TINH HOA CÁC ĐẠO
GIÁO
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ
» Chương
1
2 3
4 5
6 7
8 9
10 11
12 13
14 15
16 17
18
19 20
21
22
23 24
25 26
27 28
29 30
»
mục lục |
chương trước |
chương kế
CHƯƠNG XXI.
VŨ TRỤ QUAN
(THEO TRUNG DUNG VÀ DỊCH LÝ)
Nho giáo chủ trương: Thiên địa vạn vật
đồng nhất thể.
Bản thể đất trời thời duy nhất, nhưng hình tướng bên ngoài thì biến ảo
muôn ngàn. (Thể duy nhất, dụng vạn thù).
Đà diễn tiến của vũ trụ như sau:
Vô cực
sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ
Tượng sinh Bát Quái, và cứ đà ấy tạo dựng quần sinh vũ trụ.
Nói cách khác:
Trời sinh ánh sáng, ánh sáng sinh từ
lực. Từ lực, tức nhị khí âm dương, sẽ tác dụng phối hợp nhau, theo những
phương thức khác nhau, để sinh mây gió, nước lưả, núi non, trời đất.
Theo quan niệm trên, thì Vô hình dần dà cô
đọng thành Hữu hình, ánh sáng dần dần biến thành thiên hình, vạn trạng.
Ngược lại với giáo lý các đạo độc thần (Thiên
Chúa Giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo) chủ trương thế giới này đã được
dựng nên bởi không (création ex nihilo), Nho giáo chủ trương thuyết
sinh hoá (émanation et transformation), nghĩa là vạn hữu đã từ Nhất
thể phân thân mà thành, một thuyết sinh hoá đặc biệt, vì hết chu kỳ
biến dịch, lại trở về nguyên bản. (Thiên Địa tuần hoàn chung nhi phục
thủy. -Nguyên Thủy phản chung).
Ta còn gọi đó là Thuyết: Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể.
Thái Cực hay Ánh Sáng Chí Tôn ấy như vừng
dương ngự trị giữa hoàn võ, tung tỏa hào quang khắp nơi để duy trì sinh
hoá. Đâu có sinh hoá, đấy có Thái Cực. Trong mỗi vi trần, đều có Thái
Cực, trong mỗi nhân thân đều có Thái Cực.
Thái cực còn gọi là Trung, vì
bất biến, làm khu nữu cho vũ trụ; gọi là Dịch, vì làm cho vạn hữu
biến hóa; gọi là Đạo vì là Nguyên Động lực muôn loài...
Từ trước tới nay, ít người hiểu hai chữ Vô
Cực, Thái Cực của cổ nhân, nên từ ngữ đã làm chết nghẹt tư tưởng, và vì
vậy không tìm ra được điểm tương đồng giữa các học thuyết Âu Á.
Nhưng nếu hiểu Vô Cực là “Trời Ẩn”, Thái
Cực là “Trời Hiện”, thì ta sẽ biết ngay Thái Cực chính là Đạo, là Hóa
Công, là Tạo Hóa. Như vậy, Vô Cực, Thái cực chỉ là hai phương diện Ẩn
Hiện của Hóa Công (Non-Manifestation et Manifestation).
Hai phương diện này làm ta liên tưởng đến
Brahman (Vô) và Isvara (Hữu); Nirguna (Vô Tướng = sans
qualité), và Saguna (Hữu Tướng = avec qualité) trong kinh
Veda của Ấn Độ.
Đó cũng là quan điểm của Lão Tử trong
Đạo Đức Kinh.
“ Hoá Công hồ dễ đặt tên,
Khuôn Thiên hồ dễ mà đem luận bàn.
Không Tên sáng tạo thế gian,
Có Tên là mẹ muôn ngàn thụ sinh.
Tịch nhiên cho thấy oai linh,
Hiển dương cho thấy công trình vân vi.
Hai phương diện, một Hoá Nhi,
Huyền Linh khôn xiết, huyền vi khôn lường.
Ấy là “Chúng diệu chi môn”,
Cửa Thiêng phát xuất mọi nguồn huyền vi.
“Thiên Địa vạn vật nhất thể “ là một học
thuyết chung cho nhiều Đạo Giáo.
Theo thuyết này, thì chỉ Tâm Điểm là trường
cửu, là duy nhất, còn vạn vật vạn hưũ bên ngoài thì dị biệt biến thiên.
Cho nên, nếu nhìn hẹp từng tầng, từng vật, thì thấy mọi sự đều chia
phôi, xa lạ, còn nếu nhìn bao quát cả toàn thể, thì thấy mọi sự, mọi vật
đều như lá, như cành, như hoa, như quả cùng chung một gốc, và trong
những lớp màng, lớp áo, lớp vỏ biến thiên bên ngoài, còn có một tinh
hoa trường tồn, vĩnh cửu.
Vì có tầm mắt nhìn bao quát ấy, Trang
Tử đã viết:
“Ta và Trời đất cùng sinh,
Ta và muôn vật, sự tình chẳng hai.”
Trang Tử còn chủ trương:
“Nếu nhìn chỗ “dị biệt”, thì thấy gan,
mật, như Sở, Việt chia phôi, nếu biết nhìn điểm tương đồng, thì vạn vật
đều là một.”
Càng đi ra bên ngoài, càng thấy tôn ti, quí
tiện đôi đường cách trở, càng tiến vào bên trong, càng tiến tới chỗ
tương đồng. Vào đến Tâm Điểm, đến Đạo, đến Thái Cực, thì hết phân quí
tiện, vì vạn vật đều mang Thái Cực. Đó chính là chỗ Tề Vật của Trang Tử.
Theo Alfarabi, một triết gia Ả Rập thời Trung
Cổ, thì trong tác phẩm Thần Học (Théologie), Aristote cũng chứng minh sự
hiện diện của Duy Nhất trong lòng mọi tạp thù dị biệt.
Áo Nghĩa Thư (Upanishad) chủ trương: dưới
những lớp biến thiên, ảo hóa bên ngoài của vũ trụ, có một Bản Thể duy
nhất: đó là Tuyệt Đối thể, là Brahman, hay Atman căn nguyên của vũ trụ,
và chân tâm của con người.
...”Như nhện chăng tơ, như
lửa sinh tàn, tự Chân Tâm cũng phát xuất ra mọi nguồn sinh lực, mọi vũ
trụ, mọi thần minh, mọi vạn hữu...”
Sách Zohar, một sách Huyền Học
Do Thái cũng đồng quan điểm như vậy, khi chủ trương:
“Thượng đế là Trung Điểm, vạn hữu bao bọc
chung quanh, thành nhiều vòng, hay nhiều thế giới đồng tâm.
Thượng đế phát huy ra vũ trụ, nên sự phát
triển của vũ trụ tiến từ tầng trong ra tới tầng ngoài, và vô hạn giáng
phàm dần tới hữu hạn...Trong là Thượng giới, ngoài là Hạ giới; trong
cùng là tinh thần, ngoài cùng là vật chất, vòng ngoài bao bọc, hỗ trợ
vòng trong như vỏ, như cùi bảo vệ cho nhân, cho hạt...
Kinh Hoa Nghiêm, theo Đào Hư
Tử, cũng chủ trương:
Vạn lý đều do một Tính mà phát xuất ra.
Kinh Lăng Nghiêm viết: Các Pháp đều do tâm
biến hiện.
Vũ Trụ quan này đưa đến những kết quả sau:
1.Trời, người tương quan mật thiết với nhau:
Trời là Nhân, người là quả, là vỏ bọc.
2.Trời bất biến, người biến thiên. Đã
biến thiên thì không vĩnh cưủ. Vậy con người muốn vĩnh cửu, muốn trường
sinh bất tử, phải kết hợp với Trời, Nhân Tâm phải kết hợp với Đạo Tâm.
Trường sinh bất tử không phải là một dữ kiện (Fait), mà là một
công trình phải thực hiện (oeuvre à réaliser).
Thực ra, Cựu Ước cũng chủ trương:
“ Sự kết hợp với đức Minh Triết đưa ta đến
chỗ bất diệt.”.
Thế là:
Dục cầu nhân bất tử,
Tu tầm bất tử Nhân.
Dịch:
“Muốn cho người được trường sinh,
Phải tìm ra đấng huyền linh trường tồn.”
3.Trời ví như căn bản, nguồn gốc; nhân loại,
quần sinh, ví như những cành lá (mạt), những dòng sông (lưu). Trời là
Thể (Essence), nhân loại quần sinh là những hiện tượng (phénomènes),
những ứng dụng bên ngoài (dụng = Services). Trời thì vi ẩn; nhân loại,
quần sinh thì hiển hiện, nhưng đôi bên đều mật thiết tương quan với
nhau.
Chu Hi viết:
Thể dụng nhất nguyên, hiển vi vô gián |
體 用 一 源, 顯 微 無 間 |
Dịch:
Thể với Dụng đều chung gốc rễ,
4.Đi từ Trời xuống quần sinh, vũ tru, từ tinh
thần ra vật chất là trụy lạc, là thoái hóa, nhưng cũng là tạo tác. Đi từ
quần sinh vũ trụ lên tới Trời, từ vật chất về tinh thần là siêu thoát,
là tiến hóa, là thần thánh hoá bản thân. Đó là Bí quyết “Qui Nguyên,
phản Bản” “Trở về gốc, quay về nguồn”,
hay “Âm Dương điên đảo”
của người xưa.
5.Như vậy, sự tạo dựng trong vũ trụ chưa chấm
dứt, bao lâu còn biến thiên, bấy lâu còn tạo dựng. Bao lâu con người còn
cần tu luyện, thì bấy lâu lò cừ Tạo hoá còn chưa ngừng công việc được.
6.Vũ trụ quan trên xây nền tảng cho cả một hệ
thống đạo lý và siêu hình học.Chỉ có Đạo, có Thái Cực, có Tuyệt Đối mới
là nguồn mạch sự sống, là chân lý bất biến, là điểm hội tụ tối hậu cho
nhân loại, còn các hiện tượng, hình danh, sắc tướng bên ngoài đều là
tuồng biến thiên, ảo hóa.Muốn trở nên Thánh, Hiền, Tiên, Phật, muốn
trường sinh, bất tử, điều kiện tiên quyết là phải biết “ võng tượng”,
lìa bỏ các hiện tượng, các hình ảnh; theo Trung Đạo, “dữ Đạo hợp Chân”,
cho tâm thần đạt tới và sống trong Tuyệt Đối Thể.
Các Hiền Thánh xưa đều muốn qui vạn thù về một mối, cho các trào lưu tư
tưởng, ước mơ chảy ngược dòng để đổ về lại căn nguyên, đều muốn sống hòa
đồng với Tuyệt Đối Thể, đều muốn không còn cái “ mình”, cái “ta” nhỏ
nhoi, ti tiện nữa, lấy phương châm “Vô Ngã” làm mục đích tối hậu cho
công phu tu luyện.
7Vũ trụ quan trên cho thấy tại sao con người
phải tiến tới Vô Ngã, phải hòa đồng với Đạo, với Trời, mới được trường
sinh, bất tử, mới mong tiến tới Đại Đồng (universalité)
.
Lý do rất là giản dị: Vì chỉ có Bản Thể mới
vĩnh cửu, còn hiện tượng ứng dụng thì biến thiên theo thời, khi còn, khi
mất, thăng trầm, chất chưởng. Đằng khác, Thái Cực là toàn thể, quần sinh
là phân số, là bộ phận, cho nên muốn tiến tới Đại Đồng (Universalité),
phải tiến tới toàn thể. Theo Nho giáo, thánh nhân cần phải có độ
lượng tâm hồn mênh mông bằng tầm thước vũ truï, nghĩa là phải biết
trút bỏ hết mọi giới hạn, màu da, sắc áo, lối đường tư tưởng riêng biệt,
gạt bỏ hết mọi nhỏ nhen, ti tiện, để tiến tới công chính, cao đại, tôn
quí.
8.Tìm Trời tìm Đạo phải tìm trong đáy lòng.
Cổ nhân gọi đó là
“ Hồi Tâm Phản Tỉnh” hay “Phản Thân nhi thành”
.
Và các phương pháp tham thiền, nhập định, (contemplation, concentration
et extase) cũng cốt là để kết hợp với đấng Tối Cao.
9. Biết được Trời lồng trong tâm khảm, để làm
khuôn phép mẫu mực, làm căn cốt cho tâm hồn, tức là thấu triệt nghĩa lý,
là hiểu biết tới căn để. Đó là Cách vật, trí tri theo Đại học.
“Dày công học vấn sẽ hay Khuôn Trời,
Hay Khuôn Trời ắt thôi thấu triệt.
Thấu triệt rồi ý thiệt lòng ngay,
Lòng ngay, ta sẽ hóa hay...”
Đó là cái hiểu biết cao siêu nhất của nhân
loại.
10.Trở về với Trời, với Đạo, với Thái Cực tức
là thông suốt nhẽ huyền vi: “Tạo hoá qui Trung chi diệu.”
Công trình này người xưa gọi là:
Kiến tố bão phác |
見 素 抱 樸。 |
Qui Nguyên phục
Mệnh. |
歸 元 復 命。 |
Phục qui Đạo |
復 歸 道
|
Phục qui Anh Nhi |
復 歸 嬰 兒。 |
Phục quy Vô Cực |
復 歸 無 極。 |
Phản kỳ Chân |
反 其 真。 |
Phục kỳ bản |
復 其 本。 |
Qui nguyên phản
bản |
歸 元 返 本。 |
Dữ Đạo hợp Chân |
與 道 合 真。 |
Toản thốc ngũ
hành |
攢 簇 五 行 |
Hội hợp Bát quái |
會 合 八 卦。 |
Tam hoa qui đỉnh |
三 華 歸 頂。 |
Ngũ khí triều
nguyên |
五 氣 朝 元。 |
Minh bạch nhập tố |
明 白 入 素。 |
Vô vi phục phác |
無 為 復 扑。
|
Thể Tính bão Thần |
體 性 抱 神 |
Trở về với Trời, kết hợp với Trời là đạt Đạo,
đạt đích (chí Nhân), là trở thành Con Người Thật (Chân Nhân). Đó là
Thung Dung Trung Đạo.
Theo Vũ Trụ Quan trên thì Vạn Vật do Trời
sinh, dù phiêu lãng mấy trên trùng dương thời khắc, chung qui cũng vẫn
phải trở về với Trời, với Đạo.
Con người theo một qui luật như vũ trụ, nên
trước sau cũng phải về với Đấng Tối Cao.
Trung Dung là cứu cánh con đường đó. Đạt đạo
Trung Dung sẽ trường sinh vĩnh cửu. Thanh Tĩnh Kinh
giải thích vĩnh cửu, trường tồn là Trung Dung. (Thường giả, Trung
Dung dã).
Người Âu Châu thường công kích quan niệm trên và cho là “ phiếm thần chủ
nghĩa.”
Nhưng thay vì bàn cãi suông, nếu ta dở Thánh
Kinh, nếu ta khảo sát giáo lý, hay nghiên cứu tư tưởng các thánh hiền
Thiên Chúa Giáo, ta sẽ thấy những chủ trương tương tự.
Các Hiền thánh Thiên Chúa Giáo cũng tin:
1.
Thượng đế ở khắp nơi. (Omniprésence de Dieu)
2.
Vạn vật đều do Ngôi Hai sáng tạo.
3.
Con người là dòng dõi Thượng Đế,
có thể thông phần Bản thể với Thượng Đế.
4.
Nước Trời ở đáy lòng .
5.
Vinh quang Trời ở trong lòng nhân loại.
Hơn thế nữa, vài vị Đại Thánh còn nhận:
6.
Trời là Bản Thể muôn loài.
Vả lại, đã chấp nhận Thượng đế ở khắp nơi,
sao lại không dám nghĩ Thượng Đề có ở đáy lòng nhân loại? Nếu đã chấp
nhận nước Trời ở đáy lòng, thì Trời ở đâu nếu không phải ở đáy lòng nhân
loại?
Nếu Trời đã ở ngay trong thâm tâm nhân loại,
thì tìm Đạo, tìm Trời phải tìm ở đáy lòng, tìm trong suy tư, thầm lặng,
hay phải tìm Trời, tìm Đạo trong những tiếng kèn, tiếng trống, tiếng
đàn, tiếng hát bên ngoài?
Và thế nào là người đạo hạnh, nếu không phải
là người có Thiên Chúa hiện diện đáy lòng, và không còn ước mơ ngoại
cảnh.
Một khi đã xác định Trời ở đáy lòng, nước
Trời ở đáy lòng, thì sự siêu thoát chắc chắn phải được thực hiện bằng sự
thông suốt điều huyền nhiệm đó, và bằng những công cuộc tu luyện tâm
thần, tham thiền, nhập định, diệt dục,vong ngã, để kết hợp với đấng Tối
Cao.
Suy ra, thì Thượng giới ở ngay trong tâm hồn
ta, mà hạ giới chính là thế gian ở ngoài ta. Càng tiến ra bên ngoài, là
càng đi vào tục lụy, càng bị lệ thuộc vào hoàn cảnh, không gian và thời
gian. Càng tiến vào bên trong, là càng thoát vòng kiềm tỏa của vật chất,
của ngoại cảnh...cho nên, muốn khinh khoát, tự do, cần phải có một đời
sống nội tâm rồi rào, phong phú.
Từ Vô Cực, Thái Cực biến hóa xuống dần tới
vạn hữu, là từ cao siêu, đi dần xuống tới ti tiện, là bước dần xuống các
nấc thang giá trị, cho tới kỳ cùng. Đi từ vạn hữu trở về Thái Cực, Vô
Cực là tiến từ ti tiểu tới cao đại, là bước dần lên các nấc thang giá
trị, cho tới hoàn hảo siêu việt.
Đó là nhẽ tồn vong, thăng trầm của vũ trụ.
Nhưng vì Vô Cực, Thái Cực ở ngay trong đáy
lòng con người, nên nếu cứ để cho tâm hồn tản lạc, phá tán, theo các
hiện tượng bên ngoài, thì sẽ đi đến chỗ trụy lạc, tan rã; còn nếu biết
đi trở ngược, từ hiện tượng nhận ra tâm hồn, thần trí, Thái Cực, Vô Cực
tiềm ẩn trong đáy lòng, thì sẽ tìm ra được con đường siêu thoát.
Vũ trụ quan trên, cũng như toàn bộ Trung
Dung, và Kinh Dịch, chẳng qua cốt dạy con người đâu là nguồn mạch của
mình, cũng như đâu là quê hương cùng đích của mình...
Theo Vũ Trụ quan trên thì không gian và thời
gian cũng biến động, cũng co giãn khôn lường. Càng đi sâu vào nội tâm,
càng đi sâu vào tầng trong, thì không gian, và thời gian càng co lại,
tưởng chừng đi đến không điểm (le Cinq ou le Zéro
métaphysico-mathématique),
mà kỳ thực lại tiến tới vĩnh cửu, trường tồn. Càng tiến ra bên ngoài thì
không gian và thời gian càng giãn ra, dài ra, tưởng chừng tiến tới vô
cùng, mà kỳ thực là tiến tới phù du, hư ảo; cho nên một giây phút trong
tâm thần có thể tương đương với mấy nghìn vạn năm bên ngoài. Tinh Thần
cũng vì thế có thể nói được không tương lai, và dĩ vãng, hằng cửu, bất
biến. Cho nên một cuộc đời vật chất bên ngoài, nghĩ đi, nghĩ lại cũng
chỉ nhanh như một giấc mộng.
“Bôn ba đời nghĩ buồn rầu,
Hư không giấc mộng đêm thâu, thấy gì.
Vô thường muôn việc bỏ đi,
Kíp hồi đầu lại kẻo khi ngỡ ngàng”.
Vũ trụ quan trên có thể nói được là một
quan niệm chính xác về vũ trụ, vì nó bộc lộ huyền cơ tạo hoá, quán thâu
nhẽ biến hằng của đất Trời, toát lược lịch sử nhân quần vũ trụ, cũng như
phác hoạ cơ cấu nhân quần vũ trụ bằng một tâm điểm và một vòng tròn,
bằng một chữ Trung và một chữ Dịch.
Mới hay Trung Dung và
Kinh Dịch chủ trương dạy người một môn học cao siêu, có mục
phiêu là “ Thấu suốt Bản Tính và Định Mệnh “ mình, để chung cuộc sẽ được
kết hợp với Trời với Đạo.
Thâm ý của Thánh hiền là làm sao cho mọi
người, kẻ trước, người sau, ai ai cũng có thể đạt được Trung Điểm, đạt
được “Thái Cực”, “Chí cực”, “Vô Danh khả danh”.
Theo Dịch Kinh, khi người quân
tử đã am tường Trung Cung, Trung Điểm, khi Bản Thể đã ở đúng ngôi vị của
nó, -nói cách khác, khi con người đã đạt tới Thiên Vị, đã kết hợp được
với Trời,-
thì bao nhiêu sự tốt tươi, đẹp đẽ từ đáy thẳm, lòng sâu tâm hồn sẽ tung
tỏa ra khắp cơ thể, sẽ thấm nhuần khắp tứ chi, sẽ chói lọi trong sự
nghiệp. Thật là đẹp đẽ đến tuyệt vời vậy.
Nhưng con người muốn trở về Trung Cung, Trung
Điểm, muốn được thông tuệ, diệu minh, cần biết suy tư vì có suy tư mới
biết huyền cơ Tạo Hoá, mới có thể thần thánh hóa mình, và trở nên hoàn
thiện được.
Cao đại thay là căn nguyên con người, trọng
vọng thay là định mệnh con người, Đẹp đẽ thay là công phu tu luyện của
con người.
Còn gì làm cho ta sung sướng hơn là cảm thấy
Trời ngay trong lòng, là nguồn sống và là cùng đích mình; có thần trí
thông minh để nhận ra chân lý đó; có thời gian, không gian và vạn hữu
làm phương tiện cho công phu, tu luyện ; tu luyện để nên hoàn thiện như
Trời, để rồi ra được kết hợp với Trời, thông phần bản tính và vinh quang
Trời, trường sinh vĩnh cửu cùng Trời đất.
Tóm lại vũ trụ quan trên đây là kết tinh của
một nền học vấn cao siêu, tương truyền từ Đông sang Tây.
Nhờ vũ trụ quan này mà các hiền thánh muôn
đời đã dược “ khai quang, điểm nhãn”
dùng mắt tinh thần nhìn nhận ra Thượng Đế ở khắp nơi, và thấy mình sống
trong vinh quang Thượng Đế.
Gẫm cho cùng thì:
Muôn loài sinh hoá đa đoan,
Rồi ra cũng phải lai hoàn Bản Nguyên.
Hoàn Bản Nguyên an nhiên phục mệnh,
Phục Mệnh rồi trường vĩnh vô cùng.
Cổ nhân vì vậy dùng Tâm Điểm của vòng Dịch để
tượng trưng cho Trời vừa là căn bản của vũ trụ, vừa là mục đích tối hậu
của công cuộc tu luyện, tiến hoá của quần sinh, vũ trụ.
Cho nên Trung Dung chí cao chí đại vì đưa con
người đến vinh quang tuyệt đối. Phải mở tầm mắt, phải mở tầm tâm hồn cho
rộng rãi vô biên thì mới tìm ra được Điểm Trung.
CHÚ THÍCH
...Considérer l’univers comme faisant un tout et où le désordre
d’une partie se répercute dans le Tout -considérer encore l’homme au
centre de cet univers et faire du coeur de l’homme le coeur de
l’univers: telle est l’idée contenue dans les livres classiques et
exprimée surtout par les philosophes des Song...Avec tous les
penseurs chinois, il (Wang Yang Ming) répète que “ l’homme c’est le
coeur de l’univers; l’univers avec moi constitue un seul corps (un
tout)”
人
者
天
地
萬
物
之
心
也。
心
者
天
地
萬
物
之
主
也。
心
即
天。
Nhân giả, Thiên địa, vạn vật chi tâm dã. Tâm
giả, Thiên Địa vạn vật chi chủ dã. Tâm tức Thiên.
理
本
無
形,
故
謂
之
無
極。Lý
bản vô hình, cố vị chi Vô Cực.
Thái
cực đồ thuyết của Chu Đôn Di, Chu Nguyên Bồi, Tính Học Đại
Cương, q.1, tr. 1.
L’Extrême-Orient ancien a fait partie d’un monde où la coexistence
de grands courants spirituels (Zoroastre, Bouddha, Confucius,
Lao-tseu, Platon), ne s’explique que par certaines idées communes
unanimément admises de la Méditerranée au Pacifique. Toutes
ces vieilles cultures eurasiatiques se présentent comme des
cosmologies pour lesquelles une même substance compose toutes les
choses créées.
...Đạo sinh Nhất: Nhất vi Thái Cực, Nhất sinh
nhị vi Lưỡng Nghi; Nhị sinh Tứ, vi Tứ Tượng; Tứ sinh bát vi Bát
Quái; Bát sinh Lục Thập tứ; Lục Thập Tứ cụ nhi hậu Thiên Địa vạn vật
chi đạo bị hĩ. Thiên Địa vạn vật mạc bất dĩ Nhất vi Bản Nguyên, vu
nhất nhi diễn chi vi vạn, cùng Thiên Địa chi số phục qui vu nhất.
Nhất giả hà dã, Thiên Địa chi tâm dã. Tạo hóa chi nguyên dã.
Tống Nguyên Học Án, quyển 10,
tr. 62, Ngữ lục Tống Nguyên học Án.
道
生一,
一
為
太
極;一
生
二,
二
為
兩
儀;
二
生
四
為
四
象,
四
生
八
為中K卦,
八
生
六
十
四;
六
十
四
具
而
後
天
地
之
道
備
矣。
天
地
萬
物
莫
不
以
一
為
本
原,
于
一
而
演
之
為
萬,
窮
天
地
之
數
復
歸
于
一。
一
者
何
也﹕
天
地
之心
也。
造
化
之
原
也。
..."Tất cả là Một, tất cả chúng sinh
đều từ Phổ Quang Minh Trí (Lumière omniprésente, Intelligence
éclairante) mà ra, thì tất cả sẽ trở về với Ánh Sáng Trí Trí Huệ ấy,
tức là thành Phật. “
太
極
者,
所
謂
象
帝
之
先。
先
天
地
生,
能
生
天
地
萬
化
之
祖
根
也。
本
無
有物,
無
象,
無
數,
無
方
隅,
無
往
不
在。
言
太
極
則
無
極
可
知。
大
而
天
地,
細
而
萬
物
莫
不
各
有
太
極,
物
物
一
太
極,
一
物
全
具
一
天
地
之理。地
理
正 宗,
卷
一,
頁
四。
Thái Cực giả, sở vị tượng đế chi tiên, tiên
thiên địa sinh, năng sinh thiên địa vạn hóa chi tổ căn dã. Bản vô
hữu vật, vô tượng, vô số, vô phương sở, vô vãng bất tại, ngôn Thái
Cực tắc Thái Cực khả tri...
Đại nhi Thiên Địa, tế nhi vạn vật, mạc bất các
hưũ Thái Cực, vật vật nhất Thái Cực , nhất vật toàn cụ nhất Thiên
Địa chi lý.
A Source Book in Indian Philosophy,
p. 38.
Đạo đức kinh chương I.
冓子
首
章
言
無
名
天
地
之始,
有
名
萬
物
之
母,
而
卒
同
之。
此
老
氏
宗
指
也。
無
極
而太
極,
即
是
此
旨。
Lão tử thủ chương ngôn vô danh thiên địa chi
thủy, hữu danh thiên địa chi mẫu, nhi tốt đồng chi. Thử Lão Thị tông
chỉ dã. Vô Cực nhi Thái Cực thị thử chỉ.
Aussi, dans diverses traditions, voyons-nous la création à
partir d’un centre, parce que là se trouve la source de toute
réalité, et partant, de l’énergie de vie.Il arrive même que les
traditions cosmologiques expriment le symbole du Centre dans les
termes qu’on dirait empruntés à l’embryologie: “ Le très Saint a
créé le monde comme un embryon. Tout comme l’embryon croit à partir
du nombril, de même Dieu a créé le monde par le nombril, et delà il
s’est répandu dans toutes les directions.”
(Textes cités par Wensick, p. 19). Yoma affirme:
“ Le monde” a été créé en commencant par Sion.” (Như trên, p. 16).
Aussi dans le Rig Véda (p. ex.: X, 149) l’univers est concu comme
prenant son extension à partir d’un point central (Cf. le
Commentaire de Kirfel, Cosmographie, p. 18).
天
地
與
我
並
生,
而萬
物
與
我
為
一。
Thiên Địa dữ Ngã tịnh sinh, Nhi vạn vật dữ
Ngã vi Nhất.
自
其
異
者
視
之,
肝
膽
楚
越
也
。
自
其
同
者
視
之,
萬
物
皆一
也
Tự kỳ dị giả thị chi, can đởm Sở Việt dã. Tự
kỳ đồng giả thị chi, vạn vật giai nhất dã.
Từ khác biệt mà trông vạn vật,
Thì chia phôi gan mật, Việt Ngô.
Nhưng từ đồng điểm nhìn ra,
Muôn loài là một, phôi pha chưa từng.
以
道
觀
之,
萬
物
無
貴
賤;
以
物
觀
之,
自
貴
而
相
賤。
Dĩ Đạo quan
chi vạn vật vô quí tiện, dĩ vật quan chi, tự quí nhi tương tiện.
Nam Hoa Kinh,
Thu Thủy.
En son écrit, Théologie, Aristote démontre la présence de l’Un au
sein de toute multiplicité...
Alfarabi, hay Ibn Tar Kan là một Triết Gia Ả
Rập sinh tại Farab, chết nâm 950.
Cf. La Religion Essentielle,
p. 107.
... Étienne Geoffroy St Hilaire, Vicq D’Azyr
(1748-1794), Goethe (1749-1803) cũng chủ trương thuyết “Nhất Thể Vạn
thù”, mà các Ông gọi là “ modèle primitif et général” hay “
Urpflanze” (Herder, Idée pour la Philosophie de L’Histoire de
L’Humanité. p. 18 et ss, 97 et ss.)
The
Ultimate Reality should be designated generally as Brahman... and as
It or That....The paradoxical, transcendent, yet immanent unity
underlying the diversity of the world.
... The One God hidden in all living
beings,
The Living Witness abiding in all hearts-
The wise who seek and find them-Self,
To them and none else is eternal joy.
The all pervading inner Self of all,
Who from his formlessness creates all forms,
The wise who see that One within them -self,
To them alone belongs eternal joy.
A prayer to the Supreme Being,
translated from the Upanishad by Dr Bhagavan Das, Wisdom Light,
Volume Seven, March, 1955, number Three, p. 34.
As a spider might come out with his thread, as small sparks come
forth from the Fire, even so from this soul come forth all vital
energies (Prana), all worlds, all gods, all beings.
...De la sorte, le développement de l’Infini vers le Fini porte en
soi des dégradations du parfait vers l’imparfait....En ce sens, le
développement des choses se fait du Centre vers la Périphérie, et
par suite aux ordres successifs; ces ordres s’échelonnent comme des
cercles concentriques...
L’univers créé tout entier, n’est donc que
l’écorce de l’Ensof comme les pelures de l’oignon sont les vêtements
du bulbe ou comme la coquille de la noix et le reste sont le
vêtement de la graine.
讀
華
嚴
經;
萬
理
由
一
性
而
出。
讀
楞
嚴
經,
群
疑
究
一
性
而
空。
我
常
說
言﹕
色
心
諸
緣,
及
心
所
使,
諸
所
緣
法,
惟
心
所
現。
汝
身,
汝
中腄A
皆
是
妙
明
真
精,
妙
心
中
所
現
物。
Ta thường nói các Pháp đều do tâm biến hiện
cho đến thân và tâm ông ngày nay cũng đều là vật trong Chân Tâm hiện
ra.
天
與
人
相
為表
裡。
Thiên dữ Nhân tương vi biểu lý.
...天
在
內,
人
在
外。
Thiên tại nội, Nhân tại ngoại.
...心
即
天。。。良
知
即
天。
Vương dương Ming, Vương xương Chỉ, La
Philosophie morale de Wang Yang Ming, appendice 10.
...
天
也,
人
也。
一
而
二,
二
而
一
也。
Thiên dã, nhân dã, nhất nhi nhị, nhị nhi
nhất dã.
天
性
人
也,
人
心
機
也。
立
天
之
道,
以
定
人也。
Thiên tính nhân dã, nhân tâm cơ dã. Lập
thiên chi đạo, dĩ định nhân dã.
L’immortalité est le fruit de l’union avec la Sagesse.
欲
求
人
不
死,
修
尋
不
死
人。
Dục cầu nhân bất tử, tu tầm bất tử nhân.
...
天
人
合
德
萬
變
定
基。
Thiên Nhân hợp đức, vạn biến định cơ.
Dịch Kinh Đại Toàn, Truyện Tự , tr. 5.
明
造
化
之
妙,
知
返
還
之
機。
Minh Tạo Hóa chi diệu, tri phản hoàn chi cơ.
人
心
若
與
天心
合,
顛
倒
陰
陽
只
片
時。
Nhân tâm nhược dữ Thiên Tâm hợp, điên đảo Âm
Dương chỉ phiến thời.
徇
象,
執
有,
逐
物
而遷,
而無
極
之真
境
不
可
見
矣。
聖
人
以
靜
一
字,
返 本
還
元。
蓋
造
化
人
事
皆
以
收
斂
為
主,
發
散
是
不
得
已
事。
Tuần tượng, chấp hữu, trục vật nhi thiên,
nhi Vô Cực chi chân cảnh bất khả kiến hĩ. Thánh nhân dĩ Tĩnh nhất
tự, phản Bản hoàn Nguyên. Cái Tạo hóa, Nhân sự giai dĩ thu liễm vi
chủ, phát tán thị bất đắc dĩ sự.
Các Đại Thánh Thiên Chúa Giáo cũng không đi ra ngoài
tôn chỉ ấy. Phúc Âm dạy “Bỏ Mình” (Mat. 16, 24, 25;
Lc 9, 23-27; Mc 8, 34).
Các Thánh Hiền Thiên Chúa Giáo đều mong muốn
tâm hồn tan biến đi, để kết hợp với Thượng đế. Như lời nguyện của
thánh Bonaventure sau đây:
En sorte que mon âme languisse et se fonde
sans cesse d’amour et de désir pour vous seul. Qu’elle soupire après
vous, et se sente défaillir à la pensée de vos tabernacles, qu’elle
n’aspire qu’à sa délivrance, et à son union avec vous.
無
我
然
後
得
正
己
之
盡,
存
神
然
後
妙
應
萬
物
之
感。
Vô Ngã nhiên hậu đắc chính kỷ chi tận, tồn
thần nhiên hậu diệu ứng vạn vật chi cảm.
-合
乎
大
同。
大
同
而無
己。
Trang Tử, Nam Hoa Kinh, chương
XI, Tại Hựu.
宋
程
明
道
遺
書
言;
人
有
斗
筲
之
量,
有
釜
斛
之
量,
有
鍾
鼎
之
量,
有
江
湖
之
量。
江
湖
之量
故
大
矣。
然
有
涯
涘,
亦
有
時
而滿。
惟
天
地
之順q
則
無
滿。
聖
人
有
天
地
之
量
也。淵
鑑
纇
涵,¡聖,
一。
Tống Trình Minh Đạo di thư ngôn: Nhân hữu
đẩu sao chi lượng, hữu phủ hộc chi lượng, hữu chung đỉnh chi lượng,
hữu giang hồ chi lượng. Giang hồ chi lượng cố đại hĩ, nhiên hữu nhai
sĩ, diệc hưũ thời nhi mãn. Duy Thiên Địa chi lượng tắc vô mãn. Tháng
nhân hữu thiên địc chi lượng dã.
Mạnh tử, Tận Tâm Thượng, 4
高
中
憲
曰﹕
心
與
天
一
而
已
矣。
心
大
無
外。
天
大
無
外。。。
世
人
之
心
梏
于
見
文
之
狹。
聖
人
窮
理
以
盡
其
心
之
全
體,
則
知
天
而
無
有
外
之
心
矣。
不
萌
于
見
聞,
不
因
見
聞
而
萌
也。
Cao trung Hiến viết: Tâm dữ Thiên Nhất nhi
dĩ hĩ. Tâm đại vô ngoại, Thiên đại vô ngoại... Thế nhân chi tâm cốc
vu kiến văn chi hiệp.
Thánh Nhân cùng lý dĩ tận kỳ tâm chi toàn
thể, tắc tri thiên nhi vô hưũ ngoại chi tâm hĩ. Bất manh vu kiến
văn, bất nhân kiến văn nhi manh dã.
天
人
本
無
二。
Thiên Nhân bản vô nhị.
Écoute, homme insconstant et vide, ce que tu cherches n’est pas en
dehors de toi, mais au dedans de toi:
Cesse donc de chercher et rentre en toi
même, si tu veux trouver le Christ.
Om! He knows Brahman, attains the highest! as to that this (verse)
has been declared: He who knows Brahman as the Real, as knowledge
(jnana), as the Infinite, set down in the secret place (of the
heart) and in the highest heaven, He obtains all desires. Together
with the intelligent Brahman...
-千
聖
皆
過
影,
良
知
乃
吾
師。
Thiên thánh giai quá ảnh, lương tri nãi ngô
sư. (Vương Dương Minh)
-致
知
即
致
中
也
(聶
豹
)
天
理
人
之
理
也,
徇
理
則
與
天
為
一。
我
非
我
也,
理
也。
理
非
理
也,
天
也。
Thiên Lý nhân chi lý dã. Tuần lý tắc dữ
Thiên vi Nhất. Ngã phi Ngã dã, Lý dã. Lý phi lý dã, Thiên dã.
Tống Nguyên Học Án, q. 24, tr.
5. (Cảnh Vu học Án)
Trung Hoa Triết Học sử, Tử Đồng, Tạ Vô Lượng, tr. 13.
Trung Hoa Triết Học sử, Tử Đồng, Tạ Vô Lượng, tr. 10.
Trung Hoa Triết Học sử, Tử Đồng, Tạ Vô Lượng, tr. 10.
Trung Hoa Triết Học sử, Tử Đồng, Tạ Vô Lượng, tr. 12
Thượng Phẩm Đơn Pháp Tiết Thứ, tr.
10.
Nam Hoa Kinh, Chương XII, Thiên Địa,
đoạn K.
...Tâm truyền Nội
Giáo Vô Vi,
Là cơ xuất thế, hồi qui Động Đào.
...Un arbre recoit l’essence, la hauteur et la largeur de ses
racines. Si tu veux savoir d’où tu viens, demande-le à ton fonds, à
la racine, à ton intention. Regarde combien ta profondeur a été
pénétrée, combien tu t’es fixé à Dieu; et si tu vois que tu ne
recherches que Dieu, que tu ne tends réellement que vers Dieu, comme
la pierre tend uniquement vers la terre; si tu ne cherches ni
toi-même, ni rien qui t’appartienne, alors en vérité je te le dis:
Tu est déiforme et Divin.
老
子
以
宇
宙
萬
物
皆
道
之
所
生,
其
究
極
則
歸
於
道
之
本體。
Lão Tử dĩ vũ trụ vạn vật giai Đạo chi sở
sinh, kỳ cứu cực tắc qui ư Đạo chi bản thể.
必
其
心
返
於沖
漠
無
朕
之
本
體。
Tất kỳ tâm phản ư xung mạc vô trẫm chi bản
thể. (Liệt Tử).
Cf. Thanh Tĩnh Kinh, Siêu Thoát Phẩm, xem lời giải
thích câu: Chân thường chi đạo, ngộ giả tự đắc...
Phúc Âm thánh Joan, phi lộ.
N’est-il pas écrit dans votre loi: “J’ai dit: Vous êtes des dieux.”
Jean
10-34; Psaume 82,6.
C’est en Lui (Dieu) que nous avons la vie,
le mouvement et l’être.car nous sommes de sa race.
Actes des
Apôtres, 4, 17, 28
Ut per hoec, efficiamini divinoe consortes naturae. II,
Pierre, 1, 4.
Car déjà le Royaume de Dieu est en vous.
Dieu est en dedans de vous, dit le Seigneur.
(Regnum Dei intra vos est, dicit Dominus). Imitation de Jésus
Christ, Livre II, Chapitre I, 1.
Toute sa gloire et toute sa beauté est intérieure, c’est dans le
secret du coeur qu’il se plait. (Như trên,
livre II, Chap. I, 1.)
Il est manifeste que Dieu est la substance de tous les corps et de
toutes les âmes. Notre intention est de rendre intelligibles aux
Latins, toutes les parties de cette philosophie réelle.
...Il faut savoir que Dieu demeure en toutes
les âmes, fut-ce celle du plus grand pécheur du monde et y est
présent en substance. Et cette manière d’union est toujours entre
Dieu, et toutes les créatures, selon laquelle il les conserve en
leur être, de sorte que si elle venait à leur manquer, elle
s’anéantiraient aussitôt et ne seraient plus.
...Omnia per ipsum facta sunt et sine ipso
factum est nihil quod factum est.
Evangelium secundum Joannem, prologue, caput
I, 3.
Avoir toujours Dieu présent au dedans de soi et ne tenir à rien en
dehors, c’est l’état de l’homme intérieur. (Ambulare cum Deo intus,
nec aliqua affectone teneri foris, status est interni hominis.)
...C’est une grande grâce que Dieu
nous fait quand il nous aide à le chercher dans notre intérieur.
Monter vers Dieu, c’est entrer en soi-même. Celui qui entre en
lui-même et pénètre au fond de son âme, se dépasse et atteint
vraiment Dieu. (Albert le Grand)
...L’homme qui s’est ainsi élevé au-dedans
de lui-même, entre plus profondément dans son Centre. (Albert le
Grand.)
...Le Ciel est au-dedans non au dehors de
chacun... Le Ciel est dans l’homme. (Emmanuel Svedenborg)
...De l’Esprit partirait une courbe de matérialisation pour revenir
en s’allégeant jusqu’au point d’extrême spiritualité doué de densité
la plus faible. Ce mouvement constituerait l’immense cercle du créé,
la manifestation du circulus vital issu du Principe Générateur
Éternel.
自
無
極
說
到
萬
物
上,
天
地
之
始
終
也。
自
萬
事
反
到
無
戈上,
聖
人
之
始
而
終
也。
始
終
之
說
即
生
死
之
說
而
開
闢
混
沌,
七
尺
之
去
流
不
與
焉。知
乎
此
者
可
與
語
道
矣。
Tự Vô Cực thuyết đáo vạn vật thượng, thiên
địa chi thủy chung dã. Tự vạn sự phản đáo Vô Cực thượng, Thánh Nhân
chi thủy nhi chung dã. Thủy chung chi thuyết tức sinh tử chi thuyết,
nhi khai hạp hỗn độn, thất xích chi khứ lưu bất dự yên. Tri hồ thử
giả khả dữ ngữ Đạo hĩ.
由
象
識
心,
洵
象
喪
心。
奔
波
一
世,
總
是
虛
浮,
無
常
一
旦
萬
事
休。
急
早
回
頭
窮
性
命
之
源,
必
以
體
天
為
學
問
之本。
Cùng Tính Mệnh chi nguyên, tất dĩ Thể Thiên
vi học vấn chi bản.
Tống Nguyên Học Án, q. 11, tr.
10.
... La recherche par l’homme et dans l’homme
sa propre divinisation, la recherche par l’homme et dans l’homme du
Dieu Un...
聖
人
之意
以
其
究
竟
至
極
無
名
可
名,
故
特
謂
之
太
極
Thánh nhân chi ý dĩ kỳ cưú cánh “chí cực vô
danh khả danh”, cố đặc vị chi Thái Cực.
立
乎
天
位
以
正
中
也。Lập
hồ Thiên vị, dĩ chính trung dã,
君
子
黃
中
通
理
正
位
居
體,
美
在
其
中
而
暢
於
四
支,
發
於
事
業,之
至
也。
Quân tử Hoàng Trung Thông Lý, chính vị cư
thể, mỹ tại kỳ trung nhi sướng ư tứ chi, phát ư sự nghiệp, mỹ chi
chí dã.
...Dans l’union intime, il parvient à la
saveur spirituelle, à la possession trois fois sublime, et se plonge
en Dieu, il s’enivre de délices dans l’existence essentielle -or les
torrents de délices font couler dans le point central des puissances
de l’homme une plénitude d’amour sensible, et de cette plénitude, la
saveur pénétrante attent la vie physique elle-même et coule dans
membres de l’homme.
無
思
則
不
能
通
微,
不
睿
則
不
能
無
不
通,
是
則
無
不
通
生于通
微,通
生
于思,
故
思
者
聖
人
之
本
也。
Vô tư tắc bất năng thông vi, bất duệ tắc bất
năng vô bất thông. Thị tắc vô bất thông sinh vu thông vi, thông vi
sinh vu tư. Cố tư giả, Thánh Nhân chi bản dã.
Tống Nguyên học Án, q. 11. tr.
5.d’amour sensible, et de cette plénitude, la saveur pénétrante
attent la vie physique elle-même et coule dans membres de l’homme.
博
厚
配
地,
高
明
配
天,
悠
九
無
彊。
Bác hậu phối Địa, cao minh phối Thiên, du
cửu vô cương.
Trung Dung, chương 26.
大
人
者
, 以
天
地
萬
物
為一
體
也,
其
視
天
下
猶
一
家,
中國
猶
一
人
焉。
若
夫
間
形
骸
而
分
爾
我
者,
小
人
矣。
Đại nhân giả dĩ thiên địa vạn vật vi nhất
gia dã. Kỳ thị thiên địa do nhất gia, Trung quốc do nhất nhân yên.
Nhược phù gián hình hài nhi phân nhĩ ngã giả, tiểu nhân hĩ.
Si tu cherches à l’intérieur de chaque atome,
Au milieu, tu trouves un Soleil.
...Nous leur ferons voir nos signes dans le
monde, et en eux-mêmes, et ils voyagent sur la mer de” Ils
Comprendront qu’il est Dieu.” (Qu’ran) Như trên. p.
16.
Vũ trụ quan nói trên cũng phảng phất tương
tự như nhửng vũ trụ quan của Buffon, Kant, Laplace, Carl Von
Weizsacker, Gérard P. Kuiper, hay Édouard le Maitre. Về địng luật tụ
tán áp dụng vào vũ trụ, nhà toán học Friedman khi giải lại những
phương trình của Einstein cũng kết luận vũ trụ có thể giãn và có thể
co được.
Chương XVI, Đạo Đức Kinh.
...Tout être qui connait sa propre essence,
revient à son essnce par un retout complet.
極
其
大
而
厚
中
可
求,
止
其
中
而
後
大
可
有。
Cực kỳ Đại nhi hậu Trung khả cầu. Chỉ kỳ
Trung, nhi hậu Đại khả hữu.
»
mục lục |
chương trước |
chương kế
» Chương
1
2 3
4 5
6 7
8 9
10 11
12 13
14 15
16 17
18
19 20
21
22
23 24
25 26
27 28
29 30
|