LECOMTE DU NOÜY

VÀ HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


PHẦN THỨ HAI:

HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

 * 

Học thuyết viễn đích của Lecomte du Noüy sẽ được trình bày dưới 4 đề mục:

1– Phê bình và nhận định về khoa học.

2– Khảo luận về thuyết tiến hóa.

3– Chủ thuyết của Lecomte du Noüy: Viễn đích luận.

4– Những nhận định của Lecomte du Noüy về nhân tình thế thái theo nhãn quang viễn đích.

 

I.– Phần nhận xét về khoa học rất quan hệ để xây dựng học thuyết của Ông, vì nếu ta chấp nhận học thuyết vạn năng, và chỉ có khoa học mới đưa ta đến chân lý, thì ta không còn được quyền chấp nhận một giáo thuyết, hay một triết thuyết nào khác. Thực vậy, chủ trương khoa học đã quá rõ ràng:

Vạn sự, vạn vật do vật chất sinh, nhờ những sự cấu kết giữa các vi tử, nguyên tử, phân tử (định luật hóa học), biến chuyển, biến thiên vì tác dụng, phản ứng với ngoại giới, động tĩnh bất thường (định luật lý học, cơ học). Mọi sự xảy ra là ngẫu nhiên, ngẫu hứng (hasard), chứ không có thần quyền, thần lực nào điều động, an bài hết.

Ngược lại, nếu ta chứng minh được rằng tuy khoa học đem lại nhiều thành quả tốt đẹp về kỹ thuật về vật chất cho nhân loại, nhưng khoa học còn thiếu sót rất nhiều, và những kiến văn, kiến thức của con người còn như muối bỏ bể, trước một vũ trụ quần sinh đầy bí ẩn, và vô cùng phong phú, thì những học thuyết mới mẻ để giải thích vũ trụ vẫn hết sức cần thiết.

Bao giờ cũng như bao giờ, phải đả phá cái lòng tự túc, tự mãn nơi con người, mới có thể mở mắt cho họ thấy những chân trời mới được.

II.– Phần khảo luận về học thuyết tiến hóa cũng rất quan trọng, vì Lecomte du Noüy đã dựa vào những dữ kiện khoa học, cổ sinh vật học, địa chất học và các lý thuyết giải thích tiến hóa, để xây dựng học thuyết của Ông. Nếu chúng ta không biết đầu đuôi, những cái hay cái dở của thuyết này, thì không hiểu được học thuyết viễn đích của Ông.

Thuyết viễn đích của Ông ví như một tòa lâu đài, mà sự tiến hóa vũ trụ quần sinh là nền móng, con người hiện tại là những tầng lớp đang được xây lên, mà con người hoàn hảo trong tương lai xa thẳm là chóp nóc sẽ được thực hiện sau này. Tất cả đều được tạo dựng xây cất theo hoạ đồ và sự điều khiển của Hóa công. Cho nên nếu ta không trình bày thuyết tiến hóa, thì cũng như cho xem một vài phòng ốc, khi lâu đài đã được xây cao, như vậy sẽ mất hết lý thú.

III.– Khi nắm vững được hai phần trên, thì phần học thuyết của Lecomte du Noüy trở nên tự nhiên, ta có thể tự mình suy ra được, cùng với các hậu quả đa đoan của nó.

Phần chủ thuyết của Lecomte du Noüy thực ra rất giản dị, ông chỉ có ý minh chứng rằng cuộc đời biến ảo, không phải là những bức tranh vân cẩu hợp tan vô ý, vô tình, thân phận con người không phải là bình bồng hoa trôi bèo dạt, nhưng cuộc tiến hóa có một mục đích thâm viễn; và con người ngày nay tuy còn lận đận, lao lung trên những đoạn đường gian khổ, nhưng ngày sau con người sẽ tiến tới tinh hoa, tiến tới hoàn thiện, nếu con người ý thức được sứ mạng, được định mạng và được nhân phẩm, nhân cách cao siêu của mình.

Lecomte du Noüy trước sau chỉ muốn cho ta nhận chân rằng từ hàng bao tỉ năm tới nay, vũ trụ và quần sinh tiến hóa chỉ có mục đích là dọn đường đưa tới con người, và ngày nay con người đang tiến hóa, biến thiên, nhưng không còn phải ở trên những bình diện xác thân vật chất nữa, mà đã đổi hướng xoay chiều đi dần vào hướng lý trí, tâm tình, để một ngày xa xăm nào đó trong tương lai, sẽ tiến tới giai đoạn tâm linh, thần nhân, tối hậu.

IV. – Mỗi học thuyết đều đưa cho ta một vũ trụ quan, một nhân sinh quan, và ít nhiều tiêu chuẩn để đoán định giá trị.

Cho nên chúng ta cũng nên ghi lại một vài cảm nghĩ của Lecomte du Noüy về đạo giáo, về thế thái nhân tình dưới nhãn quan viễn đích, những cảm nghĩ này sẽ được toát lược nơi chương 4.

oOo

 

Chương 1

Phê bình và nhận định về khoa học [1]

Tiết 1

Giá trị tương đối của khoa học

 

Theo Lecomte du Noüy, khoa học chỉ có giá trị tương đối.

Khoa học dùng lý trí giác quan và dụng cụ để tìm hiểu vũ trụ, để tiên tri tiên đoán. [2]

Những hình ảnh, những ý niệm mà khoa học có về vũ trụ, tuy được mọi người kiểm chứng và công nhận, nhưng chúng vẫn không phải là những hình ảnh hoàn toàn chân xác của thực tại. [3]

Vì sao ? Vì các sự kiện tuy được mệnh danh là khoa học, không hoàn toàn khách quan và vẫn chứa đầy yếu tố nhân loại. Nói cách khác nếu không có con người thâu thập nhận xét thì chẳng làm gì có hiện tượng khoa học. [4]

Hơn nữa những hình ảnh, mà nhờ giác quan, ta có về thực tại, xưa kia tưởng là hay đúng, nay trở thành vu vơ lạc lỏng, vì những dụng cụ, máy móc tối tân đã cho ta những hình ảnh khác lạ, mới mẻ.

Một lưỡi dao bào, ta tưởng phẳng phiu, nhưng soi vào kính hiển vi, ta thấy nó lởm chởm lồi lõm y như bờ bể xứ Bretagne trên bản đồ. [5]

Mặt bàn phẳng phiu nhẵn thín trước mắt nhân loại, trở nên lổn nhổn như đàn ruồi dưới mắt kính hiển vi. [6]

Tóm lại, mỗi khi ta đổi tầm nhìn lối xét, thì thực tại bên ngoài lại một phen thay đổi bóng hình. [7]

Trước ta tưởng vũ trụ liên tục, vật chất liên tục, ánh sáng liên tục, năng lực liên tục, tới nay nhờ công trình Max Planck, Louis de Broglie và Schrödinger, mới hay cái gì cũng gián đoạn, cũng trở thành vi tử, vi trần, xa xôi cách trở chẳng liền nhau. [8]

Ta tin tưởng rằng các hiện tượng liên tục, và có mạch lạc nhịp nhàng, thứ tự hẳn hoi, nhưng nhìn sâu vào đáy lòng vật chất, ta mới hay vi tử vi trần triển chuyển phản phúc, vô cùng tự do thác loạn. [9]

Ta tưởng đã biết hết vũ trụ, nhưng thực ra chưa hiểu, chưa biết được là bao, bởi vì muốn hiểu vũ trụ, trước phải tái tạo được vũ trụ. Như vậy, theo như lời Vico, chỉ có Ông Trời mới hiểu thực biết, còn chúng ta nói đúng ra mới là chớm hiểu, chớm hay. [10]

Cho nên khi đề cập đến những chân lý khoa học, ta phải hiểu đó chỉ là những chân lý tương đối.

Không làm gì có chân lý khoa học tuyệt đối. Nói rằng nhờ khoa học ta tới được chân lý tuyệt đối là một điều phi lý. [11]

Mục đích của khoa học là tìm hiểu.

Muốn tìm hiểu một hiện tượng phúc tạp, ta theo phương châm của Descartes: [12] tháo gỡ cắt chặt dần dần cho tới những hiện tượng đơn thuần, quen thuộc.

Nhưng những hiện tượng đơn thuần quen thuộc mà chúng ta đã tháo gỡ, đã tìm ra được như «sức hấp dẫn», như «hấp lực của tĩnh điện» thực ra đối với chúng ta cũng vẫn còn đầy nghi vấn, đầy kỳ bí. Chúng ta biết chúng là biết vậy gọi là, y như những khách qua đường đối với thanh thế người hành khất mù thường gặp bên cầu, có vậy thôi. [13]

Khoa học phân tách để đi tìm căn do, nhưng câu chuyện đi tìm căn do thường nhiêu khê, khúc mắc.

Ta có thể phiêu lưu từ phạm vi này sang phạm vi khác, càng đi càng bỡ ngỡ, càng phân tách càng làm vương, làm đứt nhiều mạch lạc; cuối cùng ta quên đến cả lối về, không còn biết chủ đích lúc ban sơ của mình là gì nữa. [14]

Ví dụ một học giả muốn nghiên cứu về các định luật chi phối xã hội loài người. Muốn cho cẩn thận, muốn hiểu quần chúng cho thấu đáo, ông đi tìm hiểu tâm lý cá nhân, và như vậy đã mặc nhiên bước vào một lãnh vực mới. Nhưng ông thấy muốn hiểu tâm lý, cần phải học về cơ thể con người, học về sinh lý, ông quay ra nghiên cứu cơ thể con người. Bước sang phạm vi mới này, ông lại gặp nhiều thắc mắc và cảm thấy cần phải học hỏi về hóa học sinh vật, hóa học hữu cơ, và cứ thế dần dà khảo sát đến những vi tử, vi trần đến những, yếu tố cơ bản của vật chất là dương điện tử, âm điện tử, trung hòa tử v.v... [15]

 Nhưng đã đến bước này rồi thì y như gương vỡ bình tan, không còn biết chắp nối hàn gắn làm sao cho nên trạng thái cũ. [16] Nhìn vào các phân tử điện tử không còn thấy chút bóng dáng nào của những vấn đề chính trị xã hội, hay tâm lý quần chúng mà ông định tìm hiểu lúc ban đầu.

Và chúng ta cũng không trực tiếp quan sát được điện tử, chúng ta chỉ phỏng đoán sự hiện diện của chúng trong những phòng thí nghiệm tối tân của Wilson, của Crookes, của Millikan, trong khi chúng va chạm gặp gỡ các phân tử dầu, nước hay huỳnh quang, hoặc qua trung gian những luồng năng lực chúng phát tiết ra. [17]

Thành thử, điện tử không phải là một khám phá trực tiếp của kinh nghiệm mà chính là thành quả do lý trí cấu tạo nên, dựa vào những ảnh hưởng, những tác dụng được kiểm nhận. [18]

Thế là, ở bình diện điện tử, vi tử, sự hiểu biết của con người đối với vũ trụ hoàn toàn chủ quan. [19]

Cho nên có thể nói được rằng, vũ trụ hữu hình này sở dĩ có, là do con người, do giác quan, trí óc, tâm hồn con người tạo ra. Thực vậy, bất kỳ hiện tượng nào trong vũ trụ, cũng phải có sự đóng góp của giác quan, của tâm trí ta, mới thành hình. [20]

Cái thế giới đầy kỳ bí, đầy nghi vấn mà lý trí, tâm thần ta tạo dựng nên, từ những yếu tố do tấm gương méo mó không chính xác của ngũ quan ta cung cấp, cái thế giới nhân tạo ấy chẳng rõ nó có đáp ứng phù hợp thế nào với thế giới vô thanh, vô xú, với thế giới chân thực, khách quan. [21]

Chỉ biết rằng, khi tâm thần ta tiếp xúc gặp gỡ thế giới ấy, tức thời phát sinh ra cả một vũ trụ huy hoàng. [22] Ta có thể mượn lời thơ của Rostand mà nói lên rằng:

«Tâm ta hỡi, tâm thần ta hỡi,

Nhờ có ngươi, mà cảnh vật mới như nay.» [23]

Chúng ta sống toàn với ảo giác, ảo tưởng. Nếu ảo giác, ảo tưởng ấy tồn tại và được mọi người công nhận, chúng sẽ trở thành thực tế. Khoa học vì có công thống nhất các ảo tưởng ấy cũng trở thành khoa học thực tế luôn. [24]

Suy cho cùng, thì cái biết của khoa học rất tương đối, nông cạn.

Chúng ta thực sự chẳng hiểu rõ vũ trụ đã sinh ra như thế nào, vạn vật đã tiến hóa ra sao, ta cũng chẳng hiểu vật chất là gì, cũng chẳng rõ cách thức nảy mầm, nảy mộng của một hạt giống đã diễn biến ra sao. [25]

...Khoa học ngày nay đang sa lầy trước muôn vàn nghi vấn. Muốn hiểu biết chính xác về vũ trụ, hiện nay chúng ta cần phải có những nhà bác học vừa biết quan sát, biết thí nghiệm, vừa biết quán xuyến các bộ môn khoa học, toán học, sinh lý học, triết học; chúng ta cần có những con người vừa học thức uyên thâm, vừa thông minh, thành khẩn, vừa giàu tưởng tượng, để tháo gỡ những mâu thuẫn khoa học hiện đang mắc phải. [26]

Học rộng biết nhiều, mà lòng vẫn tự do khinh khoát, như vậy mới tạo lập được giả thuyết. [27]

Mà lập giả thuyết, tức là cố gắng tìm ra mạch lạc, nghĩa lý của đất trời.

 

Tiết 2

Những thất bại của khoa học

 

A)- Ngẫu nhiên không giải thích được sự xuất hiện của sự sống. - Chứng minh toán học.

Sau khi chứng minh khoa học chỉ có giá trị tương đối, Lecomte du Noüy đề cập tới một vấn đề hết sức quan trọng là sự xuất hiện của sự sống.

Ông dùng toán xác suất chứng minh ngẫu nhiên không thể nào sinh ra được sinh cơ, sinh vật. Ta nên nhớ các nhà khoa học duy vật chối bỏ Thượng Đế, và cho rằng:

a)- Trong vũ trụ chỉ nguyên có vật chất;

b)- Định luật vật chất chi phối vũ trụ;

c)- Còn sinh cơ, sinh vật thì ngẫu nhiên mà sinh hóa, không có thánh thần nào tạo dựng cả; vũ trụ y như là một sòng bạc lớn lao, và trong suốt thời gian vô tận, cái may gì cũng có thể xẩy ra.

Lecomte du Noüy dựa vào toán xác xuất mà trả lời:

Đã đành với thời gian cái gì cũng có thể xảy ra, nhưng chúng ta không nên hàm hồ. Thời gian vũ trụ không phải vô cùng tận, mà chúng ta đã đoán được giới hạn, cũng như khối lượng của vũ trụ không phải vô cùng, mà nay ta đã ước lượng được khoảng bao nhiêu. [28]

Chúng ta biết: vũ trụ mới có khoảng 1011 (trăm tỉ) năm.

Mặt trời mới có khoảng 5.109 năm nay hoặc 1010 năm nay (năm hoặc mười tỉ năm)

Lịch sử trái đất mới có khoảng chừng 2.109 năm (hai tỉ năm).

Nhưng theo toán xác suất, thì với khối lượng vật chất của trái đất như nay, cái may để sinh ra một phân tử protéin giản dị hết sức (ví dụ có phân tử lượng là 20.000, có một số nguyên tử là 2.000) chỉ có thể xảy ra một lần trong mỗi 10243 tỉ năm. [29] Cái may sinh ra được một tế bào sống chỉ có thể xảy ra một lần trong 10 2.000.000.000.000 lần. [30]

Đó là những con số vượt quá sức tưởng tượng của loài người vạn vạn triệu triệu lần, nếu ta nhớ rằng tất cả vi trần trong vũ trụ mới đạt được con số:

2 x 1079 theo Eddington. [31]

và lịch sử thề giới này mới có là

2 x 109 năm

hoặc 2 x 1017 giây đồng hồ. [32]

Muốn hình dung những con số khủng khiếp ấy, tưởng ta nên nhớ câu chuyện thượng thư Sissa Ben Dahir bày ra phép chơi cờ tướng dâng vua Ấn Độ. Nhà vua muốn thưởng công. Ông thượng Dahir chỉ xin ô đầu một hạt thóc, ô hai 2 hạt, ô ba 4 hạt, cứ thế gấp đôi lên cho đủ 64 ô cờ vua. Vua thấy dễ quá nhưng đến lúc tính ra thì thấy tất cả là 18.446.744.073.709.551.615 hạt thóc và nếu một hộc lúa có 5.000.000 hạt lúa, thì vua phải thưởng cho ông 4.000 tỉ hộc lúa, tức là một số lúa mì mà cả thế giới sản xuất 2.000 năm, với một mức sản xuất hàng năm là 2 triệu hộc lúa [33] mà con số lúa này viết theo lối lũy thừa chỉ có là 264–1, nhỏ nhoi không nghĩa lý gì đối với những con số khổng lồ trên.

Vậy thì chủ trương rằng vũ trụ ngẫu nhiên sinh ra được một tế bào sống đại loại nó cũng hữu lý và đáng tin như câu chuyện giả tưởng «khỉ đánh máy» sau đây của nhà bác học Borel.

«Ví dụ có một triệu con khỉ đánh bừa bịt trên một triệu máy chữ mười giờ mỗi ngày, ròng rã một năm trường.

Những người coi khỉ, hoàn toàn mù chữ, chỉ có việc thu những trang đánh máy ấy lại rồi đóng thành tập. Một năm sau, dở ra coi, thì thấy những tập «khỉ đánh» ấy lại là những bản sao chính xác của các loại sách, thuộc mọi thứ tiếng, hiện được tàng trữ trong những thư viện lớn nhất hoàn cầu. [34]

Nếu ta tin được câu chuyện khỉ đánh máy «hú hoạ» mà thành đủ loại văn chương thi phú như trên, thì ta mới có thể tin được câu chuyện tế bào sinh vật tự nhiên mà có. [35]

B- Các định luật lý-hóa vật chất không đủ để giải thích các hiện tượng sinh lý.

I.- Nguyên lý: dương tiêu âm trưởng của Carnot không giải thích được các hiện tượng sinh lý.

Các nhà khoa học duy vật cho rằng toàn thể vũ trụ được chi phối bởi nguyên lý Carnot. [36] Theo nguyên lý này thì hoạt lực càng ngày càng tiêu hao, cho nên vạn vật chỉ có thể tiến theo một chiều duy nhất là từ thịnh đến suy, từ động đến tĩnh, từ nóng đến lạnh. [37]

Nguyên lý Carnot rất quan hệ trong khoa học, tưởng nên quảng diễn thêm.

Chúng ta tự hỏi vật chất tiến hóa có tuân theo một định tắc nào không? Chúng biến thiên có theo chiều hướng nào không? Có tìm ra được mạch lạc giữa các hiện tượng biến hóa liên tiếp không? Nói cách khác, có chìa khóa nào giúp ta dựa vào sự khảo sát dĩ vãng mà mở được cửa tương lai không? [38]

Thưa có:

Đó là nguyên lý thứ II về nhiệt lực học của Carnot Clausius. [39] Nguyên lý này đại khái như sau:

Năng lực chỉ có thể tác dụng khi biến động tức là khi gặp một sự chênh lệch (gây nên bởi địa thế, nồng độ, mật độ, nhiệt độ v.v...)

Nói cách khác, muốn biến thiên chuyển dịch, cần mất thế thăng bằng, cần sự chênh lệch.

Càng mất thăng bằng càng chênh lệch, càng biến thiên, càng tác động mạnh. Một động lực khi đã biến thiên tác dụng, không thể tự nhiên mà phục hồi được phong thái nguyên thủy.

Nó chỉ có thể tiêu hao, suy giảm dần trong khi đối tượng nó là hư lực ngày một tăng. [40]

Ta có thể so sánh nguyên lý Carnot–Clausius [41] với nguyên lý Dịch kinh: «Dương tiêu, âm trưởng.»

Nguyên lý này cũng làm cho ta liên tưởng đến hình ảnh sông Hoàng Hà qua những lời thơ của Lý Thái Bạch:

Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai,

Bôn lưu đảo hải bất phục hồi...

Anh chẳng thấy Hoàng Hà nước nọ,

Tự trên trời chảy đổ ra khơi.

Ra khơi thôi thế là thôi,

Về nguồn trở lại có đời nào đâu.

(Trần Trọng Kim, Đường thi, trang 97)

Nguyên lý Carnot chi phối cuộc tiến hóa vật chất và cho thấy rằng hoạt lực trong vũ trụ ngày một suy giảm tiêu hao, và cuộc biến thiên là một sự kiện dĩ nhiên của trời đất. [42]

Nhờ nguyên lý này, mà sự tiến hóa trước kia là một khái niệm trực giác, nay không còn tính cách triết học và suy cứu nữa, mà trở thành một định lý cơ bản phổ quát xây nền đắp tảng cho tất cả khoa học về vật chất của chúng ta. [43]

Theo nguyên lý này, thì vạn vật hữu hình biến thiên, dần dà sẽ đi đến suy vong, đốn mạt vì động lực, hoạt lực ngày một tiêu, tĩnh lực, hư lực ngày một tăng.

Vũ trụ có ngày sẽ tận số, khi sức cùng lực kiệt và sẽ tận số trong tĩnh mịch, lạnh lẽo tuyệt đối. [44]

Boltzmann dựa vào toán xác suất suy thêm rằng: Như vậy thì sự tiến hóa càng ngày càng đi đến những trạng thái lưng chừng dễ biết dễ đoán.

Mới đầu, khi sung túc thì hung hăng muôn vẻ.

Sau dần dà khi đã suy vi, thì phờ phạc, ù lì, đồng phân, đồng lực, và ngừng nghỉ trong lạnh lẽo. [45]

Nhờ nguyên lý II về nhiệt lực ta có bằng chứng là thế giới vô cơ, thế giới vật chất đã có khởi điểm, và sẽ tiếp tục tiến hóa một cách có mạch lạc và có chiều hướng nhất định, từ động đến tĩnh, từ phiền tạp đến đơn giản, từ cao tới thấp, từ nóng tới lạnh. [46]

Tuy nhiên, ta không thể nói như các nhà duy vật được rằng, trong trời đất chỉ có một cách tiến hóa này, bằng chứng là:

1)- Trong thế giới vi tử, vi trần, các chuyển vận đều phản phúc, bất định. [47]

2)- Thế giới sinh linh có thịnh có suy như ta sẽ chứng minh, chứ không phải luôn suy vi như định lý Carnot đã tiên đoán. [48]

Cứ theo nguyên lý Carnot, thì không thể nào ngờ được rằng trong vũ trụ vật chất lại có thể có sinh linh phát hiện.

Không thể nói được rằng vũ trụ vật chất là chính yếu, vĩnh cửu, còn vũ trụ sinh linh là biến động, bất kỳ, nhất thời, nhất đán, bởi vì nếu là biến động bất kỳ sao lại cứ xảy ra liên tục mạch lạc cho tới ngày nay. [49]

Ngược lại, ta có thể chủ trương vũ trụ vật chất chỉ là giai đoạn chuẩn bị cho vũ trụ sinh linh.

Sự tiến hóa vật chất chỉ là giai đoạn mở màn, mà cuộc tiến hóa sinh linh mới là chính yếu. [50]

Dẫu sao sinh linh cũng đã phát hiện, đã tiến hóa, mà lại tiến hóa theo một chiều hướng ngược hẳn với vật chất vì ngày một thêm tân kỳ, khó lường khó đoán, ngày một thêm phong phú linh động; chứ không đi đến chỗ ù lì, suy đốn như nguyên lý Carnot đã đoán định. [51]

Khảo sát các tế bào sống ta thấy chúng không trần trần một chiều, một hướng, mà sinh hoạt có chu kỳ, lúc suy lúc thịnh, vừa lệ thuộc thời gian vì có sống có chết, vừa thoát vòng cương tỏa thời gian vì có con cháu nối dòng. [52] Rồi đến sinh linh thì thời gian đã cho thấy biết bao là biến ảo thần kỳ...

II- Toán xác suất của Gibbs-Boltzmann không áp dụng được vào phạm vi sinh lý [53]

Trước hết, nên nhắc lại toán xác suất (calcul de probabilité) đã được áp dụng rất sâu rộng trong khoa học để tìm ra các định luật vật chất chi phối đa số.

Toán xác suất cốt là để tiên tri, tiên đoán những hiện tượng bất ý, bất kỳ có thể xảy ra trong quần sinh, quần vật. [54]

Toán xác suất:

-  Chỉ cần biết đại đa số không cần biết cá nhân. [55]

-  Coi mọi sự mọi vật như những con số; không hơn không kém.

Toán xác suất chủ trương:

-  Mọi sự đều loạn động, vô ý, vô tình. [56]

-  Bất kỳ cái gì cũng có thể xảy ra, chỉ là chuyện dễ với khó, hoạ hiếm hay thông thường có vậy thôi. [57]

Theo Boltzmann, thì kết quả của toán xác suất cũng tương đương như kết quả của định luật Carnot. Cả hai đều cho thấy vũ trụ biến thiên theo một chiều hướng:

-  Từ nan tri, nan trắc đến dị tri, dị đoán, từ kỳ dị đến thông thường.

-  Từ những cơ cấu chênh lệch bất đối xứng, đến những cơ cấu đồng đều, đối xứng.

- Từ linh động đến ù lì v.v... [58]

Nhưng, khảo về sinh cơ, sinh vật, ta thấy toán xác suất không áp dụng vào phạm vi sinh lý được.

Lý do:

1)- Sinh cơ càng ngày càng trở nên phong phú, linh động bất đối xứng, ngược lại với chủ trương của toán xác suất. [59]

2)- Muốn áp dụng toán xác suất hay phương pháp thống kê, cần phải có những yếu tố tương đương, đồng nhất. Đàng này, tế bào nào cũng gồm nhiều yếu tố khác nhau, nào nhân, nào nhiễm sắc, nào tế bào chất v.v... [60]

3)- Toán xác suất chỉ áp dụng cho đại đa số, những con số khổng lồ; nhưng ở nơi sinh cơ, thiểu số lại trở nên quan hệ:

Mỗi di tử (gènes) chỉ nhỏ bằng lối 0,01 micron cube và chỉ mang trong mình dăm ba đại phân tử protéin, cũng đủ gây ảnh hưởng lớn lao đến giống nòi. Chính vì thế mà toán xác suất mất hết linh nghiệm. [61]

4)- Toán xác suất không ứng dụng cho sinh cơ, vì tế bào sinh cơ tuy phức tạp nhưng có mạch lạc tổ chức, chứ không loạn động như một hỗn hợp không khí. [62]

5)- Một lý do khác làm cho khoa thống kê Gibbs-Boltzmann không hoàn toàn áp dụng được vào sinh cơ, sinh vật, là vì xác suất không được đếm xỉa đến giá trị cá nhân, cá thể và coi tất cả đều là những con số như nhau, cá mè một lứa như nhau, nhưng khi ta quan sát cuộc tiến hóa sinh linh, ta đã thấy cá vật, cá nhân đóng vai trò rất quan hệ là hướng dẫn cuộc tiến hóa. [63]

Tóm lại, toán thống kê của Gibbs-Boltzmann, ứng dụng rất hay cho trường hợp những hột, những hạt, [64] những tử vật, [65] có thể tiên đoán được số nhà cháy trong năm, [66] ước lượng được số lãi lời của những người có cổ phần hùn vốn vào các công ty bảo hiểm, [67] nhưng không áp dụng được vào các hiện tượng sinh lý. [68]

Cũng như nó đã không áp dụng được vào thế giới của «hoạt lực phân tử», hay thế giới của điện tử, giang sơn hoạt động của các loại thống kê mới như:

Thống kê Bose-Einstein [69]

Thống kê Pauli-Fermi [70]

III. - Các định luật lý hóa không đủ để giải thích các hiện tượng sinh lý.

Khảo sát tế bào ta thấy có thịnh, suy, sinh, tử, [71] có trả có vay với hoàn cảnh; thiên biến vạn hóa [72] càng ngày càng thêm phong phú, bất đối xứng, [73] và nhất là có thể phân thân, có thể sinh hóa ra được những con cháu đại loại như mình. [74] Những hiện tượng ấy thường đi ngược lại với những dự đoán khoa học.

Định luật nhiệt lực dẫu cắt nghĩa được sự xuất tinh của tế bào, nhưng không giải thích được sự xuất hiện của nhân tế bào, và những đặc tính sinh hóa của tế bào. [75]

-  Cuộc sống thăng trầm suy thịnh của tế bào không phải chỉ lệ thuộc vào định luật Van’t Hoff, nói cách khác, không phải chỉ tùy thuộc ở thời tiết bên ngoài. [76]

-  Tế bào sống biết vay trả đối với hoàn cảnh, biết ăn uống biến hóa. [77]

-  Chúng hấp thụ ngoại chất, phân hóa ngoại chất bằng nhiều loại đi-át (phân hóa tố), hay men. [78]

-  Biến hóa được ngoại chất thành sinh chất, sinh cơ thành những phân tử protéin để tải bồi cho cơ thể. [79]

-  Nó chế hóa được nhiều chất rất phức tạp như diệp lục tố. [80]

-  Có lắm tế bào vi trùng lại sản xuất được những chất độc tố ghê hồn. [81]

-  Có tế bào, lúc sống có một điện trở rất cao, nhưng chết đi là hết. [82]

-  Có tế bào thì sống dai hết sức. Dẫu làm cho khô queo rồi chết cóng ở 2700 dưới 00 chúng vẫn có thể sống lại, nếu được sưởi ấm và cho vào nước. [83]

-  Có lắm tế bào vi trùng lại rất linh động như loại spirochète. [84]

-  Tất cả những sự kiện trên cho thấy tế bào sống khác hẳn với:

-  Những tinh thể vật chất.

-  Những tế bào nhân tạo của Leduc.

Vì nơi tế bào nhân tạo, cũng như tinh thể vật chất chỉ thấy những hiện tượng tập hợp hay ly tan chứ không hề thấy những hiện tượng biến hóa. [85]

Tóm lại, bao lâu tế bào còn sống, thì những định luật vật chất, định luật lý hóa áp dụng, nhưng chỉ áp dụng được một phần nào. Một khi tế bào trở về cõi chết, nó mới hoàn toàn bị chi phối bởi các định luật vật chất, lý hóa. [86]

Đằng khác, đứng về phương diện hóa học, sự tổ hợp vật chất không thể cắt nghĩa được sự sống.

Không thể nói như ông Langevin rằng tới một trình độ tổ chức phiền tạp nào đó, sự sống sẽ phát sinh.

Thực ra không phải tổ hợp, tổ chức phức tạp, nhưng mà chính là những tổ chức vừa phức tạp, vừa có hệ thống mạch lạc, tiết tấu, điều hòa mới phát sinh được các đặc tính của tế bào. [87]

Lời giải thích của Ông Langevin cũng đại loại như những lời giải thích suông của người xưa: «Nha phiến làm cho ngủ vì nha phiến có hiệu lực làm cho ngủ.» [88]

Lời giải thích của Langevin cũng tương tự như lời giải thích của lý thuyết «đột khởi», «đột hiện». Lý thuyết này chủ trương rằng sự sống hay tư tưởng là những đặc tính đột khởi, đột hiện từ những tổ hợp vật chất. [89]

Nếu người ta chấp nhận sự đột khởi, đột hiện, thì người ta không thể bình bác. Sáng chế ký hay các lời giải thích của đạo giáo bằng những lý cứ được nữa, mà toàn vì lý do tình cảm mà thôi. [90]

Thế tức là các nguyên lý, các định luật lý hóa không giải thích được sự xuất hiện cũng như hoạt động của sinh cơ sinh vật. [91]

Khoa thống kê áp dụng cho vật chất, cho tử vật không hoàn toàn áp dụng được với sinh linh. [92]

Các định luật vật chất không hoàn toàn chi phối được sinh linh, sinh lý. Thế nghĩa là gì? Chẳng lẽ vũ trụ không nhất nguyên duy vật mà lại nhị nguyên sao?

Có thể nhị nguyên nhị lý là một biểu hiện sự hèn kém của trí não ta, mà cũng có thể nhất nguyên là một huyền thoại. Cho đến nay, chúng ta chưa có những chứng cứ hẳn hoi để quyết đoán một cách khoa học. [93]

 

Tiết 3

Chấp nhận Thượng Đế là một thái độ khoa học

Sau khi cân nhắc kỹ càng và thấy khoa học đã thất bại không chứng minh được là vật chất đã sinh tinh thần, ngẫu nhiên đã sinh ra được sự sống, Lecomte du Noüy cho rằng chấp nhận «phản ngẫu nhiên», hay Thượng Đế là một thái độ hết sức khoa học, để giải thích sự phát minh và tiến hóa của sinh linh. [94]

Lecomte du Noüy ngao ngán khi thấy đứng trước hai giả thuyết cùng không thể chứng minh: một giả thuyết có thể cắt nghĩa được hết nhưng lại không theo đường lối khoa học, một giả thuyết không thể cắt nghĩa được gì, mà có ít nhiều nhà bác học vẫn chọn giả thuyết thứ hai. [95]

oOo

TỔNG KẾT

Tóm lại khoa học cho chúng ta những kiến thức hữu hạn về quan hệ, mạch lạc giữa ít nhiều cơ cấu bên ngoài. [96]

Ta biết được, là nhờ những phản ứng giác quan khi đối cảnh. [97]

Nhưng ta không biết bản thể, bản tính của những cơ cấu ấy. Ta chỉ hình dung mường tượng chúng qua trung gian những phản ứng sinh lý chủ quan. [98]

Ta chưa minh định được sự cách biệt giữa sống chết, giải thích được khởi nguyên của sự sống, thấu đáo được then chốt biến hóa. [99]

Cách đây năm mươi năm, ta tưởng chỉ cần một khoảng thời gian ngắn nữa là có thể giải thích được mọi nghi vấn, ngày nay ta tiến bộ hơn vì đã biết thú nhận sự dốt nát: ta biết ta còn chưa biết, chưa thông. [100]

Khoa học chưa gạt bỏ nổi giả thuyết Thượng Đế.

Thành khẩn mà nói, chẳng những chúng ta vẫn phải cuộc có Trời như Pascal, ma chúng ta còn có nhiều biện chứng, nhiểu lý cứ hơn để mà cuộc có Trời. [101]

Khoa học tiến bộ nhiều. Nhưng khoa học ngày nay đã được xây dựng trên thi hài vô số lý thuyết lỗi thời, vô số ảo ảnh, nên mỗi khi muốn nhân khoa học mà suy đoán ra những quan điểm triết học nhân sinh, ta phải hết sức thận trọng. [102]

Nếu ta chấp nhận khoa vật lý tân tiến hiện tại, ta không thể nào còn coi đời như một máy móc; và ngay chữ duy vật cũng đã đổi nghĩa vì điện tử, nền tảng vật chất, lại không có khối lượng vật chất khi ở thế tĩnh lãng bất động. [103]

Về phương diện nhân sinh, khoa học thực sự đã đem lại rất nhiều tiện nghi mới mẻ cho đời sống. [104]

Nhưng khoa học không cải thiện được đời sống tâm thần con người. [105]

Trái lại văn minh vật chất kỹ thuật đã sinh ra những nếp sống giả tạo, phù phiếm, hoàn toàn lệ thuộc ngoại cảnh. [106]

Hơn thế nữa, các tiến bộ khoa học còn bị các chính thể độc tài khai thác lợi dụng, để chế phục và nô lệ hóa con người. [107]

Trước những lầm lỗi của quá vãng, và viễn tượng không mấy tốt đẹp về tương lai, ngày nay chúng ta không nên mảng lo tăng thêm mãi tiện nghi cho đời sống, mà hãy lo chống đỡ cho ngôi nhà hương hỏa đang định sập đổ. [108]

Chúng ta cần hướng về tương lai để đào tạo nên một lớp thanh niên mới, giầu ý tưởng, không bị những chủ nghĩa giả dối lường gạt, một lớp thanh niên hùng mạnh vì đã hấp thụ được một nền khoa học tinh thuần, biết tôn trọng thiên chức và bảo tồn được ngọn đuốc thiêng đang bị đe doạ, để trao lại cho những thế hệ sau ngọn đuốc thiêng ấy. [109]

 


CHÚ THÍCH

[1] Cf. L’Homme devant la science

Cf. L’Homme et sa Destinée – Chap I, II, III, IV.

Cf. Entre savoir et croire.

Chap. Les images de la science – p.127

Chap. Notre univers et son univers – p.155

Chap. L’homme devant la science – p.203

[2] Le fondement de la science c’est essentiellement l’étrange besoin d’unifier qui caractérise l’esprit humain. Le but de la science, c’est de comprendre et de prévoir.

 L’Homme devant la Science – page 28.

[3] Nous ignorons le monde en soi; nous ne le connaissons qu’à travers les réactions humaines. Notre seule réalité prend sa source en nous. Il n’y a pas de différence spécifique entre l’hallucination collective d’un groupe de spectateurs auquel le fakir hindou impose une certaine impression sensorielle … et cette autre hallucination collective que nous appelons notre science. (Entre savoir et croire – page 150.)

 … Ce que Mariani présente sous le nom de «principe de subjectivité», c’est la fait que cette image ne correspond qu’approximativement à la réalité. – Ib. page 18.

[4] Toute donée scientifique comporte nécessairement un élément essentiel; le facteur humain. – Ib. page 27.

… Comme le fait remarquer Eddington, c’est la loi inexorable de nos relations avec le monde extérieur que ce qui se présente à notre connaissance soit déformé par le processus même de la connaissance. – Ib. p. 20

… Il est impossible de concevoir le fait scientifique ou le phénomène en debors de la présence de l’homme. – Ib. p. 20.

… L’absence de l’homme, l’univers n’a plus ni forme, ni couleur. – Ib. p.47.

[5] Une lame de rasoir, vue au microscope, est bien loin de nous fournir l’image de la ligne droite que l’œil nu nous révèle. Cette ligne ressemble beaucoup plus à celle qui représent les côtes de Bretagne sur une carte à grande échelle. – Ib. page 23.

 Cf. L’Homme devant la Science – page 23.

[6] … Comme le dit Eddington: «Au lieu d’être une substance solide ma table ressemble plutôt à un essaim de moucherons.» – Ib. page 23.

[7] … En d’autres termes, on peut dire que du point de vue de l’homme c’est l’échelle d’observation qui crée le phénomène. ( L’Homme et sa Destinée – page 41.)

[8] … Cependent la notion (de continuité) persiste et nous est indispensable, bien que la science, petit à petit depuis le début du XIXe siècle se soit efforcé avec succès à démontrer la nature granulaire de tout notre univers, c’est-à-dire à contredire nos sens et notre bon sens. Après la matière ce fut le tour de l’électricité granulaire également, puis celui de l’énergie elle-même, avec les admirables travaux de Planck.

Ib. page 24 – 24

[9] … Et la base de la science est la foi dans la continuité des phénomènes et l’harmonie de leur enchaînement. Faute de cette confiance dans ce que nous appelons l’ordre de la nature, et qui, nous le verrons bientôt, repose sur un désonrdre absolu, nos lois humaines n’auraient plus aucun sens. ( Ib. page 30.)

… Quand on analyse un phénomène quelconque gouverné par une de nos lois physico-chimiques ou en arrive toujours à la même conclusion. A la base, un désordre absolu, au moyen duquel nous parvenons grâce au calcul de probabilités, à prévoir l’enchaînement des phénomènes et leur harmonie – L’ordre à notre échelle naît donc du désordre. ( Ib. page 62.)

[10] … «Le critère du vrai est donc d’être fait…»

… Connaître l’univers, ce serait l’avoir fait. Aussi Dieu est-il seul à posséder cette connaissance; nous-mêmes, nous ne pouvons en avoir que la conscience. (Ib. page 33.)

[11] Il n’y a pas de vérité scientifique au sens absolu. «Ad veritatem per scientiam» est une absurdité.

L’Homme devant la Science, page 31.

[12] Critérium de Descartes. – L’Homme devant la Science, page 28.

[13] En effet d’une part les phénomènes élémentaires auxquels nous arrivons (gravitation, attraction électrostatique etc…) comportent une grande partie de mystère, et seule leur ubiquité et leur familiarité nous donnent l’impression que nous les entendons. Nous les connaissons au sens où nous connaissons l’aveugle du Pont de l’Art. – L’Homme devant la Science, page 41-42.

[14] Ib. page 45.

[15] Ib. page 44.

[16] Ib. page 44.

[17] Le premier contact entre le «moi» et la nature, c’est-à-dire la première réaction subjective a lieu grâce aux effets de ces corpuscules, soit par suite de leur rencontre individuelle avec des éléments plus complexes capable d’être perçus directement (molécules de vapeur d’eau dans l’expérience de Wilson, molécules fluorescents dans l’expérience du spinthariscope de Crookes, gouttelettes d’huile dans l’expérience de Millikan), soit par suite de l’énergie radiée par un nombre immense d’entre eux (spectre, raies de Balmer, diffraction etc …) – Ib. page 46.

[18] On ne peut pas dire que l’électron soit un résultat direct de l’expérience: c’est une cause déduite de certains effets, grâce à un processus mental très complexe. (Ib. page 46.)

[19] A partir de ce moment, notre connaissance de l’univers devient entièrement subjective. (Ib. page 46.)

[20] L’absence de l’homme, l’univers n’a plus ni forme ni couleur… Le phénomène de notre monde, les objets de notre connaissance disparaissent. Il ne reste plus qu’un univers morne, silencieux, et obscur. (Ib. page 47.)

[21] Nous ignorons tout, et nous ignorerons toujours tous les rapports entre l’univers plein d’hypothèses et de mystères que nous avons bâti grâce à notre logique et à notre génie au moyen des éléments fournis par le miroir déformant de nos sens, et l’univers réel, incolore et silencieux. (Ib. page 65.)

[22] … Du choc entre lui et notre conscience est née la splendeur du monde. (Ib. page 65.)

[23] … Et l’on pourrait paraphraser le beau vers de Rostand et dire:

«O conscience, toi, sans qui les choses ne seraient que ce qu’elles sont.» Ib. page 65.

[24] … Nous vivons d’illusions. Nous avons vu que lorsque les illusions sont permanents et partagées par tous, elles constituent ce que nous appelons la réalité, et à ce point de vue, notre science qui tend à unifier ces illusions, est réelle. (Ib. page 65.)

[25] Nous ne comprenons pas la genèse de l’univers, ni l’évolution des être organisés, ni la matière, ni l’énergie, ni la théorie des quanta, ni la germination d’une graine. (Ib. page 65.)

[26] Ib. Page 72.

[27] Ib. Page 72-73.

[28] Tổng số vi trần vi tử trong vũ trụ = 2 x 1079 theo Eddington. Cf. L’Homme devant la Science – page 121.

… Mais, et c’est ici qu’intervient la notion de limite, nous devons nous souvenir que d’après nos connaissances actuelles la durée de l’univers est finie et que les estimations les plus dignes de foi (Milne, De Sitter, Lemaître, Eddington etc…) ne font pas remonter son début à plus de 1011 années (cent milliard). Le chiffre 1013 qui a été proposé ne semble plus cadrer avec les faits. D’autre part la terre ne semble pas avoir plus de 2 à 3x109 années d’existence (deux milliards d’années), d’après les calculs basés sur la radioactivité. Enfin, elle n’a été refroidie au dessous de 1000 que depuis un temps encore plus court et la vie ne semble avoir apparu qu’il y a environ un milliard 200 millions d’années (1, 2. 109 ans). Par conséquent, tout phénomène qui exige pour son apparition par suite des seules lois du hasard, un temp hautement supérieur à ces chiffres est exclu de la réalité telle que nous la représente notre schéma de l’univers.

Entre savoir et croire, p. 86.

[29] Cf. L’Homme devant la Science – page 124-128-129.

… Nhưng trong trời đất, chất protéin thô sơ nhất, là chất ovalbumine, cũng có:

- phân tử lượng là 24500

- số nguyên tử là 4448

tức là phức tạp hơn nhiều. Các chất protéin khác phức tạp kinh khủng. Hémocyanine có phân tử lượng là 5.000.000; protéin cấu tạo nên virus có phân tử lượng to hơn 10.000.000.

Cf. Ib. page 124-128-129.

[30] Xem Cf. L’Homme devant la Science – page 143.

[31] Ib. trang 121

[32] Ib. trang 122. – Cf. Entre savoir et croire. Page 286-287.

[33] Xem G. Gamow, Un, deux, trois … l’infini, trang 8.

Con số lúa mì ấy viết theo lũy thừa là 264–1.

[34] «Concevons qu’on ait dressé un million de singes à frapper au hasard sur les touches d’une machine à écrire et que, sous la surveillance de contremaîtres illetrés, ces singes dactylographiques travaillent avec ardeur dix heures par jour avec un million de machines. Les contremaîtres illettrés rassembleraient les feuilles norcies et les relieraient en volumes. Et au bout d’un an, ces volumes se trouveraient renfermer la copie exacte des livres de toute nature et de toutes langues conservées dans les plus riches bibliothèques du monde.» – Ib. page 116.

[35] Nous retombons dans des miracles semblables à ceux des singes dactylographes qui s’expriment par une probabilité de l’ordre de 0-2.000.000.000.000 . Ib. page 143.

… Il est beaucoup plus simple de dire que, jusqu’à ce jour, nous n’avons pu fournir une seule explication scientifique de la vie ni de son apparition à la surface du globe. Ib. page 144

… Trong ca dao, ta cũng có những câu để chỉ những chuyện khó khăn không bao giờ xảy ra. Ví dụ:

Bao giờ rau diếp làm đình

Gỗ lim ăn ghém, thì mình lấy ta.

Bao giờ trạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình…

[36] Rappelons que le Principe de Carnot traduit la tendance de l’énergie à se dégrader ou à se dissiper, ce qui entraîne une augmentation de l’entropie c’est-à-dire de l’extension spatiale de l’énergie au cours de ses transformations.

André Lamouche – La destinée humaine – Flammarion – page 49 Note 46

… Ta có thể dùng từ ngữ Dịch mà giải nguyên lý Carnot như sau:

Energie: Thực lực, Hoạt lực, Dương

Entropie: Hư lực, Tiềm lực, Âm

và ta tóm tắt nguyên lý này bằng mấy chữ

Hoạt lực giảm (Energie )

Tiềm lực tăng (Entropie )

Dương tiêu (Energie )

Âm trưởng (Entropie )

[37] L’énergie se dégrade et l’univers tend vers l’immobilité etc… – Ib. page 94.

… C’est cette marche à sens unique, toujours dans le sens de dégradation irréversible, qui justifie le nom de principe d’évolution par lequel on désigne souvent le second principe de Carnot. – Ib. page 95.

[38] … Et c’est dans ce sens qu’il est permis de se demander s’il existe dans la science moderne, une clé basée sur l’étude du passé, permettant d’ouvrir la porte du futur. (L’Avenir de l’Esprit page 58-59)

[39] Oui cette clé existe, elle fut initialement forgée par un des plus grands hommes de tous temps, Sadi Carnot, fils aîné de «l’Organisateur de la Victoire», né en 1796 et mort en 1882. – L’Avenir de l’Esprit, page 59.

[40] La quantité totale d’énergie reste le même; mais la quantité d’énergie qui ne peut plus tomber, qui a actteint son niveau infétieur – le loi pour la bille, le zéro absolu pour une source de chaleur, le niveau de la mer pour une rivière – ne peut plus accomplir de travail. L’univers évolue donc et c’est ici que le nom de «principe d’évolution» qui a donné au deuxième principe, prend son sens, vers une état final où aucune différence de niveau énergétique n’existera plus, c’est-à-dire vers le zéro absolu et l’immobilité universelle. Ce sera la fin de la matière et de toutes les radiations, la véritable mort des mondes. (L’Avenir de l’Esprit, page 64.)

[41] Lors de sa conversion en chaleur, il y a dégradation définitive de l’énergie. Cela implique pour le monde physique un sens d’évolution irréversible vers des états de moins en moins riches en énergie utilizable, en d’autres termes vers des états de moins en moins dissymétriques. Le processus en question a été nommé par Clausius, Entropie. (Entre savoir et croire, Intro. XXIII.)

[42] Le second principe de la thermodynamiqne du Principe de Carnot-Clausius est le seul principe d’évolution qui existe, c’est-à-dire, le seul qui ait pour conséquence la nécessité d’une évolution dans la domaine physico-chimique. (L’Avenir de l’Esprit, page 60.)

[43] Grâce à lui, par conséquent, la notion intuitive d’évolution a perdu son caractère spéculatif et philosophique pour devenir un théorème fondamental, universel sans lequel, tout l’édiffice de notre science de la matière chancelle et menace de s’écrouler. (L’Avenir de l’Esprit, page 60.)

[44] L’entropie exprime la tendance universelle vers le désordre. L’évolution de l’univers tend vers un état caractérisé par une homogénéité, une symétrie, une isotropie complète. Quand cet état sera atteint, aucun point de l’univers ne pourra se distiguer d’aucun autre puisqu’ils posséderont les mêmes propriétés. Le temps et l’espace n’auront plus de signification. C’est dans ce sens qu’il faut entendre le mot désorrdre. A ce moment, l’équilibre parfait règnera, la température sera uniforme, l’entropie sera maxima. – L’Homme devant la Science, page 105.

[45] En empruntant donc à notre conception statistique des lois physico-chimiques la notion de probabilité… nous en arrivons à imaginer l’évolution de notre monde vers la nivellement ultime et le froid absolu comme le sort le plus probable qui l’attend… (L’Avenir de l’Esprit, page 66.)

[46] C’est le second principe de la thermodynamique, qui nous apporte en même temps la preuve que l’évolution de l’univers inorganique a commencé à un moment donné, continue et continuera de façon parfaitement cohérente et irréversible. (L’Avenir de l’Esprit, page 66-67.)

[47] Nous savons aujourd’hui que les éléments corpusculaires intra-atomiques… les prontons, les électrons, les neutrons, n’obéissent pas, autant que nous pouvons en juger, au principe de Carnot. – L’Avenir de l’Esprit, page 67.

[48] Le fait que… l’évolution biologique ne semble pas obéir à la loi-clé fondamentale de l’évolution inorganique nous intéresse seulement comme une indication que la science humaine, dans sa tentative d’unir les deux évolutions jusqu’ici fait faillite. (L’Homme et sa Destinée, page 95.)

[49] Nous sommes ainsi forcément conduits à un dilemme: ou bien il s’agit toujours d’accidents absolument négligeables dans l’immense évolution thermodynamique de l’univers, ce qui, malgré tout, est difficile à admetre en raison de la remarquable continuité des «accidents» successifs, tous dans la même sens («le sens interdit»). – L’Avenir de l’Esprit, page 69.

[50] Ou bien l’évolution thermodynamique malgré son universalité et sa grandeur écrasante, n’a été que le stade préparatoire à l’avènement de l’évolution biologique qui serait alors le phénomène principal vers lequel l’évolution énergétique tendait depuis le début, sans que les lois valables pour la matière inerte permissent de prévoir. (L’Avenir de l’Esprit, page 70.)

[51] La vie… semble avoir introduit quelque chose de nouveau qui n’existait pas auparavant, à savoir la création de dissymétries de plus en plus grandes incompatibles avec la principe de Carnot. (L’Avenir de l’Esprit, page 67).

… La thermodynamique de Carnot-Clausius nous apprend que tout système isolé tend vers l’homogène et le statique. La biologie nous apprend que la conjugaison de deux ou plusieurs systèmes est la source unique de toutes les nouveautés, de toutes les naissances. Les deux massages ne sont pas contradictoires, ils sont complémentaires. Un système isolé est un systèmes tué, il n’est pas étonnant de la voir évoluer en sens inverse des systèmes vivants.

Y Normand (Paris)

Cf. Science et Avenir No 237 Novembre 1966 p. 780.

[52] Apparition d’un système constituent un individu et soumis à un rythme cyclique.

L’Avenir de l’Esprit – page 136

[53] Cf. L’Avenir de l’Esprit – page 89-90.

[54] Le calcul de probabilité n’est autre que l’ensemble des règles qui permettent d’utiliser mathématiquement ce qu’on appelle les lois du hasard. (L’Homme et sa Destinée – page 68.)

[55] … La précision de ses lois … dépend du nombre de ces éléments et du désordre parfait de leurs mouvements. (L’Homme devant la Science – page 151.)

…lois des grands nombres. (Ib. page 149.)

… Les lois des grands nombres ne peuvent en aucun cas tenir compte des individus, des personnalités. (L’Homme devant la Science – page 71.)

[56] Il y a un postulat fundamental: les mouvements des molécules sont entièrement gouvernés par le hasard. En d’autres termes, il faut admettre le chaos complet, le movement absolument désordonné, pour que les lois statistiques précises puissent s’ensuivre… A la base un désordre absolu…

L’Homme devant la Science, page 62.

[57] Et d’abord définissons ce qu’on entend par la probabilité d’un évènement: C’est la proportion du nombre de cas favorables à un évènement au nombre total des possibilités, tous les cas possibles étant considérés comme probables. (L’Homme et sa Destinée, page 68.)

… Et ils répondent avec Hérodote et Amiel «Qu’on prodigue le temps, toute le possible arrive».

L’Homme devant la Science, page 9.

[58] L’un des grands succès de la science moderne a été de relier la loi fondamentale de Carnot-Clausius (appecléc aussi seconde loi de thermodynamique) clef de voûte de notre interprétation actuelle du monde inorganique, au calcul des probabilités. En effet le grand physicien Boltzmann démontra que l’évolution inorganique, irréversible, imposée par cette loi, correspond à une évolution vers des états de plus en plus probables caractérisés par une toujours croissante symétrie, par nivellement d’énergie. L’univers en conséquence, tend vers un équilibre où toutes les dissymétries encore existantes seront abolies, où tout mouvement sera arrêté et où règneront une obscurité totale et un froid absolu. Telle sera théoriquement la fin du monde. (L’Homme et sa Destinée, page 87.)

[59] Dans l’étude des manifestations les plus élémentaires non seulement de la vie mais des matériaux qui le composent nous nous heurtons à des créations des dissymétries. (L’Homme devant la Science, page 132.)

[60] Se poser la question suivante: Quelles étaient les probabilités quand les protéines ont été formées pour que par le seul jeu du hasard, une cellule apparaisse c’est se poser un faux problème, car jusqu’à preuve contraire, il n’est pas homogène… (L’Homme devant la Science, page 143.)

[61] … Au contraire, si les conditions expérimentales sont telle que le nombre d’éléments soit petit… la loi statistique n’est plus valuable… (L’Homme devant la Science, page 100.)

… Dès qu’on atteint des volumes de l’ordre de 1/10 è de micron cube qui ne sont probablement pas les plus petites dimensions de certains éléments cellulaires doués de propriétés spécifiques importantes, on tombe dans un domaine où les lois des grands nombres ne peuvent plus s’appliquer avec rigueur et où le rôle des fluctuations devient prépondérant. (Ib. page 102.)

[62] … Ce «désordre parfait» est absolument nécessaire pour que le calcul des probabilités puisse s’appliquer.. (Ib. page 151.)

… C’est de la coordination de la complexité que naissent les propriétés d’une cellule, et non de la complexité chaotique qui caractérise un mélange de gaz. (Ib. page 156.)

[63] De plus, dès qu’il s’agit d’êtres vivants, on ne peut négliger l’individu. Physiologiquement, pour les organismes les plus simples, physiologiquement et psychologiquement pour l’homme… Or, dans cet ensemble, l’individu joue un rôle primordial c’est toujours un ou quelques individus, en petit nombre par rapport à l’ensemble, qui orientent l’évolution dans un certain sens. Les fluctuations ne suffisent pas à expliquer les faits qualitativement; elles permettent seulement de concevoir que, quantitativement, ils ne sont pas impossibles.

Il faut donc en conclure une fois de plus que les lois statistiques macroscopiques (statistiques de Gibbs-Boltzmann) ne sont plus valables à l’échelle des êtres organisés. (Ib. page 161.)

[64] … Statistique maccroscopique (Ib. 152)

… Statistique des grains (Ib. page 153)

… Statistique de Gibbs-Boltzmann qui… donne des résultats remarquables… (Ib. page 153)… dans le cas des molécules ou des grains de matière (Ib. page 152)

[65] Croire qu’on pourra rendre compte des phénomèmes biologiques en général, et de l’évolution des êtres organisés en utilisant les principes et les mêmes calculs que pour l’estimation du nombre des maisons qui bruleront ou de la pression d’un gaz dans une enceinte est un acte de foi. (Ib.page 159)

[66] Cùng chú thích [65] trên đây.

[67] Les problèmes de la vie sont tout de même plus multiples que ceux du calcul des primes et des dividendes aux actionnaires. (Ib. page 159.)

[68] Il faut donc en conclure une fois de plus que les lois statistiques macroscopiques (statistiques de Gibbs-Boltzmaan) ne sont plus valables à l’échelle des êtres organisés. (Ib. page 161.)

[69] Mais si nous essayons d’appliquer cette statistique des grains au domaine du rayonnement électromagnétique (photons), elle nous conduit, avec le principe de l’équipartition de l’énergie, à la loi rayonnement de Wien qui est, on le sait, contredite par l’expérience.

Il faut donc avoir recours, à une autre statistique, connue sous le nom de statistique de Bose-Einstein … on suppose alors que les éléments ainsi classés sont deux «énergies moléculaires» et non plus deux objets. (Ib. page 153.) (Bose là tên nhà bác học Ấn độ S. N. Bose)

[70] Le satistique de Pauli Fermi (statistique des énergies électroniques). (Ib. page 154.)

[71] Apparition d’un système fermé, sinon isolé, individuel et limité dans le temps; il naît et il meurt. (Ib.133)

[72] Nécessité pour ce système de vivre au détriment du milieu environnant, ce qui entraîne l’assimilation et la déssassimilation… (Ib. 133)

[73] Création d’une dissymétrie nouvelle. (Ib.133)

[74] Possibilité pour ce système de créer, d’une façon ou d’une autre, un second système identique à lui-même. (Ib.133)

[75] … Si l’explication thermodynamique semble valable en ce qui concerne la fabrication d’une cellule, elle est incapable de rendre compte de l’apparition du noyau et des propriétés vitals de l’ensemble. (Ib. 135.)

[76] … En effet nous allons constater que le cycle en question ou cycle qui, s’étend entre la naissance et la mort… est function de la température et soumise à la loi de Van’t Hoff. Cette loi s’énonce de la façon suivante:

«Au voisinage de la température ordinaire une élévation de température de dix degrés centigrades suffit à doubler approximativement la vitesse d’une réaction chimique. (Ib. page 136.)

… Mais d’où vient qu’il y a cycle? (Ib. page 137.)

[77] Nécessité de ce système de vivre au détriment de milieu environnant, ce qui entraîne l’assimilation et la désassimilation. (Ib. 133.)

[78] La cellule vivante absorbe des produits différents de ceux qui la composent et les décompose, ou plus exactement les hydrolyse, au moyen des diastases, ou ferments solubles afin de pouvoir s’en nourrir. (Ib. 140.)

[79] C’est-à-dire qu’elle brice ces matériaux inutilisables comme tels, pour fabriquer, avec les fragments qui en résultent les molécules de protéine et autres qui constituent sa substance à elle. (Ib. 140.)

[80] Les cellules des plantes vertes par exemple, secrètent cette substance extraordinaire, le chlorophylle qui permet la fixation directe du carbone de l’air. (Ib. page 140)

[81] Les cellules microbiennes secrètent des toxines redoutables. (Ib. page 149)

[82] … Dans les cellules isolées de certaines algues des Bermudes, la résistance de part et d’autre de la «peau» de la cellule était haute – de 300 à 700 ohms – tant que celle-ci était en bonne santé. (Ib. page 141.)

[83] Les rotifères, micro-organisms très répandus, subissent sans dommage un dessèchement complet, puis peuvent être soumises à un froid de 2700 au-dessous de zéro – à trois degrés du zéro absolu – et reprennent ensuite toute leur activité et leur mobilité dès qu’on leur fournit à la température nécessaire, l’eau qui leur manquait. (Ib.140.)

[84] Les cellules microbiennes.. sont parfois douées de mouvements très différents explicables par les phénomènes capillaires: les spirochèles par exemple etc… (Ib.page 140.)

[85] ... En effet nous connaissons maints exemples de croissance dans le monde inorganisé: cristaux se développant au sein de leur eau mère, cellules artificielles de Leduc grandissant et empruntant les formes les plus diverses...

Dans le cas des cristaux, le problème est très simplifié; il n’y a pas de réaction chimique... En solution, les cristaux croissent et appauvrissant le milieu où ils baignent! Il n’y a pas d’assimilation, ni respiration, il y a chagement d’état réversible..

...Les cellules de Leduc représentent un phénomène bien plus complexe... Mais ici encore, il n’y a pas d’assimilation par digestion, il n’y a pas transformation par hydrolyse des molécules. (Ib. page 138-139.)

[86] ... En général, les lois de la chimie-physique, les lois statistiques s’appliquent, mais pas toujours sans restrictions curieuses et encore incompréhensibles. Or, dans tous les cas, ces reatrictions, ces exceptions aux règles, ces infractions, parfois peu importantes, à nos lois, cessent d’exister dès que la cellule est morte... (Ib. page 141.)

[87] Je n’en veux pour preuve que ce passage de M. Langevin: «... le caractère individuel, en physique comme en biologie, est un caractère résultant de la complexité de sa structure... L’individu isolable et reconnaissable n’apparaît qu’à un certain degré de complexité...»

... Ce que l’auteur passe sous silence, c’est qu’il ne s’agit pas d’une complexité quelconque, mais organisée, et harmonieusement coordonée. C’est de la coordirnation de la complexité que naissent les propriétés d’une cellule et non de la complexité chaotique qui caractérise un mélange de gaz. (L’Homme devant la Science, page 156.)

[88] Les explications de M. Langevin suffisent peut-être à satisfaire sa curiosité intellectuelle, je doute qu’elles satisfassent tout le monde. Ce sont des constatations évidentes à posteriori qui rappellent «l’explication» célèbre des vertus soporifiques du pavot: «quia est in ipso virtus dormitiva» (Ib. 156)

[89] Ce qui surprend un peu c’est que M. Langevin ait adopté une attitude qui s’apparente étroitement à celles des partisans de la théorie de l’Emergence...

D’après elle, la vie et la pensée sont des propriétés émergentes de certains agrégats matériels (Ibid. 156)

[90] Et si l’on admet le principe des «commencements absolus» on ne peut plus opposer à la Genèse et aux explications fournies par les religions que des objections purement sentimentales et non des arguments. (Ib.page 157)

[91] ... Mais je ne me suis jamais dissimulé que si l’explication thermo-dynamique semble valuable en ce qui concerne la fabrication d’une cellule, elle est incapable de render de compte de l’apparition du noyau at des propriétés vitals de l’ensemble. (Ib. page 135)

[92] ... les lois statistiques microscopiques (statistique de Gibbs-Boltzmann) ne sont pas valables à l’échelle des êtres organisés. (Ib.page 161)

[93] On ne peut concevoir une dualité des lois sans incliner vers un dualisme indésirable. Il est possible que cette dualité n’exprime encore que l’infirmité de notre cerveau, comme il est possible que l’unité soit un mythe.

Les éléments rationnels que nous possédons sont insuffisants pour nous permettre une affirmation vraiment scientifique. (Ib. page 161)

[94] La probabilité pour qu’un «anti-hasard» soit intervene, est incomparablement plus grande que la probabilité contraire.

... Sur la base seule du calcul de probabilité, il ne semble pas possible, aujourd’hui, de se passer de l’hypothèse d’un «anti-hasard» Ceux qui n’admettent pas cette façon de voir, ne nous ont jusqu’à présent fourni en faveur de leur thèse que des arguments sentimentaux à l’exclusion totale de preuves scientifiques. (Ib.page 162)

[95] Entre deux hypothèses invérifiables, l’une qui explique tout, mais pas scientifiquement et l’autre qui n’explique rien, quelques savants n’hésitent pas. (Ib. page 150)

[96] ... Nous ne pouvons pas concevoir une science qui ne serait pas basée sur nos modes de pensée et ceux-ci nous amènent à toucher du doigt une limitation absolue, inhérente à nous et à eux-mêmes.

Entre Savoir et Croire, page 149.

Les bénéfices les plus nets que nous ayons, en première analyse, retirés de la science pure, se soldent par une connaissance limitée des rapports entre certains mécanismes extérieurs à nous. (L’Homme devant la Science, page 228.)

[97] Ces rapports ne nous sont connus que par la succession de nos réactions aux phénomènes. (Ib. page 228)

[98] Nous savons que nous sommes totalement ignorants de la nature même de ces mécanismes, puisque nous ne pouvons les imaginer qu’en nous appuyant sur des réactions physiologiques subjectives. (Ib. page 228.)

[99] Nous sommes incapables... de définir la différence entre la vie et la mort, d’expliquer l’origine de la vie, de comprendre les mécanismes de l’évolution.

[100] Il y a un demi-siècle, la solution de ces problèmes e1tait considérée comme ne devant pas présenter de difficultés, et réclamer seulement un peu de temps. Bien des savants les traitaient comme déjà résolus. La preuve que nous progressé réellement resort de l’aveu de notre ignorance: nous savons que nous ne savons pas. (Ib. page 229)

[101] La science n’a pas réussi jusqu’à ce jour à éliminer l’hypothèse de «l’anti-hasard», qu’il est aussi simple d’appeler Dieu.

En toute honnêteté, nous sommes forcés de reconnaître que, non seulement nous nous trouvons ramenés au pari de Pascal, mais que si nous devions parier, nous aurions, en faveur du choix de Pascal lui même, plus d’arguments qu’il n’en avait. (Ib. page 229)

[102] Les progrès sont rapides, mais notre science d’aujourd’hui repose sur les cadavres de tant de théories périmées, de tant d’illusions, que la plus grande prudence s’impose dès qu’on tente une extrapolation philosophique. (Ib. page 237)

[103] Si l’on admet la réalité de la physique moderne, il faut abandonner complètement tout espoir d’interprétation mécanique. Le mot matérialisme lui-même a changé de sens, puisque l’électron, base de la matière, ne possède pas de masse matérielle, quand il est au repos. (Ib. page 237)

[104] La science a fait des pas de géant. Le confort, cette notion nouvelle, apparaît d’abord sous forme d’une fantaisie agréable. (Ib. page 225)

[105] ... La valeur intellectuelle ne va pas forcément de pair avec la valeur morale.

... Le diplôme de docteur ne garantit ni l’intelligence ni la moralité du récipiendaire. (Ib. page 232)

... Nous ne pouvons demander à la science d’élever le niveau moral de l’humanité. L’état actuel du monde démontre assez que c’est là une illusion... (Ib. page 240.)

... La science aboutit à satisfaire partiellement notre curiosité intellectuelle, à accroître notre confort, à diminuer nos souffrances physiques et à nous détruire de façon rapide... (L’Avenir de l’Esprit – Introduction, page 15.)

[106] Le confort, cette notion nouvelle, apparaît d’abord sous forme d’une fantaisie agréable. Peu à peu, insensiblement, il devient une nécessité qui fait de nous ses esclaves. (Ib. page 225.)

... Le machinisme ne produit pas seulement de belles machines: il déforme l’humanité. (Ib. page 227.)

... et ainsi, pour la grande majorité des hommes, la vie, la véritable vie, passe à côté d’eux sans les toucher, et sans même qu’ils s’en aperçoivent. (Ib. page 227.)

[107] ... Certains progrès de la science appliqués sans discernement au gré... de gouvernements aveuglés par des concepts économiques primaires ne tiennent jamais compte de la nature de l’homme ni de son intérêt réel...

... de gouvernements conduits par des ambitions redoubtable qui ne peuvent se réaliser qu’au prix de mensonges exploités industriellement et qui comme en Russie aboutissent à l’esclavage. (Ib. page 228.)

[108] Il ne s’agit plus maintenant d’augmenter notre confort, mais de sauver la maison si péniblement édifiée, et dont les fondations sont ébranlées. (Ib. page 247.)

[109] Et cela impose la nécessité... de se tourner vers l’avenir et de modeler une jeunesse nouvelle, riche d’idéal, qui, libérée des impostures pseudo-philosophiques, forte d’une science pure de tout alliage et respectueuse de sa mission, saura transmettre à la génération suivante le flambeau menacé. (Ib. page 247.)

 


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo