– Ib.23.

[46] Max Otto refers to a psychologist who preached that the essential nature of man can be discovered by a study of monkeys: «The proper study of mankind is monkey, because man was monkey at one time… Instead of understanding man in terms of what he may become, he is to be understood in terms of what he was.»

Science and the moral Life – page 33. New York, New American Library 1955.

S. Radhakrishman and P.T.Raju. The concept of man – page 23.

[47] Trong sách này, chúng ta sẽ có nhiều dịp bàn tới học thuyết tiến hóa.

[48] cf. Pierre Rousseau – Histoire de la Science – Đoạn: 1900 ou la Révolution scientifique từ trang 688 đến 748.

[49] … Combien différente de celle de Berthelot, de Kelvin, de Helmholtz, de Claude Bernard et de Hœckel, apparaît en effet notre science contemporaine, fulgurante, tourmentée, raccrochée à on ne sait quoi dans le vide, toute pétrie de contradiction, faite d’éclairs et de fumée, d’intuitions géniales et de travaux collectifs avançant en vacillant vers un but inconnu, comme un géant tombé subitement aveugle. Avec quelle ardeur, les savants ne semblent-ils pas avoir pris pour tâche de démolir ce qui faisait justement l’orgueil de leurs prédécesseurs, matérialisme, déterminisme, évolutionnisme.

Pierre Rousseau – Histoire de la Science, page 712-713.

[50] Roentgen venait de découvrir un phénomène absolument nouveau dont rien dans la physique classique ne pouvait donner l’idée. Les savants soupçonnaient alors que la science pourrait bien recéler encore des coins inexplorés, et Millikan put avouer: nous commençâmes tous à voir que les physiciens du XIX è siècle s’étaient pris un peu trop au sérieux, et que nous n’étions pas allés aussi loin que nous pensions dans l’étude de l’univers. (Pierre Rousseau – Histoire de la Science, page 693.)

[51] Planck et la théorie des quanta: E = hv.

E : énergie émise

H : constante de Planck, sa valeur dans le système C.GS.

6, 55.10-27

v : fréquence de la radiation.

Cf. Les secrets de l’atome – Editons – René Kister, page 29 – 30.

[52] … Nature granulaire de tout notre univers… Après la matière, ce fut le tour de l’électricité, granulaire également; puis celui de l’énergie elle-même, avec les admirables travaux de Planck… Mais ce n’était pas encore sufisant. Voici que Louis de Broglie, suivi de Schrödiger et par bien d’autres «granularise» la lumière.

L’homme devant le Science – page 23-24

… cf. de l’Agnosticisme à la Foi, page 147: la démonstration «granulaire du temps» de Lecomte du Noüy.

[53] Pierre Curie (1859-1606) và vợ là Marie Selodowska (1867-1934) mà ta thường gọi là bà Marie Curie. Con gái: Irène Curie (1897-1956) và con rể Fredéric Joliot (1900– ) tưởng cũng nên nhắc nguyên gia đình Curie đã đoạt tất cả 5 giải thưởng Nobel về khoa học.

[54] … Un corps simple, le radium dégageant un autre corps simple l’hélium et se transformant en un troisième corps simple le radon… (Cf. Pierre Rousseau – Histoire de la Science – p.722)

[55] L’aluminium, bombardé par les corpuscules alpha se transmuant en phosphore radioactif, en radiophosphore, puis ce phosphore se désintégrant comme une substance radioactive naturelle et se transformant peu à peu en cilicium inerte. (Ib.785.)

[56] Théorie formulée par Albert Eintein en 1905 et destinée à montrer que la réalité extérieure était formée d’un espace-temps indissociable, notion rendant caduques les conceptions utilisant un temps et un espace «absolus».

Jean E. Charon – La Connaissance de l’Univers, page 187.

[57] … Les nouvelles formulas de transformation établies par Einstein pour rendre compte de la constance de la vitesse de la lumière suggérèrent à Minkowski de prendre, pour définir l’espace, la relation ds2 : dx2 + dy2 + dz2 – c2dt2

(c: vitesse de la lumière)

Dans cette expression, on voit s’incorporer aux éléments géométriques, deux éléments physiques.

Les secrets de l’atome – Edition Réné Kister, page 29.

[58] Une année contenant 31558.000s, une année lumière correspond à 946.300.000.000.000 km…

«1 km lumière»: 0,0000034s etc…

G. Gamow. Un, deux, trois…l’infini, page 68.

[59] E: Energie (năng lực)

M: Masse (khối lượng vật chất).

C2: Bình phương tốc lực ánh sáng.

[60] …Une masse «courbe» le cadre d’espace-temps où elle est plongée et c’est cette courbure qui va entrainer les forces gravitationnelle entre masses matérielles.

J.E.Charon – La connaissance de l’Univers. page 187.

[61] Ainsi la matière qui semblait, si familière, résistante et éternelle aux matérialistes du XIX è siècle, est devenue incroyablement complexe; elle est dispersée sous forme de très petites électrons dans les vastes espaces vides des atomes ou dans les groupes d’onde qui de façon ou d’autre, les pénètrent; de plus elle s’évanouit en radiation. (W. Dampier – Histoire de la Science, p.563.)

[62] Einstein devait… formuler ainsi pour la gravitation une loi qui, sur le plan théorique, était fondamentalement différente de celle de Newton.

J.E. Charon – La Connaissance de l’Univers, page 187.

[63] … Car le plus exorbitant dans la nouvelle ère atomique, c’est que nous sommes sûrs, quelle que soit la transcendence de nos anticipations, d’être toujours inférieurs à la réalité. Par l’énergie nucléaire, des armées de kilowatts déferleront sur la planète pour transmuter les peuples, écraser les hiéarchies et passer de l’esclavage à la splendeur en court-circuitant les siècles.

Toute la structure politique, sociale, économique actuelle est marquée à mort, dépassée par l’idée d’abondance, et le rêve de l’abondance déclassé à son tour par les nouveaux idéaux sociaux et techniques qui naîtront. (André Labarthe – Portrait de l’Univers – Editions René Kister – page 74.)

[64] Theo Rutherford: nguyên tử có thể so sánh với một hệ thống thái dương hệ nhỏ.

- Có nhân ở giữa.

- Có âm điện tử quay quanh trên quĩ đạo tròn.

[65] Bohr thì cho rằng: điện tử chạy trên nhiều quỹ đạo tròn kể từ trong ra ngoài là K, L, M, N, O, P, Q.

[66] Sommerfield cho rằng quỹ đạo có hình bầu dục và mỗi quỹ đạo lại chia thành nhiều tầng phụ ellipse khác (s, p, d, f) – mà thực ra những quỹ đạo ellipse ấy lại di động luôn để vẽ thành 1 hoa thị (En réalité les orbites elliptiques des électrons ne sont pas fixes. L’orbite elle-même tourne lentement des son plan en décrivant une rosette…). – Les secrets de l’atome – p.70.

[67] Le principe primitif de l’exclusion (de Pauli) admettait que deux électrons tournent dans la même orbite. Le spin et le moment magnétique de l’électron n’étaient pas encore découverts. – Les secrets de l’atome –  page 74.

[68] Le principe modifié de l’exclusion, rendu nécessaire par la découverte du moment magnétique de l’électron postule que les deux électrons doivent tourner en sens inverse et se mouvoir sur deux orbites différentes. (Les secret de l’atome – p.74.)

[69] Atoms, nuclei, and «fundamental particles» in general are hypotheses of greater or lesser usefulness.

David Halliday – Introductory Nuclear Physics, p. 4. Cf. L’homme devant la science – page 236.

[70] … Pour être plus clair, on peut dire que l’électron est une onde de probabilité.

L’homme devant la science – page 236.

… L’atome de Schroedinger est un «nuage de charges électriques», dans lequel vibre un brouillard d’énergie»… Tous les modèles d’atomes que l’homme peut imaginer même s’ils se trouvent dans les gros traités avec des sinus et des cosinus, des alphas et des omégas, ne sont que des comparaisons. Mots et images sont vains, la formule seule subsiste, détachée de tout ce qui est humain, elle ne fait entrer en jeu que des symboles abstraits. (Dr. F. Kahn – Le livre de la nature – page 47-48.)

[71] Associer dans tous les cas l’onde à la particule, qu’il s’agisse de la lumière ou de la matière, telle fut l’idée géniale qui guida l’illustre savant (Louis de Broglie)… non seulement le photon, ce rival de l’ancienne onde, voyait entériner ses avantages, mais des particules aussi matérielles que le proton et l’électron recevaient une onde comme ange gardien, chargée de piloter chacun d’eux…

La barrière qui séparait le monde des radiations, de celui de la matière était abattue.

Pierre Rousseau – Histoire de la Science, p.776.

[72] II n’y avait plus désormais qu’un seul code régissant l’univers, qu’une seule entité élémentaire dans la nature, entité à double face qu’il était tantôt plus commode de baptiser onde, tantôt plus commode de baptiser particule. (Pierre Rousseau – Histoire de la Science, page 777.)

[73] Les axioms des mathématiques comme «le plus court chemin d’un point à un autre est une droite» ou comme «La somme des angles d’un triangle est égale à 1800 », ne sont vrais que dans un monde «droit». Mais ils ne sont plus exacts ni pour notre Terre sphérique, ni pour un espace courbe.

Dr. F. Kahn – Le livre de la Nature, page 21.

[74] Georges Lemaître avait exposé, avec une rigueur impeccable la théorie d’un univers en expansion… (Eddington) constata que Lemaître avait prédit le phénomène observé par Hubble et que la fuite des nébuleuses trahissait une expansion de l’univers.

Pierre Rousscau – Histoire de la Science, p.769.

[75] À l’image de la vie ou la multiplicité des causes engendre des conséquences imprévisibles, la pensée moderne est envahie par l’aléatoire… Contredisant la célèbre formule de Laplace qui demandait, pour connaître le monde dans son avenir, d’être informé des positions et des vitesses de tous les atomes de l’univers, Heisenberg nous indique qu’il nous est impossible de connaître à la fois, avec une précision illimitée, positions et vitesses des objets du monde autour de nous…

Ainsi les lois à petite échelle et les lois à grande échelle ne sont plus les mêmes et la science se divise en une macrophysique (la macrophysique commence à l’échelle des objets qui nous sont immédiatement perceptibles) et une microphysique, cette dernière seule correspondent à la science, des sièeles passés: le grand et le petit sont des pôles totalement différents que relie un des axes les plus importants de notre connaissance. (Portrait de l’Univers – page 81.)

[76] Dans la plupart des choses que nous faisons, nous adoptons des points de vue contradictoires. Nous insistons tantôt sur un point de vue, tantôt sur le point de vue contraire, mais à chaque fois non seulement, nous avons fail une oscillation, mais nous avons, progressé (Hegel).

… Notre connaissance s’organise sur des «axes de connaissance». Pour étudier un phénomène, nous nous référons alternativement à la matière et à l’énergie, à la vibration et à l’agitation, à l’ordre et au désordre, à l’action et à la communication, au continu et au discontinu etc…nous oscillons sans cesse entre ces pôles extrêmes à chaque balancement de notre pensée, la connaissance que nous avons du phénomène s’est élevée.

Ainsi se réalise une connaissance en spirale dont Hegel a décrit le mécanisme.

Portrait de l’Univers – page 75.

[77] Le conclusion d’Einstein: la matière modifie la structure de l’espace… Et inversement, on peut dire que la modification de la structure de l’espace «crée» la matière; comme Parménide vingt siècles plus tôt, Einstein va être conduit à déclarer: «L’espace vide sans matière n’existe pas», car la matière c’est encore de l’espace. (Jean. E. Charon – Du temps de l’espace et des Hommes. p.43.)

[78] La science prenait un caractère de phlus en plus abstrait, les images faisant place aux «formes mathématiques».

«La science d’aujourd’hui nous fait penser ce que jusque là nous nous étions bornés à voir. Elle nous dit: voyez par les yeux de l’esprit ce monde invisible».

Avec cette physique apparemment idéaliste, le monde invisible nous livrera ses réalités: la bombe et l’énergie atomique. (Les secrets de l’atome – page 28.)

[79] … La réalité physique se réduit à un ensemble d’équation hamiltoniennes. Le vieux matérialsme est mort et même les électrons qui pour un temps ont remplacé les particules matérielles, ne sont plus que des fantômes sans corp, de simples formes d’onde. (W. Dampier – Histoire de la Science – page 563.)

… Les évènements physiques et mentaux peuvent former un ensemble causal. – Ib.567.

[80] Many outstanding scientists have written down their philosophical views among them Einstein, Heisenberg, Von Weizsacker, Schrödiger, Eddington, Planck, Bridgman and Born.

David Halliday, Introductory Nuclear Physics, p.5.

… Tác phẩm về triết học của:

1)- Einstein: Philosopher-Scientist (Library of Living Philosophers 1949)

2)- Heisenberg: Philosophical Problems of Nuclear Science, Pantheon 1952

Physique et philosophie – Edition Abin Michel, Paris 1961.

3)- Von Weizsacker: The world view of physics.

4)- Shrödinger: Science and Humanism, Cambridge University

5)- Sir Arthur Eddington – The Philosophy of Physical Science, Cambridge University Press 1949.

[81] … Comme le soulignait Hadamard, «par un étrange phénomène, sans précédent dans l’histoire de la pensée, une science parvenue à l’état positif était en train de revenir à l’état métaphysique; et cette science était la plus ancienne, la plus simple, la plus parfaite de toutes, c’était la science mathématique».

Pierre Rousseau – Histoire de la Science, page 718.

…Si l’explication scientifique apparaît de plus en plus matérielle par sa référence fondamentale aux faits, elle est, par un autre aspect, de plus en plus «spirituelle» surtout en physique, la compréhension de la réalité matérielle est à chercher de plus en plus dans la voie de l’abstraction mathématique: ce sont les équations qui rendent le mieux compte de la nature profonde des choses… (Science et matérialisme, page 10.)

[82] Many learned men, among them Einstein, admit metaphysical element in their thinking.

David Halliday – Itroductory Nuclear Physics, p.5.

[83] … IIs avaient scruté avec méfiance les notions les plus évidentes, examiné à la loupe les conceptions intuitives, décortiqué les axioms et les postulats… Ils s’aperçurent ainsi que bien des idées manifestes et allaient de soi, vivaient sur une vieille mais fausse renommée…

Pierre Roussean – Histoire de la Science, page 718.

[84] … Ainsi donc le concept de déterminisme rigide déjà battu en brèche par l’introduction du calcul des probabilités, est mis en échec par le principe d’incertitude d’Heisenberg…

L’homme devant la science– page 184.

… C’était le fameux principe d’incertitude qui chassait le déterminisme de la microphysique.

Pierre Rousscau – Histoire de la Science, page 779.

[85] L’ancienne physique avait posé séparément le principe de la conservation de la matière et celui de la conservation de l’énergie; la relativité, en confondant énergie et matière, les unissait en un seul, en énonçant qu’était constante la quantité d’énergie de l’univers, cette énergie se montrait ici sous forme d’énergie proprement dite, là sous forme de matière.

Pierre Rousseau – Histoire de la Science, page 726.

[86] De même que Copernic et Galilée avaient destitué la terre de sa position au centre de l’univers, de même Darwin déboulonna l’homme du piédestal glacé et solitaire attribué à l’ange déchu et le força à reconnaître ses parents dans les petits frères de Saint François, les oiseaux.

W. Dampier – Histore de la science, p 375.

[87] Le vieil échafaudage légué par les générations passées craque de toutes parts. – La dignité humaine, page 251.

[88] L’alarme était donnée: toutes les notions de base étaient considérées comme suspectes, et l’on regardait d’un œil inquisiteur le superbe édifice mathématique où quarante siècles avaient déposé leur patène, mais où l’on devinait que certaines parties fléchissaient, que les poutres avaient été sabotées, et qui cachait çà et là d’inquiétantes malfarçons. (Pierre Rousseau - Histoire de la Science. Page. 720-721.)

… Du reste, ce n’est pas seulement l’édifice mathématique qui tombait en ruines. C’était tout le palais de la science. (Ib.721)

… La société tout entière mettait sa coquetterie à prendre le contrepied des idées de naguère. (Ib.724)

[89] Il y a dans notre esprit, explique Henri Poincaré, un certain nombre d’éléments entre lesquels, il peut choisir, par exemple, la géométrie d’Euclide, celle de Lobatchevski, celle de Riemann…

S’il élit la première, ce n’est pas parce qu’elle est plus vraie qu’une autre, c’est parce qu’elle s’adapte mieux à notre expérience du monde, parce qu’elle est plus commode.

Pierre Rousseau– Histoire de la Science. Page 722.

[90] This operational viewpoint is the basis of the philosophy.

… It is the role of theory to give, on the basis of as few hypotheses as possible, a simple description of as many experiments as possible. The question of the ultimate truth of the hypothesis simply does not arise.

… Theories and hypothesis may be replaced at any time by more useful one, i.e., by ones that describe more experiments or that describe the same experiments in a simpler way. Atoms, nuclei, and «fundamental particles» in general are hypothesis of greater or lesser usefulness.

David Halliday– Introductory Nuclear Physics. page 4.

[91] L’idéal qui se dégage du «vœu» exprimé par le congrès de la Ligue de l’Enseignement tenu à Amiens au mois de Septembre 1904, et dont nous n’avons pas fini de payer les conséquences, suffit à mettre ce fait en évidence: «Rejeter ce joug (le joug théologique et théocratique) pour la société et pour l’individu, est l’effort essentiel de l’esprit laïque. (L’Avenir de l’Esprit – page 277-278.)

[92] Il faut espérer qu’il se trouvera bientôt assez de courage et d’intelligence sur notre globe pour faire oublier un instant aux hommes les seuls intérêts personnels et économiques, et leur faire comprendre qu’à moins de l’asseoir sur des base solides, la civilisation dont ils sont si fier, s’effondrera.

Lecomte du Noüy – L’homme devant la science– page 233.

De l’Agnosticisme à la Foi– p.185.

… Je crois qu’on peut, sans crainte de se tromper, voir dans le décalage entre le développment de la connaissance et celui des qualités morales de l’homme, une des causes fondamentales de la crise mondiale… (De l’Agnosticisme à la Foi– page 166.)

[93] La confusion et l’irresponabilité existent dans le monde actuel parce que les hommes se sont bornés à copier aveuglément à obéir, à imiter servilement ce qui leur a été présenté.

Ce manque de sens critique, cette absence de richesse intérieure est à l’origine de tous les mouvements de masse et des catastrophes qu’il engendrent.

Etudes psychologiques de C.G. Jung à J.Krishnamurti, p.60.

[94] Affirmer que l’homme en tant qu’individu, est à piori incapable de ne compter que sur lui – comme le font de nombreux dogmes – engendrent l’exploitation de ceux qui profitent de sa prétendue faiblesse naturelle.

Etant incapable de trouver en lui, les richesses infinies qui résident cependant en lui, l’homme a réclamé les «chefs» et les miracles extérieurs…

…Là où cesse le jugement individuel, là où les facultés d’autocritique se trouvent obnubilées, les hommes s’identifiant aux idées qu’ils imitent, deviennent fanatiques d’un système au nom duquel s’excuseront les crimes les plus odieux. L’histoire nous en fourmit d’innombrables témoignages.

Etudes psychologiques de C.G. Jung à J. Krishnamurti– page 60-61.

 


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo