TINH HOA CÁC ĐẠO GIÁO

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


» Chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

 

»  mục lục   |   chương trước    |    chương kế

 

CHƯƠNG XIV

CAO NHÂN, DANH PHÁI.

 

 

Đạo Lão, thoạt nhìn, thật là đa đoan phức tạp, nhưng nếu ta tiềm tâm suy cứu, cũng có thể tìm ra được những đường nét chính yếu, những phương hướng chính yếu.

Đạo Lão, khởi điểm, là một khoa Huyền Học (Mysticism) có mục đích là sống phối kết với Đạo,với Trời. Nó biến dạng dần dần, hoặc để thành phương thuật cầu Trường Sinh Bất Tử, hoặc trở thành một đạo giáo thu hút quần chúng.

Như vậy, ta sẽ khảo cứu các Cao Nhân, Danh Phái, dưới ba khía cạnh:

1. Đạo học (Huyền Học): Tìm Trời để phối kết với Trời.

2. Tiên Học (Đơn Đạo) (Phương thuật Nội Đơn cầu Trường Sinh, Bất Lão).

3. Đạo giáo nhân gian.

Dĩ nhiên là chúng ta chỉ có thể đề cập đến các Cao Nhân, Danh Phái một cách đại lược. Tuy nhiên, chương này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về Đạo Lão, và sẽ không còn bỡ ngỡ, khi nghe thấy người khác đề cập đến môn này, phái nọ của Đạo Lão.

I. ĐẠo HỌc (HuyỀn hỌc).

-Tu Tính: Đặt nặng vấn đề giác ngộ, thấy Đạo, thấy Trời nơi tâm mình. Đặt nặng vấn đề học hỏi, suy tư, sư phụ chỉ điểm, thanh tĩnh, vô vi, dữ Đạo hợp chân.

Dĩ nhiên, chỉ có những bậc Thượng Căn, mới đi vào được con đường này. Nó tương đương với chủ trương Đốn Ngộ của Phật Giáo.

Ít nhiều Cao Nhân tiêu biểu cho Đạo Học.

-Quảng Thành Tử: (khoảng 2600 thời Hoàng Đế). Chúng ta còn có được Quảng Thành Tử Luận Đạo Ngữ. [1]

-Lão tử. Khoảng thế kỷ VI trước Công Nguyên.

(Lý Nhĩ, tự Bá Dương. Người xứ Trần.) Viết: Đạo Đức Kinh.

-Trang Tử . Khoảng 330 trước Công Nguyên.

(Trang Chu, Trang Tử, Trang Sinh, người đất Lương). Viết: Nam Hoa Kinh.

-Liệt tử: (Liệt Ngự Khấu). Khoảng thế kỷ thứ IV, trước Công Nguyên. Viết: Xung Hư Chân Kinh.

-Văn Thủy Phái. Tổ sư: Quan Doãn Tử (làm quan thái phu, đời Châu. Gặp đức Lão Tử tại Hàm Cốc. Chủ trương: Thanh tĩnh, Vô vi.). Sách: Văn Thủy Chân Kinh.

-Ma Y (Lý danh Hoa). Thần tướng.

-Trần Hi Di (Khoảng 900, cuối thời Ngũ Đại, và đầu thời Tống) (Đồ Nam, Trần Đoàn). Sáng lập môn Tử Vi.

-Hỏa Long Chân Nhân.

II. Tiên ĐẠo (Đơn ĐẠo) (Phương ThuẬt LuyỆn NỘi Đơn cẦu TrưỜng Sinh, BẤt Lão-ThiẾu Dương Phái-Toàn Chân Phái).

-Gọi là Tiên Học, vì đặt cho mình mục tiêu phản lão, hoàn đồng, trưỡng sinh, bất lão, Dương Thần thoát xác, bạch nhật thăng Thiên. [2]

-Tiên Học khác với Đạo học, vì Đạo học muốn có Đức Hạnh phối Thiên Địa, tham tán hóa dục, góp công, góp sức vào công cuộc hóa sinh của Trời Đất, thể hợp với Hư Vô. Như vậy, Đạo Học có mục đích Phối Thiên.

-Gọi là đơn đạo, vì chủ trương Luyện Thuốc Trường Sinh . Gọi là Nội Đơn, vì không dùng tha vật, ngoại vật, ngọc thạch, kim loại để Luyện Thuốc Trường Sinh như phái Luyện Ngoại Đơn. [3]

-Gọi là Thiếu Dương Phái, vì đều suy tôn Đông Hoa Đế Quân, Vương Huyền Phủ làm Lão tổ của Tông Môn.

-Gọi là Toàn Chân vì các phân phái của Phái này đều chủ trương Tính Mệnh Song Tu, vừa tu xác thân, vừa luyện Tâm, Thần.

Tiên Học chính là phương pháp tiệm tu, đi từ thấp tới cao, từ thô tới tinh, từ ngoài vào trong, từ nông đến sâu, từ Hữu Vi đến Vô Vi. Cho nên tuyệt đỉnh của Tiên Học sẽ bắt gặp tuyệt đỉnh của Đạo học.

Tu Tiên Đạo mới đầu sẽ cho chúng ta một xác thân khang kiện, sẽ trừ khử được những chứng bệng xác thân, và tâm hồn. Dần dà sẽ đem lại cho chúng ta một thân tâm an lạc, và cuối cùng sẽ mở tuệ giác cho chúng ta và dẫn đến chỗ huyền hóa cùng trời đất, hay Thiên Nhân hợp nhất. Nhưng gặt hái được gì thì lại là một vấn đề khác. Nó biến đổi theo từng người. Tu Tiên cho có kết quả, ngoài căn cơ, trí tuệ ra còn phải có lòng chân thành. Người xưa nói: Tinh Thành sở chí kim thạch vi khai, chính là vì vậy.

Để hiểu rõ Tiên Học chúng ta lần lượt bàn về:

a. Ba thuỷ tổ của Tiên Học:

b. Các tông phái Tiên Học.

A. Ba thủy tổ Tiên Học.

Đã đành Tiên Học cũng như Đạo Học đều tôn thờ đức Lão Tử, nhưng 3 vị Thủy Tổ trực tiếp của Tiên Đạo là Đông Hoa Đế Quân, Hán Chung Ly (Chung Ly Quyền), và Lữ Đồng Tân.

1. Đông Hoa Đế Quân;

Họ Vương, tên Huyền Phủ, học trò Bạch Vân Thượng Chân 真,sống vào thời Hán (25-190) sau CN.

Dân gian gọi Ngài là Lý Thiết Quải 鐵拐 .[4]

Từ bé ông đã có cốt cách thanh kỳ. Bạch Vân Chân Nhân, gặp Ông, liền thương, và khen Ông là vị trích tiên. Bèn đưa Ông lên núi, truyền thụ cho sách Xích Phù Ngọc Triện, Kim khoa Linh Văn, Đại Đơn bí quyết, Chu Thiên Hỏa Hầu, Thanh Long Kiếm Pháp. Ông cố công học tập trong ba năm. Sau lui về Động Yên Hà, núi Côn Lôn tu luyện.

Phái Toàn Chân tôn Ông làm Đệ Nhất Tổ trong số Ngũ Tổ của Bắc Phái.

2. Chung Ly Quyền .

Cuối thời Đông Hán. Húy Quyền, tự Vân Phòng, hiệu Chính Dương Tử. Người Kinh Triệu, Hàm Dương. Mới đầu học văn, làm quan Tả Luyện Nghệ Đại Phu. Khi nhà Hán bị diệt, Ông sang làm quan bên nước Tấn. Lãnh binh đi chinh phạt. Sau thất bại, ông trốn vào núi hoang. Được Vương Huyền Phủ truyền cho các sách Xích Phù Ngọc Triện, Kim Khoa Linh Văn, Đại Đơn Bí Quyết, Chu Thiên Hỏa Hầu, Thanh Long Kiếm Pháp.

Theo truyền thuyết, vào năm Đường Văn Tông Khai Thành 636-640, ông đi chơi Lô Sơn, thì gặp Lữ Đồng Tân, và truyền cho Ông Thiên Độn Kiếm Pháp, và Chung Lữ truyền Đạo tập.

Năm Tống Khâm Tông Tịnh Khang (1126-1127), ông được phong là:  Chính Dương Chân Nhân.[5]

Đời Nguyên, trong những năm Chí Nguyên, (1264-1294) ông được phong làm: Chính Dương Khai Ngộ Truyền Đạo Chân Quân. Phái Toàn Chân phong Ông làm: Chính Dương Tổ Sư. Ông đứng đầu Bát Tiên. [6]

Sách: Chung Lữ Truyền Đạo Tập, Phá Mê Chính Đạo Ca.

3. Lữ Đồng Tân. (798-) 賓。

(Húy: Nham, Tự: Đồng Tân; hiệu: Thuần Dương Tử.) Người Bồ Bản, Hà Trung Phủ, Vĩnh Lạc, Nhâm cầm thôn. Được Hán Chung Ly truyền đạo.

Sách: Dao Đầu Phôi Ca, Sao Hào Ca, Chỉ Huyền Thiên, Bách Cú Chương, Chân Kinh Ca, Thẩm Xuân Viên, Bách Tự Bi, Lữ Tổ Toàn Thư.

Tiên Học Diệu Tuyển đã in lại những tiết mục chính yếu của các sách trên nơi các tr. 201-231.

Ông là đồ đệ của Hán Chung Ly. Lúc nhỏ theo Nhu, Mặc (đạo Nho và đạo của Mặc tử). Có lần định thi Tiến Sĩ. Sau này Ông lấy Từ Bi làm đạo dạy đời, goị phương thuật Đơn Diên và Hoàng Bạch làm Nội Đơn (tức là bỏ các phương pháp luyện Ngoại Dược để đi tìm Trường Sinh, mà dạy Nội Đơn thay thế vào). Thay vì dạy Kiếm Thuật, Ông dạy dùng Trí Huệ để đoạn trừ tham si, ái dục và phiền não. Ảnh hưởng Ông rất lớn vào thời Tống. Năm Tuyên Hoà đời Tống Huy Tông (1119), Ông được phong làm Diệu Thông Chân Nhân. Năm Chí Nguyên thứ sáu đời Nguyên Thế Tổ (1269) Ông được phong làm Thuần Dương Diễn Chính Cảnh Hoá Chân Quân. năm Vũ Tông Chí Đại (1310) đời Nguyên, được gia phong: Thuần Dương Diễn Chính Cảnh Hóa phu hựu đế quân. Ông là một trong số Ngũ Tổ của Phái Toàn Chân, và là một trong Bát tiên. [7]

B. Các Tông Phái Tiên Học.

Tiên Học có nhiều môn phái. Trước hết là 5 tông phái chính, theo địa dư gọi là Bắc, Nam, Tây, Đông, Trung Phái.

Ngoài ra lại còn các môn phái khác như Trương Tam Phong phái, Huỳnh Nguyên Cát Phái v.v... Ta sẽ lần lượt bàn đến như sau:

Nam Tông.

-1. Lưu Thao 操。

(Hải Thiềm Tử, Thanh Thành Trượng Nhân), tướng quốc nước Yên. Được Chung Ly Quyền truyền Đạo năm 911. Ông là sư Phụ của Trương Bá Đoan.

Viết: Ngộ Kim Thiên, Hoàn Đơn Phá Mê Ca, Hoàng đế Âm Phù Kinh tập giải. [8]

-2.Trương bá Đoan (984-1082) đời Tống.

(tự Bình Thúc, Hiệu Tử Dương. Người Triết giang, Thiên Thai Huyện, Anh Lạc Nhai.) Được Thanh Thành Đạo Nhân người Ba Thục truyền Đạo năm 1069.

Sách Ngộ Chân Thiên, Kim Đơn Tứ Bách Tự, Ngọc Thanh kim tứ thanh hoa bí văn kim thất nội luyện đơn quyết.

Sáng lập ra Nam Tông. Ông là một người hết sức thông minh, lảu thông tam giáo, bác lãm quần thơ. Vì gặp họa Hỏa Thiêu Văn Sách Luật, nên bị đày đi Lĩnh Nam. Tương truyền năm Hi Ninh thứ 2, đời vua Tống Thần Tông (1069), Ông gặp Lưu Hải Thiềm ở Thành Đô, và được Ông này truyền cho khẩu quyết Kim Dịch Hoàn Đơn. Năm Hi Ninh thứ VIII (1075) ông viết Ngộ Chân Thiên, áp dụng Thuyết Thiên Nhân hợp Nhất vào khoa Luyện Đơn, coi thân thể con người là vũ trụ, coi Tinh, Khí trong thân là Dược Vật, coi Thần là Hỏa Hầu. Dạy giữ sao cho Tinh, Khí Thần ngưng tụ, không tan, kết thành Kim Đơn, và nói nếu muốn học kim đơn thì phải học cho tới rốt ráo. “Học Tiên chỉ thị học Thiên Tiên, Duy hữu kim đơn tối đích đoan,”. Lại cho rằng con người sở dĩ có Sinh Tử là vì đi theo chiều thuận của trời đất, còn nếu biết theo chiều nghịch mà luyện Đơn, thì có thể Trường sinh. “Ngũ hành thuận hề, thường Đạo hữu sinh, hữu tử, Ngũ hành nghịch hề, đơn thể thường linh, thường tồn.” Và khuyên mọi người phải tìm cho ra Bản Nguyên Chân Giác chi tính ( cũng giống Chân Như). Nếu con người biết: Sát tâm, quan tính, thì bản thể viên minh đó tự hiện, và con người sẽ đốn siêu Niết Bàn. Ông coi Tam Giáo như một và nói: “Giáo tuy phân tam, Đạo nãi qui Nhất.”

Ảnh hưởng Ông rất lớn.

Nam Tông tôn xưng Ông là Nam Ngũ Tổ chi thủ. Người đứng đầu Ngũ Tổ. [9]

Các Môn đệ các đời kế tiếp:

3. Thạch Hạnh Lâm.

Thạch Thái tự Đắc Chi. Người Giang Tô, Thường Châu. Viết: Hoàn Nguyên Thiên.

4 Tiết Đạo Quang

Sách Phục Mệnh Thiên.

5. Trần Nê Hoàn 丸。

Trần Nam, hiệu Thúy Hư. Người Quảng Đông, Huệ Châu, Bắc La Huyện, Bạch Thủy Nham.

Sách: Thúy Hư Thiên gồm: Tử Đình Kinh, La Phù ngâm (viết năm 1200), Đơn cơ qui nhất quyết. Kim đơn thi quyết.

6. Bạch Ngọc Thiềm (1194-1229)

Tên Trường Canh, sau đổi là Ngọc Thiềm. Hiệu: Hải Quỳnh Tử. Theo học Trần Nam 9 năm, hấp thụ được tinh hoa, bí quyết. Thu Bành Cử và Lưu Nguyên Trường làm đệ tử. Được sắc phong:Tử Thanh Minh Đạo Chân Nhân.

Sách: Hải Quỳnh Vấn Đạo Tập, Hải quỳnh Truyền Đạo Tập, Tu Đạo chân ngôn, Tử Thanh chỉ Huyền Tập, Vũ Di Tập, La phù Sơn chí, Kim Hoa Sung Bích Đơn Kinh Bí Chỉ, Hải Quỳnh Bạch Chân Nhân ngữ lục, Âm Phù Kinh giảng Nghĩa, Ngộ Chân Thiên Giảng Nghiã, Dịch ngoại biệt truyền, Du Diễm đích Tham Đồng Khế phát huy. 10

7. Bành Hạc Lâm. BànhTỷ )

Ta thường đọc là Bành Cử, hiệu Quí Ích, con nhà quyền quý, học trò Bạch Ngọc Thiềm. Được truyền cho các bộ Thái Ất Đao Khuê Hỏa Phù, Cửu Đỉnh Kim Sa Cống thư. Ẩn cư Hạc Lâm Sơn, tự xưng là Hạc Lâm Sơn Nhân, chuyên khảo Lão Trang, tuyệt giao với mọi người. Sau mất tại Phúc Châu. Theo Nam Tông.

Sách viết: Kim Hoa Sung Bích Đơn Kinh. Đạo Đức Chân Kinh Tập Chủ, Hạc Lâm Phú. [10]

Trương Bá Đoan, Thạch Thái, Tiết Đạo Quang, Trần Nam, Bạch Ngọc Thiềm là Nam Tông Ngũ Tổ.

Nam Tông cũng chủ trương Tính Mệnh Song Tu, nhưng ”Tiên Mệnh, Hậu Tính”, “Ngôn Mệnh xứ đa, ngôn Tính xứ thiểu”. [11]

Bắc Tông.

Giáo chủ là Vương Trùng Dương,người Hàm Dương. Sáng lập Bắc Tông năm 1167, và truyền Đạo cho 7 đệ tử là: Khưu, Lưu, Đàm, Mã, Hách, Vương, Tôn.

1. Vương Trùng Dương. (1112-1170). 陽。

Họ Vương, tên Triết, tự Tri Minh. Đạo Hiệu: Trùng Dương Tử. Người Đại Ngụy, thôn đất Hàm Dương. Được Chung Lữ nhị Tiên truyền đạo năm 1158. Thu đồ đệ năm 1167-1168. Các đồ đệ Ông là: Mã Đơn Dương, Tôn Bất Nhị, Đàm Xứ Đoan, Khưu Xứ Cơ, Hách Đại Thông, Vương xứ Nhất, Lưu Xứ Huyền.

Sách: Trùng Dương toàn chân tập.

Vương Trùng Dương chủ trương Nho, Thích, Đạo bình đẳng, hợp nhất. Ông nói: “Tam Giáo tòng lai nhất tổ phong.” 風。

Dùng Đạo Đửc Kinh, Hiếu Kinh, Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh làm sách tu luyện. Chủ trương Tu Đạo là Tu Tâm, và tu hành là giữ tâm thanh tĩnh.

Năm 1269, Nguyên Thế Tổ phong Ông làm “Trùng Dương Toàn Chân Khai Hóa Phụ Cực Đế Quân.”

Toàn Chân Giáo tôn Ông làm thủy tổ. [12]

2. Khưu Xứ Cơ .(1148-1227).

Tên Xử Cơ, tự Thông Mật, hiệu Trường Xuân Tử, người Phủ Đăng Châu, Huyện Thể Hà, tỉnh Sơn Đông. Được Vương Trùng Dương nhận làm Đệ tử. Sau khi Vương Trùng Dương qua đời, ông vào ẩn cư tại huyệt Bàn Khê trong vòng 6 năm.

Năn 1188, vua Thế Tông nước Kim triệu Ông vào Yến Kinh (Bắc Kinh) hỏi ông về Chí Đạo (Đạo cao nhất),và cho ông chủ trì lễ đàn Vạn Xuân tiết. Năm 1190, vua Chương Tông nhà Kim ra lệnh cấm bãi Toàn Chân đạo giáo, buộc vào tội “Cảm chúng, loạn dân.”. Năm 1207, vợ Vua Chân Tông tặng Ông bộ Đại Kim Huyền Đô Bửu Tạng, năm 1208 tặng cho đạo quán của Ông chữ Thái hư và Thái hòa.

Sau này Thành Cát Tư Hãn nhà Nguyên cũng mời Ông đến Tuyết Sơn gặp mặt, và gọi Ông là Thần Tiên, là Đại Tông Sư. Nhân dịp này học trò Ông là Lý Chí Thường đã viết bộ Trường Xuân Chân Nhân Tây Du Ký. [13]

Năm 1224, Nguyên Thái Tổ mời Ông về Yến Kinh (Bắc Kinh), cho Ông chưởng quản thiên hạ đạo giáo.

Ông mất tháng 7 năm 1227.

Năm 1269, Nguyên Thế Tổ phong Ông làm “Trường Xuân Diễn Đạo Giáo Chân Nhân”

Năn 1310, Nguyên Vũ Tông phong Ông làm “Trường Xuân Toàn Đức thần hóa minh đức Chân Quân.”

Khưu Xứ Cơ theo đúng tôn chỉ Toàn Chân giáo, chủ trương: Tam Giáo bình đẳng, tương thông, hỗ dung, người tu đạo phải xuất gia, đoạn tuyệt trần duyên, thanh tâm quả dục. Đó là căn bản để thành Tiên.

Ông viết: Đại đơn trực chỉ, Minh Đạo Tập, Nhiếp Sinh Tiêu Tức luận, Bàn Khê Tập. [14]

3. Lưu xử Huyền. 玄。

Tên Xử Huyền, tự Thông Huyền, hiệu Trường Sinh Tử.

Người Sơn Đông, Lai Châu Phủ, Dịch Huyện, Vũ Cung trang. Được Vương Trùng Dương nhận làm đồ đệ năm 1169.

Sách: Tiên nhạc tập, Đạo đức kinh chú, Âm Phù Kinh chú, Chí Chân Ngữ Lục, Huỳnh Đình Kinh Chú.

Năm 1198, vua Chương Tông mời vào gặp mặt, tiếp đãi ân cần. Năm 1199, tặng cho 2 chữ Linh Hư. Ông mất năm Thái hòa thứ 3 (1203). Sáng lập Tuỳ Sơn Phái. Năm Chí Nguyên thứ 6, (1269) được Nguyên Thế Tổ phong: Trường Sinh Phụ Hóa Minh Đức Chân Nhân. [15]

4. Đàm xử Đoan (1123-1185)   .

Tên: Xử Đoan, tự Thông Chính, hiệu Trường Chân Tử. Người Ninh Hải, Sơn Đông. Được Vương Trùng Dương thu nhận năm 1167, đời vua Kim Thế Tông Hoàng Nhan Ung, năm Đại Định 2. Chết năm 63 tuổi (1185).

Sách Vân Thủy Tập (khoảng 1000 bài thơ)

Được Nguyên Thế Tổ, năm Chí Nguyên (1269), phong làm Trường Chân Vân Thủy Uẩn Đức Chân Nhân. [16]

5. Mã Ngọc 鈺。(1123-1183)

Tên Ngọc, tự Huyền Bảo, hiệu Đơn Dương. Người tỉnh Sơn Đông, phủ Đăng Châu, huyện Ninh Hải. Được Vương Trùng Dương thu nhận năm 1167.

Khai sáng môn phái: Ngộ Tiên Phái. Chủ trương: Thanh Tĩnh.

Năm Chí Nguyên thứ 6 (1269), Nguyên Thế Tổ phong tặng Ông làm: Đơn Dương Bão Nhất Vô Vi Chân Nhân.

Sách: Động Huyền Kim Ngọc Tập, Đơn Dương Thần Quang Sán, Tiệm Ngộ Tập. [17]

6 Hách Đại Thông (1140-1212)

Tên Đại Thông, tự Thái Cổ, hiệu Quảng Ninh Tử. Người tỉnh Sơn Đông, Phủ Đăng Châu, huyện Ninh Hải.

Tự xưng là Thái Cổ Đạo Nhân. Có truyền thuyết cho rằng đêm Ông nằm mộng thấy thần nhân truyền dạy Chu Dịch. Nên sau ông học bói Dịch. Năm 1168, ông theo Vương Trùng Dương. Năm 1182, mỗi lần Ông thuyết giảng, xa gần có cả trăm người tới nghe. Ông mất năm 73 tuởi,

Năm 1269, Ông được phong tặng làm: Quảng Ninh Thông Huyền Thái Cổ Chân Nhân.

Sách: Thái Cổ tập (4 quyền), Thái Dịch đồ. [18]

7 Vương xử Nhất (1142-1217)

Tên Xử Nhất, tự Ngọc Dương, hiệu Kim Dương Tử. Được Vương Trùng Dương nhận làm đồ đệ năm 1168. Năm 1187, Kim Thế Tổ cho vời, Ông ứng đối vừa lòng vua. Năm 1188, lại mời lên kinh, chủ tọa lễ Vạn Xuân Tiết. Năm 1207, được bà Nguyên Phi tặng bộ: Huyền Đô Bảo tạng. Năm Chí Nguyên thứ 6, nhà Nguyên, Ông được phong: Ngọc Dương Thể Huyền Quảng Độ Chân Nhân.

Sách: Vân Quang Tập (hơn 600 bài thơ), Tây Nhạc Hoa Sơn Chí, Thanh Chân Tập.[19]

8. Tôn bất Nhị (1119-1182).

Vợ Mã Đơn Dương. Tên Bất Nhị, hiệu Thanh Tịnh Tán Nhân. Có 3 con là Đình Trân, Đình Thuỵ, Đình Khuê. Năm 1167, được Vương Trùng Dương nhận làm đồ đệ.

Năm 1169, sau khi Mã Đơn Dương xuất gia, bà quyết tâm bỏ 3 con, đi tu theo Vương Trùng Dương. Trùng Dương truyền cho bà Thiên Phù Vân Triện Bí Quyết. Năm Đại Định 15, bà vào động Phong Tiên Cô ở Lạc Dương tu đạo.

Năm Chí Nguyên thứ 6 (1269), bà được phong làm: Thanh Tịnh Uyên Chân Thuận Đức Chân Nhân. Năm Chí Đại (1308) được gia phong: Thanh Tịnh Uyên Trinh Huyền Hư Thuận Hóa Nguyên Quân.

Sách: Tôn Bất Nhị Nữ Đơn Thi, Tôn Bất Nhị Nguyên Quân Truyền Thuật Đơn Đạo bí thư, Tôn Bất NhịNguyên Quân Pháp Ngữ. [20]

Bắc Tông còn được gọi là Toàn Chân Phái, hay Kim Liên Chính Tông Phái.

Chủ trương của Bắc Tông:

“Toàn Chân nhi tiên”

Thanh Tĩnh.

Thức tâm Kiến Tính

Luyện Tâm, luyện kỷ.

Tức là: “thức tâm kiến tính toàn chân giác, Tri Cống, thông Diên kết thiện nha.” 覺, 芽。

Bắc Tông thời Tiên Tính Hậu Mệnh, Nam Tông thời Tiên Mệnh Hậu Tính.

Bắc Tông: Thanh Tĩnh luyện Tính.

Mã Đơn dương viết: “Thanh tĩnh giả, thanh vi thanh kỳ tâm nguyên; tịnh vi tịnh kỳ khí hải. Tâm nguyên thanh, tắc ngoại vật bất năng nhiễu, cố tình định nhi thần minh sinh yên. Khí hải tĩnh, tắc tà dục bất năng can, cố tinh toàn nhi phúc thật yên. Thị dĩ trừng tâm như trừng thủy, dưỡng khí như dưỡng nhi, khí tú tắc thần linh, nãi thanh tịnh sở chí dã.”

“Thanh tĩnh là làm trong Tâm Nguyên, tịnh là làm yên Khí hải. Tâm Nguyên trong thì ngoại vật không làm phiền, nên tình định và thần minh sinh ra. Khí hải yên thì tà dục không can phạm, nên tinh toàn và bụng no. Cho nên phải lắng lòng như lắng nước, phải nuôi Khí như nuôi con thơ. Khí đẹp thì Thần linh, thế là thanh tịnh tuyệt mức vậy.”

Vương Trùng Dương viết:

Chư công như yếu chân tu hành,

Cơ lai cật phạn, thụy lai hợp nhãn.

睡來合眼

Mạc đả tọa, mạc học Đạo,

Chỉ yêu trần nhũng sự bính trừ.

[21]

 

Bắc Tông thì: “Tam phân Mệnh Công, thất phân tính học. “ 功, 學。

Nam Tông thì: “Ngôn Mệnh giả đa, ngôn tính xứ thiểu.” 多, 少。

Các đồ đệ của Vương Trùng Dương ai cũng lập môn phái, nhưng chỉ có Ngộ Tiên Phái của Mã Đơn Dương và Long Môn phái của Khưu Trường Xuân là bền vững.

Ngộ Tiên Phái của Mã Ngọc, đến đời Nguyên Thuận Đế (khoảng 1343) thời đứt mạch.

Trái lại, Long Môn Phái còn tồn tại đến ngày nay. Long Môn Phái có những Đạo gia nổi tiếng như:

-Phù Dương Tổ Sư.

-Trương Tĩnh Hư Chân Nhân (Minh triều, Gia Tĩnh) (1522-1567)

-Lý Hư Am (được truyền Đạo năm 1587).

-Ngũ Xung Hư (Đệ Tử đời thứ tám, đựơc truyền đạo năm 1624.)

-Liễu Hoa Dương (đệ tử đời thứ 9 sống vào đời vua Càn Long (1736-1798).

-Liễu Không Đại Sư (đệ tử đời thứ 10).

Ngũ Xung Hư và Liễu Hoa Dương viết bộ:

Ngũ Liễu Tiên Tông gồm: Tiên Thiên Chính lý trực luận, Tiên Phật hợp tông

Thiên Phong Lão Nhân, Triệu Tị Trần. (đệ tử đời thứ 11, được truyền đạo năm 1921.)

Ông viết bộ: Tính Mệnh Pháp quyết Minh Chỉ, năm 1932.

Đông phái.

Do Lục Tiềm Hư sáng lập năm Long Khánh (1567) đời Minh Mục Tông.

Lục Tiềm Hư. (1520-1606 )

Tên Lục Tây Tinh, tự Trường Canh, hiệu Tiềm Hư.

Người Dương Châu. Thủa nhỏ học Nho, nhiều lần thi Hương không đỗ. Bèn đi tu. Lập môn phái riêng. Vì hoạt động tại vùng Giang, Triết nên xưng là Đông phái. Nhưng kỳ thực là một chi nhánh của Nam Tông, lấy Ngộ Chân Thiên làm căn bản. Gọi Khảm, là Chân Khí là Diên, là con gái, là Nguyệt. Gọi Ly là Chân Tinh, là Cống, là Con trai, là Nhật. Như vậy đơn đạo chẳng qua chỉ là Âm Dương mà thôi. Đó là thuyết Thủ Khảm Điền Ly. Như vậy phái này Chủ Trương Âm Dương Nam Nữ song tu. Phái này chủ trương:” Đồng loại tương hợp nhi thành: Trúc phá, trúc bổ; nhân phá nhân bổ v.v... Có sách ghi khi Ông ẩn cư ở trong núi, Lữ Đồng Tân hiện ra và trú ở Bắc Hải Thảo Đường của Ông 20 ngày, truyền thụ cho Ông đơn quyết. Tu luyện thêm 20 năm, đến năm 1564, thời giác ngộ.

Viết: Kim Đơn tựu chính thiên, phương hồ ngoại sử tùng biên, Tử Dương Kim Đôn Tứ Bách Tự Trắc sớ. Kim Đơn Chân truyền, Chứng Đạo Bí Sách Thập Thất chủng. Chu Dịch Tham Đồng Khế trắc sớ. [22]

Tây phái.

Do Lý Hàm Hư đời Thanh Hàm Phong (1851) sáng lập.

Lý Hàm Hư 虛。

Tên: Lý Tây Nguyệt, tự Hàm Hư, Hiệu Bế Dương.

Ngừơi Tứ Xuyên, Đông Sơn.

Tự xưng đã gặp Trương Tam Phong, sau lại gặp Lữ Đồng Tân ở Thiền viện và được chân truyền. Ta nên nhớ Trương Tam Phong và Lữ Đồng Tân đã chết từ lâu.

Chủ trương Thanh Tĩnh Tự Nhiên, Âm Dương hỗ dụng.

Môn phái này khó theo hơn Đông phái và không giản dị bằng Đông phái.

Sách viết: Đạo khiếu Đàm. Tam Xa bí chỉ, Cửu tằng luyện tâm pháp, Hậu Thiên quán thuật, Vô Căn thụ đạo tình chú giải. Văn trung kinh, Thái thượng thập tam kinh, Tính Mệnh yếu chỉ, Giáo ngoại tâm pháp.[23]

Trung Phái.

Do Lý Đạo Thuần sáng lập đời Nguyên.

 

Lý Đạo Thuần :

Tên: Đạo Thuần, hiệu Thanh Am hay Oánh thiềm Tử.

Ông là đệ tử Bạch Ngọc Thiềm, nhưng cũng theo Tòan Chân Phái. Tuy Nhiên môn phái Ông vốn không tên và chỉ đề cao chữ Trung. Doãn Chân Nhân Sư Đệ và Huỳnh Nguyên Cát, Lưu Nhất Minh, cũng được xếp vào Trung Phái.

Trung của Ông là Trung của Trung Dung, Mục đích là: “Trí Trung Hòa vu nhất thân”, thế là thành Tiên vậy. Trung tức là:” Huyền Quan Nhất Khiếu”, Phật gia gọi đó là Bản Lai Diện Mục, Đạo Gia gọi đó là Niệm Đầu Bất Khởi Xứ, Nho Gia gọi thế là: Hỉ nộ ai lạc chi vị phát. Doãn Chân Nhân sư đệ gọi thế là Tính Mệnh chi căn, hay Vô Cực hay Chân Trung. Huỳnh Nguyên Cát gọi thế là: “Trung Hoàng trực thấu”, Dịch kinh gọi thế là Hoàng Trung Thông Lý v.v... Đó chính là “Giáo Ngoại biệt truyền.”

Sách: Trung Hòa Tập, Oánh Thiềm Tử ngữ lục, Tam Thiên Dịch thể.

Sách của Doãn Chân Nhân sư đệ: Tính Mệnh Khuê Chỉ.

Sách của Huỳnh Nguyên Cát: Lạc Dục Đường ngữ lục, Lão tử Đạo Đức Kinh tinh Nghĩa, Đạo Môn ngữ yếu.

Sách của Lưu Nhất Minh: Chu Dịch Xiển Chân, Đạo thư thập nhị chủng.

Chủ trương của môn phái này rất hay và rất cao. [24]

Trương Tam Phong phái.

Do Trương Tam Phong (1314-1320) sáng lập.

Trương Tam Phong hiệu Lạp Tháp Đạo Nhân, người Liêu Đông, sống vào khoảng thời Cuối Nguyên, đầu Minh.

Sách: Kim Đơn trực chỉ, Kim Đơn bí quyết, Đại Đạo yếu chỉ, Trương Tam Phong đạo thuật hối tông. [25]

Trương Tam Phong

 

Huỳnh Nguyên Cát (1269-1324) phái.

Tự: Hi Văn, người Dự Chương, Phong Thành, ngày nay thuộc tỉnh Giang Tây, huyện Phong Thành.

Sách: Lạc dục Đường ngữ lục, Đạo đức Kinh tinh nghĩa.

III. ĐẠo Giáo nhân gian.

Đạo Lão thoạt kỳ thủy là một khoa triết học, huyền học, một nghệ thuật sống, một phương pháp tu luyện giải thoát của ít nhiều ẩn sĩ. Nhưng đến đời Hán (206 trước Công Nguyên và 220 sau Công Nguyên), với sự canh tân của Trương Đạo Lăng (34-156), tự Phụ Hán, người đất Phong, nước Bái, [26], Đạo Lão trở thành một đạo giáo quần chúng với các kinh kệ, bùa chú, phương thuật, tế lễ, sám hối công cộng v.v...

Trương Đạo Lăng mất khoảng năm 156. Ông là cháu 8 đời của Trương Lương và thuộc dòng dõi Trương Giác, 角,Trương Bảo , Trương Lương thời Tam Quốc.

Sau ông được hậu thế phong làm Trương Thiên Sư.

Trương Đạo Lăng (Trương Thiên Sư)

 

Các vua chúa nhà Đường (618-907) nhận Lý Lão Quân làm tổ phụ, vì thế nên rất trọng vọng các đạo sĩ. Các ngài lập đền thờ Thái Nhất, đền thờ Ngũ Đế và Lý Lão quân (Lão Tử), lại cố gắng lên núi, lên non tế lễ hầu mong được tiếp xúc với Thần Linh. Nhiều vua nhà Đường đã uống linh đan để được trường sinh, bất tử. Nhưng thay vì được trường sinh, bất tử, các vua Hiến Tông (806-821), Mục Tông (821-826), Vũ Tông (841-847), Tuyên Tông (847-860) đã điên loạn hay yểu tử, vì linh đơn của các đạo sĩ.

Các vua chúa đời Tống (960-1278) cũng rất trọng các đạo sĩ, và Đạo Lão. Năm 1015, vua Tống Chân Tông phong cho Trương Chính Tùy, cháu chắt của Trương Đạo Lăng làn Thiên Sư, và ân tứ cho cả vùng Long Hổ Sơn ở Giang Tây.

Con cháu của Trương Đạo Lăng từ đó được kế thế làm Thiên Sư, và được thừa hưởng vùng Long Hổ Sơn. Vùng này mãi đến thời Trung Hoa Dân Quốc mới bị quốc hữu hóa.

Nguyên Thế Tổ năm 1275 cũng phong cho Trương Tông Diễn làm Thiên Sư. Nhưng đến năm 1281, nhân vụ tranh tụng giữa Phật Giáo và Lão Giáo về quyển Hóa Hồ Kinh của Vương Phù (thế kỷ 4), vua đã ra lệnh đốt hết các sách Đạo lão, ngoại trừ Đạo Đức Kinh.

Hoá Hồ Kinh đại khái chủ trương rằng sau khi qua cửa ải Hàm Cốc, Lão tử đã sang Thiên Trúc dạy đạo cho đức Phật.

Nhà Minh (1368-1628) cũng không ủng hộ Đạo Lão bao nhiêu. Thời vua Vũ Tông (1506-1521), và vua Thế Tông (1522-1566), đạo Lão đã cho in lại toàn bộ Đạo Tạng, gồm 1464 bộ lớn nhỏ.

Đến đời nhà Thanh đạo Lão cũng không được trọng dụng.

Ngày nay, ở Đài Loan Đạo Lão còn rất thịnh hành.

Có tất cả 86 giáo phái hoặc tổ chức Lão Giáo được chính quyền hỗ trợ. Nhưng có 6 môn phái nổi bật . Đó là:

1. Phái Chính Nhất, hay phái Thiên Sư, thuộc Long Hổ Sơn. Phái này cho mình là chính thống.

2. Phái Mao Sơn với 2 loại pháp môn: Nội luyện theo kinh Huỳnh Đình, và võ công theo Kỳ Môn Độn Giáp.

3. Phái Thái Cực thuộc Võ Đương Sơn, với pháp môn tu luyện theo truyền thống Trương Tam Phong, và pháp môn võ thuật trừ tà ma.

4. Phái Toàn Chân, tu luyện theo tôn chỉ của Vương Trùng Dương.

5. Phái Thần Tiên với những trò bình dân như leo thang gươm 36 lưỡi trần, biểu diễn dặm vào giữa những lễ nghi, để thu hút quần chúng.

6. Phái Lư Sơn thiên về bí thuật, giống như phái Chân Ngôn của Phật Giáo.

Dĩ nhiên các môn phái này cũng còn có tại Trung Hoa Lục Địa. [27]

KẾt LuẬn.

Chương này có tính cách khảo cứu và lịch sử. Nó rất cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu sâu rộng về Đạo Lão. Ta có thể dùng nó làm cái sườn để xây dựng một đề tài khảo cứu các vấn đề trên cho sâu rộng hơn, chi tiết hơn.

Nó cũng đánh giá được đạo Lão từ thấp đến cao, và cuối cùng, nó cũng có thể dùng như là một tấm gương để chúng ta tự soi xem chúng ta đang ở giai trình nào, đương chạy theo quần chúng hay đang theo chân, nối gót các bậc tiên trưởng trong đạo Lão.

PhỤ lỤc.

1. Nam Ngũ Tổ.

Trương Bá Đoan, Thạch Thái, Tiết Đạo Quang, Trần Nam, Bạch Ngọc Thiềm.

Đều cho rằng: Nho, Thích, Đạo đồng nguyên, Tam giáo nhất lý.

Lấy Luyện Nội Đơn, hay tu tính mệnh làm chủ.

Nam Tông cũng còn gọi là Tử Dương phái.

2. Bắc Ngũ Tổ.

a.      Đông Hoa Thiếu Dương, Vương Huyền Phủ,

b.      Chung Ly Chính Dương,

c.       Lữ Nham Thuần Dương,

d.      Lưu Hải Thiềm,

e.       Vương Trùng Dương.

3. Bắc Thất Chân.

Bắc Thất Chân đều là đệ tử Vương Trùng Dương.

-         Mã Ngọc (sáng lập Ngộ Tiên phái),

-         Đàm xử Đoan (sáng lập Nam Vô phái),

-         Lưu xử Huyền (sáng lập Tùy Sơn phái),

-         Khưu Xử Cơ (sáng lập Long Môn phái),

-         Vương huyền Nhất (sáng lập Lôn Sơn Phái),

-         Hách Đại Thông ( sáng lập Hoa Sơn Phái),

-         Tôn Bất Nhị ( sáng lập Thanh Tĩnh Phái).

Tất cả đều đề xướng Tam Giáo hợp nhất, đều chủ trương Thanh Tĩnh Quả Dục, luyện Khí, dưỡng Khí, Nhẫn sỉ, hàm trần, Khổ kỉ, lợi nhân. ( 恥, 塵,苦 Tức là khi bị xỉ nhục thì nhịn chịu, nuốt hận, chịu khổ người được lợi.)

4. Bát tiên:

Hán Chung Ly, Lữ Đồng Tân, Hà Tiên Cô, Trương quả Lão, Tào quốc Cựu, Hàn Tương Tử, Lý Thiết Quải, Lam Thái Hòa.

Bát Tiên Quá Hải

5. Quan 觀。

Chỗ ở của Đạo Sĩ, như Hạo Thiên Quan hay Bạch Vân quan của Lưu Xử Cơ.

6. Thất Hiền hay Trúc Lâm Thất Hiền.

Kê Khang, Nguyền Tịch, Tử Hàm, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung, Lưu Linh 康, 藉, 濤, 秀, 戎, 伶。

Có mấy ông bị Tư Mã Chiêu giết như Kê Khang, Lưu Linh vì tội tuyên truyền Hư Vô, khinh lễ giáo.


 

CHÚ THÍCH

[1] Xem Nam Hoa Kinh, thiên Tại Hựu, XI, C.

Xem Tiên Học Diệu Tuyển, tr. 157.

[2] Ít nhiều tài liệu dùng để viết chương này: Liệt Tiên Truyện (Đạo tạng); Thần Tiên Truyện (Đạo Tạng), Phỏng Đạo Ngữ Lục (tr. 196-200), Đạo Gia Trường sinh bí điển (tr. 29-33 và 90-91), Thiên Cơ bí văn (tr. 108-111), Kim Liên Chính Tông Ký, Tiên Học Diệu Tuyển các tr. 1-9, Đạo giáo Văn Hóa từ điển, Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển.

[3] Ở chương này , cho vấn đề được sáng tỏ, tôi không trực tiếp nghiên cứu Phương Pháp tu ngoại đơn để cầu trường sinh của Ngụy Bá Dương thời Đông Hán, và của Cát Hồng, Bão Phác Tử (tự Trĩ Xuyên, quê ở Đơn Dương, Giang Tô) (283-363).

Ngụy Bá Dương viết bộ Tham Đồng Khế, hết sức là thời danh. Cát Hồng viết cuốn Bão Phác Tử.

Cũng vì lý do trên, mà sách này không đề cập đến phương thuật Chỉ Đá Hoá Vàng (Hoàng Bạch, Luyện Kim Thuật).

Sách Đồng Phù Thiết Khoán, Chân Thiện Mỹ xuất bản, đã đề cập đến thuật này.

Hình như Hán Chung Ly và Trương Tam Phong biết thuật này.

[4] Kim Liên Chính Tông Ký.

Xem Đạo Giáo Văn Hóa Từ Điển, Trương Chí Triết, Giang Tô Cổ Tịch Xuất Bản Xã, 1992, tr. 159.

[5] Đạo Giáo Văn Hóa Từ Điển, Trương Chí Triết, tr. 168.

[6] Ib. 159.

[7] Đạo Giáo Văn Hóa Từ Điển, Trương Chí Triết, tr. 199.

[8] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, tr. 112.

[9] Đạo Giáo Văn Hóa Từ Điển, Trương Chí Triết, tr. 229.

[10] Đạo Giáo Văn Hóa Từ Điển, tr. 219

Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, tr. 127.

[11] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, tr. 131

[12] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, tr. 141.

[13] Quyển Tây Du Ký này kể lại hành trình của Ông đi gặp Thành Cát Tư Hãn. Có nhiều người lầm cho rằng Khưu Xứ Cơ đã viết bộ Tây Du Ký. Thật ra, bộ Tây Du Ký là của Ngô Thừa Ân.

[14] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, tr. 146.

[15] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, tr. 146.

[16] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, tr. 142.

[17] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, tr. 142.

[18] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, tr. 144.

[19] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, tr. 145.

[20] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, tr. 141.

[21] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, H phu Sâm, tr. 48.

[22] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, Trung Quốc Khoa Học Xã Hội Xuất bản xã, Bắc kinh, 1995. tr. 50.

Trung Quốc Đạo Giáo, q. 1, , Khanh Hi Thái , 1961, Đông Phương Xuất Bản Trung Tâm. Tr. 387.

[23] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, Trung Quốc Khoa Học Xã Hội Xuất bản xã, Bắc kinh, 1995. tr. 51.Trung Quốc Đạo Giáo, q. 1, , Khanh Hi Thái , 1961, Đông Phương Xuất Bản Trung Tâm. Tr. 401

[24] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, Trung Quốc Khoa Học Xã Hội Xuất bản xã, Bắc kinh, 1995. tr. 50.

Trung Quốc Đạo Giáo, q. 1, , Khanh Hi Thái , 1961, Đông Phương Xuất Bản Trung Tâm. Tr.354.

[25] Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Hồ phu Sâm, Trung Quốc Khoa Học Xã Hội Xuất bản xã, Bắc kinh, 1995. tr. 186..

Trung Quốc Đạo Giáo, q. 1, , Khanh Hi Thái , 1961, Đông Phương Xuất Bản Trung Tâm. Tr. 374.

[26] Thần Tiên truyện, tr. 16.

[27] Léon Wieger, Taoisme, Tome 1, Bibliographie Générale, Hiên Hiên, 1911, tr. 25-26.

-Nguyệt San Phương Đông, số 25, bài: Thử tìm một phương pháp để khảo sát Đạo Lão của Michael Saso, Nguyễn Văn Thọ bình chú và dịch thuật.

 


»  mục lục   |   chương trước    |    chương kế

» Chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32