TINH HOA CÁC ĐẠO
GIÁO
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ
» Chương
1
2 3
4 5
6 7
8 9
10 11
12 13
14 15
16 17
18
19 20
21 22
23 24
25 26
27 28
29 30
31
32
»
mục lục |
chương trước |
chương kế
CHƯƠNG X
THÂN HỌC MINH TUYÊN.
TÌM HIỂU VỀ CON NGƯỜI.
Hai chữ Thân Học thực ra không phải là chữ
mới mẻ. Nó được rút ra từ quyển Huỳnh Đình Ngoại Cảnh do Tung Ẩn Tử chú,
xuất bản năm 1793, nơi quyển Thượng, tr. 15a.
Chương này có mục đích trình bày tách bạch
về con người, về cơ thể con người, để hiểu rành về con người, như vậy
mới hiểu được cung cách tu luyện của đạo Lão.
Thất Chân Nhân Quả nơi đầu
chương II, có thơ:
Liễu ngộ do như dạ đắc đăng, |
了
悟
猶
如
夜
得
燈 |
Vô song, ám thất, hốt quang minh |
無
窗
暗
室
忽
光
明 |
Thử thân bất hướng kim sinh độ, |
此
身
不
向
今
生
渡 |
Tiện hướng hà thời độ thử thân? |
便
向
何
時
渡
此
身 |
Dịch:
Ngộ rồi, như tối có ngọn đèn,
Nhà tuy không cửa, sáng chưng lên,
Thân này, chẳng tính kiếp này độ,
Đợi đến kiếp nào, độ cho nên?
Nhân Thân tiỂu Thiên ĐỊa.
Đạo lão cho rằng con ngưỡi là tiểu thiên
địa. Tiên Học Từ Điển nơi chữ Nhân, Thiên có viết:
“Nhân thân là 1 tiểu thiên địa. Trên trời,
những vì tinh tú có thể đếm được là 84.000. Nhân thân có 84.000 ngàn lỗ
chân lông.
Trời đất cách nhau 84.000 dặm, Tâm Thận
cách nhau 8 tấc 4 phân.
Trời đất lấy 12 tháng làm 1 năm, nhân thân
lấy 12 kinh làm 1 vòng.
Trời đất có Lục Khí, nhân thân có Lục Phủ.
Trời đất có Ngũ Hành, nhân thân có Ngũ
Tạng.
Trời đất có Nhật Nguyệt, nhân thân có 2
mắt.
Trời đất có Gió Mây. Khí Gió Mây 1 ngày, 1
đêm lên xuống 25.500 độ. Nhân thân có khí Hô Hấp, Thổ Nạp, một ngày, một
đêm tiến xuất 25.500 lần. Mỗi phút có 16 tức (hô+hấp), 24 giờ có 1440
phút. Như vậy 1 ngày, 1 đêm có 23.040 tức.
Trời đất có Thiên Hà tiếp Hoàng Hà. Con
người có Thiên Căn (Nê Hoàn) tiếp Địa hộ (Hội Âm= Vĩ Lư).
Trời đất có Mây, Mưa, Nhân Thân có Khí,
Dịch.
Nguyên Hoà Tử cho rằng: Nhân Thân đại để
đồng Thiên địa.
Chính vì thế mà Trời
đất có Tam Thanh: Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh, thì trong con
người cũng có Tam Đơn:
-Nê Hoàn hay Thượng Đơn Điền là Ngọc
Thanh Cung.
-Giáng Cung hay Trung Đơn Điền là
Thượng Thanh Cung.
-Khí Hải là Hạ Đơn Điền hay Thái
Thanh Cung.
Trời có 9 cung, thì đầu con người cũng có
9 cung.
Trời có Thiên Môn, thì trong con người Nê
Hoàn là Thiên Môn.
Nhập
Dược Kính có thơ:
Nê Hoàn nhất khiếu đạt Thiên môn. |
泥
丸一
竅
達
天
門 |
Trực Thượng Hư Hoàng Ngọc Đế Tôn. |
直
上
虛
皇
玉
帝
尊 |
Thử thị Chân Nhân lai vãng lộ, |
此
是
真
人
來
往
路 |
Thời thời khoá hạc khứ triều nguyên.
|
時
時
跨
鶴
去
朝
元 |
Dịch:
Nê Hoàn một khiếu đạt Thiên Môn,
Thẳng tới Hư Hoàng Ngọc Đế Tôn.
Ấy chính Chân Nhân lai vãng lộ,
Cưỡi hạc băng chừng hướng phản hoàn. .
Trời có Bắc Đẩu Thất Tinh (Thiên Cương):
1. Dublé : Khu Tinh, Khôi Tinh, Tham
Lang,
2. Merak : Tuyền Tinh, Cự Môn.
3. Phecda : Ky Tinh, Lộc Tồn.
4. Megrez : Quyền Tinh, Văn Khúc.
5. Alioth : Hành Tinh, Liêm Trinh.
6. Mizar: Khai Dương, Vũ Khúc.
7. Alkaid: Giao Quang, Phá Quân.
Bốn sao trên hợp lại là Khôi; ba sao dưới
hợp là là Cương (Tiêu), hay Đẩu Bính (Chuôi sao Bắc Đẩu)
.
Ứng với Bắc Đẩu Thất Tinh, thì nơi con
người có Thất Khiếu: 2 mắt, 2 tai, hai lỗ mũi, 1 mồm. Thất Khiếu còn
được gọi là Thất Nguyên, hay Thất Khổng.
Trên trời có Tử Vi Viên là Hậu Cung hay
Hậu Tẩm của Thiên Hoàng Thượng Đế. Trong con người có Nê Hoàn, Động
Phòng ở trung điểm đầu não.
Ở trên trời có Thái Vi Viên . Thái Vi Viên
là Minh Đường, là Thiên Đình, là nơi Thượng Đế ra thiết triều, thì nơi
con người Trán cũng được gọi là Thiên Đình. Từ Trán vào 1 tấc là cung
Minh Đường.
Trên Trời có Nhật, Nguyệt, Ngũ Tinh:
-Nhật = Thái Dương, Kim Ô.
-Nguyệt = Thiềm Thừ, Ngọc Thố, Thiềm
Cung, Quảng Hàn, Hằng Nga.
-Hoả Tinh (Mars) = Huỳnh Hoặc, Phạt
tinh, Vân Hán, Chấp Pháp, Thiên chi Sứ. Chu Kỳ: 2 năm.
-Kim Tinh (Venus) = Khải minh, Sao Mai,
Trường Canh hay Sao Hôm, Huỳnh Tinh hay Thái Bạch. Chu Kỳ: 1 năm.
-Thuỷ Tinh (Mercure)= Thần Tinh, Tiểu
Chính, Thuỷ Diệu. Chu Kỳ: 1 năm.
-Mộc Tinh (Jupiter)= Tuế Tinh, Trùng
Hoa, Kỷ Tinh, Mộc Đức. Chu Kỳ: 12 năm.
-Thổ Tinh (Saturne) = Trấn Tinh, Thổ
Tú. Chu Kỳ: 28 năm.
Nơi con người:
Mắt trái là Thái Dương, Nhật .
Mắt phải là Thái Âm, Nguyệt.
Trán là Hoả Tinh.
Mũi là Thổ Tinh.
Tai trái là Mộc Tinh.
Tai phải là Kim Tinh.
Mồm là Thuỷ Tinh.
Trên Trời có vòng Hoàng Đạo. Trên vòng
Hoàng Đao đó có 28 cung sao gọi là Nhị Thập Bát Tú (Cũng ví như 28 cột
Kilomet, để chỉ xem Nhật, Nguyêt, Ngũ Tinh đang di chuyển ở chổ nào trên
đường Hoàng Đạo.)
Nhị Thập Bát Tú có 28 vì sao chia thành 4
chòm Thanh Long (chòm 7 sao phía Đông, Chu Tước (chòm 7 sao phía Nam),
Bạch Hổ (chòm 7 sao phía Tây), Huyền Võ (chòm 7 sao phía Bắc), và có tên
như sau:
|
Chòm
sao Thanh Long |
Chòm sao Huyền Vũ |
Chòm sao Bạch Hổ. |
Chòm sao Chu Tước |
Ngày Thứ
Trong tuần |
|
|
|
|
|
|
Ngũ Hành, Nhật+Nguyệt |
7 sao phía đông |
7 sao phía Bắc |
7 sao phía Tây. |
7 sao phía Nam |
Ngày Thứ |
Mộc |
Giác M. Giao |
Đẩu-M-Giải |
Khuê-M-Lang |
Tỉnh-M-Cang |
5 |
Kim |
Cang-K-Long |
Ngưu -K-Ngưu |
Lâu-K-Cẩu. |
Quỉ-K-Dương |
6 |
Thổ |
Đê -T-Lạc |
Nữ -T-Bức. |
Vị-T--Trĩ |
Liễu-T-Chương |
7 |
Nhật |
Phòng-N-Thố |
Hư-N-Thử |
Mão-N-Kê |
Tinh-N-Mã |
Chủ Nhật |
Nguyệt |
Tâm-N-Hồ |
Nguy-N-Yến |
Tất-N-Ô |
Trương-N-Lộc |
2 |
Hoả |
Vĩ -H-Hổ |
Thất-H-Trư |
Chuỷ-H-Hầu |
Dực-H-Xà |
3 |
Thuỷ |
Cơ -T-Báo |
Bích-T-Du |
Sâm-T-Viên |
Chẩn-T-Dẫn. |
4 |
Bị Chú: 28 con thú trong 28 tú cũng dựa
vào 12 con giáp và những con thú tương tự theo thứ tự sau đây:
Giao (le crocodile), Long (le dragon); Lạc
( le hérisson, Con nhím), Thố (le lièvre) Hồ (le renard), Hổ (le tigre);
Báo (le léopard), Giải ( le licorne, Con Kỳ Lân, con giải trại); Ngưu
(le boeuf), Bức ( la chauve-souris); Thử (le rat)û, Yến (l’hirondelle);
Trư (le porc), Du ( le pangolin, Con Tê Tê); Lang (le loup, Chó Sói),
Cẩu (le chien); Trĩ (le faisan), Kê (le coq; Ô (la corneille), Hầu (le
grand singe); Viên (le petit singe), Cang (le chien sauvage, Chó rừng);
Dương (le bélier), Chương (le grand cerf, loại Hươu lớn); Mã (le
cheval), Lộc (le petit cerf); Xà (le Serpent), Dẫn ( le ver-de-terre,
Con Giun). Sách Tam Nguyên Đại Lược của Lê Văn Nhàn, nơi
trang 56 cho nhiều tên khác với bảng này, nhưng tôi không theo. Bảng của
tôi theo Gustave Schlegel. Theo tôi, ai thích gọi gì, thì gọi. Không nên
cố chấp.
Nhị thập bát tú là: Giác, Cang, Đê,
Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ. Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. Khuê, Lâu, Vị,
Mão, Tất, Chuỷ, Sâm. Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Chương, Dực, Chẩn. Quyển
Uranographie Chinoise cuả Gustave Schlegel, T. 1, từ tr. 583
đến tr. 595, có đề cập đến 28 con thú cuả Nhị Thập Bát Tú.
Nhìn vào đồ bản trên, sau chữ Giác chẳng
hạn, có viết tắt chữ M= Mộc. Các chữ viết tắt khác là K= Kim, T= Thổ, N=
Nhật, N= Nguyệt, H=Hoả, T=Thuỷ . Trông vào bảng trên, ta thấy bao giờ
các Sao Phòng, Hư Mão, Tinh cũng vào Chủ Nhật. Các ngày có sao: Giác,
Đẩu, Khuê, Tỉnh cũng là thứ 5 v.v..
Ở nơi con người, thì 2 mạch Nhâm, Đốc hợp
lại thành vòng Hoàng Đạo, và Nhị Thập Bát Tú cũng ở trên 2 mạch đó. Ở
nơi quyển Sao Kiểu Động Chương, quyển Hạ, trong 8a, có một
đồ hình vẽ con người với Nhị Thập Bát Tú rải rắc trên 2 mạch Nhâm, Đốc.
Ví dụ: Nơi Hội Âm là 2 sao Hư Nguy. nơi Vĩ Lư là sao Ngưu Đẩu. Nơi Giáp
Tích là Đê, Phòng, Tâm, nơi đỉnh đầu là Liễu, Tinh, Trương; nơi trán là
Tỉnh, Quỉ; nơi ngực là Chuỷ Sâm; nơi Tỳ là Vị, Mão, Tất; nơi Hạ Đơn Điền
là Khuê, Lâu v.v...
Đằng khác, trong con ngưới cũng có Ngũ
Nhạc:
-Nam Nhạc: Hành Sơn là Trán.
-Trung Nhạc: Tung Sơn là Mũi.
-Đông Nhạc: Thái Sơn là Má trái.
-Tây Nhạc: Hoa Sơn là Má phải.
-Bắc Nhạc: Hằng Sơn là Cằm.
Con người có Tứ Độc (Bốn sông ):
-Tai là Giang (sông Giang).
-Miệng là Hoài (sông Hoài).
-Mắt là Hà (sông Hà)
-Mũi là Tể. (sông Tể)
-Đốc Mạch được gọi là Hoàng Hà.
-Nhâm Mạch là Tào Khê.
Trong con người cũng không thiếu gì
biền: Khí Hải, Tuỷ Hải, Huyết Hải; suối: Dũng Tuyền; hang
động: Thiên Cốc, Cốc Thần, Tiến Cốc; ao: Ngọc trì, Thiên Trì;
giếng: Kiên Tỉnh; ngòi lạch: Hậu Khê, Thiếu Trạch, Thuỷ
Cấu; đống, gò: Thương Khưu, Lương Khưu v.v...
Quan niệm Tam Tài về con người.
Đạo Lão quan niệm con người có 3
phần chính: Đó là: TINH, KHÍ, THẦN.
Có khi TINH, KHÍ, THẦN còn được gọi bằnh
danh từ khác là: THÂN, TÂM, Ý.
Đạo Lão gọi THÂN, TÂM, Ý là TAM THỂ hay
TAM BẢO.
Tiên Học Từ Điển nơi câu THÂN, TÂM, Ý TAM
THỂ viết: Tinh thì sinh ở Thân, Khí thì tàng ở Tim, Thần thì ẩn trong Ý.
Thân mà bất động thời TINH hoá.
Tâm mà bất động thời KHÍ hoá.
Ý mà bất động thời THẦN hoá.
Não BỘ và Nê Hoàn.
Khảo về Đạo Lão, ta thấy các Đạo Gia rất
chú trọng đến óc não, đến Nê Hoàn.
Trong quyển Huỳnh Đình Kinh chú giải,
tôi đã bàn rất nhiều về Nê Hoàn Cung và Não Bộ. Hôm nay, tôi chỉ tóm lại
vắn tắt rằng:
Nê Hoàn chính là Thiên Tâm, nơi Thượng Đế
ngự trị trong con người. Đó chính là nơi mà con người có thể siêu thăng,
có thể hợp nhất với Thượng Đế.
Trong quyển Tham Đồng Khế phát huy,
Toàn Dương Tử, Duy Diễm, khi bình về câu: Chân nhân tiềm thâm
uyên, phù du thủ qui trung, đã viết:
“ Chân nhân là Chân Thần, Thâm Uyên là
Thái Uyên, là Nê Hoàn Cung.
Có điều đáng chú ý là các Đạo Gia Ấn Độ
cũng chủ trương y thức như vậy. Họ gọi Nê Hoàn Cung là Sahasrara Chakra
(Bông Hoa Sen nghìn cánh). Và cho rằng, nơi Liên Hoa Tâm đó, người Đạo
Sĩ có thể kết hợp với Thượng Đế.
Óc não cũng chiếm một địa vị rất quan
trọng trong Đạo Lão.
Các Đạo Gia thường nói: Hoàn tinh, bổ não.
Các Đạo Gia hiện đại, dựa vào khoa học
ngày nay mà suy thêm rằng: Gian Não (Diencéphale) nếu suy, thì con người
sẽ già đi. Cho nên tu luyện cốt là bồi bổ Gian Não, cho con người CẢI
LÃO HOÀN ĐỒNG.
Tiên học diệu tuyển, nơi
trang 197 viết:
“ Phép dưỡng sinh là tiềm thần nội thị,
cho khí ngũ tạng tụ về Đan Điền. Từ Đan Điền, khí được huấn tập, vào
trong giữa Não. Não được gọi là Côn Lôn, ở trên tượng Trời. Bổ Thiên tức
là Bổ Não, theo Huỳnh Đình Kinh. Cho nên
Huỳnh Đình Ngoại Cảnh viết: Tử dục bất tử tu Côn Lôn, chính
là vì vậy.
Tĩnh Trung Ngâm có câu: “Ngã
tu Côn Lôn đắc Chân quyết.”
Phục Mệnh Thiên có câu:
“Hồi hướng ngã gia viên lý,
Tài bồi nhất mẫu Thiên Điền.”
Dịch:
Nhà xưa, vườn cũ quay về,
Thiên Điền một mẫu, lo bề chăm nom...
Hoàn Nguyên Thiên có câu:
Ngộ Đạo hiển nhiên minh khuếch lạc,
Nhàn nhàn đoan toạ, vận Thiên Quan.
Dịch:
Ngộ Đạo dĩ nhiên tường đoan đích,
Thung dung ngồi thẳng vận Thiên Quan.
Ngày nay, thế giới có lập ra nhiều viện
nghiên cứu về Não Bộ. Liên Hiệp Quốc cũng có Tổ Chức Nghiên Cứu Não Bộ
Quốc Tế (International Brain Research Organisation, IBRO). Mong rằng các
tổ chức này sẽ phối hợp với các Đạo Gia, để chứng minh tầm quan trọng
của Gian Não (Diencéphale), của Nê Hoàn (troisième Ventricule), và của
các Xoang não (Ventricules)
Tam Đan ĐiỀn .
Đạo Lão chủ trương nơi con người có Tam
Đan Điền: Thượng Đan Điền, Trung Đan Điền, Hạ Đan Điền.
Thượng Đan Điền thì mọi người đều công
nhận là Nê Hoàn. Còn Trung Đan Điền và Hạ Đan Điền thì từ danh xưng, đến
vị trí đều thay đổi tuỳ theo các Đạo Sĩ.
Tầm quan trọng của Tam Đan Điền cũng vậy.
Người thì cho Thượng Đan Điền là Nhất, người thì cho Hạ Đan Điền là
Nhất.
Nơi đây ta sẽ bàn kỹ lại vị trí của Tam
Đan Điền.
Thượng Đan Điền hay Nê Hoàn Cung:
Là nơi Luyện Thần Hoàn Hư.
Tính Mệnh Khuê Chỉ viết:
Hồn Bách Linh ư Thiên Cốc,
Lý ngũ khí ư Nê Hoàn.
Còn có những câu thông thường như: Tam hoa
qui đỉnh, Ngũ khí triều nguyên tưởng đã đủ để nói lên tầm quan trọng vô
song của Nê Hoàn.
Trung Đan Điền.
a-Nơi khoảng giữa 2 huyệt Chiên Trung.
Tương ứng vơí Plexus cardiaque.
b-Ngay dưới tim.
c-Giáng cung. Sách Trúc Cơ Tham chủng,
nơi tr. 89 coi Giáng Cung là Chấn Thủy.
-Nơi Chấn Thủy ( ngang Huyệt Trung
Uyển), cũng còn gọi là Huỳnh Đình.
-Khoảng Tì (Tì Thổ trung ương chi vị)
-Giữa Tâm và Thận. Tức là cách Tim 3
tấc 6, cách Thận 3 tấc 6, còn Trung Đan Điền vuông vắn 1 tấc 2. Tổng
cộng là 8 tấc 4. Tương ứng với khoảng cách giữa Trời và Đất. Khoảng này
tương ứng vớí Plexus Solaire.
Hạ Đan Điền.
a-Nơi rốn.
b-Khoảng trống sau rốn và trước xương
sống.
c-Dưới rốn 1 tấc 3 phân.
d-Dươí rốn 1 tấc rưỡi (Theo Châm Cứu).
e-Dưới rốn 2 tấc 4 phân (Bão Phác Tử)
g-Dưới rốn 3 tấc (Huỳnh Đình Nội Cảnh
chương 3: Hoành Tân tam thốn Thần sở cư). Khoảng này tương ứng với
Plexus Hypogastrique)
Theo Khoa Học ngày nay, thì các Trung Đan
Điền, Hạ Đan Điền vì tương ứng vơí các Tùng Thần Kinh Tự Trị trong con
người, nên có thể được coi như là những bình tụ điện (Batteries). Nếu
nhờ vận khí, điều tức, mà biết tụ điện vào đó, rồi lại biết cách dẫn
điện, dùng điện từ đó mà ra, thì sẽ khoẻ mạnh, sẽ chữa được bệnh cho
người khác.
Hai mẠch Nhâm ĐỐc.
Đạo Lão chuyên chú vận khí.
Khi còn ở những giai đoạn thấp,
người tu đạo chỉ biết hít thở thông thường, vận khí hô hấp thông thường,
tụ khí vào Trung Đơn Điền, hay Hạ Đơn Điền. Lúc này, chỉ thở phàm khí
mà thôi, qua phổi.
Nhưng tới mức Thượng Thừa, phải biết vận
Chân Khí, hay Tiên Thiên Khí, qua hai mạch Nhâm Đốc. Khi đã biết vận
Chân Khí qua 2 mạch Nhâm Đốc, thì phàm tức nơi phổi dần dần đình lại.
Huỳnh Nguyên Kiết nói: Phàm tức đình, nhi Chân tức hiện.
Lúc ấy mới thật sự là Luyện Nội Đan.
Chính vì thế, mà hai mạch Nhâm Đốc được
gọi là: Tu đan đạo lộ -Chu Thiên -Đan trình -Trường thành-CHÂN TỨC
ĐẠO -Hà xa lộ -Vô tự kinh.
Mạch Đốc khởi từ huyệt Vĩ Lư, cuối
xương sống, ăn thông qua tủy xương sống và Nê Hoàn, Bá Hội, vòng qua
đỉng đầu và tận cùng nơi huyệt Ngân Giao (tức là nơi tiếp giáp phía
trong môi trên và lợi trên.)
Mạch Nhâm khởi từ huyệt Thừa
Tương, nơi chỗ lõm, phía môi dưới, chạy thẳng theo lằn giữa cổ, ngực,
bụng, và tận cùng ở huyệt Hội Âm (giũa cốc đạo và Âm hành).
Mạch Đốc vận Chân Khí lên Nê Hoàn.
Mạch Nhâm vận Chân Khí từ Nê Hoàn xuống Hạ
Đan Điền.
Mạch Đốc còn có những tên: Ngân Hà, Hoàng
Hà, Hoàng Đạo, Hắc Đạo, Dương Đạo, Khí Lộ, Khí quản, Thiên Kinh.
Mạch Nhâm còn có những tên: Thủy cấu, Xích
đạo, Thần Lộ, Hồng Khê, Tào Khê.
Hai mạch Nhâm Đốc như vậy không liền nhau:
Trên thì hở nơi mồm, dưới thì hở nơi Giang Môn, cốc đạo. Nên lúc vận
chân khí, phải đưa khoá lươĩ, nghĩa là đưa lưỡi lên cúa, gọi là Lập
Thượng Thước Kiều, và khép chặt Giang Môn, gọi là Bắc Hạ Thước Kiều.
Tiền Tam Quan, Hậu Tam Quan. Đó là
những quan ải đặt trên 2 mạch Nhâm, Đốc.
Tiền Tam Quan.
a. Thượng Quan: (nơi trán) Ấn Đường
-Mi Tâm-Thiên mục -Thiên môn -Thiên Đình -Sơn căn -Hồn môn -Khuyết đình
-Hoàng Khuyết -Thiên Thê -Kim Kiều-Thượng Thước Kiều.
b. Trung Quan: (nôi cồ họng, cuống
họng): Trùng Lâu -Trùng đường -Trùng Hoàn -Hầu Lùng -Quan Âm.
c. Hạ Quan: (nơi tim) Giáng Cung
-Tâm Điền -Tâm Cung-Giáng Thất -Chính Thất -Đan Điền-Xích Huyện -Linh
Đài -Linh Thủ -Linh Khuyết -Linh Sơn Tháp -Thủ quan -Huyền Hương -Thủ
Linh -Lư Gian -Ôn Khang.
Hậu Tam Quan.
a. Thượng Quan (nơi chỗ xương gồ
sau ót): Ngọc Chẩm-Tú Đài -Thiết Bích -Ngọc Kinh Sơn -Thiên Cốc Quan.
b. Trung Quan (Khoảng đốt xương
sống lưng, onzième dorsale): Giáp Tích -Song Quan -Tích Trung -Tích Du
-Thiên Địa Quan-Lộc Lô Quan -Thượng Thiên Thê.
c. Hạ Quan (cuối xương cụt) Vĩ lư
-Hàm Trì -Huyết Hải -Nhân Môn -Cấm Môn -Huyền Cốc -Trường Cốc -Trường
Cường -Âm Đoan -Hội Dương -Quỉ Lộ -Cốc Đạo -Phách hộ -Đào Khang -Quyết
Cốt -Tích Vĩ -Khí Khích -Quảng Hàn -Địa Dung -Địa Trục -Tam Xoá Khẩu
-Bình Dị Lộ -Sinh Tử Quan -Thái Huyền Quan -Hà Xa Lộ -Tào Khê Lộ -Triều
Thiên Đỉnh -Khí Hải Môn-Hạ Thước Kiều -Tàng Kim Đẩu -Tam xoá cốt -Cưủ
trùng Thiết Cổ -Tam túc Kim Thiền -Âm Dương Biến Hoá chi hương.
LỤc PhỦ, Ngũ TẠng.
Lục Phủ: Tam Tiêu (Thượng Tiêu,
Trung Tiêu, Hạ Tiêu), Vị, Đại Trường, Tiểu Trường, Đởm, Bàng Quang.)
Ngũ Tạng: Tâm (tàng Thần), Phế
(tàng Phách), Can (tàng Hồn), Tì (tàng Ý), Thận (tàng Trí).
Ngày nay, khi mà Khoa học đã thay Tim, cắt
Gan, cắt Phôỉ, cắt Thận, thì thuyết trên ắt là đứng không vững. Trong
quyển Huỳnh Đình Nội Cảnh bình giải của tôi, tôi đã chứng minh Thần,
Hồn, Phách, Ý, Chí đều ở trong đầu não con người.
Thập nhị Kinh Lạc.
Trong con người có 12 Kinh 6 kinh Âm, 6
kinh Dương, 6 Kinh Thủ, 6 kinh Túc.
Ba Kinh Dương:
-Thái Dương.
-Thiếu Dương.
-Dương Minh.
Ba Kinh Âm:
-Thiếu Âm.
-Quyết Âm.
-Thái Âm.
(Ba kinh Dương xếp theo thứ tự từ Mạnh
nhất đến Yếu nhất. Ba kinh Âm, xếp theo thứ tự từ Yếu nhất đến Mạnh
nhất. Ta thấy hai kinh Âm Dương biểu lý với nhau bao giờ cũng theo định
luật Dương Mạnh nhất đi vối Âm Yếu nhất, và ngược lại, còn Dương mạnh
vừa thì đi cặp với Âm mạnh vừa, theo như đồ biêủ trên. 12 Kinh có tên
như sau:
Âm |
|
Dương |
|
Thái Âm |
xxx |
Dương Minh |
o |
Quyết Âm |
xx |
Thiếu Dương |
oo |
Thiếu Âm |
x |
Thái Dương |
ooo |
Tên Kinh
|
Số Huyệt |
Thịnh |
Suy |
Thủ Thái Âm Phế kinh |
11 |
Dần |
Mão |
Thủ Dương Minh Đại Tràng Kinh. |
20 |
Mão |
Thìn |
Túc Dương Minh Vị Kinh |
45 |
Thìn |
Tị |
Túc Thái Âm Tì Kinh |
21 |
Tị |
Ngọ |
Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh |
09 |
Ngọ |
Mùi |
Thủ Thái Dương Tiêủ Trường Kinh |
19 |
Mùi |
Thân |
Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh |
67 |
Thân |
Dậu |
Túc Thiếu Âm Thận Kinh |
27 |
Dậu |
Tuất |
Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh |
09 |
Tuất |
Hợi |
Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh |
23 |
Hơị |
Tí |
Túc Thiếu Dương Đởm Kinh |
44 |
Tí |
Sửu |
Túc Quyết Âm Can Kinh |
14 |
Sửu |
Dần |
(Châm bổ Kinh, vào giờ Kinh thịnh,
châm tả Kinh vào giờ Kinh suy. Muốn nhớ thứ tự 12 kinh, học thuộc lòng
mấy câu sau: Phế, Đại, Vị, Tì, Tâm, Tiểu, Bàng, Thận, Bào, Tiêu, Đởm,
Can.)
Muốn biết đường Kinh chạy ra sao, từ đâu
đến đâu, ta có đồ bản sau:
KỲ Kinh Bát MẠch:
Kỳ Kinh bát mạch là Nhâm, Đốc,
Dương Duy, Âm Duy, Dương Kiều, Âm Kiều, Xung mạch, Đới mạch.
Đạo Lão chỉ đề cập đến mạch Âm Kiều, và
chỉ dùng Huyệt Hội Âm. Hai mạch Nhâm Đốc lại trở nên quan trọng vô cùng.
Còn các mạch khác như Xung, Đới ít khi đề cập tới. Châm cứu mới chỉ vẽ
tường tận Kỳ Kinh Bát Mạch.
Ít nhiều ngữ vựng Cơ Thể Học nên biết:
-Huyền ưng huyệt = Huyệt nước bọt
nơi cổ họng.
-Thập nhị trùng lâu (hầu lùng) = Cuống
họng, vừa thực quản, vừa khí quản.
-Ngọc Trì = Mồm.
-Ngọc Dịch, Lễ Tuyền, Ngọc Tân, Ngọc
Tuyền, Đề Hồ, Tiên Tửu, Cam lộ, Kim Lễ= Nước bọt.
-Lưỡng mi gian = Khoảng giữa 2 làm mi.
-Sơn căn = Khoảng giữa 2 khoé mắt.
Bị Chú: Huỳnh Đình Kinh cho rằng đầu não,
tạng phủ con người đều có thần ngự trị, cai quản. Đó cũng là một quan
niệm đặc biệt cuả Đạo Lão.
Chương này dĩ nhiên không thể bàn thật kỹ
lưỡng về Thân Học. Vả như ta đã thấy: Thân đây chỉ là Cơ Thể, chỉ mơí là
ảo thân, là Căn Nhà. Còn Chân Nhân ngôi nhà mới là Chủ Nhân Ông. Học về
xác thân, về căn nhà bên ngoài cốt là giúp cho ta tìm cho ra Chủ Nhân
Ông.
Vậy có thơ rằng:
Tinh tinh nhất cá Chủ Nhân Ông,
Tịch nhiên bất động tại Linh Cung.
Đãn đắc thử trung vô quái ngại,
Thiên nhiên Bản Thể tự Hư Không.
Dịch:
Tỉnh tao một vị Chủ Nhân Ông,
Thanh Tĩnh Vô Vi tại Linh Cung.
Linh Cung thanh thản không vướng mắc,
Thiên Nhiên Bản Thể lộ chân dung.
Lại có thơ rằng:
Ngũ uẩn sơn đầu, nhất đoạn không,
Đồng môn xuất nhập, bất tương phùng.
Vô lượng kiếp lai, nhẫm ốc trú,
Đáo đầu bất thức Chủ Nhân Ông.
Dịch:
Đầu non ngũ uẩn 1 vừng không,
Vào ra cùng cửa, chẳng tương phùng,
Từ vô lượng kiếp, thuê nhà ở,
Mà nào, có biết Chủ Nhân Ông...
Chủ Nhân Ông là ai? Làm sao tìm ra được
Chủ Nhân Ông? Những vấn đề đó, sẽ bàn nơi chương: Nhân sinh phát diệu,
phía sau.
CHÚ THÍCH
Huỳnh Đình nội cảnh, Tử Hà chú, tr. 2b.
Lưu Nhất Minh, Ngộ Đạo Lục, tr. 27.
Ma Y Thần Tướng , đồ hình nơi trang 3.
Tham Đồng Khế phát huy, Du diễm, q. trung, tr. 8b.
Swami Vivekananda, The Complete Illustrated Book of Yoiga,
Pocket Book, Simon and Shuster, dep. 5-54, 630 Fifth Avenue, New
York 10020, Lulian Press edition, May 1960, pp. 249, 266, 325,
337-332, 408.
養
生
之
法
潛
神
內
視,
則
五
藏
之
氣,
聚
於
丹
田,
自
丹
田
薰
蒸,
達
於
腦
中。
腦
謂
崑
崙,
居
上
象
天,
補
天
即
黃
庭
經
之
補
腦。
所
謂
﹕
子
欲
不
死
修
崑
崙,
是
也。
Tiên học Diệu Tuyển, Lý Lạc Cầu
biên, tr. 197.
Du Diễm, Chu Dịch Tham Đồng Khế phát huy, q. trung, tr. 18.
Nê hoàn: Nê thuộc Mậu Kỷ Thổ; Hoàn thị cửu tự gia nhất điểm.
Cửu số Tiên Thiên thuộc Ly, hựu vi Dương Kim chi số. Nhất giả Tiên
Thiên thuộc Khảm, hựu vi Chân Nhất chi Khí. Phi Cữu, phi Nhất thật
chỉ Khảm Ly chi quan khiếu hợp thành thử Nê Hoàn dã.
Tu Chân Bất Tử Phương
tr. 155.
... Tiên Thiên địa sinh, vị Nê Hoàn
nhất huyệt, nãi nhất thân vạn khiếu chi Tổ Khiếu. Thử khiếu khai,
tắc vạn khiếu tề khai dã. Nguy nguy cao tôn, vị Nê Hoàn Cung , tại
Côn Lôn Phong đỉnh, nãi Nguyên Thần sở cư chi vị, thượng ứng Huyền
Đô. Thị vạn thần hội tập chi hương dã.
Tham Đồng Khế phát huy,
q. thượng, tr. 14b, 15a.
Huỳnh Đình Kinh, Nguyễn Văn Thọ chú, nơi Chương 3,
Chương 4 phần Khảo Luận và Chương 7 phần Bình Dịch.
Prana can be stored up in the body, especially, in the solar
plexus, as in a storage battery.
Swami Vivekananda, The Complete
Illustrated Book of Yoga, p. 241.
...When one inhales, he is taking the
prana, and storing in various nerve centers, especially in the
solar plexus.
Như trên. p. 246.
...During pranayama exercises (yogic
breathing exercises), prana vayu is generated by the intaking
of breath, and apana vayu is generated by the exhaling
process. The prana vayu is the efferent impulse that moves
away from the brain and nerve centers.
During retention time (retention of
breath) in pranayama, the Yogi unites these prana vayu and apana
vayu (afferent and efferent nerve impulses) at the Muladhara Chakra
(pelvic plexus). When the two impulses are united at this basic
center (pelvic plexus), then this center will act like a dynamo,
sending tremendous amount of pranic energy to stimulate the
coiled power Kundalini, lying dormant in this center.
Như trên. p. 252.
此
即
凡
息
停
而
真
息
現。
Huỳnh Nguyên Kiết, Lạc Dục Đường
ngữ lục, tr. 84.
Xem thêm:
-必
要 呼 吸 息 斷, 元息 始 行。 Như trên. tr. 34.
-息
凡 氣 而 見 胎 息。 Như trên. tr. 40.
-一 朝 凡 息 已 停, 真息 自 露。Như trên. tr. 43.
-人
心 不 死, 道 心 不生, 凡 息 不 停 , 胎 息 不 動 。 Như trên.
tr. 140 v.v...
Xem thêm: Huỳnh Đình Nội Cảnh,
Nguyễn Văn Thọ bình giảng, chương 20, chương Chân khí.
Tiên Học Từ Điển , tr. 2, 3
Nhân thân nhất tiểu Thiên Địa. Nguyên thủ tượng thiên, nãi Dương
Thần sở thê. Nê Hoàn Cưủ Cung, Chư Thiên Đế Quân, sở đô chi cảnh.
Đơn tượng dĩ Thủ vi Kiền, vi Đỉnh...Cưủ chuyển đơn thành, Dương Thần
phá Đỉnh nhi xuất. Tức vi Thiên Tiên.
Địa Lý hợp bích trang
167.
Nhân bản Nguyên Dương, tàng Thần Nê
Hoàn. Nê Hoàn Cửu Cung, Thiên Đế trạch yên. Vi Kiền vi Đỉnh, luyện
tất thành tiên.
Địa Lý hợp bích trang
166.
Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh, tr. 4b.
» Chương
1
2 3
4 5
6 7
8 9
10 11
12 13
14 15
16 17
18
19 20
21 22
23 24
25 26
27 28
29 30
31
32
»
mục lục |
chương trước |
chương kế
|