LECOMTE DU NOÜY

VÀ HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


PHẦN THỨ NHẤT:

THỜI ĐẠI, THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

TƯ TƯỞNG LECOMTE DU NOÜY

 *

Chương 4

Lược khảo văn phẩm và tư tưởng Lecomte du Noüy

 

Tiết 1

Lược khảo văn phẩm Lecomte du Noüy

Như đã nói trên, từ năm 1939 đến 1946, Lecomte du Noüy đã cho xuất bản 4 cuốn sách:

1.- Con người trước khoa học.

2.- Tương lai tinh thần.

3.- Phẩm giá con người.

4.- Định mệnh con người. [1] 

 

I.- Đại ý quyển «Con người trước khoa học»

Trong quyển «Con người trước khoa học», Ông cân nhắc giá trị khoa học và phê bình khoa học.

Theo ông khoa học không vạn linh, vạn ứng mà chỉ có giá trị tương đối thực tiễn.

Khoa học tương đối, bất kỳ xét về phương diện nào:

- Tương đối về phương diện đối tượng

- Tương đối về phương diện khảo cứu.

- Tương đối về nguyên lý, lý thuyết. [2]

Ông dùng toán xác suất chứng minh rằng sinh cơ, sinh vật không thể ngẫu nhiên phát hiện được. [3]

Ông chủ trương khoa học không sao gạt bỏ được “phản ngẫu nhiên”, được Thượng Đế. [4]

II.- Đại ý quyển «Tương lai tinh thần»

Trong quyển «Tương lai tinh thần», Ông mới thực sự xây dựng học thuyết viễn đích.

Dựa vào cuộc tiến hóa của vũ trụ quần sinh Ông cho rằng con người cũng là một mắt xích trong chuỗi sinh vật tiến hóa. Sự tiến hóa hiện nay chưa ngừng nghỉ, nhưng đã đổi chiều để đi vào hướng tâm thần.

Sự tiến hóa còn sẽ tiếp tục lâu dài và sẽ đào tạo nên một giống người siêu đẳng thuần túy, chí thiện trong một tương lai hãy còn xa lắc. Đó là viễn đích của cuộc tiến hóa của vũ trụ và quần sinh. [5]

Tất cả công cuộc tiến hóa đã được hướng dẫn đẩy đưa bởi Thượng Đế một cách hết sức nhẹ nhàng tế nhị, tinh vi, ẩn áo để một ngày kia nhân loại sẽ đạt đích tiến hóa, sẽ thực hiện được định mệnh cao siêu sang cả của mình, là trở thành những mẫu người hoàn thiện, những thần nhân.

Sự tiến hóa của con người trên bình diện tinh thần được cụ thể hóa bằng những tư tưởng trừu tượng, những cử chỉ, hoạt động không vì sinh nhai, sinh kế: như phong tục, nghệ thuật, đạo giáo.

Ông cho rằng:

Từ ngữ, văn minh, nghệ thuật, đạo giáo là những công cụ tiến hóa.

Còn       

- Tự do

-  Nỗ lực

-  Nhân phẩm

-  Lý tưởng là những động cơ thúc đẩy tiến hóa.

Con người có cố gắng, có được tự do, có tiến hóa theo chiều hướng tinh thần, có rũ bỏ được lốt thú, có tìm ra được cốt thần, thì mới mong thực hiện được định mệnh cao sang và nhân phẩm của mình. [6]

III.- Đại ý quyển «Phẩm giá con người»

Trong quyển «Phẩm giá con người», Ông đề cao phẩm giá cá nhân, chống lại với mọi sự đè nén áp bức của các tổ chức xã hội.

Ông cho rằng, trong tương lai, cần phải bãi bỏ những tổ chức, những đoàn thể, những chính thể phi nhân phi lý, để con người được tự do phát triển. [7]

Ông cũng chủ trương rằng mọi ý niệm đứng đắn về Thượng Đế chẳng những không làm giảm giá trị con người, mà còn đề cao phẩm giá con người, vì cho thấy chính Thượng Đế đã muốn cho con người được tự do, tự chủ, khí phách hiên ngang để thực hiện định mệnh cao sang của con người. [8]

IV.- Đại ý quyển «Định mệnh con người»

Quyển «Định mệnh con người» toát lược lại cả 3 cuốn sách trên và chủ trương.

1/ Giá trị tương đối của khoa học.

2/ Sự cần thiết phải chấp nhận có Thượng Đế

3/ Cuộc tiến hóa quần sinh có một viễn đích là thực hiện những thần nhân trong một tương lai còn xa thẳm.

4/ Đó là định mệnh cao siêu của con người.

5/ Muốn đạt mục phiêu ấy con người phải được tự do, phải được giáo hóa, phải cố gắng không ngừng.

6/ Đạo giáo phải bắt tay với khoa học để phục vụ con người.

7/ Các tổ chức xã hội và các nền văn minh phải phục vụ con người.

8/ Tóm lại, con người phải làm bừng cháy tàn lửa thiên chân tiềm ẩn đáy lòng và nỗ lực không ngừng cải thiện mình để tiến tới chí thành chí thiện.

Mỗi cuốn sách có một vẻ riêng:

Quyển «Con người trước khoa học» bắt buộc con người phải nhận có Thượng Đế để giải thích các vấn đề vũ trụ sinh hóa.

Quyển «Tương lai tinh thần» cho ta một cái nhìn bao quát về cuộc tiến hóa vũ trụ quần sinh, từ khởi thủy đến chung cuộc, tiên đoán con người sẽ tiến tới một giòng giống siêu đẳng, toàn thiện trong một tương lai xa thẳm. Đó là mục đích thâm viễn của cuộc tiến hóa, theo đúng ý muốn Thượng Đế.

Quyển «Phẩm giá con người» đề cao giá trị và nhân phẩm con người, nhưng phẩm giá này cần phải tranh đoạt, phải thực hiện bằng nỗ lực liên tục để lướt thắng thú tính, dục tình, chứ không phải là một thứ nhân phẩm đã sẵn có từ thuở ban sơ.

Quyển «Định mệnh con người» kêu gọi ta làm bừng sáng tàn lửa thiên chân tiềm ẩn đáy lòng, góp phần hữu hiệu vào công cuộc tiến hóa, để thực hiện định mệnh con người, để thực hiện toàn chân, toàn thiện trong tương lai.

Tất cả các sách của Ông đều nói lên một niềm tin mãnh liệt về Thượng Đế, về giá trị con người, về tương lai và định mệnh con người, cũng như muốn phá bỏ mọi bức tường giả tạo ngăn cách con người, để sau này bốn bể một nhà, mọi người thương yêu, trọng kính nhau như ruột thịt.

Những sách vở của Ông viết có một giá trị đặc biệt.

Đặc biệt chẳng những vì tư tưởng cao siêu, biện luận xác đáng, nội dung hàm súc phong phú, văn khí hùng hào trang trọng, mà còn vì ông là một nhà vô thần duy vật đã biết trở về với Thượng Đế và tinh hoa đạo giáo, một nhà bác học mà nhìn nhận ra được những giới hạn của khoa học, đã gỡ được hết lớp son phấn hóa trang của khoa học để tìm cho thấy bộ mặt tương đối phàm tục của khoa học, sản phẩm của lý trí con người, giữa lúc mọi người đang suy tôn khoa học như một thần minh vạn linh, vạn ứng. Đặc biệt hơn nữa, là vì Ông đã mục kích những hậu quả đắng cay của chủ nghĩa duy vật vô thần, đã mục kích sự lu mờ suy sụp của các giá trị tinh thần con người, mục kích mọi cảnh tàn khốc, kinh hoàng của cuộc chiến tranh nguyên tử, vì vậy mà Ông đã cố sức cảnh tỉnh con người.

Có lẽ cũng vì những lý do đặc biệt ấy mà các sách của Ông đã được truyền bá đi khắp năm châu rất mau chóng.

Quyển «Tương lai tinh thần» (Avenir de l’Esprit) xuất bản ở Pháp năm 1942 giữa thời chinh chiến đã được tái bản 22 lần trong vòng 6 tháng và năm 1942 đã được giải thưởng Vitet của Hàn Lâm Viện Pháp.

Quyển «Định mệnh con người» xuất bản năm 1947 ở New York vừa được một tuần lễ đã được tuần báo Reader Digest toát lược và đăng tải phổ biến khắp năm châu, và trong vòng có 20 năm nay đã được dịch ra 12 thứ tiếng.

 

Tiết 2

Đại cương học thuyết và toát lược tư tưởng Lecomte du Noüy

Lập trường, phương pháp và học thuyết viễn đích của Lecomte du Noüy mới trông thì phiền tạp đa đoan, nhưng thực ra rất giản dị, lý sự, mạch lạc.

Chúng ta có thể thâu tóm như sau:

Đứng trước nỗi niềm xao xuyến mênh mông của nhân loại, đã từ lâu chỉ có tăng mà không có giảm, Lecomte du Noüy muốn tìm cho ra nguyên nhân và phương pháp trị liệu.

Trước tiên, Lecomte du Noüy cho rằng khoa học không tuyệt đối vạn năng, mà có nhiều sơ hở, khiếm khuyết.

Ông cũng đã vạch trần những yếu điểm, ngụy biện của chủ nghĩa duy vật đã được hóa trang, tô điểm bằng những lớp phấn son khoa học. [9]

Nhưng ông cũng nhận thấy thuyết duy lý đã phá được tín ngưỡng của một số đông quần chúng. Nếu vậy, thì nguyên đả phá thuyết duy lý chưa đủ giúp con người khôi phục lại tín ngưỡng. [10]

Một trào lưu tư tưởng mãnh liệt như vậy không thể nhất đán phát sinh. [11]

Sở dĩ chủ nghĩa duy vật phát sinh, chính là vì những lỗi lầm của hàng giáo sĩ, giáo phẩm các tôn giáo, chứ không phải con người đã thay tâm, đổi tính. [12]

Thực vậy, con người vốn dĩ có tinh thần đạo giáo. Từ bao ngàn năm nay, từ thời tiền sử, con người bao giờ cũng tỏ ra sùng đạo mộ đạo, và những lời văn chương sôi nổi kích động đại loại như của Bertrand Russell không đủ làm mất niềm đạo hạnh nơi con người. [13]

Renan cũng đã nhận rằng không gì phổ quát và vĩnh cửu bằng tinh thần mộ đạo nơi con người. Ông cho rằng con người từ vạn thế vẫn mộ đạo. [14]

Đạo giáo sở dĩ đã mất uy tín nhiều vì những lý do sau đây:

1) Trong dĩ vãng hàng giáo sĩ đã phạm nhiều lỗi lầm, đã quá khắt khe, đè nén, cố chấp. [15]

2) Hàng giáo sĩ đã được đào tạo không phải để trở thành những người thông minh, duệ trí mà để trở thành những người bảo vệ truyền thống; vì vậy các ngài không biết được rằng sự biến dịch là định luật lớn lao chi phối vũ trụ, vì vậy mà các ngài trở nên nghi kỵ những người thông minh duệ trí, cho là con cái ma quỉ… [16]

Các ngài nghĩ rằng vũ trụ cố định trong khi vạn vật chuyển biến chung quanh. Các ngài dựa vào phép lạ, đòi hỏi phép lạ, trong khi phép lạ thường xuyên vĩnh cửu nhất, theo lời Henri Poincaré, là vũ trụ không hề có phép lạ; nếu không, vũ trụ sẽ bị chi phối bởi sự hỉ nộ thất thường ngẫu nhiên, ngẫu hứng, thay vì bởi những định luật tiết tấu, hòa hài tiền hậu như nhất, vô cùng cao đẹp. [17]

3) Đạo giáo trở nên guồng máy cai trị và mất dần vai trò cải hóa nhân tâm. [18]

4) Các phương pháp giảng giáo đã trở nên lạc hậu, lỗi thời. [19]

5) Các giáo sĩ, giáo dân nhiều khi có những quan niệm rất sai lạc và chật hẹp về Thượng Đế, về đạo giáo. [20]

6) Đạo giáo muốn cai trị dân, chứ không muốn cho dân tiến tới. [21]

7) Đạo giáo đã vay mượn nhiều mê tín dị đoan của các tà đạo thời xưa mà không chịu rũ bỏ. [22]

8) Các đạo giáo đã quá chú trọng đến những hình thức lễ nghi bên ngoài, mà quên mất đời sống đạo hạnh, linh diệu bên trong. [23]

Nhưng nhìn sang phía các nhà bác học, hay triết gia, ta thấy những lỗi lầm cũng that lớn lao, to tát.

Các ngài cho rằng sự mâu thuẫn giữa khoa học và đạo giáo nan phương giải cứu, vì «giả thuyết Thượng Đế» không cần thiết, và khoa học có thể đơn phương giải thích được mọi sự. [24]

Rồi họ lập ra những nền luân lý thế tục, và ngạc nhiên khi thấy không được hưởng ứng. [25]

Nhưng khoa học đã nhận thấy sự bất lực của mình:

Vì đã không tìm ra được bản thể của vạn vật [26] được hình ảnh chân thực của vũ trụ. [27]

Vì khoa học chỉ dùng toán số, đo lường, chỉ có những khái niệm gián đoạn, mà thực tế vẫn là phẩm cách, không thể phân ly. [28]

Hơn nữa, nguyên tắc bất định của Heisenberg đã cho thấy giới hạn của sự hiểu biết con người: giỏi lắm, con người biết được nửa thực tế bằng những phương pháp khoa học. [29]

Tóm lại, một bên thì coi nhẹ lý trí, không muốn chấp nhận sự biến thiên tiến hóa, không lưu ý đến những giá trị của lịch sử và thời gian. [30]

Một bên thì đề cao lý trí, không chấp nhận những giá trị siêu việt hằng cửu, chỉ lưu tâm đến những giá trị nhãn tiền, chối bỏ những ước nguyện, những nguồn mạch cao đẹp nhất của con người. [31]

Nhưng những lỗi lầm trong quá khứ ấy có thể sửa chữa được, nếu chúng ta có thiện chí.

Đạo giáo không việc gì phải úy kỵ khoa học vì khoa học chân chính, theo lời Lord Kelvin, sẽ bắt buộc phải chấp nhận có Thượng Đế. [32]

Khoa học không là lý do để chối bỏ Thượng Đế vì ngoài một số nhà khoa học vô thần, còn biết bao nhà khoa học trứ danh khác vẫn tin có Thượng Đế – Ví dụ:

Lamarck, [33] Darwin, [34] Newton, Faraday, Maxwell, Lord Rayleish, Lord Kelvin, R.A. Millikan, Athur H. Compton, v.v… [35]

Cho nên ông cảm thấy con người ngày nay cần phải có một nhãn quan mới, một học thuyết mới, một «cẩm nang giáo lý mới» thích hợp cho mọi người. [36]

Vì vậy, mà ông cố gắng xây dựng một học thuyết mới.

Ông cho rằng một học thuyết trong thời đại văn minh này, phải dựa trên những sự kiện khoa học, đã được khảo chứng hẳn hoi, luận cứ phải chính đáng, minh xác, đúng theo toán học hay các phương pháp toán học. [37]

Cho nên học thuyết viễn đích của Ông đã xây nền, đắp tảng trên học thuyết tiến hóa của Lamarck, Darwin, đã được khoa học công nhận.

Ông dùng tất cả những khám phá sưu tầm đứng đắn của khoa thiên văn, địa lý, cổ sinh vật học để xây dựng học thuyết.

Ông chủ trương vũ trụ luôn biến thiên tiến hóa, và sự tiến hóa, sinh vật đã có nhiều hướng từ đơn bào cho đến con người.

Học thuyết Ông khác học thuyết Lamarck, Darwin, mà sau này Hœckel đã biến cải thành thuyết tiến hóa duy vật vô thần, ở mấy điểm chính sau đây:

1) Không thể nào gạt bỏ ý niệm Thượng Đế ra khỏi vũ trụ, ra khỏi quá trình tiến hóa sinh linh. Ngược lại, chúng ta phải chấp nhận ý niệm Thượng Đế mới có thể giải thích được sự xuất tinh của sinh chất, sinh vật và cuộc tiến hóa sinh linh, một cuộc tiến hóa có chiều hướng, ngày một thêm phong phú, linh động từ đơn bào, cho tới con người. [38]

Cuộc tiến hóa không thể vô ý, vô tình, vô nghĩa như các nhà duy vật chủ trương, cũng không thể ngừng nghỉ, trái lại cuộc tiến hóa hiện nay vẫn còn đang tiếp tục nơi con người, nhưng đã chuyển vào hướng óc não, nội tâm, và còn tiếp tục mãi mãi để thực hiện trong tương lai xa thẳm một giống người siêu đẳng, thần nhân. [39]

3) Như vậy, con người sinh ra đời không phải để sống tạm bợ, đoạn tháng, qua ngày, hưởng thụ vô lý, hay hy sinh vô nghĩa, mà chính là để thi hành một nhiệm vụ, thực hiện một lý tưởng, đó tức là: khai trí, khai tâm, khai thần, cố gắng tu luyện để rũ bỏ thú tính, dục tình, tiến tới thanh cao, tinh hoa toàn mỹ. [40]

Nhân loại trong tương lai sẽ phải tiến tới trình độ cao siêu như vậy.

Khi đã biết rõ mục phiêu của con người, ta mới thấy Ông Trời đã hướng công cuộc tiến hóa của sinh linh, của con người một cách vô cùng tế nhị, về một mục đích tuy còn xa xăm, nhưng nhất định sẽ được thực hiện. Đó là viễn đích của nhân loại cũng như của đại cuộc tiến hóa sinh linh.

Viễn đích luận của Lecomte du Noüy chủ trương có bấy nhiêu.

Sau khi đã tìm ra được những nguyên lý cốt cán, chính yếu của học thuyết, thì suy diễn ra các hiệu quả là một chuyện dễ dàng.

Lecomte du Noüy chủ trương Thượng Đế không có ép buộc con người mà chỉ mời mọc con người tự ý góp phần vào công cuộc hóa sinh.

Vì vậy con người phải được tự do, tự chủ, con người mới lựa chọn được và mới cải tiến được thật sự. [41]

Con người phải luôn gắng gỏi công trình để tiến tới cùng đích cao siêu ấy, và phải có một lý tưởng siêu việt cao đại để làm ngôi sao dẫn lối cho mình. [42]

Con người cần nỗ lực, chống lại với thú tính dục tình, có vậy mới trở nên xứng đáng, mới có nhân phẩm nhân cách. [43]

Con người muốn tiến tới mục đích cao siêu, thực hiện được công trình khó khăn ấy, cần phải tận dụng mọi khám phá, mọi phát minh, mọi kinh nghiệm của tiền nhân, của xã hội. [44]

Vì lẽ đó, con người cần phải trọng kính những truyền thống đạo giáo.

Nhưng ngược lại, tất cả các tổ chức đạo giáo cần phải thay đổi thái độ, phương pháp, phải gạn đục khơi trong giáo lý học thuyết, phải canh tân, cải thiện cho thích hợp với con người. [45]

Mục tiêu chung của nhân loại là bắt tay nhau để xây dựng nhân phẩm, nhân cách, làm cho con người ngày càng thêm tự do, thanh lịch, cao thượng. [46]

Khoa học không có một lý do gì mà không chấp nhận các hiện tượng tâm thần, mà không khảo sát các hiện hượng nội giới để bắt tay với đạo giáo, với trực giác. [47]

Ngược lại, đạo giáo không có lý do gì mà không bắt tay với khoa học, không dùng những khám phá khoa học, những phương pháp khoa học để cải thiện đường lối phương pháp giảng giáo. [48]

Ngày nay, vì cuộc tiến hóa đã chuyển về hướng lý trí tâm thần, nên dĩ nhiên là tất cả các hành động, các công trình chỉ nhằm cải thiện đời sống bên ngoài, tất cả những sự sùng bái lễ nghi bên ngoài trở nên tùy thuộc. [49]

Sự quan hệ nhất là giáo hóa con người, giúp con người tìm ra tinh hoa đạo đức, tìm ra nguồn mạch đạo đức vốn tiềm ẩn trong tâm khảm mình. [50]

Một sự chuyển hướng như vậy sẽ đòi hỏi rất nhiều thì giờ, nhưng nó sẽ đem lại những kết quả vô cùng đẹp đẽ.

Nó sẽ biến cải con người, làm cho họ thêm cởi mở, thật sự trọng nhau, thương nhau, đạo này hết chống đối với đạo khác, khoa học, triết học hết chống đối với tôn giáo. [51]

Các đạo giáo hết chống đối nhau vì nhận chân là đã phát khởi từ một nguồn mạch chung, là từ tinh hoa, cốt cách con người, từ tâm thần các bậc hiền thánh trong quá vãng, và cũng có mục đích chung là cải thiện con người, giúp họ tiến tới hoàn thiện, tinh hoa. [52]

Muốn đạt được những mục đích ấy, các trường học khắp nơi phải trở nên những trung tâm giáo hóa, phát huy tín nghĩa, liêm sỉ và những cơ quan đào tạo nhân cách con người. [53]

Nhân loại có thật sự được cải thiện thì hòa bình chân chính mới mong thực hiện được.

Con người có thực sự biết trọng tín nghĩa, thì các hiệp ước mới có giá trị. [54]

Trong tương lai, các nhà lãnh đạo tinh thần quốc tế cần xóa bỏ tất cả những trở ngại hiện nay còn chia rẽ con người như biên cương, chủ nghĩa. [55]

Bốn bể đều là anh em một nhà, đều đáng hưởng những quyền lợi như nhau, được một nền giáo dục như nhau, và sự thương yêu nhau, trọng kính nhau phải được lan tràn khắp chốn. [56]

Tất cả những chủ nghĩa trọng đoàn thể, xã hội hơn con người, tất cả những đoàn thể, tổ chức có mục đích xuyên tạc, lợi dụng, thăng phúc, áp đảo con người cần phải được xóa bỏ, tất cả những kỹ thuật tuyên truyền gây căm thù, kích động, dung dưỡng những thú tính hạ tiện, những dục tình hạ đẳng nơi con người phải được bãi bỏ. [57]

Tất cả sẽ vì con người, vì tương lai con người, vì định mệnh con người, vì nhân phẩm con người. [58]

Tất cả để chuẩn bị cho một giống người phi phàm, siêu đẳng, cho những thần nhân xuất hiện.

Đó là thiên ý.

Đó là viễn đích của cuộc tiến hóa quần sinh.

Và đó cũng là định mệnh cao sang của con người. [59]

 


CHÚ THÍCH

[1] Năm 1964, nhà xuất bản Hermann (Paris) còn xuất bản thêm quyển Entre Savoir et Croire gồm các tài liệu, các tùy bút viết từ 1929 đến 1945.

[2] Le ler ouvrage «l’Homme devant la science» est une critique de la connaissance et des mécanismes de notre pensée. Elle cherche à établir des limites au delà desquelles les conséquences que l’homme s’est cru autorisé à tirer de l’expérience et des méthodes de calcul perdent toute signification.

Le dignité humaine, note de l’éditeur, p.9.

Cf. De l’Agnosticisme à la Foi, p.178.

[3] M. Lecomte du Noüy passe ensuite à l’analyse des frontières entre la matière inerte et la matière vivante et l’impossibilité d’interpréter, à plus forte raison de comprendre, les problème biologiques et psychologiques au moyen des seules données de la science actuelle.

La dignité humaine, note de l’Editeur, page 10.

… Plusieurs chapitres traitaient de la probabilité et de l’impossibilité d’attributer au hasard la formation de la plus simple molécule de protéine, base de la matière vivante.

L’auteur montre ensuite les limites de la science qui ne peut render compte de l’apparition de la vie et des aspirations morales et spirituelles de l’homme. De l’agnosticisme à la Foi, p.178.

[4] … Il aboutit mathématiquement à la nécessité de l’Antihasard.

La dignité humaine, note de l’Editeur, page 10.

… Sur la base seule du calcul des probabilités, il ne semble pas possible, aujourd’hui, de se passer de l’hypothèse d’un Antihasard.

L’Homme devant la science, p.162.

[5] Le deuxième «l’Avenir de l’Esprit» traite du développement des formes vivantes et de l’homme. L’auteur montre le rôle de l’Antihasard dans l’Evolution et au moyen d’une hypothèse téléfinaliste, fournit un schéma possible des transformations des espèces vivants qui explique un certain nombre de faits incompréhensibles jusqu’ici. Il montre, en outre, que l’Evolution contique à travers l’homme et par lui non plus dans le plan physiologique et anatomique mais dans le plan moral et spirituel…

(La dignité humaine, note de l’Editeur, page 10)

Si l’esprit a été voulu, il doit être l’aboutissement, le couronnement de l’évolution et par conséquent toute l’évolution… ne s’est produite que pour assurer l’avènement du terme supérieur et final, non pas l’homme mais l’esprit. (Entre savoir et croire, p.245.)

[6] De même que l’insecte parfait lutte pour se débarasser de la chrysalide qui l’étouffe, de même que la pensée immatérielle du sculpteur se symbolise dans son œuvre et que l’on voit son idée se dégager peu à peu du bloc de marbre informe sous les coups de son marteau, de même l’esprit humain cherche à s’évader de la gangue matérielle condamnée à disparaître, dans un effort pour se rapprocher d’un idéal que certains appellant l’estprit divin et qui, lui, est immortel. (L’Avenir de l’Esprit, Introduction, page 34.)

[7] … Un jour viendra où les hommes refuseront de se faire tuer pour elle (la personne politique), et comme dans le beau conte d’Andersen, ou s’apercevra qu’elle n’avait pas plus d’existence réelle que le manteau magnifique du roi… On assistera alors au crépuscule des nations, à la mort des entités impersonnelles, des «ruches» gouvernées par des lois inhumaines. L’effort de la civilisation se concentrera sur le perfectionnement de la personnatilé et de la dignité individuelle, et l’évolution pourra… continuer sa marche ascendante dans le sens de l’Esprit.

La dignité humaine, p.48

Cf. De l’Agnosticisme à la Foi, p.209.

[8] La liberté fut donée à l’homme par Dieu, et ne peut en aucun cas être restreinte par l’homme.

(La dignité humaine, p.174)

… Par conséquent, toute restriction à la liberté de pensée est contraire à la grande Loi de l’Evolution, c’est-à-dire à la volonté divine. Elle représente donc, d’après la définition téléfinaliste, le mal.

La dignité humaine, p.177.

[9] Je réfléchis que l’inquiétude humaine qui m’avait poussé deux ans auparavant à écrire «une critique de la connaissance» et à exposer la fausseté des raisonnements soi-disant scientifiques sur lesquels se basait le matérialisme, loin de s’apaiser, s’était amplifié démesurément.

Mary Lecomte du Noüy. De l’agnosticisme à la Foi, p.190.

[10] Je réfléchis que si le rationalisme avait réussi à détruire la Foi chez un nombre immense d’individus, il ne suffirait pas de combattre le rationalisme pour faire reviver la Foi.

[11] Un courant d’idée aussi puissant que le rationalisme ne sort pas du néant.

De l’Agnosticisme à la Foi, p.190.

[12] Si les prêtres de certaines religions n’avaient pas commis des erreurs, le matérialisme, en tant que foi dressée contre la Foi religieuse, ne serait peut être jamais né. – Ib.190.

[13] «Il ne serait jamais né parce que l’homme est essentiellement religieux. Il l’est depuis des millénaires, il l’était à l’époque de l’homme de Cro-Magnon, et ce ne sont pas les explosions littéraires et pathétiques d’un Bertrand Russell qui les changeront. – Ib.190.

[14] … Je me souvins de Renan, le Renan de la Préface à «l’Avenir de la science» et des Lettres – qui disait: «… Jamais je n’ai mieux perçu dans sa grande universalité cette loi éternelle de la nature humaine dont la philosophie moderne a trop peu tenu compte: l’Humanité est religieuse… – Ib 190.

… Les cadres établis, depuis trop longtemps avaient perdu leur puissance par suite de la dégénérescence des têtes, par suite du favoritisme qui insensiblement avait substitué des hommes inférieurs aux chefs véritables. (L’homme devant la science, p.209) – Renan était à juste titre indigné par les tristes conséquences du fanatisme religieux. – Ib. 220.

[15] Péchant elle-même par orgueil, elle a cru qu’elle personnifiait à la fois Dieu et la religion, elle s’est érigée en tribunal absolu et s’est solidarisée avec ses membres les moins défendables dans le but d’écraser ce qu’elle croyait être une menace et qui n’était en réalité qu’une évolution naturelle.

Entre savoir et croire, p.234-235.

[16] Tout dans leur formation intellectuelle tendait à les éloigner de l’intelligence pure et à les réduire au rôle de défenseurs de la tradition. Ils ne pouvaient savoir que la grande règle de l’univers est l’évolution… Ils se méfiaient de l’intelligence, en laquelle ils voyaient la main de Satan, le prince des intellectuels, sans comprendre que l’intelligence en elle-même et bien dirigée est moins redoutable que la sottise, et représente le seul outil grâce auquel la grandeur de l’œuvre immortelle peut être conçue.

Entre Savoir et Croire, p.234.

[17] Ils ont cru en un monde statique, alors que tout, autour d’eux leur révélait un dynamisme merveilleux, ils demandaient des miracles alors que le miracle éternel c’est qu’il ne se produise pas sans cesse des miracles, suivant la parole d’Henri Poincaré, car sans cela l’univers serait régi par la fantaisie au lieu d’être soumis à des lois qui empruntent à leur harmonie et à leur coordination une grandeur et une beauté singulièrement plus hautes. (Entre Savoir et Croire, p. 234.)

[18] Progressivement l’Eglise devint une vaste machine administrative, jalouse de ses prérogatives et de son autorité, convaincue de son infaillibilité, même en ce qui ne concernait pas le dogme.

L’Homme devant la science, p.213.

[19] … Si, au contraire, nous admettons que la Foi n’est pas répandue, alors à considérer la force, le nombre, le prestige des Eglises, nous en déduisons que le catéchisme, les Ecritures et les sermons ont perdu leur pouvoir de conviction… (L’Homme et sa destinée, p. 386.)

[20] … Ils (les catholiques) ne comprennent pas, plus que les protestants que l’humanité reviendra religieuse aussitôt que les églises en donneront l’exemple. Les esprits dogmatiques sont esclaves des chaînes qu’ils se sont forgées eux-même: Ils sont petits, petits, et leur conception de Dieu est petite, à leur échelle…» (De l’Agnosticisme à la Foi, p. 214.)

[21] … Ils (les prêtres) ont cru en un monde statique, alors que tout autour d’eux, leur révélait un dynamisme merveilleux. (Entre savoir et croire, p.234.)

… Mais ce Dieu était l’œuvre d’une religion qui avait besoin de dominer le peuple et ne se préoccupait nullement de le faire progresser. (La dignité humaine, p.200.)

[22] … L’anthropomorphisme et le paganisme le plus ahurissant se révèlent chez quatre-vingt-dix pour cent des bons catholiques. – Ib.135.

… L’Eglise s’est trouvé débordée par les légendes locales et comme le remarque justement Athur Weigall: «Une grande partie du christianisme n’est qu’une idolâtrie déguisée.» – Ib. 137.

[23] La routine et le rite dépourvu de sens continuent de sévir: chacun sait que la coquille est vide de la noix, mais la collection de noix vides se perpétue comme s’il n’y avait pas d’autre solution.

La dignité humaine, p.254.

…N’oublions pas cependant, que l’humanité doit, en moyenne, se perfectionner non par l’obéissance aux règles extérieures, mais pas une profonde amélioration intérieure, et que ses progrès ne dépendent que d’elle-même. (L’Homme et sa destinée, p.345.)

[24] Le second malentendu, dont cette fois-ci les intellectuels sont responsables, remonte aux encyclopédistes et, au point de vue doctrinal, à la naissance du positivisme. Il existait déjà en puissance depuis de longues années. Il consiste sous sa forme extrême, pour les savants et les philosophes, à croire que le conflit entre la science et la religion est insoluble parce que l’hypothèse «Dieu» est inutile et que la science à elle seule suffit ou suffira à tout expliquer. (Entre savoir et croire, p. 235.)

[25] Ils créeront des morales laïques, ils s’enthousiasmeront pour des doctrines absurdes plus ou moins calquées sur les doctrines religieuses, et ne comprendront pas plus que le singe de la fable pourquoi l’humanité ne s’extasie pas devant leur lanterne magique. (Entre savoir et croire, p. 235.)

[26] Ce conflit a frappé Shrödiger qui écrit: «Compréhension claire et définie du monde des apparences sensibles et derrière lui, une sorte de kismet obscur éternellement incompréhensible, inéluctable et mystérieux. (L’Homme devant la Science, p.37.)

Notre connaissance directe ne peut être que relative – et n’entraîne aucunement l’identité entre l’univers réel et l’image que nous nous en faisons. (L’Homme devant la Science, p. 19.)

[27] … La réalité des choses? Elle se ramène aujourd’hui pour le physicien à des groupes s’équation qui se compliquent tous les jours. (Entre savoir et croire, p. 238.)

[28] La science est le résultat du remplacement de toutes les valeurs qualitatives – les seules qui soient directes et indiscutables – par des valeur quantitatives, des nombres ou des symbols exprimant des rapports. La lumière jaune devient une onde de 0,589 μ de longueur. (Entre savoir et croire, p. 158.)

… La continuité que toute notre science tend à supprimer en granularisant la matière, l’électricité et l’énergie, existe, malgré nos efforts. – Ib.165.

[29] … On peut en connaître la moitié (la position ou la vitesse), mais pas les deux ensemble parce que l’observation elle-même influencerait le movement. Il ne s’agit pas d’ignorance, mais limitation nécessaire. – Ib.148.

[30] … L’Eglise qui n’a pas compris autrefois de caractère évolutif, dynamique de l’esprit humain, qui a sous-estimé le rôle de l’intelligence et de la science, et qui n’a pas tenu compte de la révolution que l’imprimerie introduisait dans le monde. (Entre savoir et croire, p. 236-237.)

[31] L’erreur du rationalisme repose sur l’orgueil et l’incompréhension de l’homme… Ils n’ont pas vu que l’homme, privé d’une règle de conduite absolue, ressemble à une plante grimpante à laquelle on retire son tuteur. – Ib. 237.

[32] If you think strongly enough, you will be forced by science to a belief in God. (Lord Kelvin). – Entre savoir et croire, p. 271.

[33] Cf. Entre savoir et croire p. 270

Dans le troisième chapitre de sa Philosophie zoologique, Lamarck écrit, «sans doute, rien n’existe que par la volonté du sublime Auteur de toutes choses…

[34] Darwin page 448 de l’édition originale de l’Origine des espèces, écrit: «… A mon avis, il semble que ce que nous savons des lois imposées à la matière par le Créateur s’accorde mieux avec l’hypothèse que la production et l’extinction des habitants passés et présents du monde soient le résultat des causes secondaires du même ordre que celles qui déterminent la naissance et la morts des individus.

Entre savoir et croire, p. 270.

[35] … Je citerais seulement les noms de quelques-uns d’entre-eux, chrétiens pratiquants et convaincants, Newton, Faraday, Maxwell, Lord Rayleish, Lord Kelvin… R. A. Millikan et Arthur H. Compton. – Ib. 271.

[36] Je crois fermement qu’aujourd’hui l’œuvre la plus utile que puisse accomplir un homme de science dehors de son effort technique, consiste à poursuivre la réconciliation entre les activités rationnelles et les activités sentimentales ou spirituelles de l’homme, réconciliation sans laquelle son développement moral collectif est retardé, sa joie de vivre amoindrie, et son évolution ralentie – En d’autres termes, que le but moral et le rôle social du savant doit être la réalisation du rêve de Renan: «l’élaboration d’un catéchisme désormais acceptable». (La dignité humaine, p. 148.)

[37] «Je réfléchis que seule la science, c’est-à-dire l’ensemble le plus solide de notions acquises et coordonnées par l’intelligence humaine pouvait fournir les bases de ce que le sage de Tréguier (Renan) nommait «un catéchisme désormais acceptable…»

Or le savoir de l’homme de science ne se borne plus désormais à la collection de faits nouveaux, ni même à la découverte d’un principe. Le savant doit tout au moins, je le crois, dans la mesure du possible contribuer à l’édification de ce «catéchisme» renanien qui non seulement ne peut en aucune façon contredire la religion, mais doit constituer son inébranlable foundation. (De l’agnosticisme à la Foi p. 191.)

[38] Quand nous nous sommes vus contraints, par les contradictions constatées entre notre schéma intellectual – notre science – et la nature, d’admettre un anti-hasard, enssentiellement irrationnel, nous avons reconnu que la seule interprétation possible logique de ces faits coïncidait avec celle qui reconnaissait l’existence de Dieu. Pour un esprit scientifique it n’y a aucune disparité de sens entre les mots «anti-hasard et Dieu». (L’Homme et sa destinée, p.328.)

[39] Quand nous avons proposé l’hypothèse de la prolongation de l’évolution par l’homme, et par l’homme seul nous avons une fois encore été conduits pour expliquer l’univers et l’évolution, à accepter l’idée d’un but très éloigné, d’un téléfinalisme qui exigeait une force, une intelligence, une volonté transcendantes. – Ib. 328-329.

[40] D’après l’hypothèse téléfinaliste, l’homme doit continuer d’évoluer vers la spiritualité. Il doit s’affranchir de ses réactions animales et des idées grossières héritées de ses ancêtres directs, vestiges des premiers conflits entre la conscience primitive et la nature adverse. (La dignité humaine, p. 173.)

[41] Par conséquent toute restriction à la liberté de pensée est contraire à la grande Loi de I’Evolution, c’est-à-dire à la volonté divine. Elle représente donc, d’après la définnition téléfinatiste, le mal.

 La dignité humaine, p. 177.

[42] … Il faut donc instruire les hommes et non pas leur mettre un bandeau sur les yeux sous prétexte qu’on les conduira par la main. Nul a le droit de substituer sa propre conscience à celle d’autrui, car le progrès dépend de l’effort personnel et supprimer cet effort constitue un crime. ( La dignité humaine, p. 177.)

Pour participer vraiment à la tâche divine, I’homme doit placer son idéal aussi haut que possible hors de toute atteinte, s’il est nécessaire. Un idéal inaccessible qui digire toute notre vie comme les étoiles guident de loin le navigateur est préférable à un but médiocre qui, une fois atteint, nous oblige à en chercher un nouveau. ( L’homme et sa destinnée, p.255.)

[43] Plaignons, ceux qui, esclaves de leurs tendances ancestrales, ne peuvent ou ne veulent pas comprendre quelle noble et merveilleuse destinée est la leur. ( L’homme et sa destinée – p. 265.)

[44] La lente acquisition des caratères nouveaux par le jeu du hasard des mutations, de la sélection naturelle, est remplacée par l’effort individuel et la tradition… ( La dignité humaine – p. 216.)

[45] Ceci impose d’abord un élargissement de la science, mais aussi une épuration des religions.

Car elles doivent se débarrasser de tout ce qui demeure de pollution dans leurs rites. – Ib. 210-211.

[46] Le but suprême est l’amélioration morale de l’individu par l’effort personnel sincère et éclairé… Ib. 211.

[47] Le domaine psychique moral et spiritual se trouve donc incorporé au domaine, scientifique, et la science rejoint enfin cette autre activité intellectuelle purement basée sur l’intuition, qui aboutit aux religions.

 La dignité humaine – p.210.

[48] Il importe maintenant que les efforts rationels et intuitifs se confondent, ceci impose d’abord un élargissement de la science mais aussi une épuration des religions. (La dignité humaine – p.210.)

[49] En tous les cas, il est évident que le véritable but de la civilisation doit être d’aider l’homme à s’améliorer de toutes les façons et non d’inventer des engins destinés à réduire l’effort physique … Elle doit s’édifier du dedans non du dehors. Tout civilisation qui se subordonne à des développements mécaniques et à des solutions techniques est vouée à I’échec. ( L’homme et sa destinée – p. 249.)

… Souvenons nous que la lumière est au dedans de nous et que tout tentative pour la trouver au dehors est vaine. – Ib. 25.

… Au temps de l’ignorance, les religions pouvaient se permettre d’être extérieures. La dignité humaine, p. 145.

… Il faut bâtir la Paix en reconstruisant l’homme par l’intérieur et non pas en édifiant des structures extérieures. – Ib. 251.

… Et l’on n’entend proposer que des solutions «extérieures» n’affectant que le milieu environnant et non l’être pensant lui-même, dont la personnalité disparaît comme celle d’un animal dans un troupeau. – Ib. 253.

[50] Prépaper l’avenir en substituant à la conscience individuelle des structures qui négligent cette conscience constitue un moyen de fortune condammé d’avance et une tragique perte de temps. – La dignité humaine, p. 254.

… Faute de concentrer ses efforts sur le vrai problème intèrieur, l’homme éparpillera ses forces en vaines tentatives qui aboutiront à des restrictions de sa liberté par la création d’entités collectives dont la personnalité artificielle se substituera aux personnalités réelles constituent. – Ib. 242.

… Les formes extérieures de la foi, la dévotion, les rites, les manifestations du culte, passent au second plan; le temple intérieur prend la première place. – Ib. 216.

[51] Il importe maintenant que les efforts rationnels et intuitifs se confondent.

La dignité humaine, p. 210.

[52] … En quelques millénaires les légendes se sont transformées, enjolivées, ou défigurée. Mais il n’est par difficile de retrouver dans chacune d’elles, aux quatre coins de la terre, la trace de l’inspiration unique, qui les a engendrées… C’est en cette inspiration mystérieuse que réside la parenté spirituelle des hommes pensants, parenté éloignée parfois, mais que les efforts des religions doivent tender à affirmer en dégageant l’identité originelle étouffée sous les apports successifs des siècles. C’est dans ce qu’il y a de divin c’est-à-dire d’universel en l’homme qu’il faut chercher l’unification des religions et non dans ce qu’il y a d’humain, dans les doctrines. ( La dignité humaine – p. 143-144.)

[53] L’unanimité des individus qui ne peut émerger que de l’identité de l’instruction intellectuelle, spirituelle et morale, fournira seule une base conrète sur laquelle s’édifiera une société stable et permanente. La société doit être digne de l’homme, et l’homme ne doit pas être dominé par la société. Toute société qui cherche à substituer ses intérêts à la poursuite du développement individual, est régressive et attentatoire à la dignité humaine. (La dignité humaine – p. 252.)

[54] Il faut batir la Paix en reconstruisant l’homme par l’intérieur et non pas en édifiant des structures extérieures.

… Il n’est question que de traités. Mais il n’est pas question de respect de ces traités … Ib. 253.

… L’équilibre du monde entier repose sur la confiance en l’intégrité et en la parole des hommes

L’homme et sa destinée – p. 433.

[55] … Lorsque les individus auront reçu la même éducation lorsqu’ils obéiront aux mêmes règles morales et penseront l’universel, ils n’accepteront plus l’idée de se combattre les uns et les autres, et seront très près de s’entendre. ( L’homme et sa destinnée – p. 428.)

[56] … Il est trop tôt pour demander à tour les hommes de penser «l’universel», de se considérer comme les éléments de l’humanité entìere. De nombreuses tentatives ont été faites pour éveiller «la conscience du monde» – Ib. 413.

[57] La négation du libre-arbitre, la négation de la responsabilité, l’individu, unité purement physicochimique, assimilé à une parcelle de matière vivante, mais ne se différenciant en rien des autres animaux, entraînent obligatoirement la mort de l’homme moral, la suppression de tout spiritualité, de tout espoir, l’affreux sentiment d’inutilité totale…

… La théorie du téléfinalisme de Lecomte du Noüy était en contradiction avec le racisme, le socialisme, le communisme et tous les autres ismes qui promettent à l’humanité le bien-être sous condition de réformes sociales et économiques imposées par des lois, et de la suppression de la liberté individuelle.

De l’Agnosticisme à la Foi, p.193.

Cf: La dignité humaine, Chap. I.

Cf: L’homme et sa destinée, Chap. VIII.

[58] Ces idées si simples, ce principe général si logique qui consiste à envisager la solution de tous les problèmes humains à travers l’individu, en le considérant comme un élément fundamental actif, de la perfection des organismes auxquels il s’incorpore, ce principe qui consiste à se rappeler que dans la nature, dans l’évolution, c’est l’homme seul qui compte et que les évènements sociaux suivent son évolution psychologique; que rien de permanent ne se construit qui n’est pas la conséquense d’une transformation préalable profonde dans l’aire individuelle, et que cette transformation doit être à la fin le centre et le but de tous les efforts. ( La Dignité Humaine – p. 253.)

[59] Si l’esprit a été voulu, il doit être l’aboutisseement, le couronnement de l’évolution, et par conséquent toute l’évolution… ne s’est produite que pour assurer l’avènement du terme supérieur et final, non pas l’homme mais l’esprit… ( Entre savoir et croire – p. 245.)

… Puisse chaque home se souvenir que la destinée de l’humanité est incomparable et dépend en grande partie de sa volonté de collaborer à l’œuvre transcendante…

Puisse-t-il surtout ne pas oublier que l’étincelle divine est en lui, en lui seul, et qu’il est libre de la mépriser, de l’étouffer ou de se rapprocher de Dieu par son ardeur à travailler avec Lui et pour Lui.

 L’Homme et sa Destinée – p.436-437.


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo