TINH HOA CÁC ĐẠO GIÁO

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


» Chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

 

»  mục lục   |   chương trước    |    chương kế    

 

CHƯƠNG XXX.

TINH HOA HỒI GIÁO.

 

Hồi Giáo hay đạo Mahomed (Islam, Mohammeda-nism), là do Giáo Chủ Mohammed thừa lệnh đức Allah, sáng lập ra.

Hồi Giáo là một tôn giáo lớn trong thiên hạ. Theo một thống kê vào năm 1990, thì số giáo dân Hồi nay là:

Phi Châu: 263.132.000.

Á Châu: 608.500.000.

Âu Châu: 46.460.000.

Nam Mỹ: 1.200.000.

Bắc Mỹ: 5.200.000.

Úc Châu: 99.500.

Toàn cầu: 924. 611.500. [1]

Ngang ngửa với Công Giáo La Mã: 971. 702.000.

Mohammed (Muhammad, Mahomed) sinh năm 571 công nguyên, mất năm 632. Lập đạo năm 622 tại Medina và Mecca, trong xứ Saudi Arabia. Đạo Hồi tiến rất mau. Chỉ một thế kỷ sau, mà Hồi giáo đã từ Arabie, tiến tới Tây Ban Nha, và biên giới Ấn Độ.

Hồi giáo là Đạo Độc Thần. Sourate 112, kinh Koran tuyên bố: Hãy nói: Chúa là Chúa một, là Chúa đời đời, không sinh ra ai, và cũng chẳng ai sinh ra mình, không ai bằng Ngài.

Mohammed cho rằng câu trên đã bằng một phần ba kinh Koran.[2]

Tôn ChỈ ĐẠo.

Những người theo Hồi Giáo tuyệt đối phục tòng Allah.

*Họ giữ Giáo Điều (Iman).

* Ăn ngay, ở lành (Ihsan.-Right Conduct).

* Giữ giáo luật (�ibadad).

Giáo Điều quan trọng nhất là câu: Không ai bằng Allah. (la ilaha illa Allah). Allah có 99 tên.

Ăn ngay ở lành:

Phải đối xử huynh đệ với nhau, phải trọng nữ quyền, không rượu chè, cờ bạc, thương xót người cô quả, không hiếp đáp họ, thương xót kẻ già yếu, người bần cùng, nghèo khổ v.v...[3]

Giáo Luật.

Giáo Luật Hồi Giáo có 5 điều gọi là 5 cột trụ (“Five Pillars”= Al-arkan).

1. Nhắc lại đức Tin (Shahada):

La ilaha illa Allah; Muhammad rasul Allah: Không có Chúa nào ngoài Allah; Mahommed là tiên tri của Allah.

2. Kinh (Salad).

Ngượi khen Chúa muôn loài,

Đấng lân tuất, nhân từ.

Đấng phán xét thiên hạ.

Chúng con chỉ thờ Ngài,

Chỉ xin Ngài giúp đỡ.

Xin dẫn chúng con trên đường ngay,

Đường của những người Ngài chúc phúc,

Không phải đường của những người ngài giận ghét.

Không phải đường của kẻ lầm sai. (Koran Sura I)

Một ngày 5 lần phải đọc kinh như vậy: Sáng sớm, trưa, giữa chiều, lúc mặt trời lặn, lúc chập tối.

Đi đâu giáo hữu cũng phải đem theo thảm để trải đọc kinh. Trước khi đọc kinh, phải rửa chân tay, mặt mũi. Ở sa mạc, thì rửa bằng cát. Đọc kinh, phải lạy về hướng Mecca.

Nam giáo hữu, mỗi thứ Sáu, vào buổi trưa hay tối, phải đọc kinh chung tại đền thờ, do một Imam hướng dẫn.

Sau buổi kinh, Imam có thể giảng giáo lý.

3. Bố thí. (Zakat).

Bố thí là làm phúc cho người nghèo khó. Bố thí là tuỳ hỉ, không còn được coi là một loại thuế.

4. Ăn chay trong tháng Ramadan.

Trừ người dau ốm còn ai cũng phải ăn chay trong tháng Ramadan (tháng 9, theo lịch Hồi giáo) từ bình minh đến mặt trời lặn, không được làm tình, không được ăn hay uống bất cứ vật gì.

5. Hành Hương. (Hajj)

Ai cũng nên hành hương Mecca, trong cuộc đời mình, nhất là vào tháng Dhu-Al-Hijja (Tháng 12, Hồi Giáo), để cùng mọi người đi quanh đá Ka’ba.

Quang Cảnh Hajj

Hồi giáo chủ trương độc thần. Allah tạo nên vũ trụ. Dưới Allah còn các thiên thần như Gabriel, Michael, Raphael, và Uriel, và các tiên tri như Adam, Noah, Abraham, Moise, Jesus và Mohammed. Mohammed là tiên tri lớn nhất. Hồi giáo tin có ngày phán xét chung, tin thiên đàng, địa ngục. Koran là Thánh Thư cao siêu nhất. Ngoài Koran, còn có phần truyền khẩu, gọi là Hadith. Hồi giáo cấm ăn thịt heo. Hồi giáo cho phép giáo hữu lấy bốn vợ. Mohammed có 11 bà vợ.

Hồi giáo muốn điều hoà cách giao tiếp giữa Trời, Người và giữa con người với con người. Luật Hồi Giáo Shari’ah bao quát gia đình, thương mại, hình án v.v...

Hồi giáo sau trước là bất biến. Trước sau như một.[4]

Các Giáo Phái.

Mohammed xưa tiên đoán sau sẽ có 72 giáo phái. Nhưng giáo phái chính không nhiều. Ta thấy có:

1. Giáo phái Kharijites.

2. Giáo phái Mu’tazilites (Mo’tazilites.)

3. Murijites.

4. Chiites ( Shiites, sau chia thành Imamis, Ismaéliens, Zaidis, Twelvers v.v...).

5. Sunnis (Sunnites.)

6. Soufism (Sufism cũng nằm trong Shiites).

Khi Mohammed mất năm 832, thì Abu Bekhr (d. 633), Omar (634-644) Othman ( 644-656) và

1. Ali (d. 661) lên thay.

Sau đó là:

2. Al-Hasan (d. 669)

3. Al-Husain (d. 680)

4. Alizain-Al-’Abidin (d. 712): Zaidites Zaid

5. Muhammad Al Baqir (d. 731)

6. Jafar Al Sadiq (d. 765):  Ismailites Ismail (d. 760)

7. Musa Al Kazim (d.797)

8. Ali Al-Rida (d. 818)

9. Muhammad Al -Jawad (d. 835)

10. Ali Al-Hadi (d.868)

11.Al-Hasan Al-’Askari (d. 874)

12. Muhammad Al-Muntazar. (d. 878) [5]

Các giáo phái nói trên thường tranh cãi xem ai là người chính thức thừa kế Mohammed.

Phái Sunnites công nhận Abu Bekhr, Omar Othman và Ali. Phái Shiites nhận con cháu Ali là những người thừa kế chính thức. Còn gíao phái Zaidites chỉ nhận Zaid là giáo chủ thứ 5, chứ không phải là Muhammad al-Baqir. Còn phái Ismaelites nhận Ismail là giáo chủ thứ 6 thay vì Jafar Al-Sadiq. Trên đây là danh sách 12 giáo chủ mà nhóm Shi’ites công nhận. Những chi tiết này không liên quan gì đến ta.

Duy giáo phái Sufi là một giáo phái có tư tưởng phóng khóang nhất, có nhiều danh nhân nhất, cởi mở nhất, nên ta sẽ đặc biệt nghiên cứu.

Sufism (phái BẠch Y).

Hồi giáo như Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo là Đạo Độc Thần tin rằng không ai bằng Thượng đế, Thượng đế ở ngoài muôn vật.

Sufism, ngược lại, tin như các Mật Tông, Mật Giáo rằng Thượng đế ở sẵn trong lòng muôn vật, là tinh hoa muôn vật và con người lúc chung cuộc có thể sống phối kết với Thượng đế. [6]

Ba đạo giáo trên (Hồi giáo, Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo) tin vào thuyết Tạo dựng, cho rằng Chúa tạo dựng nên Trời đất bởi không.

Còn Sufism tin rằng Chúa tạo nên Trời Đất bằng chính bản thể mình. Sufism tin vào Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể.[7]

Ngày nay, thế giới bắt đầu chuyển hướng và tin rằng Thượng Đế là Bản Thể con người, không coi Thiên Chúa là một nhân vật tách rời khỏi vũ trụ nữa. [8]

Những người chủ xướng học thuyết này là Giám Mục ở Woolwich, John A. T. Robinson, tác giả quyển Honest to God, và nhà thần học Tillich. Đó là một chuyển hướng đạo giáo vô cùng quan trọng.[9]

Sufism là gì?

Sufism là mặt trong của Hồi giáo. “Sufism là dòng nước ngầm, chảy qua mọi tôn giáo. Đó là sự hiểu biết về Nhất thể -muốn gọi Nhất thể đó là gì cũng được: Đó là Sự Khôn Ngoan, là Ánh Sáng, là Tình Yêu, hay là Hư Vô.”[10]

Phái Bạch Y chống đối lễ nghi, hình thức bên ngoài, chống lại sự sa đoạ, thối nát của xã hội bệnh hoạn và vật chất bên ngoài. Bạch y đối đầu với sự cao ngạo, tàn nhẫn, mị dân, hình hạc, bất nhân. Môn phái Bạch Y muốn con người sống đời sống tinh thần ngây thơ, thuần khiết, sung sướng, hoà hài của buổi ban sơ. Phái Bạch Y muốn con người mở mắt ra và nhận thấy rằng ích kỷ, kiêu căng, tham lam, tranh chấp là điên cuồng. [11]

Có người cho rằng Bạch Y là đề cao nhân phẩm, là khoan dung, là hoà hợp, là chống giáo điều, là tính yêu nhân loại, là huynh đệ tinh thần.

Có người lại cho rằng Bạch Y là những người mơ mộng, chống đối, mua việc, thích rây vào chuyện Giáo Hội, và chuyện chính trị. [12]

Bạch Y tự hỏi là mục đích giáo hội là hợp nhất, là làm cho mọi dân tộc và mọi người thương yêu nhau, coi nhau như anh em hay là chia rẽ, là hành hạ, là đổ máu kẻ vô tội trong những trận chiến vô ích, và phạm nhiều tội ác nhân danh Allah? [13]

Bạch Y dạy phải đi vào tâm mà tìm Đạo, tìm Trời. [14]

Phái Bạch Y tin rằng Chúa ở mọi nơi, và lúc nào cũng sống kết hợp với Đạo, với Trời. Họ hoà hợp Trời, Người và lấp hố sâu giữa Trời Người. Bao giờ họ cũng tuyên xưng là chính thống Hồi Giáo, nhưng thực ra họ phá bỏ nền tảng Hồi Giáo. Họ khinh thường luật lệ, lễ nghi hình thức, và sự giả hình của hàng giáo phẩm. Họ chỉ tin vào sự giác ngộ.

Hàng Giáo Phẩm Hồi giáo coi họ là những tấm gương xấu, phá hại dân tộc, luật pháp, xã hội.

Nhưng môn phái này đã đem lại cho Ba tư một nền văn chương và một chủ thuyết Đại Đồng và Tình Yêu, và đã đóng góp nhiều cho Ba Tư.[15]

Bạch Y dạy chúng ta phải tìm hiểu mình, vì biết mình là biết Chúa. [16]

Baba Kuhi ở Shira (chết 1050) có bài thơ mà tôi phỏng dịch như sau:

Ở ngoài chợ, ở trong dòng,

Ở đâu cùng thấy thuần ròng Chúa thôi.

Xuống khe, lên núi, lên đồi,

Ở đâu cũng thấy Chúa tôi tràn đầy.

Giàu sang, nghèo khó tuy thay,

Bao giờ cũng thấy Chúa ngay bên mình.

Dù khi tĩnh tọa, cầu kinh,

Ăn chay, giữ giới, thấy mình Chúa thôi.

Bất kỳ hay dở trên đời,

Truy nguyên vẫn thấy Chúa tôi rành rành.

Mở to đôi mắt nhìn quanh,

Trông gì cũng thấy hóa thành Chúa thôi!

Nến tôi thắp cháy lửa Ngài,

Hào quang vừa tỏa, Chúa tôi hiện hình,

Mượn đôi mắt Chúa nhìn quanh,

Bỏ đôi mắt tục, vẫn rành Chúa thôi.

Giã từ hiện tượng hình hài,

Lạ sao vẫn thấy Chúa tôi như thường.

Tưởng mình tan biến, hư vương,

Nào hay mình vẫn miên trường, vô biên.[17]

 Rumi, một thánh nhân Hồi giáo khác, cũng dứt khoát cho rằng chỉ có thể tìm thấy Chúa trong tâm hồn con người mà thôi. Ông có thơ sau:

Tôi lục lạo khắp cùng Thiên Chúa Giáo,

Thánh giá nhìn lên, tôi thấy nó trống không!

Tăm tích Ngài, sao tôi thấy vẫn mịt mùng!

Tôi lang thang trong chùa chiền, miếu mạo,

Ngài ở đâu, sao chẳng thấy hình dung?

Đá Kaaba, tôi quanh quất, ruổi rong,

Đô hội ấy, mà sao Ngài vắng bóng!

Tâm hồn tôi, tôi nhìn tận bên trong,

Ôi lạ thay, kìa sao Ngài ở đó!

Thần trí tôi bỗng mãnh liệt động rung,

Rũ sạch hết bụi trần gây chia rẽ... [18]

Môn phái Bạch Y (Mật Tông Hồi giáo) ra đời vào khoảng thế kỷ 2. Dạy con người có thể kết hợp với Trời qua những giai đoạn như thống hối, hãm mình, bỏ mình, sống nghèo khó, nhẫn nhục, tin tưởng v. v...

Họ tin rằng con người có thể tiến tới thần minh, tu luyện thành thần minh và sống kết hợp với Đấng Tối Cao, sống hòa mình với Đại Thể vũ trụ. Quan niệm này cũng tương đương như quan niệm nhập Niết Bàn của Phật Giáo, hay hòa mình với Brahman của Ấn Giáo. [19]

Môn phái này cũng chủ trương thuyết : Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể. Có người cho rằng tư tưởng trên có thể thấy trong vài đoạn thánh kinh Coran của Hồi Giáo, nhưng thực ra đã vay mượn ở những trào lưu ngoài đạo Hồi như Huyền Học Thiên Chúa Giáo (Catholic Mysticism), môn phái Tân Bá Lạp đồ (Néo-Platonism), Denys l'Aréopagite, môn phái Viên Giác (Gnosticism), môn phái Mandeism, Manicheism v.v...

Trong quyển Histoire du Caodaisme của Gabriel Gobron có toát lược tư tưởng môn phái này như sau: ông Ben Aliona vị giáo chủ gần ta nhất (ông chết năm 1934) chủ trương phối hợp đạo Maisen, Bái Hỏa, Công Giáo, Hồi giáo. Ông dạy như sau:

Thượng đế là duy nhất. Vũ trụ này là những bức màn che thế giới vô cùng.

Vũ trụ này được phóng phát ra từ Thượng đế. Chỉ những tâm hồn đặc biệt mới hiểu điều sâu nhiệm (bathen) ẩn áo này (sirr), chứ không phải là thế giới này được tạo dựng nên, như người tầm thường (foqara) đã tưởng. Và như vậy, Thượng đế đã ở trong ta (ai biết mình, sẽ biết Chúa, ai chịu tìm hiểu mình, sẽ tiến gần Chúa. Phải được giác ngộ (icrhraq) như mọi danh nhân Hồi Giáo đã chủ xướng.

Phái Sufism cho rằng: Dẫu bao nhiêu tiên tri cũng chỉ là một người. Họ đều là những tàn lửa do một ngọn lửa. [20]

Gobron nhận định thêm: Khi tiến tới một trình độ tâm linh cao siêu, các bậc đạo cao đức cả vượt lên trên những người thường, và coi nhau như là những người bạn của Thiên Chúa. Họ thành khẩn kết bạn với nhau. [21]

Môn phái này muốn mọi người thương yêu nhau thật sự như sách Zohar của Do Thái hay sách Ennéades của Plotinus đã dạy.

Và đây là lời lẽ toát lược sự hóa kiếp của con người, thành bản thể Trời:

Trò tới nhà thày, gõ cửa. Không ai trả lời.

Trò gõ lại.

Trong hỏi: Ai đó? Tôi đây.

Không ai trả lời. Cửa không mở.

Lát sau, trò gọi lại.

Trong hỏi: Ai đó? Ông đây.

Và lần này cửa mở. [22]

Như vậy, khi tính người tan biến, còn nguyên có tính Trời, thì Thánh Hiền Hồi giáo gọi là fana, khi tâm hồn sống động bởi Chúa, hay nói cách khác, khi Chúa hoạt động trong tâm hồn, thì họ gọi là trạng thái Baqa. Như vậy Phối Thiên là rũ bỏ Nhân Tính, phục hồi Thiên Tính.

Giai đoạn biến hoá cuối cùng của con người là biến thành Trời như Mansur Hallaj nói:

Ta cùng với đấng ta yêu,

Hai đằng là một, khôn chiều qua phân.

Một thân mà có hai thần,

Thấy ta, thấy Chúa cũng ngần ấy thôi.[23]

Bayazid of Bistam (d. 875) nói: “Dưới lớp áo của tôi, không có gì ngoài Chúa.” [24]

Tóm lại, Bạch Y không tìm kiếm gì ngoài Thượng Đế. “Tất cả nói năng, xôn xao, hình thức, lễ nghi, tập tục, ước mơ đều là những gì ngoài Chúa, hãy vén bức màn nhị nguyên đó lên, bạn sẽ thấy còn thuần vui vẻ, tĩnh lãng, đẹp đẽ, yên nghỉ. Khi bạn đã kết hợp với đấng mình yêu, thì không còn gì là cấm kỵ, nên không nữa. [25]

Xuất xứ Bạch Y.

Bạch Y cho rằng mình xuất xứ từ Kinh Koran. Nhưng thực ra không phải. Trong Koran có rất ít câu nói Trời chẳng xa người. Hoạ chăng chỉ có câu này: “Thực ra, ta đã tạo nên con người. Ta biết hồn nó than van cái gì. Ta gần nó hơn tĩnh mạch cổ của nó.[26]

Thực ra Thánh Hiền phái Bạch Y, có thể đã vay mượn những tư tưởng trên trong các sách viết về Đạo Huyền Đồng (Mysticism) du nhập vào Ba Tư, như sách Enneads của Plotinus, như sách Niomachus của Pythagoras, như sách Poimandres của Hermes v.v... [27] Cũng có thể là chính các Ngài đã sáng tạo nên những tư tưởng đó

Ít nhiều thánh hiền phái Bạch Y.

Bạch Y có nhiều thánh hiền. Ta kể ít nhiều vị:

-Shabastari.

-Dhul Nun.

-Bayazid of Bistam (d. 875) thường xưng mình là Thượng đế.

-Baba Kuhi of Shiraz (d. A.D. 1050).

-Hussein Ibn Mansur Hallaj (d. 922), bị xử tử trên thập giá, vì dám xưng mình là Thượng Đế.

-Jalal-ud-din Rumi (d. 1273)

-Ibn-i-Yamin.

-Ibni Arabi (born in Spain in A.D. 1165)

-Al-Ghazzali (1059-1111), nhà thần học nổi tiếng của Hồi giáo. [28]

Tổng luận về Bạch Y.

Bạch Y là một giáo phái hết sức đẹp đẽ. Nó không phân màu da, sắc áo, chủng tộc, biên cương, bờ cõi. Nó không câu nệ lễ nghi, hình thức bên ngoài. [29]

Khảo về Hồi Giáo, tôi thấy không có gì hấp dẫn, nhưng suy tư về Bạch Y, tôi thấy vô cùng sâu sắc. Bạch Y cũng như phần Vô Vi, Hồi Giáo cũng như phần Phổ Độ trong Cao Đài. Sách về Bạch Y nay bán đầy dẫy bên Hoa Kỳ. Mong quí vị nên tìm đọc.


 

CHÚ THÍCH

[1] Britannica Book of the Year, 1990.

[2] Dictionnaire des Religions, Royston Pike, Presses Universitaires de France, 108, Boulevard Saint Germain, Paris, 1954, p. 165.

[3] Man’s Religions, John B. Noss, The MacMillan Company, London, 1963, p. 531.

-A.J. Arberry, The Koran Interpreted. 2 vol. Georges Allen & Unwin Ltd., London, 1955. Cop. Georges Allen & Unwin, London, 1955.

Vol. II, p.344; II, 244; II, 326; II, 388; II, 329; II, 308; I, 319; I, 302; I, 112; I, 117; I,103;II, 245; I, 153; I, 159; I, 161; II, 237; I, 158; I, 194; I, 302; II, 129; II, 155; II, 152; I, 209; II, 209; II, 254 f; I, 270; I, 50 f; I, 304 f; I, 303; I, 100 f; II, 50; I, 60; I, 51 f; I, 127; I, 142; I, 29; II, 31.

[4] There is no modern or ancient Islam, no Oriental or Western Islam -That Islam today is the same Islam as when it was born 14 centuries ago.

Miami-Dade Community College, Student’s guide to The Long Search, A Study of Religion, p. 215.

[5] John B. Noss, Man ‘s Religions, p. 551.

[6] It is interesting then, that the Eastern and Western concepts of God and especially of means of attaining valid information from and about him correspond to the milieu of the arena of greatest freedom. In the West, God is outside man in principle, and communicates by words as do free adult men. In the East he is an interior state which one has once had, and which is one’s true being, but which one has lost and can recover only by going into the depths of the self. Robert S. Ellwood, Jr, Religious and Spiritual Groups in Modern America, p. 87.

[7] The Idea of continuous emanations in constrast to the unique divine act of creation was considered by both Muslim and Christian Mystics, to be incompatible with the Biblico-Koranic idea of a creatio ex nihilo.

Annemaire Schimmel, Mystical Dimensions of Islam, The University of North Carolina Press, Chapel Hill, 1975, p. 4.

[8]          Come you lost atoms, to your Center draw

And be the Eternal Mirror that you saw:

Rays that have wander’d into Darkness wide,

Return and back into your sun subside.

Farid Al-Din ‘Attar Mantiq al-Tayr.’

SUFI , Expression of the mystic quest , Laleh Bakhtiar, p. 10.

Sufi chủ trương Vạn Vật Nhất Thể. Và Vạn thù qui nhất thể. Chủ trương Vạn Hữu là do một bản thể, phóng phát, tán phân ra.

The goal of Sufism is to gather all multiplicity into Unity, with the totality of one ‘s being. Như trên. 10.

[9] God, Tillich was saying, is not a projection out there’ , an Other beyond the Skies, of whose existence we have to convince ourselves, but the Ground of our very being.

Honest to God, John A. T. Robinson, Bishop of Woolwich, The Westminster Press, Philadelphia, 1963, p. 22.

[10] Such is a case with Sufism, the generally accepted name for Islamic mysticism... Mysticism has been called “the great spiritual current which goes through all religions.” In the widest sense it may be defined as the consciousness of the One Reality -Be it called Wisdom, Light, Love or Nothing.

Annemaire Schimmel, The University of North Carolina Press, Chapel Hill, 1975, Mystical Dimensions of Islam, p. 4.

[11] Their movement, originating as a protest against the formalism of orthodoxy in Islam, gradually developed into a rebellion against the decadence, corruption and tyranny of a sick, material society. Sufism was the antithesis of arrogance, intolerance, demagogism, hypocrisy and inhumanity. The Sufi’s purpose was to create a renaissance of man’s spirit through which he might live a simple, innocent. and harmonious life. They hope to open men’s eyes, that they might see that egoism and greed, pride, and strife are folly, that the universe is spiritual, and that men are the sons of God.

Martin Lings, What is Sufism, p. 27-28.

[12] To some, it connotes humanitarism, tolerance, harmony, defiance to the chuch and its rituals, love of mankind, and the attempt to achieve spiritual fellowship. To a few, Sufis are dreamers, rebels, and meddlers who interfere with the serious rituals of the church and the business of the state.

Như trên. p. 28.

[13] The questions they repeatedly asked were: ....”Isn’t the purpose of religion to unite, to comfort, to improve, and to bring all races and peoples of the world together in love and brotherhood, or is it to divide, to tyrannize, to shed blood of the innocent in futile wars, to mesmerize, to commit all kinds of crime in the name of Allah and to exploit our fellowmen?

Như trên. p. 29.

[14] One of the most persistent doctrine of Sufism is inwardness. They despite outward piety and shallow religious rituals.”Direct thyself to the inward and thou shalt see thy God.”

Như trên. p. 31.

[15] The Sufis wore coarse woolen robes and lived as hermits in isolated places away from people and believed in salvation through poverty (Fagr), meditation (Fihr), fortitude (Sabr), renunciation (Zuhd), good works, and service to the community. Recognizing that God’s presence was felt everywhere in creation, they became increasingly mystical, pantheistic and ascetic.

For Rabia, one of the founders of Sufism, who died at Jerusalem in A.D. 757, love and its the unquenchable flames were the torch which kindled the world of Sufism. It was she who laid the foundation of its mystical ideas. She as succeded by Adu Hasham (d. A.D. 770), who established the first convent (Khaneqah) for the Sufis at Ramaled in Palestine. Soon the movement spread to Persia. “Hand in hand with the Persian revival under the Abbaside Caliphs, the Soufis developed a new current of ideas. Speculations take a bolder flight, and essay to reconcile the creature with his creator, to bridge the chasm between the finite and infinite.

Then followed thev doctrine of ectasies, mystical stages, unification and pantheism. Though the Sufid always confessed outward connection with orthodox Islam, nonetheless they would efficially undermined its foundation. They attacked the religious institutions by claiming that religion exists only to keep mankind in order and to make all men merit the grace and love of God by their service and virtues. Every religious institutions which does not tend toward these goals is not divine but profane and dangerous. Scorning the barren desert of legalistic tradition, meaningless rituals, and the hypocrisy of the clergy, admitting no guidance but the pole star of illumination, they press the Islamic establishment to the very brink of madness. The Muslim leaders considered Sufism as a grave scandal, demoralizing the national character, undermining law and order, and subverting tradidional society. Yet the Sufis produced a literature and a doctrine of universalism and love which is considered the noblest heritage and the great contribution of Persia to world civilization.

Sufism, Message of Brotherhood, Harmony, and Hope, Nasrollah S. Fatemi, Faramarz S. Fatemi, Fariborz S. Fatemi, South Brunswich and New York, A. S. Barnes and Company, 1911, p. 33.

[16] Sufism is knowledge of oneself to Marafat (gnosis) or knowledge of God. Man’s whole life is dominated by two realities:” Thou”and “I”, the lover and the beloved, God and man...

Know thyself, for knowing true thine own heart

Thou knowest that good and ill in thee are part.

Discern the worth of thine own being, and then

Walk with pride amist the commun run of men.

Know thyself, and the whole world thus discover,

Then from all ill, they shat thyself deliver,

Thow knowest not thyself for thau art lowly,

Thou shouldst behold God if thou thyself couldst see.

             From Nasir Khosrow, the famous Persian Poet (A.D. 1004-88)

Như trên. p. 37.

[17] Prof. L.F. Rasbrook Williams Ed; Sufi Studies, East & West; ÉP. Dutton Co, Inc.,New York, 1973, p. 57..

[18] Ib. p. 70.

[19] Les doctrines de Ben Aliona? Unité de Dieu (le monde temporel n'est qu'un ensemble de voiles,” barrakh “, nous cachant le monde réel: L'Infini. Univers emané de Dieu ( l'inverse du Coran créationiste pour la masse des foqara, croyants ordinaires, le sirr (caché) est réservé à certains disciples capables de saisir le bathen (sens occulte); Émanationisme s'accordant avec l'immanentisme (qui pourrait connaitre son proprium, connaitrait Dieu; qui le scrute avec attention, s'approche de Dieu); doctrine de l'immanence n'excluant pas la transcendance; ichraq ou illunimation dont se réclament tous les grands hommes musulmans: Avicenne, Ghazali, ou Ibn Tofail... (Gabriel Gobron, Histoire du Caodaisme, p. 92)...

Les Prophetes, fussent-ils dix mille, dit l'aphorisme soufi courant, ne sont qu'un seul, rayons multiples du même feu. Ib. p. 91

[20] Les doctrines de Ben Aliona? Unité de Dieu (le monde temporel n'est qu'un ensemble de voiles,” barrakh “, nous cachant le monde réel: L'Infini. Univers emané de Dieu ( l'inverse du Coran créationiste pour la masse des foqara, croyants ordinaires, le sirr (caché) est réservé à certains disciples capables de saisir le bathen (sens occulte); Émanationisme s'accordant avec l'immanentisme (qui pourrait connaitre son proprium, connaitrait Dieu; qui le scrute avec attention, s'approche de Dieu); doctrine de l'immanence n'excluant pas la transcendance; ichraq ou illunimation dont se réclament tous les grands hommes musulmans: Avicenne, Ghazali, ou Ibn Tofail... (Gabriel Gobron, Histoire du Caodaisme, p. 92)...

Les Prophetes, fussent-ils dix mille, dit l'aphorisme soufi courant, ne sont qu'un seul, rayons multiples du même feu. Ib. p. 91

[21] Constatation universelle: Arrivés une certaine hauteur spirituelle, les religieux exceptionnels sont au-dessus des religions du vulgaire, et reconnaissent comme “Amis de Dieu” tous les hommes sincères et de bonne volonté et fraternisent avec eux.

Ib. p. 94.

[22] Et il nous suffit de rappeler ici un des enseignements du mysticisme musulman pour constater que pas un Caodaiste ne refuserait de reconnaitre là, en cette anecdote du soufisme, l'histoire même de sa propre naissance au divin, de sa metanoia ou renversement des valeurs de l'aâme religieuse:

Le disciple se présente à la porte du maitre et frappe.

Silence.

Il frappe de nouveau. Une voix de l'intérieur:

-Qui est là?

-C'est moi.

Silence. La porte ne s'ouvre pas...

Plus tard, le disciple se présente de nouveau à la porte du maitre et frappe. -

Qui est là?

-C'est Toi.

Et la porte s'ouvre cette fois.

Gabriel Gobron, Histoire du Caodaisme, p. 70,71.

[23]        I am He whom I love,

He whom I love is I:

We are two souls in one body.

If thou seest me, thou seest Him,

And if thou seest Him, thou seest me.”

Như trên. p, 38.

[24] “Beneath this cloak of mine, there is nothing but God”

Như trên. p. 43.

[25] “All this talk, turmoil, rites, ritual, conventions, customs,noise and desire,” according ta Sufis,” is outside the unity of God; remove the veil of dualism then you will find joy, silence, beauty, calm and rest. When you unite with your Beloved then there is neither command nor prohibition.”

Như trên. p. 43-44.

[26] Quran 50:16.

[27] Laleh Bakhtiar, Sufi, Expressions of the Mystic Quest, 1976, p. 7

[28] Sufism, Message of Brotherhood, Harmony, and Hope, Nasrollah S. Fatemi, Faramarz S. Fatemi, Fariborz S. Patemi, 1911, p. 40-73.

[29] Because the Sufis abandoned external form and rituals and sang the praise of universal truth which is within the reach of everybody regardless of creed, color, or nationality, Sufism became a religion which was both international and universal. Its Literature and ideas have had a wide audience in North Africa, India, Malaya, China and Indonesia.

Như trên. p. 65.

In summary, the reader will perceive that Sufism is a word uniting many divergent meanings, and does not represent any particular reliigion or dogmas exclusively. Sufism is not a creed; it has no dogmatic systems; the “ways” by which one seeks God “are as numerous as the number of the people of the world.”

Như trên. p. 71.

“The keynote of Sufism,” according to Reynold Nicholson,”is disinterested, selfless devotion, in a word, love. The whole of Sufism is a protest against the unnatural divorce between God and man.”

Như trên. p. 63.

Man seeks his psychic and spiritual needs outwardly precisely because he does not know who he is . Sufism reminds man to seek all that he needs inwardly within himself, to tear his roots from the outer world and plunge them in the Divine Nature, which resides at the Center of his heart. Sufism removes man from his lowly state of asfal safilin in order to reinstate him in his premordial perfection of ahsan taqwin wherein he finds within himself all that he had sought outwardly, for being united with God he is separated from nothing.

Seyyed, Sufi Essay, p. 33.

The Sufis sought to lose what they currently perceived as labels, knowledge, concepts and to become empty (nothing) and attain the state of “void”; to attain a zero point so that they could become related to any state of being and achieve “everythingness”. Just as the discovery of zero in mathematics made the system possible, so too in the art of rebirth, the discovery of a state of “nothingness”(the void or emptiness) makes final integration a possibility.

Sufies studies East and West,

Pr. A. Reza Arasteh, Psychology of Sufi Way to Individuation, p. 107.

 


CHÚ THÍCH

»  mục lục   |   chương trước    |    chương kế    

  

» Chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32