TINH HOA CÁC ĐẠO
GIÁO
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ
» Chương
1
2 3
4 5
6 7
8 9
10 11
12 13
14 15
16
17
18
19 20
21 22
23 24
25 26
27 28
29 30
31
32
»
mục lục |
chương trước | chương kế
CHƯƠNG XVII.
Siêu hình hỌc PhẬt Giáo.
A. Chân lý tuyỆt đỐi : Chân Như BẢn ThỂ.
Chánh Pháp Nhãn Tàng |
正 法 眼 藏 |
Niết Bàn diệu tâm |
涅 槃 妙 心 |
Thật tướng vô tướng |
實 相 無 相 |
Pháp môn vi diệu |
法門 微 妙 |
Bất lập văn tự |
不 立 文 字 |
Giáo ngoại biệt truyền |
教 外 別 傳 |
Trực chỉ nhân tâm |
直 指 人 心 |
Kiến tính thành Phật. |
見 性 成佛 |
(Kinh
Đại Phạm Thiên-Vương ; Vấn quyết)
Dưới mắt phàm nhân, đời là một cuộc phiêu
lưu, biến ảo, vô định hướng
Trên dòng nước lũ thời gian và hoàn cảnh, con
người cảm thấy mình như hoa trôi, bèo gịat, bềnh bồng mặt nước, chân mây
mà chẳng biết tấm thân phù du sẽ trôi nổi về đâu.
Nhưng thực ra, đời đâu chỉ có thế. Thay vì
ngồi than thân, trách phận, ta hãy cố nhìn cho sâu vào đáy lòng ta và
đáy lòng vũ trụ, ta sẽ thấy dưới những lớp lang hiện tượng, và tâm tư
biến ảo không cùng, còn có một Bản Thể duy nhất, vi diệu, bất biến.
Đó là một khám phá vĩ đại mà từ những thời
đại xa xưa, cùng tịt, các thánh hiền, các bậc thượng trí, thượng nhân đạ
truyền thụ lẫn cho nhau.
Phật là một trong những vị Đại Hiền đã tìm
lại được Bản Thể của Vũ trụ và Bản Thể của con người.
Bản Thể hay Tuyệt Đối Thể ấy có trước muôn
vật, vắng vẻ, nhiệm mầu qua muôn kiếp vẫn trường tồn, cho dầu muôn nghìn
thế giới có ngả nghiêng, tan rã, cũng không hề suy suyển.
Người
xưa có thơ:
Hữu vật tiên thiên địa |
有
物
先
天
地 |
Vô hình bản tịch liêu |
無
形
本
寂
廖 |
Năng vi vạn tượng chu |
能
為
萬
象
主 |
Bất trục tứ thời điêu |
不
逐
四
時
凋
|
Tạm dịch:
Ấy chi có trước đất trời,
Vô hình, vô tượng, tuyệt vời tịch liêu.
Chủ trương vạn tượng, vạn điều,
Quang hoa điên đảo, chẳng siêu, chẳng rời.
Tuyệt đối thể, Bản Thể toàn chân, không hư
vọng đó, Phật Giáo gọi là Chân Như . Đó cũng là Chánh Pháp Nhãn Tàng
(Thiền Tông), Bản Tính Di Đà (Liên Tông), tương ứng với những danh từ
Thái Cực, Thiên Lý trong Khổng giáo và Kinh Dịch, Cốc Thần trong Đạo
Lão.
Chân Như duy nhất, không bóng hình, không
danh hiệu, nhưng những hình bóng để mô tả Chân Như, những danh hiệu để
mô tả Chân Như thì vô vàn, vô số.
Nhưng thực ra, nhân loại luôn cảm thấy mình
bất lực, bất xứng để hình dung mô tả Chân Như.
Cũng vì vậy, mà đứng trước vấn đề trọng đại
ấy, nhiều triết gia đành ngậm miệng, gác bút, vì cho rằng như vậy mới
thành thực với mình, vì như vậy mới là thái độ chính đáng đối với Chân
Như tuyệt đối, siêu việt trên mọi hình thức, sắc tướng, không lời lẽ nào
mô tả cho xiết, không giấy bút nào diễn xuất cho cùng.
Cũng có khi Chân Như được đề cập tới bằng
những từ ngữ hết sức tiêu cực như Hư Vô, Tịch Diệt, như Hư, Không
v.v...vì lẽ Chân Như hư linh, bất muội, vô ảnh, vô hình, không mê vọng,
không chấp trước, tịch nhiên, bất động giữa mọi biến thiên, mà vẫn làm
cho muôn vật thành tựu. Giáo lý của Đức Phật nói: Từ cái gốc của Vô
Trụ dựng nên tất cả các pháp.
Hư không, hay Chân Không đây không phải là
“không có”, “không không” theo nghĩa thông tục, mà chính là “diệu hữu
hàm tàng muôn vật”
Suzuki viết: “Không” là một trong những vấn
đề quan trọng nhất của triết học Đại Thừa, và là một chữ rắc rối nhất,
khó hiểu nhất, cho những người không phải là Phật Tử: “Không” không có
nghĩa là “tương đối, tương đãi” hay là sắùc tướng, hay là hư vô, hư
không mà chính là Tuyệt đối, tuyệt đãi, siêu việt, bất khả tư
nghị. Nó chính là Chân Như Bản Thể.
Nhưng vì Chân Như Bản Thể rất quan thiết với
nhân loại, nên cần dùng hình dung, từ ngữ để đem Chân Như xuống tới tầm
suy tư của con người. Do đó, theo đà thời gian, Chân Như đã được mô tả
bằng đủ loại danh từ: triết học, toán học, hình học, văn học, thậm chí
còn được nhân cách hoá thành Đại Nhật Như Lai (Vairocana)
,
hay Chuyển Luân Thánh Vương (Cakravartin),
điều động bánh xe vạn hữu.
Tóm lại, Chân Như không bóng hình, mà
vẫn cho con người thấy dáng dấp linh lung phiểu diểu, trong muôn ánh hào
quang từ ngữ.
Để khỏi bỡ ngỡ khi tham khảo kinh sách Phật
Giáo, ta có thể ghi lại ít nhiều danh hiệu của Chân Như bằng mấy vần thơ
sau:
Niết Bàn,
Nguyên Thanh Tịnh Thể,
Như,
Bản lai Diện Muc,
A Lại Da,
Thực tướng,
Pháp Thân,
Bản,
Bát Nhã,
Yểm ma la thức,
A đà Na,
Trung Đạo,
Phật Tánh,
Tâm Bình Đẳng,
Đại Viên Cảnh Trí,
Chân Tính,
A,
Chân Thiện Diệu Sắc,
Hàm Tàng Thức,
Không, Như Lai Tạng,
Tâm Chân Như.
Thường trụ Chân Tâm,
Nguyên Thường,
,Pháp,
Viên Thành Thực Tính,
Bản Tâm,
Hư,
Lý,
Tất cảnh không,
Như Lai Tạng,
Thường trụ Chân Như Tâm,
Thực
Tế,
Chánh Pháp Nhãn Tàng,
Tính,
Chân Như,
Bồ Đề,
Thắng Nghĩa,
Như Lai,
Tướng,
Chân Thiện,
Chân Đế,
Thể,
Nhất Như
Lục Đại,
Chân Tâm,
Vô,
Giác Tính,
Nhất Tâm Pháp Giới,
Không,
Như Như,
...
Trên đây là mới tạm ghi ít nhiều danh hiệu
Chân Như, nếu có công suy cứu thêm, chắc là còn vô số.
Ở trong hoàn võ, Chân Tâm hay Tự Tính ấy sinh
ra vạn pháp, sinh ra mọi hiện tượng; còn ở trong con người, cũng một
Chân Tâm ấy sinh ra tất cả các tư tưởng, cảm giác, sinh ra giác quan,
v.v...
Chân tâm là tất cả. Ngược lại, không thể nói
cái gì là Chân Tâm, hay Chân Tâm ở đâu, vì Chân Tâm là Tất Cả, vì Chân
Tâm đã ở khắp nơi.
Chân Tâm này chính là Brahma, là Tuyệt Đối
Thể trong kinh Áo Nghĩa Thư, vì đọc các định nghĩa về
Brahma trong Áo Nghĩa Thư, ta thấy y thức như các định
nghĩa về Chân Tâm trong các kinh Phật.
Thực ra, sau khi đã bàn giải về Chân Tâm,
Chân Như, các kinh sách lại cho rằng Chân Tâm không thể nào bàn giải
được, vì Chân Tâm bao gồm tất cả các từ ngữ, sắc tướng, thì biết nói
sao, tả sao cho nổi Chân Tâm được; đã mô tả được, đã hình dung được,
thời nhất định chẳng phải là Chân Tâm nữa.
B. VẠn Pháp = Hình Ảnh biẾn thiên cỦa Chân Như.
Nhưng ngoài Chân Như hằng cửu, tế vi,
mà chỉ tâm thần mới lĩnh hội được, mà chỉ những bậc thượng trí, thượng
nhân mới trực giác được, còn có vạn vật hữu hình, sinh sinh, hoá
hoá, còn có muôn ngàn trạng thái tâm tình, còn có muôn dòng tư
tưởng đổi đổi, thay thay. Các triết gia Phật giáo gọi thế là Vạn
Pháp.
Nói cách khác, Vạn Pháp là tất cả những gì
biến thiên, sinh diệt. Nó bao quát tất cả những gì ta hình dung
được, nhận thức được, cảm giác được, kể từ những tâm tư bí ẩn, những tư
tưởng, những hoài bão, cho đến thất tình, lục dục, cho đến xác thân, cho
đến mọi loài, mọi vật hữu hình, hữu tướng.
Vạn Pháp biến thiên không ngừng, nay
còn, mai mất, phù du, chất chưởng như những bức tranh vân cẩu, lúc hoàng
hôn. Vạn Pháp chẳng qua là những biến hoá, những trạng thái vô thường
của Bản Thể Chân Như, y thức như những ngọn sóng bạc đầu, rung rinh,
nhào lộn trên trùng dương Bản Thể vĩ đại.
Vạn Pháp có thể nói được là những trạng
thái nhất thời, là hình tướng nhất thời của Bản Thể Chân Như.
Chúng sở dĩ có là nhờ Chân Như Bản Thể, chứ
chúng không có Bản Thể riêng biệt. Chúng biến thiên, nên không thể nào
vĩnh cửu.
Vì thế mới nói:
Chư pháp vô ngã.
Chư hạnh vô thường.
Vạn Pháp biến thiên, nhưng thực ra theo những
định luật cố định là:
-
Định luật Nhân quả (loi de causalité)
-
Định luật: Sinh (thành), trụ, hoại, không.
-
Định luật Tuần Hoàn ( loi du cycle).
-
Định luật Tụ Tán, Vãng Lai, Phản Phục, Doanh Hư,
Tiêu Tức.
Vì thế, có thể nói được là Vạn Pháp ở trong
vòng Luân Hồi, trong vòng Sinh Tử, Tử Sinh, còn mất, vô thường.
C. Tương quan giỮa BẢn ThỂ và HiỆn TưỢng.
Vì quan niệm vũ trụ hay vạn pháp chỉ là sự
thể hiện của Chân Như, chỉ là những ứng dụng của Bản Thể, hay là những
trạng thái biến thiên của một Thực Tại duy nhất, cho nên Phật Giáo thấy
không cần đặt vấn đề tạo thành vũ trụ. Phật nói: “Này các vị, đừng
thắc mắc rằng thế giới này là hữu hạn hay vô hạn, cõi đời này là hữu
cùng hay vô cùng. Dù nó là hữu hạn hay vô hạn, hữu cùng hay vô
cùng, thì điều mà các vị phải thừa nhận trước hết vẫn là, cuộc đời đang
đầy rẫy những đau khổ.” (Kinh A Hàm)
Thực ra, sau này, cũng có nhiều triết thuyết
cắt nghĩa những cung cách Bản Thể biến hiện ra hiện tượng như
sau:
-Thuyết nghiệp cảm duyên khởi.
-A Lại Da duyên khởi.
-Chân Như duyên khởi.
-Pháp giới duyên khởi.
-Lục đại duyên khởi v.v...
Nhưng thiết tưởng không nên bận tâm vì những
giả thuyết ấy, trước là vì chúng cũng như các giả thuyết khác về sự sáng
tạo vũ trụ khó có thể kiểm nhận bằng thực nghiệm, hoặc đã bị sụp đổ, vì
những khám phá mới về địa chất học, hay về nhân chủng học; sau là vì
những giả thuyết ấy chỉ làm bận tâm, rối trí ta và không soi sáng được
gì cho ta cả.
Mục đích của chúng ta là chuyển hoá cuộc đời,
chuyển hoá bản thân, giải thoát mình cho khỏi vòng vô minh, dục vọng để
đạt đến an lạc, trí tuệ, chứ không phải là đi tìm tên tuổi của trăng
sao, hay lạc lõng vào những lý thuyết vô vị.
Vả lại đã chấp nhận Bản Thể biến hiện ra hiện
tượng, thì khỏi cần phải thắc mắc tại sao Bản Thể biến hiện ra Hiện
Tượng, biến hiện cách nào, tự bao giờ và cho đến bao giờ.
Một sự khảo sát về tương quan đối đãi giữa
Bản Thể và Hiện Tượng, có lẽ sẽ hữu ích hơn. Nếu chúng ta dùng con mắt
phân biệt mà nhìn Bản Thể và Hiện Tượng, thì ta thấy đôi đàng khác nhau
như trời với vực, như sáng với tối...
Chân Như trường tồn, bất sinh, bất diệt,
tuyệt đối, vừa là nguyên nhân, vừa là cứu cánh; vừa là thực tại, vừa là
lý tưởng, là Thanh Tịnh, là Niết Bàn.
Còn Vạn Pháp đều vô thường, vô ngã, biến
thiên, uế tạp, luân hồi.
Cái nhìn phân tích giữa Bản Thể và Hiện
Tượng.
Chân Như -Bản Thể
( Réalité -Être)
(Natura naturans)
|
Vạn tượng -Vạn Pháp
(Manifestations-Phéno-mènes) (Natura naturata) |
1. Bản Thể -Tiềm thể
2. Viên Giác
3. Niết Bàn
4. Nhất nhất -Như như
5. Chân Tâm
6. Vô vi
7. Vô lậu
8. Vô trụ -Vô trước
9. Chân Như môn
10. Cảnh giới tịch diệt
11. Lý
12. Ngã
13. Thường
14. Tịnh độ
15. Giải thoát
16. Không
17. Bồ Đề
18. Trùng Dương
19. Tuyệt đối
20. Bình đẳng giới
21. Tuyệt đối giới
22. Chân |
1. Hình thức, Sắc tướng
2. Mê vọng
3. Khổ hải -Sinh tử
4. Vạn hạnh -Vạn pháp
5. Vọng Tâm
6. Hữu Vi
7. Hữu Lậu
8. Chấp trước
9. Sinh diệt môn
10. Cảnh giới vô thường
11. Sự
12. Vô Ngã
13. Vô Thường
14. Uế độ
15. Phiền trược
16. Sắc
17. Phiền não
18. Ba Lãng (Sóng)
19. Tương đối
20. Sai biệt giới.
21. Tương đối giới.
22. Giả, v.v... |
Những phân tách đó chỉ là giả tạo; phân tách
cốt là để nhìn cho thấy thấu đáo thực tế, để biết đường phản bản qui
nguyên, khế hợp cùng tuyệt đối. Nhưng khi đã thấu đáo, đã giác ngộ, thì
ngược lại, phải có cái nhìn bao quát, phối hợp, vì Chân Như Bản Thể
hằng lồng trong Vạn Pháp, Vĩnh Cửu luôn ẩn áo dưới lớp BiếnThiên; vì
không thể tách rời Chân Như Bản Thể với Hiện Tượng ứng dụng được.
Vì thế có thể nói được:
-Chân Như tức Vạn Pháp.
-Bản thể tức Hiện Tượng.
-Hiện Tượng là Bản Thể.
-Sinh tử là Niết Bàn.
-Phiền Não tức Bồ Đề.
-Chư Pháp tức thị Chân Tướng.
-Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc.
-Nhất Đa tương dung.
Thượng sĩ đời Trần có thơ:
Tòng Vô, hiện Hữu, Hữu, Vô
thông,
Hữu, Hữu, Vô, Vô, tất cảnh
đồng.
Phiền não, Bồ Đề nguyên
bất nhị,
Chân Như, Vọng Niệm tổng
giai không.
Tạm dịch:
Từ không, ra Có, Có Không thông,
Có Có, Không, Không mọi cảnh đồng.
Phiền Não, Bồ Đề nguyên vẫn một,
Chân Như, Vọng niệm, thảy đều không.
Triết học Zen cũng có câu: Tâm vật nhất như,
thân tâm nhất thể,
chẳng qua cũng không ngoài ý đó...
Cái nhìn bao quát thực tại:
-Chân Như tức Vạn Pháp.
-Bản thể là Hiện Tượng.
-Hiện Tượng là Bản Thể.
-Sinh tử là Niết Bàn.
-Phiền Não là Bồ Đề.
-Chư Pháp tức thị Chân Tướng.
-Sắc tức thị Không; Không tức thị Sắc.
-Tâm vật nhất như, thân tâm nhất thể.
-Tâm tức Phật, Phật tức Tâm v.v...
-Nhất đa tương dung.
-Lý Sự vô ngại.
-Chủ Bạn cụ túc.
Khi có cái nhìn viên dung ấy, thì Bản Thể và
Hiện Tượng sẽ không còn phân ly chống đối nhau nữa. Chân Như sinh xuất
ra Vạn Hữu, Vạn Hữu qui hướng về Chân Như; một trong, một ngoài, một ẩn,
một hiện; tương dung, tương ứng, hoà hợp vô cùng. Hiện tượng sẽ đóng vai
trò hỗ trợ, phụ bật bên ngoài. Chân Như Bản Thể chủ trì sinh hoá bên
trong: thật là Lý Sự Vô Ngại;
và dưới mắt người có cái nhìn bao quát, vũ trụ và nhân quần
sẽ trở thành những vần thơ, điệu nhạc, biến ảo khôn cùng; càng biến ảo
lại càng tăng vẻ thần kỳ, linh hoạt; vạn hữu sẽ trở thành những âm thanh
huyền ảo, những kỷ vật hữu tình, nhắc nhớ tới Bản Thể tuyệt đối; nhắc
nhớ tới sứ mạng cao cả của con người là tiến tới bậc đại trí, đại giác.
Hơn nữa, chúng sẽ trở thành những ngọc châu nạm trên con đường muôn dặm
của con người trở về cùng Bản Thể tuyệt dối.
Đạo Lão gọi thế là Phổ Chiếu, nghĩa là “Diệu
Kiếu Tề Quan”, nhìn thấy rõ cả cái Vi diệu Tuyệt Đối, cả cái Biến Thiên,
hữu hạn.
Nho gọi thế là “Thể Dụng nhất Nguyên, Hiển Vi
vô gián”.
Hiểu được Chân Tâm, Vọng Tâm, hay Chân Như,
Vạn Pháp, hay Bản Thể và Hiện Tượng, sẽ hiểu được 2 chữ Có, Không, Không
Có của Phật giáo.
Hiện Tượng, hay Vạn Pháp, hay ở nơi con người
là Vọng Tâm, là muôn nghìn suy tư, ước muốn, tình tứ, cảm giác, tưởng
như là có, vì hữu hình, hữu tướng, mà kỳ thực lại là không, nếu xét về
phương diện siêu hình, vì thế Vạn Hữu lại là không.
Trái lại, Bản Thể hay Chân Tâm, vì nghe không
ra, nhìn không thấy, không sắc, không hình, tưởng là “không”, mà thực
chính là “có”. Cái “không”, không hình, không sắc này mới chính là cái
“có thật”.
Còn muôn sự ở đời “có” mà lại là “không”, vì
chất chưởng, biến thiên nay còn mai mất, như giấc mộng. Thế mới hay:
Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Kìa xem bóng nguyệt giòng sông,
Rồi ra mới biết có không là gì.
D. BỜ Mê, BẾn Giác.
Hiểu Chân Tâm, Vọng Tâm, Bản Thể và Hiện Tượng, ta
sẽ hiểu được đâu là Bờ Mê, đâu là Bến Giác.
Bờ Mê là cõi phù sinh, ảo ảnh, là hình thức,
sắc tướng, là những sự giao động của tinh thần, vật chất.
Bến giác, tức là Bến Bờ tĩnh lãng của Bản Thể
vô biên, nơi mà tục luỵ, hồng trần không sao lọt vào được.
Con người chỉ được giác ngộ, chỉ trở nên toàn
giác, khi lĩnh hội được Bản Thể vô biên, Chân Ngã hằng cửu, khi khế hợp
được với Chân Như tuyệt đối, không còn có những cái nhìn thiển cận,
thiên lệch, hẹp hòi; không còn tư tình, tư dục; khi đã bỏ được hết tạp
thù, thác loạn.
Con người sẽ lạc lõng Bến Mê, bao lâu chưa
nhận ra được toàn thể vô biên, bao lâu còn chạy theo những cảnh phù du,
biến ảo, bao lâu còn chạy theo những điều ti tiện, chi mạt, bao lâu còn
sống những kiếp sống sốc nổi, giả tạo.
Con người còn mê lú, bao lâu chưa nhận ra
được Chân Tướng mình, bao lâu chưa biết giòng giõi cao sang, và định
mệnh cao cả mình. Con người còn mê lú khi còn là đứa con lãng tử, ở
trong nhà Cha mà chẳng nhận ra được Cha,
cam thân làm nô lệ; khi còn là người khách tha phương, khổ sở, lao lung,
mặc dầu ngay trong tà áo vẫn có viên ngọc quí.
Con người giác ngộ là con người nhận ra được
địa vị cao cả của mình, nhìn thấy Chân Tâm sau lớp Vọng Tâm, nhìn
thấy hằng cửu, dưới các lớp lang biến ảo.
Từ Mê đến Ngộ, tuy cách nhau gang tấc, nhưng
vẫn xa muôn trùng; lúc thấy, thì thấy ngay ở trước mắt; lúc chẳng nhìn
ra, thì cách trở muôn phương.
Để con tim, khối óc phóng đãng, phiêu lưu ra
các tầng lớp bên ngoài, tức là đi vào Bến Mê, tức là đi vào hồng trần,
tục luỵ. Thu thập tinh thần, hồi quang phản chiếu, để khám phá ra các
điều vi diệu nội tâm, để tìm ra Tuyệt Đối Chân Tâm, là căng buồm Bát Nhã
thẳng tiến đến Bến Giác, tức là rời bỏ phù sinh mà đi vào biên cương
vĩnh cửu.
Giác, Mê âu cũng tại lòng người;
chuyển theo hướng này hay hướng kia âu cũng tại lòng người; nhưng khi
hướng đời đã định, thì “sai một ly, đi một dặm”; khi đã vào guồng máy
Trời, thì tất nhiên chịu vận chuyển, lao lung theo những định luật cố
định, khỏi than van.
Cho nên, ở đời không phải làm công kia việc
nọ là hay, nhưng cần phải biết công kia, việc nọ có mục đích gì; nói
cách khác, cái quan hệ là ở chỗ biết hay không biết mà thôi.
E. Luân HỒi và NiẾt Bàn.
Sau khi đã hiểu rõ Chân Như, Vạn Pháp; Chân
Tâm, Vọng Tâm; sau khi đã hiểu rõ 2 phương diện Biến Hằng của một Chân
Lý vô biên, thì tất nhiên cũng sẽ hiểu hai vấn đề then chốt khác là Luân
Hồi, và Niết Bàn trong Phật giáo.
Vì thật ra, tuy danh hiệu đổi thay, nhưng
vòng Luân Hồi chẳng qua cũng vẫn chỉ gồm thâu các hiện tượng biến
thiên, và Niết Bàn cũng chỉ là Chân Như Bản Thể. Nói cách khác,
Luân Hồi chẳng những bao hàm ý nghĩa biến thiên, mà còn gợi nên
các cảnh phiền sầu, khổ não; còn Niết Bàn thì ngược lại,
chẳng phải là Bản Thể không, mà còn bao hàm ý nghĩa hạnh phúc,
tuyệt đối, vô biên.
Tuy nhiên, cũng nên bàn kỹ lại hai vấn đề
Luân Hồi và Niết Bàn, vì xét ra chúng cũng là những mối tơ vò cho vô số
hạng người.
1. Luân hồi.
Luân Hồi là vòng biến dịch, vòng biến
thiên của vạn hữu. Con người sinh ra là phải sống trong cảnh biến
thiên, ảo hoá ấy.
Con người có thể để biến thiên, ảo hoá lôi
cuốn, đắm chìm. Nhưng con người cũng có thể dùng Vạn Hữu, biến thiên làm
công cụ tu luyện, để đạt mục đích cao cả của mình: Đó là Đạt Tới
Tuyệt Đối.
Thường người ta nghĩ Luân Hồi là thay hình,
đổi xác, hết làm loài này lại quay sang làm loài khác, cứ như vậy vô
cùng, chứ ít ai biết rằng Luân Hồi cũng là thay đổi tâm tư, nguyện vọng,
thay đổi lối sống, lối nhìn.
Con người sinh ra là để đi tìm Tuyệt Đối, qua
các biến thiên tương đối, nên lúc nào cũng đi tìm kiếm, ao ước vật này,
vật nọ; mơ mộng thế này, thế kia; ao ước thì tìm cầu; ao ước thì để tâm,
để trí; lúc nào cũng căng thẳng, hướng về mục tiêu; lúc nào cũng như
rót, như trút cả tâm hồn vào trong mục đích. Đạt đích thì sung sướng;
thất bại thì âu sầu. Cái cảnh thiên đàng, địa ngục lâu chóng kèm theo
ngay với mọi thành bại.
Các bậc thượng nhân nhìn bao quát cuộc đời,
nhìn bao quát các nếp sống, nên cảm thấy sâu xa rằng chạy theo biến
thiên, chạy theo tương đối, hư ảo là vô lý, vô vị.
Chắc chắn rằng con người phải có định mạng
cao sang hơn, chắc chắn rằng sau những biến thiên, phải có căn
nguyên hằng cửu. Căn nguyên hằng cửu ấy sinh ra con người, sinh ra
vạn hữu, thì lại sui khiến cho con người khao khát trở lại căn nguyên
hằng cửu ấy. Thế là căn nguyên lại trở thành cứu cánh, trở thành lý
tưởng. Con người một khi đã thấy mục đích cao cả, định mệnh cao cả của
mình, thì tâm thần một vút sẽ hướng tới vô cùng, không còn dính líu trần
duyên, như đứa trẻ đang chơi mấy đồ chơi vụn vặt, chợt trông thấy mẹ
hiền, liền vứt bỏ đồ chơi chạy ra ôm mẹ. Còn nếu không biết mục đích
sang cả của mình, thì cứ chạy theo hết ảo ảnh này đến ảo ảnh nọ, không
bao giờ cùng. Con người ta ở đời ai cũng trải qua nhiều kiếp sống mà
không biết.
Mỗi một lần ước mơ là một lần thay kiếp sống,
là một lần thay cuộc đời; ngắn thì vài phút, vài giây, dài thì nhiều
năm, nhiều tháng: chung qui, dài vắn cũng đều là ảo mộng, cũng đều là
giấc mộng hoàng lương.
Vòng Luân Hồi, hay vòng Sinh Tử, tức là vòng
biến Thiên. Cái gì đổi thay, tức là có sinh, có tử, tức là có bắt đầu
(sinh) và có hết (tử), bởi thế nên nói được “mỗi tư tưởng đổi thay,
là một đời Luân Hồi”.
Cho nên, cái hay không phải là nhìn thấy
quang cảnh tử, sinh bên ngoài, không phải là nhìn thấy những trạng thái
sai biệt bên ngoài, mà chính là nhìn thấy những trạng thái sai biệt bên
trong tâm hồn.
Những trạng thái sai biệt của tâm hồn luân
phiên tiếp diễn trên trùng dương tâm hồn, như những trạng thái sai biệt
luôn tiếp diễn trên biển cả, lẽ dĩ nhiên không phải là biển cả bên
ngoài, mà là biển cả Chân Tâm.
Những biến thiên ấy còn mất không thường, nên
không đem lại cho con người hạnh phúc hoàn toàn vĩnh cửu được, cho nên
có thể nói “cái gì vô thường đều là khổ ải”
.
Nói cách khác, cái gì biến thiên sẽ không hoàn toàn, cái gì biến thiên
chỉ là hiện tượng, chỉ là trạng thái; mà đã là trạng thái, tất nhiên
không có Bản Thể, vì thế có thể gọi được là Vô Ngã.
Lắng lòng lại, cố dùng con mắt nội tâm mà
quan sát sẽ phân tách được Hiện Tượng và Bản Thể nơi tâm hồn, sẽ
nhìn thấy Luân Hồi khi mới phát sinh, nghĩa là thấy tâm tưởng khi vừa
chớm nở.
“Người ta được hạnh phúc hay không là do tư
tưởng mình. Tư tưởng của mình thay đổi là đời mình thay đổi ngay trong
lúc đó rồi.”
Cho nên cần phải biết gột rửa tư tưởng, tẩy
trừ cho hết những quan niệm quàng xiên, thấp kém, và phải có những quan
niệm chính xác, cao thượng, phổ quát, hằng cửu.
Lại nữa, phải biết thay đổi tâm trạng. Cần
phải diệt trừ những tâm trạng đen tối và luôn giữ tâm trạng bình tĩnh,
an vui, thanh tịnh, trong sáng.
Thế là băng qua Luân Hồi mà vào Niết Bàn; thế
là bước dần lên các nấc thang giá trị tinh thần, để càng ngày càng tiến
tới tinh vi, tới cao đại, tới hoàn thiện. Thế là càng ngày càng tiến sâu
vào tâm khảm, càng vươn lên tới tinh hoa của con người. Lên tới tinh
hoa, đạt tới huyền vi, tức là thoát vô thường, vào chân thường, thoát
vòng biến thiên, ảo hoá, tử sinh, mà vào Niết Bàn trường tồn, vĩnh cửu.
2. Niết Bàn.
Bỏ mọi tâm trạng biến thiên mà vào Chân
Tâm hằng cửu, đó là vào Niết Bàn.
Cho nên Niết Bàn không ở đây, ở đó, mà đã
tàng ẩn ngay trong thâm tâm con người; nhưng con người cần phải khai
thác tâm hồn, cần phải lọc lõi, trừ khử hết mọi bức màn dục vọng, tư
tưởng biến thiên bên ngoài, mới thực hiện Niết Bàn được.
Vì vậy, Niết Bàn cần được thực hiện ngay
trong thâm tâm mỗi một người.
Phá hết mọi vọng niệm, vọng tưởng, mới tìm ra
được Chân Lý. Siêu xuất trên mọi hình, thức, sắc, tướng, mới thấy được
Bản Thể, cho nên Niết Bàn cũng được định nghĩa là Chân Lý tối hậu,
hay Thực Thể trường tồn.
Niết Bàn vì là Bản Thể,
nên Niết Bàn cũng bất khả tư nghị.
Niết Bàn là hạnh phúc.
Con người sinh ra ở đời, thường tự giam mình
vào vòng hiện tượng, thường chạy theo ngoại cảnh.
Lý do là vì bức màn vô minh trong tâm khảm
còn trùng trùng, điệp điệp làm cho con người không trông thấy Chân Như,
Niết Bàn. Thế rồi, tâm hồn bắt đầu rung cảm, chiêu vời những ảnh hưởng
đồng vọng, ứng đối bên ngoài, thay đổi nếp sống thiên nhiên thành thiên
hình vạn trạng. Bị ảnh hưởng tha nhân và hoàn cảnh, ý tưởng con người
tạo ra cho con người nhiều vai trò khác lạ, và khi con người gò bó mình
vào những vai trò ấy, tức là gò bó mình vào giả tạo, mê lầm. Hơn nữa,
con người bị các ảnh hưởng bên ngoài cuốn lôi, dụ dỗ, bức bách, hấp dẫn
đến nỗi mất hết bản ngã, mất hết tự do.
Để Bản Lai Diện Mục bị che lấp bởi những bộ
mặt giả tạo, là chuốc mua đau khổ, là lao lung cùng khốn, khi trong
người vẫn mang ngọc quí.
Các giá trị thay đổi hết: Thay vì con người
làm chủ hoàn cảnh, hoàn cảnh lại làm chủ con người; con người, miệng nói
tự do, tự tại, mà kỳ thực sống trong thằng thúc, triền phược, hết sức là
bi đát; con người nói tự do tư tưởng, mà thực sự vẫn lập luận theo những
khuôn mẫu, những lối đường mà trào lưu đương thời, hay trào lưu đương
thịnh đã vạch sẵn, không bao giờ dám dể cho các tư tưởng từ nguồn lòng
rào rạt tuôn ra.
Niết Bàn không phải là tư tưởng, mà là nguồn
gốc tư tưởng. Niết bàn không phải là hạnh phúc mà là nguồn gốc hạnh
phúc. Con người phải định tâm, thoát bỏ mọi niệm lự, thoát bỏ mọi tư
tưởng, thoát bỏ mọi mầu sắc không gian, thời gian mới nhập Niết Bàn.
Có người nói nếu thoát hết, thì còn gì mà
hưởng, thế thì hơn gì gỗ đá vô tri.
Không, thoát hết đây là thoát hết bác tạp để
còn nguyên toàn giác, toàn tri; thoát ly đây là vượt lên trên mọi cái hư
vọng, để sống trong toàn Chân; là thoát ly thời gian biến thiên để vào
trong vĩnh cửu.
CHÚ THÍCH
真
= 真
實
(Chân = Chân thực) The real.
如
= 如
常
( như= như thường) thus always or
eternally so. Reality as contrasted with
虛
妄
như vọng), unreality, or
appearance and
不
變
不
改
(bất biến, bất cải), unchanging or immutable as contrasted with form
and phenomena... the word is fundamental to Mahayana philosophy,
implying the Absolute, the Ultimate Source and character of All
phenomena, it is the all. It is also called
自
性
清
淨
心
(tự tính thanh tịnh tâm) self-existent pure mind;
佛
性
(Phật tính) Buddha nature;
法
身
(pháp thân) Dharmakaya;
法
性
(pháp tính) Dharma-nature;
如
來
藏
(như lai tạng)
Tathagatha-garba or Buddha-treasury);
實
相
(thực tướng)
reality;
法
界
(pháp giới) dharma-realm;
圓
誠
實
性
(viên thành thực tính) the complete and perfect Nature..¡
A Dictionary of Chinese bouddhist terms,
p. 331.
Như vậy Chân Như là Tuyệt đối, là Thực Thể hằng cửu, là Căn nguyên
sinh vạn pháp, là Viên Mãn, là Toàn Thể. Cũng còn gọi là Tự Tính
thanh Tịnh Tâm, Phật Tính, Như Lai Tạng, Thực Tướng, Pháp Tánh, Viên
Thành Thực tướng.
此
性
虛
而
靈,
寂
而
妙,
天
地
未
分,
先
有
此
理。
歷
塵
劫
而
不
朽,
世
界
壞
而
不
遷.
Thử tính hư nhi linh, tịch nhi
diệu, thiên địa vị phân, tiên hữu thử lý. Lịch trần kiếp nhi bất hủ;
thế giới hoại nhi bất thiên.
Qui nguyên trực chỉ, Đỗ
Thiếu Lăng, quyển trung, tr. 370.
真
如
本
性
者,
父
母
未
生
前
一
真
無
妄
之
體
,
謂
之
本
來
面
目。
禪
宗
則
曰﹕
正
法
眼
藏。
蓮
宗
則
曰﹕本
性
彌
陀。
孔
子
則
曰﹕天
理。
老
子
則
曰
谷
神。
易
則
曰﹕
太
極。
各
雖
有
異,
其
實
同
一
真
如
本
性
也。
Chân Như Bản Tính giả, phụ mẫu vị sinh tiền, nhất chân vô
vọng chi thể, vị chi Bản Lai diện mục. Thiền Tông tắc viết: Chính
Pháp Nhãn Tàng; Liên Tông tắc viết: Bản tính Di Đà; Khổng tử tắc
viết: Thiên Lý; Lão tử tắc viết: Cốc Thần; Dịch tắc viết: Thái Cực.
Danh tuy hữu dị, kỳ thật đồng Nhất Chân Như Bản Tính dã.
Qui
Nguyên trực Chỉ, chương 26.
Thích Đạo Quang, Đại Cương Triết Học Phật Giáo, tr. 48
“Phế thuyên đàm chỉ “ (Pháp tướng
tông)
“Ngôn vong, lự tuyệt” (Tam luận
tông)
“Bách phi giai khiển, tứ cú giai
ly” (Thiên thai tông)
“Lý tại tuyệt ngôn” Trung
Anh Phật học từ điển, tr. 360.
“Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt
truyền” (Thiền Tông)
“Xuất quá ngôn ngữ đạo”(Chân ngôn
tông)
“Quá phần bất khả thuyết” (Hoa
Nghiêm tông)
“Bất khả xưng, bất khả thuyết, bất
khả tư nghị” (Tịnh độ tông)
“Tịch diệt, ly ngôn” (Liên
hoa kinh, tr. 558)
“Ly ngôn thuyết tướng, ly tâm
duyên tướng, ly văn tự tướng “ (Thủ Lăng Nghiêm, Hướng
Đạo xuất bản tr. 62)
Dĩ thật ngôn chi, tắc hư vô, tịch diệt, thị vạn hữu chi mẫu, xuất
sinh thiên địa, nhân vật, động thực, phi tiềm nhi chí vạn pháp giả
dã. Phật giáo viết: tòng vô trụ bản, lập nhất thiết pháp.
Qui nguyên trực chỉ,
q. hạ, tr. 563.
以實言
之,則
虛
無
寂
然
滅
,是
萬
有
之
父
母,出
生
天
地
人
物,
動
植
飛
潛
,
而
至
萬
法
者
也。
佛
教
曰﹕
從
無
住
本,
立
一
切
法。
Theo cái nghĩa thật mà nói Hư Vô,
Tịch Diệt, thì nó là mẹ đẻ của vạn hữu, sinh trời, đất, người, vật,
động vật, thực vật, chim, cá, cho đến cả muôn pháp nữa. Giáo lý của
Phật nói: Từ cái gốc Vô Trụ dựng nên các pháp
...”Vô”
ở đây, tức là không nhân, không pháp, không mình, không người, không
mê vọng chấp trước, “không” cho đến cả cái “không” nữa. Đó tức là
“bình đẳng tâm”, là “trung đạo”, là “đệ nhất nghĩa đế” và cũng là
“Phật tính thường trụ” của mọi loài chúng sinh...Đại đức Thiên Ân,
Đoàn văn Ân, Triết học Zen I,
tr. 157.
懾
(không)= the permanent reality
behind all phenomena, the entity void of ideas and phenomena,
neither matter nor mind
, but the root of both. A dictionary of Chinese Buddhist
term, p. 276.
Tự tính Chân Không (Pháp Bảo đàn kinh; Bát nhã phẩm)
Bản tính do như Hư Không (pháp
Bảo đàn kinh; Cơ duyên phẩm)
Empty (Sunya) or emptiness (sunyata) is one of the most important
notions in Mahayana philosophy and at the same time the most
puzzling for non Buddhist reader to comprehend-Emptiness does not
mean “relativity” or “phenomenality” or “nothingness” but rather
means the absolute or something of transcendental nature, although
this rendering is also misleading as we shall see later ... When
Buddhist declare all thing to be empty, they are not advocating a
nihilistic view; on the contrary , an ultimate reality is hinted at,
which cannot be subsumed under the categories of logic.
Dr Suzuki, Manual of Zen
Buddhism, p. 29.
...L’Absolu est ineffable,
l’Absolu transcende toute spéculation, l’Absolu est simple et offre
partout une saveur unique, mais plus précisément il est
“Non-Substantialité, Vacuité sans début, ni fin, Vacuité
d’inexistence, Vacuité Absolue, Vacuité immuable...
Sandhinnirmocana-Sutra,
trad. Lamotte pp. 173-198, 224-227
Tiếng Phạn là Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) nghĩa là Biến Chiếu (soi
khắp)...Cho nên xưa dịch là Đại Nhật Như Lai...Như Lai ấy là Bản
Nguyên của vũ trụ, Thực Thể của vạn hữu. Giáo lý của giáo phái Chân
Ngôn căn cứ vào ý nghĩa đó, mà thành lập...
Thích Đạo Quang,
Đại Cương triết học Phật giáo, tr.
46.
Présence du Bouddhisme, tr. 281
Bạch Thế Tôn: Bồ Đề, Niết Bàn, Chân Như, Phật Tính, Yểm Ma La Thức,
Không Như Lai Tạng và Đại Viên Cảnh Trí, bảy danh từ tuy khác, chớ
cũng đồng là quả Phật, là Kim Cương Vương, thường còn, không hoại...
(Thế Tôn, như quả vị trung: Bồ Đề,
Niết Bàn, Chân Như, Phật Tánh, Yểm Ma La Thức, Không Như Lai Tạng,
Đại Viên Cảnh Trí, thị thất chủng danh, xưng vị tuy biệt, thanh tịnh
viên mãn, thể tính kiên ngưng, như Kim Cương Vương thường trụ, bất
hoại...)
世
尊!如
果
位
中,菩
提
,涅
槃,真
如,
佛
性,
奄
摩
羅
識,
空
如
來
藏,
大
圓
鏡
智,
是
七
種
名
稱,謂
雖
別,
清
淨
圓
滿,本
性
堅
凝,
如
金
剛
王§`
住
不
壞。
Thủ Lăng Nghiêm,
Hướng Đạo xuất bản, tr. 134.
Thủ Lăng Nghiêm,
Việt Nam Phật Tử, q. 4, tr. 4.
Thủ Lăng Nghiêm,
Linh Sơn, tr. 308-309.
Pháp Hoa Kinh, Liên Hải, tr. 209.
如 (Như) is termed
真
如 (Chân Như)
Bhutatathata, the Real so, or Suchness, or Reality, the Ultimate or
The All (Trung Anh Phật Học Từ Điển, tr. 210)
Phật Học Tinh Hoa, Nguyễn Duy Cần, tr. 185.
A Lại Da thức chính thị nhất thiết nhân duyên đích chủng tử.
Nhập Phật chỉ nam,
tr. 75.
L’Alaya c’est chacun de nous,
c’est chaque chose et c’est l’Incommensurable Tout.
Le Bouddhisme du Bouddha,Alexandra
Néel, p. 271.
Xem Phật Học tinh hoa,
Nguyễn Duy Cần, tr. 142.
Thực ra trong Phật Giáo ít người
nhận A Lại Da là đồng nhất với Chân Như như Nam Đạo Phái của Tuệ
Quang chủ xướng (Xem Các Tông Phái của Đạo Phật tr.
215)
Nhưng chủ trương rằng A Lại Da là
Thức, nên A Lại Da phải biến thành Trí, thành Đại Viên Cảnh Trí
mới là đạt đạo.
Hàm tàng thức cũng trong
tình trạng đó.
Phật Học Chỉ Nam , tr. 75
Pháp Thân = Dharmakaya.
Thích Đạo Quang, Đại Cương Triết
Học Phật Giáo, tr. 50
“Táng bản, thụ luân”
Thủ Lăng Nghiêm
(Việt Nam Phật Tử Hội xuất bản) q. II, tr. 13.
Người trong đời cả ngày miệng niệm Bát Nhã, mà chẳng biết Bát Nhã là
Tính tự nhiên của mình.
Pháp Bảo Đàn Kinh,
Phẩm Bát Nhã, tr. 29. Đoàn trong Còn dịch thuật,
Thủ Lăng Nghiêm (Hướng Đạo), tr. 134.
阿
陀
那
(A Đà
Na) Nhập Phật Chỉ
Nam,
tr. 76:
Đà La vi tế thức là biệt danh của
thức thứ tám A Lại Da.
Thủ Lăng Nghiêm
(Linh Sơn) tr. 327, chú 1.
Adana= Alaya vijnana= the
originating or receptacle intelligence; basic consciousness. It is
the store or totality of consciousness both absolute and relative;
impersonal in the whole, temporally personal or individual in its
separated part.
A Dictionary of Chinese Buddhist
terms, pp. 292, 384b, 293b, 345b.
Thích Đạo Quang, Đại Cương Triết Học Phật
Giáo, tr. 50.
Phật Học Tinh Hoa, Nguyễn Duy Cần, tr. 184.
Thủ Lăng Nghiêm (Hướng Đạo) tr. 134.
Phật Học Tinh Hoa, Nguyễn Duy Cần, tr. 184.
阿
字
本
不
生
不
滅
的
真
理。 A Tự bản bất sinh bất diệt đích
chân lý.
Nhập Phật chỉ nam,
tr. 53. (Kim cương đỉnh kinh)
Nhập
Phật Chỉ Nam, tr. 53.
Hàm Tàng Thức = A lại da
Thích Đạo Quang, Đại Cương
Triết Học Phật Giáo, tr. 40.
Tự Tính năng hàm vạn pháp, danh
Hàm Tàng Thức (Pháp Bảo Đàn kinh. Phó chúc
phẩm).
筄性
能
咸
萬
法,
名
咸
藏
識
Thủ Lăng Nghiêm (Hướng Đạo), tr. 134.
Tâm sinh Diệt thì hiển lộ luôn, mà Tâm Chân Như thì
khuất lấp mà không thấy.
Thủ Lăng Nghiêm ,
Linh Sơn Phật Học Nghiên Cứu Hội xuất bản, tr. 161.
Xem thêm Chu Hối Am quan tâm
thuyết. Trùng Biên, Tống Nguyên học Án, q. 2 :
Phù vị nhân tâm chi nguy
giả, nhân dục chi manh dã, đạo tâm chi vi giả, thiên
lý chi áo dã.
夫
謂
人
心
之
危
者,人
欲
之
萌
也。
道
心
之
微
者,
天
理
之
奧
也。
Thủ Lăng Nghiêm (Việt Nam Phật Tử Hội), q. 1, tr. 6
Kiến Pháp-Tiên Pháp nhi hậu Phật, Tăng (Luận về đồng điểm Tam Giáo:
Lập Thuyết Minh Lý Tam Tông Miếu,
tr. 3-4)
Nhập Phật chỉ nam, tr. 73-74.
Thủ Lăng Nghiêm (Hướng Đạo), tr. The
134.
the immaterial Universe behind all phenomena.
Trung Anh Phật Học Từ Điển, tr. 389.
Lý tức Phật.
Giáo quán cang yếu-Ngẫu Ích Sa Môn
Trí Húc, Bài Lục Tức. Luận về Đồng điểm tam gíao, (Lập thuyết
Minh Lý Tam Tông Miếu) tr. 14
理
(Lý)= Universal basis, essential element. Trung Anh Phật Học
từ điển, tr. 360.
Phật Học Chỉ Nam, tr. 40.
Phật Học Tinh Hoa, Nguyễn Duy Cần, tr. 185.
Thủ Lăng Nghiêm (Linh Sơn). Tựa.
Qui Nguyên Trực Chỉ, Đỗ Thiếu Lăng phiên dịch, q.
trung, tr. 369.
The Buddha-nature imminent in all beings. Trung Anh Phật Học
Từ Điển, tr. 288.
Thủ Lăng Nghiêm (Hướng Đạo), tr. 134.
Thủ Lăng Nghiêm (Hướng Đạo), tr. 134.
Phan Văn Hùm, Phật Giáo Triết Học, tr. 78.
Thích Đạo Quang, Đại Cương Triết
Học Phật Giáo, tr. 50.
Phan Văn Hùm, Phật Giáo Triết Học, tr. 78.
Thích Đạo Quang, Đại Cương Triết
Học Phật Giáo, tr. 50.
Ly Tâm duyên tướng (Thủ Lăng Nghiêm-Hướng Đạo tr. 62)
Phan
Văn Hùm,
Phật Giáo Triết Học,
tr. 72.
Thích Đạo Quang, Đại Cương Triết
Học Phật Giáo, tr. 50.
Phan
Văn Hùm,
Phật Giáo Triết Học,
tr. 72.
Thích Đạo Quang, Đại Cương Triết
Học Phật Giáo, tr. 50.
Nguyễn Duy Cần, Phật Học Tinh Hoa, tr. 178.
Phan Văn Hùm, Triết Học Phật Giáo, tr. 72
Phan Văn Hùm, Triết Học Phật Giáo, tr. 72; Thích Đạo
Quang, Đại Cương Triết Học Phật Giáo, tr. 50.
Chân Tâm (Như trên tr. 72 & 50.)
A tự Thích vân Vô, hựu vân Chân Không, tức thị Bát Nhã Thật Tướng
chi Bản Thể.
阿
字
釋
云
無,
又
云
真
空,
即
是
般
若
實
相
之
本
體。
Nhập Phật
Chỉ Nam, tr. 120
Phan Văn Hùm, Phật Giáo Triết Học,
tr. 72
Thích Đạo Quang,
Đại Cương Triết Học Phật Giáo, tr.
50
Thích Đạo Quang, Đại Cương Triết Học Phật
Giáo, tr. 50
abstraction without
relativity. (Trung Anh Phật Học Từ Điển, tr. 276)
Phan Văn Hùm, Triết Học Phật Giáo, tr. 72; Thích Đạo
Quang, Đại Cương Triết Học Phật Giáo, tr. 50.
Dưới đây xin đan cử ít nhiều danh hiệu khác của Chân Như theo các
Tông Phái Phật Giáo: Bản Lai Diện Mục (Thiền Tông); Tự Tâm
Hiện Lượng, Viên Thành Thực Tính (Duy Thức Tông); Thường Tịch
Quang Độ (Tịnh Độ Tông); Tự Tính, Thực Tướng (Thiên Thai
Tông); Nhất Chân Pháp Giới (Hoa Nghiêm Tông); Thực Tướng
Bát Nhã (Tam Luận Tông); Bản Nguyên Tự Tính, Kim Cương Bửu
Giới (Luật Tông).
Nguyễn Duy Cần, Phật Học
Tinh Hoa, tr. 185.
Thủ Lăng Nghiêm cũng
dùng rất nhiều từ ngữ để chỉ Chân Như ví dụ:
Bản Như Lai Diệu Tạng Diệu Chân
Như (Thủ Lăng Nghiêm, Việt Nam Phật Tử, q. 4. tr. 1),
Thường Trụ Chân Tâm, Tĩnh Tịnh Minh Thể (Như trên. q.
1, tr. 29), Tịch Thường Tâm Tính (Như trên. q. 1, tr.
29); Bồ Đề Diệu Tịnh Minh Thể (Như trên, q. 2, tr.
28), Viên Diệu Minh Tâm, Bảo Minh Diệu Tính (Thủ Lăng Nghiêm,
Linh Sơn, tr. 96); Thanh Tịnh Diệu Tịnh Minh Tâm (Như trên.
tr. 60); Bồ Đề Niết Bàn Nguyên Thanh Tịnh Thể (Như trên.
tr. 55); Diệu Chân Như Tính (Như trên. tr. 192); Bản
Diệu Giác Tâm (Như trên. tr. 375); Phật Tâm (Như
trên. tr. 393); Thường Trụ Chân Như Tâm (Thủ Lăng
Nghiêm, Linh Sơn, Tựa); Diệu Minh Nguyên Tâm (TLN,Việt Nam
Phật Tử, II, tr. 11)
Trong Kinh Lăng Già,
ta thấy có nhiều danh từ thêm về Chân Như, cũng như trong bài Chân
Tâm, Vọng Tâm, của Hoà Thượng Thích Thanh Từ trong tạp chí Hoa
Sen, ta thấy có thêm rất nhiều danh từ về Chân Như. Xin tìm
xem.
Trung Anh Phật Học từ Điển,
tr. 332, chú thích Chân Ngã là The Real or Nirvana Ego.
Trong Tính Mệnh Khuê Chỉ,
ta cũng thấy nhiều danh từ mới chỉ Chân Như: Tì Lư Thanh Tịnh Thân
(Hoa Nghiêm Kinh) Tính Mệnh Khuê Chỉ q. II, tr. 13;
Bất Nhị Pháp Môn; Thậm Thâm Pháp Giởi; Hư Không Tạng; Tịch Diệt Hải;
Chân Thật Địa; Tổng Trì Môn; Bỉ Ngạn; Tịnh Thổ; Chân Cảnh; An Lạc
Quốc; Xá Lợi Tử; Bồ Tát Địa; Quang Minh Tạng; Viên Giác Hải; Bát Nhã
Ngạn; Pháp Vương Thành; Tây Phương; Thiên Dương; Không Trung; Chân
Tế; Giá Cá; Tam Ma Địa; Hoa Tàng Hải; Đà La Ni Môn; Bất Động Đạo
Tràng; Ba La Mật Địa. (Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. 1, tr.
4-5).
Chân Tâm này cũng tức là tất cả các Pháp, tức là Tâm, tức là đất,
nước, gió lửa, và hư không: tức là Nhãn, Nhĩ, Thị, Thiệt, Thân, Ý;
tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; tức là nhãn thức giới cho
đến ý thức giới; tức là Tứ Đế; tức là Thập Nhị Nhân Duyên; tức là
Lục Độ; tức là Phật và bốn đức Niết Bàn. Nói chung Chân Tâm là
các Pháp ở thế gian và xuất thế gian.
Thủ Lăng Nghiêm,
Hướng Đạo xuất bản, tr. 114.
Thân này, Tâm này cho đến núi sông, thế giới và hư không đều là vật
trong Chân Tâm hiện ra. Cái Chân Tâm rộng lớn như vậy, các
Ông lại bỏ đi không nhận, trở lại chấp cái Vọng Tâm này cho
là thật của mình, cũng như toàn thể bể cả rộng khơi, trong trẻo kia
không nhận, trở lại chấp một hòn bọt nhỏ nhen cho là toàn thể bể cả,
thật là điên đảo.
Thủ Lăng Nghiêm,
Hướng Đạo xuất bản, tr. 46.
Brihah. 5.1. Brahma is ether-the ether primeval.
Brahma is a void.
Chand. 4. 10. 5.
Brih. 2. 1. 20.
Kaush. 4. 19.
Brih. 4. 1. 2.
Chand. 7. 1.
Tait. 3. 1.
Tait. 2. 6.
Brih. 1. 4.
Katha. 5. 2.
Mund. 2.2. 11
Tait. 2. 8. 3. 10.
4.
Maitri. 6. 17. 7. 7.
A Nan, ông phải biết: Cái Thấy này nó không phải là nhân, không phải
là duyên, không phải tự nhiên, cũng không phải “không tự nhiên”;
không cái phi, không cái bất phi; không cái “thị”; không cái phi
thị. Nó rời tất cả tướng, túc là tất cả Pháp. Như thế thời Ông làm
sao để tâm suy nghĩ cho tới; dùng lời nói luận bàn cho kịp, và gọi
nó bằng thứ gì được. (Ly ngôn thuyết tướng, ly tâm duyên tướng, ly
danh tự tướng). Thủ Lăng Nghiêm, Hướng Đạo, tr. 62.
Histoire des Croyances religieuses...en Chine, Léon
Wieger, p. 546.
-The Dukkhata/Dukkhata (khổ) as
phenomenal existence is imperfect ans to be trancendented. It
has three interdependent characteristics:
a. Anicca/anitya = impermanent.
b. Dukkha/dukkha = imperfect.
c. Anatta/Anatman = essentially
unsubstantial, non independent.
These features also apply to
sentient beings which function psychologically as individuals and
coexist collectively as groups or societies; they consist of five
aggregations of being (Ngũ Uẩn) : Rupa (Sắc= Material qualities),
vedana (thọ= feeling), sanna/ samjna (tưởng= perception), sankhara/
samskara (hành= coefficients of consciousness), and vinnana ( thức =
consciousness).
Richard A. Gard, Bouddhism,
p. 110.
Thành, trụ, hoại, không hay Sinh, trưởng, tử, vong, hay Sơ, thành,
suy, tử, hay Sinh, trụ, dị, hoại.
成
住
壞
空,
生
長
死
亡,
初
成
衰
死,
生
住
異
壞。
Histoire des Croyances Religieuses
et des Opinions Philosophique en Chine, Léon Wieger, p. 546.
Chân Như giả, chỉ Vũ Trụ chi bản thể, nãi bất sinh,
bất diệt, bất tăng, bất giảm, vô thuỷ, vô chung giả dã. Vạn pháp
giả, nãi Vũ Trụ chi hiện tượng, hữu sinh diệt, hữu
tăng giảm, hữu thuỷ chung.
真
如
者,
指
宇
宙
之
本
體,
乃
不
生
不
滅,
不增
不
減,
無
始
無
終
者
也。虜U
法
者,
乃
宇
宙
之
現
相,
有
生
滅,有
增
減,
有
始
終。
Le Tchenn Jou, essence
universelle, ne nait ni ne meurt, ne croit ni ne diminue, n’a pas eu
de commencement et n’auta pas de fin. L’univers apparent et tout ce
qu’il contient, nait et meurt, croit et diminue, a eu un
commencement et aura une fin; laquelle fin ne sera pas l’
anéantissement, mais le recommencement d’une nouvelle série de
phénomènes.
Léon Wieger, Histoire des
Croyances religieuses...p. 548.
Tchenn jou, la réalité cosmique
est 絕
對
(tuyệt đối) absolue, est
平
等
(bình đẳng) une; est
無
限
(vô hạn) infinie, est
自由
(tự do) autonome, est
獨(độc)
unique, est l’eau de l’océan de l’êre.
Như trên,
p. 549.
Vạn pháp giả, nãi Vũ Trụ chi hiện tượng,hữu sinh diệt , hữu thuỷ
chung. (Xem chú thích 68 trên).
Như trên, tr. 548.
Wan Fa , la fantasmagorie mondiale
(ou plutôt: le monde phénoménal) donne l’impression d’ êtres
相
對
(tương đối) relatifs,
差
別
(sai biệt) distincts,
有限
(hữu hạn) finis,
不
自
由
(bất tự do) dépendantes,
雜
多
(tạp đa) multiples. Vaines apparences!
波
(ba ), une houle à la surface des êtres.
Như trên, p. 349.
...Vũ trụ chi hiện tượng hữu sinh,
hữu diệt, hữu thuỷ, hữu chung, nhiên kỳ Bản Thể tắc bất sinh, bất
diệt, bất tăng, bất giảm. Thử Bản Thể vị chi Chân Như. Hiện Tượng
vị chi Vạn Pháp. Chân Như giả dịc phi vô thường, diệc phi vô
ngã. Như trên, tr. 548.
Wieger, Histoire des Croyances...tr.
548.
Nguyễn Duy Cần, Phật học tinh hoa, tr. 119.
Thích Đạo Quang,
Đại Cương Triết học Phật Giáo, tr.
100.
Nhập Phật Chỉ Nam, tr. 134.
Nguyễn Duy Cần, Phật học tinh hoa, tr. 213.
Trần Triều, dật tôn phẩm điển lục, Thượng Sĩ ngữ lục,
tr. 28. (Khảo Cổ Viện tồn bản)
...Lục Tổ Đàn Kinh vân: Phàm phu
tức Phật, phiền não tức Bồ Đề. Tiên niệm mê, tức phàm phu; hậu niệm
ngộ, tức Phật. Tiên niệm trước cảnh, tức phiền não; hậu niệm ly
cảnh tức Bồ Đề.
Tính Mệnh
khuê chỉ, q. 4, tr. 5.
Đại Đức Thích Thiên Ân, Triết học Zen I, tr. 136
Nguyễn Duy Cần, Phật Học Tinh Hoa, tr. 210.
Nguyễn Duy Cần, Phật Học Tinh Hoa, tr. 210, 211, 212,
213, 214.
Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. I, Chương Tà Chính Luận, từ tr. 15 đến 20. (
妙
竅
齊
觀.
)
Chí vi giả Lý dã; chí trứ giả Tượng dã. Thể Dụng nhất nguyên, hiển
vi vô gián.
至
微
者,
理
也;
至
著
者,
象
也。
體
用
一
源,顯
微無
間。
Tôn Bổ Ngự Án Dịch Kinh Đại
toàn. Chu Dịch, Trình Tủ, Truyện tự, tr. 6.
Tác Hữu, trần sa Hữu |
作有
塵
沙
有。 |
Vi Không, nhất thiết Không |
為
空
一
切
空。 |
Hữu Không như thuỷ nguyệt |
有
空
如
水
月。 |
Vật trước Hữu, Không, Không |
物
著
有
空
空。 |
(Bài thơ Hữu, Không
của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh).
Xem dụ “Người cùng tử” trong kinh Pháp Hoa, Phẩm Tín Giải.
Xem Dụ “ Gã nghèo hèn có châu báu trong vạt áo”. Diệu Pháp
Liên Hoa, Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử thọ ký.
Quan Thế Âm Bồ Tát Tín Luận, tr. 63.
Dukka...comporte évidemment le sens courant de “souffrances”, mais
en plus, il implique les notions plus profondes d’imperfection,
d’impermanence, de conflit, de vide, de non-substantialité.
Walpola Rahula, L'enseignement
du Bouddha, p. 39.
Quan thế Âm Bồ Tát Tín Luận, tr, 63.
The ceasing of becoming is nibbana,,, In other respects of
Niroda = Nibbana/Nirvana, it should be mentioned that there are
various views between and with the principal Buddhist Schools: for
example, Nibbana as Peace according to the Theravada; Nirvana as
Sunyata 空
(không) (Relativity as the rational view; Absolute or the
experiential view); Dharma-kaya
真
如
= Chân Như (Essence of the Buddha); Tathata (Ultimate
Actuality); Dharma -Dhatu
法
界
= Pháp giới (Ultimate Reality) etc...according to the
Madhdyamika
三
論
= Tam Luận, and Yogacara.
瑜
迦
= Du Già.
Richard A. Gard, Bouddhism,
p. 122.
La cessation de la continuité et du devenir, c’est le Nibbana.
Walpola Rahula,
L’enseignement du Bouddha, p. 61.
Le Nibbana doit être réalisé par les Sages au-dedans d’eux-mêmes.
Présence du Bouddhisme, p. 268
Nibbana est vérité.
L’enseignement du Bouddha,
p. 64-65.
Le Nirvana est la vérité ultime.
Vérité ou Réalité éternelle. Présence du Bouddhisme,
p. 268.
Réalité éternelle. (Như trên 268)
...En somme, le nirvana ne serait
pas le néant, mais la substance cosmique amorphe, quelque chose
comme “l’atome du monde, d’où tout procède et où tout revient”.
Louis Chochod,
Occultisme et Magie en Extrême Orient,
p. 144.
La vérité est, le nirvana est.
Walpola Rahula,
L’enseignement du Bouddha, p. 65.
...Car, pour être annihilé par son
“moi”, la personnalité humaine n’en existe pas moins quant à la
racine dont elle est sortie par évolutions succesives.
En effet, “cette racine subsiste;
c’est la chose simple et sans forme, l’élément du monde, la substane
universelle, le non-fait, le non-ajusté, terme qui d’après le
Dharmapada (Pháp cú kinh) même est l’équivalent du Nirvana.”
Schoebel, le Bouddhisme, p. 250
.-Louis Chochod, Occultisme et Magie en Extrême Orient, p. 145.
Le Nirvana est au-delà de la logique et du raisonnement. Như
trên. p. 69
Sariputta a dit une fois: “ O oui, le Nirvana est le bonheur, le
Nirvana est le bonheur. “ Như trên, p. 68
Du point de vue du plus élémentaire bons sens, le Nirvana ne peut
s’entendre comme signifiant le néant, “Comment supposer en effet “
remarque très justement G. de Lafont , dans sa remarquable étude sur
le Bouddhisme (Cf. G. de Lafont, Le Bouddhisme, p.
179), “que le Bouddha ait dit dans ses prédication à la foule qu’il
voulait convertir: “Nous sommes ici-bas exposés à une foule de maux,
et l’existence n’est que douleur; imposez-vous par surcroit des
privations de toutes sortes, supprimez le peu de jouissances que ce
monde peut vous offrir, et je vous offre en retour le néant pour
récompense. Je doute qu’il eut fait beaucoup de prosélyte.”
C’est aussi l’avis d’Émile
Burnouf. “Une philosophie qui prêcherait le néant’, dit-il, et
promettrait comme but de la science, et comme récompense des vertus
les plus hautes et les plus pénibles à acquérir, l’anéantissement
final et absolu, ne deviendrait jamais la religion de plusieurs
centaines de millions d’hommes et n’eut pas duré déjà vingt quatre
siècles.
E. Burnouf, Introduction à
l’Histoire du Bouddhisme indien, p. 455.
Louis Chochod, Occultisme et Magie
en Extrême Orient, p. 144.
...Vous ne demanderez ce qui reste
après toutes ces éliminations, une fois que vous vous êtes retirés
de toutes ces choses, que vous avez détruit tout ce qui n’est pas
essentiel? Je vais vous le dire. Il reste un esprit serein et un
coeur qui ne peut être troublé, qui est plein d’énergie et
d’enthousiasme. Ils sont équilibrés, forts, assurés, clairs et purs,
pleins d’extase, pleins de résolution et de détermination, le coeur
et l’esprit qui a rejeté toutes ces choses. Ainsi réussi dans cette
tâche, vous pourrez vous revêtir de ce qui est éternel, mais pas
avant. Vous ne pourrez devenir incorruptible tant qu’il reste dans
votre coeur la moindre parcelle corruptible.
Kristnamurti, Bulletin
international de l’Étoile No 1, Octobre 1929, p. 16.
»
mục lục |
chương trước | chương kế
» Chương
1
2 3
4 5
6 7
8 9
10 11
12 13
14 15
16
17
18
19 20
21 22
23 24
25 26
27 28
29 30
31
32
|