THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
»
Mục lục |
Phi lộ | chương:
1 2
3
4 5
6
7 8
9 10
11 12
13 14
15
16 17
18 19
Chương 4
THIÊN CHÚA GIÁO VỚI THUYẾT
THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ
Muốn nhận định về
vấn đề này cho chính xác, chúng ta cần phân biệt hai thành phần:
1) Thành phần
quần chúng và Giáo Hội, hay giáo lý công truyền.
2) Thành phần
thiểu số Thánh Hiền (khoảng 100 người) theo Đại đạo, hay Huyền Học
(Mystics). Tức là những người chủ trương thuyết Thiên địa vạn vật đồng
nhất thể.
A. Nếu đứng về
phía quần chúng, và giáo hội, hay giáo lý công truyền của Thiên Chúa
Giáo mà nói, thì phải nhìn nhận rằng Thiên Chúa
Giáo không hề chấp nhận thuyết Thiên Địa Vạn Vật nhất Thể. Theo
Thiên Chúa Giáo thì Thượng Đế toàn năng sinh ra vạn hữu bởi Không (ex
nihilo). Thượng Đế có bản tính của Thượng Đế, vạn vật có bản tính của
vạn vật. Thượng Đế và tạo vật hết sức là xa cách nhau.
Ngoài ra, Thiên
Chúa giáo còn chủ trương: Chỉ có ba ngôi Thiên Chúa là đồng nhất thể.
Chỉ có Chúa Giesu giáng trần là có «tính» Trời và «tính» người.
Còn nhân loại, bất kỳ ai, cũng chỉ có «tính người»
mà thôi, vì thế mà ai ai cũng bất toàn, ngoại trừ Chúa Giesu.
Chính vì thế, mà
khi nói con người có thể kết hợp được với Thượng Đế thì chỉ có ý nói kết
hợp bằng tình yêu, bằng ơn thánh sủng, chứ không phải là trở nên cùng
một bản thể với Thượng Đế.
Công giáo rất
tránh chữ Deification hay Divinization (Thần thánh
hóa con người – người biến thành, trở thành Trời, «làm Trời»), và
cho đó là một sự phạm thượng, phạm thánh, và chủ trương lúc chung cuộc,
tất cả những linh hồn thánh thiện chỉ được chiêm ngưỡng thiên nhan Trời
trên thiên đàng mà thôi (vision béatifique).
Lạ lùng thay,
Giáo hoàng John Paul 2 đã dùng chữ Divinization of man nơi tr. 193 trong
quyển Crossing the Threshold of Hope. Ông viết:
«The divinization of man comes from God. But here
too, man must cooperate with God.» Đó là một điều tôi chưa từng
thấy bao giờ.
B. Nhưng nếu ta
khảo cứu thư tịch do các thánh hiền Công Giáo, do các nhà huyền học Công
Giáo để lại (Mystics), thì ta thấy các Ngài chủ trương:
1. Thượng Đế là
Bản thể muôn loài (Đó chính là thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể).
2.
Thượng Đế hay Bản Thể bất khả tư nghị ấy đã phóng phát ra muôn loài. Đó
chính là Thuyết Phóng Phát (Emanation theory).
3. Thượng Đế là
cốt lõi, là tâm điểm muôn loài. Đó là thuyết Thượng Đế nội tại
(Immanence theory).
4. Muốn tìm
Thượng Đế, phải tìm nơi đáy lòng, phải hư tâm, v.v...
5. Cuối cùng là
con người có thể kết hợp nhất như với Thượng Đế.
Ta sẽ dùng thư
tịch thánh hiền Công Giáo, để chứng minh những điều đó.
1. Thượng Đế là Bản Thể muôn loài
Sách Thần Học Đức
(Theologia Germanica), một tập sách huyền học viết vào khoảng thế kỷ 13,
14, rất nổi tiếng nhưng lại không biết ai là tác giả, đã viết: «Thánh
Paul nói: Khi cái hoàn toàn đến, thì cái bất toàn sẽ rút lui.» (I.
Cor.13:10).
Chúng ta hãy lưu
ý tới «cái hoàn toàn» và «cái bất toàn.»
«Cái hoàn toàn»
là cái «Diệu hữu» bao quát và tóm thâu vạn hữu vào trong mình và vào
trong bản thể mình. Không có nó, và ngoài cái đó ra, thì không có thực
thể nào khác, và vạn hữu đều dựa vào nó mà có bản thể. Cho nên, đó chính
là Bản Thể muôn loài. Nó vốn bất biến, bất thiên, nhưng lại làm biến
thiên mọi sự.
Còn «cái bất
toàn» là tất cả cái gì phát xuất hay bắt nguồn từ «cái hoàn toàn», là
«Cái gì là phân thể», là cái gì hình dung, tư nghị được. Còn «cái gì
hoàn toàn viên mãn» thì không thể nào hình dung, tư nghị được. Chính vì
vậy, mà ta không đặt tên được cho «cái hoàn toàn», vì nó vốn không tên.
Tạo vật không thể
hình dung, tư nghị hay danh xưng cái hoàn toàn được...»
Sách tiếp tục
viết đại khái như sau: «Cái bản thể viên mãn đó, chỉ có thể hay biết
bằng tâm, bằng «tâm hư», nghĩa là một thứ tâm đã trút bỏ được mọi bóng
hình của vạn hữu, mọi ảo ảnh của vạn tượng bên ngoài, «một tâm hồn đã
trút bỏ được ngay cái phàm ngã, cái tiểu ngã của mình.»
Tóm lại, muốn
biết cái hoàn toàn, cái viên mãn, phải rũ bũ bỏ được, phải siêu xuất
được lên trên mọi cái bất toàn.
Các nhà huyền học
Công Giáo cũng chủ trương «Thượng Đế ở trong mọi loài, mọi loài ở trong
Thượng Đế.»
Thánh John of the
Cross chủ trương «Thượng Đế là bản thể của mọi người cũng như của mọi
loài. Cho nên Thượng Đế hiện diện bằng Bản Thể mình trong lòng mọi
người, dẫu đó là kẻ tội lỗi nhất».
Đọc những lời lẽ
này ta lại nhớ đến lời của Đại sư Đạo Sinh «Xiển
đề chi nhân, giai hữu Phật Tính», và như vậy, Thượng Đế cũng là
«toàn thể vũ trụ.»
Thượng Đế = Vũ
Trụ.
Thánh Bernard
viết:
«Thượng Đế là
gì?»
– Đó là ngang,
dọc, cao, sâu.
– Ủa, sao Ngài
lại chủ trương Thượng Đế là bốn phía như vậy, đó là điều mà Ngài vốn
ghét.
– Không phải
vậy...
Gọi
Thượng Đế là Một cho dễ hiểu, nhưng chưa mô
tả được tính cách Ngài. Tính cách Ngài có thể chia ra, nhưng Ngài thời
không thể chia.
«Lời lẽ tuy khác,
đường đi tuy nhiều, nhưng chỉ có một chủ trứơng, một ý nghĩa. Mọi đường
lối đều dẫn về một Đấng tối cao.»
Eckhart viết:
«Thượng Đế gần tôi hơn là tôi gần tôi. Ngài cũng gần kề gỗ và đá như
vậy, nhưng chúng không biết điều đó.»
Lời nói đó làm ta
liên tưởng đến một lời tương tự của Plotinus, một nhà huyền học ngoại
đạo thời Trung Cổ (c. 205-270). Plotinus viết: «Thượng Đế không ở ngoài,
nhưng hiện diện trong muôn loài, mặc dầu muôn loài không hay biết.»
2. Thuyết phóng phát (Emanation theory)
Từ Bản Thể hoàn
hảo ấy, muôn loài đã được phóng phát ra như áng sáng từ mặt trời, ánh
nến từ ngọn nến...
Thánh Thomas
Aquinas cũng mặc nhiên công nhận thuyết phóng phát, khi Ngài viết: «Bởi
vì tất cả các sự hoàn hảo của vạn vật từ Thượng Đế mà xuống mãi, mà
Thượng Đế là tuyệt đỉnh của hoàn hảo, cho nên con người cũng phải bắt
đầu từ tạo vật thấp nhất, để đi lên từng cấp, và như vậy để tiến tới sự
hiểu biết Thượng Đế.
«Và vì ở nơi Thượng Đế – ở
nơi tuyệt đỉnh muôn loài ấy – ta thấy một sự đồng nhất hoàn toàn, và vạn
hữu càng trở nên đồng nhất thì càng trở nên mạnh mẽ hơn, chúng ta suy ra
rằng vạn hữu càng rời xa Thượng Đế, căn nguyên của vạn loài, thì càng
trở nên khác biệt nhau.»
Nhưng nếu chỉ
biết Thượng Đế là nguồn sinh vạn hữu, thì chúng ta vẫn cảm thấy Ngài xa
cách muôn trùng (Transcendent), vẫn thấy như có bức màn mây vô minh
khuất lấp Ngài (the cloud of unknowing), và như vậy, vẫn tưởng như là
Ngài ở bên ngoài vạn hữu.
3. Thượng Đế là cối lõi, là tâm điểm muôn loài
Cho nên các nhà
huyền học Công Giáo lại tiến lên một bước nữa và chủ trương «Thượng
Đế nội tại», «Thượng Đế hiện diện trong
lòng vạn hữu» Công Giáo như:
– «Nước Trời
trong anh em.» (Luke 17:21)
– «Thần Chúa ở
trong anh em.» (I Cor 3:16)
– «Đấng Christ
trong ta.» (Ephesians 4:13)
– «(đấng Christ
trong ta) phải nảy nở cho đến khi trưởng thành như Chúa Giesu.»
(Ephesians 4:7-13).
– «Chúa Trời ở
trong ta, và ban cho ta Thần Ngài.»(I John 4:12-13)
– «Thần Chúa ở
trong ta.»(Rom. 8:9).
– «Đấng Christ
trong ta.»(Col. 1:25-27)
– «Trong ta có
mầm mộng thần linh.»(Rom 8:22-23)
– «Thượng Đế
không ở xa chúng ta, vì ta sống động và có bản thể ta trong Ngài.»Acts
17:27-29.
Và như vậy, tuyệt
đối mà mọi người đi tìm tới không có ở nơi xa vời tách khỏi thế giới phù
sinh, bất toàn, mà thực tế đã ở ngay trong lòng biến dịch.
Và như vậy,
Thượng Đế chính là cốt lõi con người, là trục cốt, là chân tâm con
người.
Cái «bản thể thần
linh ấy», các nhà huyền học thấy, như lời Ruysbrock đã nói, ở ngay «Tâm
đỉnh con người.» Eckhart gọi đó là «Thần quang». Tauler gọi đó là «Căn
cơ», giáo phái Quakers gọi đó là «Quang minh nội tại»; các nhà huyền học
hiện đại gọi đó là «Nguyên lý», nguồn mạch của mọi sự sống thực.
Eucken gọi đó là
Diệu Lý nơi con người, là Chân Tâm, là Cốt lõi con người, nơi mà «Trời
Người gặp gỡ thủa ban sơ.»
Khi các nhà huyền
học nhìn thấy được cái nguyên lý, nguyên Thần ấy ở nơi mình, – sự việc
mà Phật giáo gọi là «Kiến Tánh»,– họ ngỡ ngàng vì đã được chứng kiến một
sự kiện hết sức là kỳ diệu, đó là «Trời người hợp nhất» trong một cái
«lớn thì lớn như Trời, mà nhỏ thì nhỏ như tôi.»
Thuyết Phóng Phát
(Emanation Theory), và Thuyết Nội Tại (Immanence theory) dẫn tới thuyết
Qui Nguyên tức là Qui Tâm (the return to the Unconditioned or to the
Uncreated Source).
Ruysbroeck cho
rằng: chỉ cần hồi quang quán chiếu với một lòng kính mến, con người sẽ
gặp Thượng Đế mà không cần môi giới. Họ sẽ nghe thấy người Cha của mọi
quang minh luôn luôn trò Chuyện với mình trong nơi thầm lặng nhất của
tâm thần. Họ sẽ nghe thấy được Nguyên âm, nghe thấy được Thần Ngôn uyên
nguyên, ẩn áo.
Thánh Teresa of
Jesus viết: «Tôi đã hiểu được Chúa ở trong mọi sự như thế nào, và trong
tâm hồn như thế nào; cái bọt bể thấm đầy nước đã gợi ý niệm đó cho tôi.»
Con đường lữ thứ
của con người đi tìm Thượng Đế chính là con đường nội tâm:
có đi vào đáy lòng mới tìm thấy Đấng Tối Cao.
Nếu Ái Châu nói
Vô Cực, vói Thái Cực, nói trong con người có Thần Trời, có Thiên Tâm,
thì thánh Têrêsa, với quan niệm Thiên Chúa ba Ngôi đã chủ trương:
a) Chúa Cha chính
là Tuyệt đối Thể, nguồn mạch vạn hữu, bất khả tư nghị. Đó là Chân Nhất
theo từ ngữ của môn phái Tân Bá Lạp đồ.
b) Ngôi Hai chính
là Thần Ngã, là Đạo, là sự phát huy, là sự hiển dương của Thiên ý. Đó
chính là nhịp cầu bắc giữa Tuyệt Đối và Tương Đối.
c) Thánh thần
chính là Thần nội tại, là nguồn sinh tuyệt đối trong tâm khảm con người,
nguồn mạch sinh ra sự Viên Giác nơi con người, và chính là vòng khÔn nối
kết con người với Bản Thể Thượng Đế.
Và như vậy, khi
vào tới nơi thâm sâu nhất trong tâm hồn, con người sẽ thấy mọi sự dị
biệt tan biến, và chỉ còn thấy «Chúa tại một tâm điểm»
4. Muốn tìm Thượng Đế phải tìm nơi đáy lòng, phải hư tâm
Thomas R. Kelly
viết: «Ẩn sâu trong lòng chúng ta, có một thánh thất, một Thiên Tâm, một
Chân Ngôn mà bất kỳ lúc nào chúng ta cũng có thể trở về.
Vĩnh cửu đã ở
ngay trong tâm hồn ta, khuyến dụ ta, cho chúng ta biết chúng ta có một
định mệnh lạ lùng sang cả, và kêu gọi chúng ta trở về Thiên Tâm ấy.
Tin tưởng hoàn
toàn vào ánh sáng nội tâm ấy, chúng ta sẽ bắt đầu một cuộc sống thực.
Ánh sáng nội tâm ấy sẽ làm bừng sáng «Thiên Nhan»và sẽ cho ta nhìn thấy
những vinh quang mới của bề mặt thật con người. Đó là Đấng Christ nội
tại đang ngủ mà chúng ta cần đánh thức dậy... Ngài ở ngay trong chúng
ta.»
Thomas R. Kelly
suy luận thêm, đại khái rằng:
Như vậy, tâm hồn
ta y thức như có 2 tầng:
– 1 tầng phiến
diện để lo chuyện trần hoàn.
– 1 tầng sâu
trong tâm khảm để tiếp xúc với Thượng Đế, với Vĩnh Cửu.
Con người đạo
hạnh phải là con người viên mãn, không thể vì cái tâm phiến diện, vụn
vặt, bất toàn, mà bỏ quên mất cái phần chính yếu, đẹp đẽ nhất, huy hoàng
nhất của con người (đó là cái tâm khảm chân chính).
Thánh Augustine
viết: «Chúng con tiến lên con đường của Chúa ở ngay trong lòng chúng con
và hát lên bài hát của các tầng cấp; nội tâm chúng con bứửng sáng lên vì
ngọn lửa của Chúa, và chúng con đi, bởi vì chúng con tiến lên cho tới sự
bình yên của Jérusalem.»
Biết được rằng
Thượng Đế ngự trị trong tâm khảm mình, là nguồn gốc của mình, biết rằng
từ nguồn gốc vĩnh cửu ấy phóng phát ra tâm tư của mỗi người chúng ta, và
từ tâm tư nhỏ nhoi ấy của mỗi người chúng ta, chúng ta coữ thể trở về
với nguồn gốc vĩnh cửu, với bản thể tuyệt đối, tức là hiểu được vòng đại
tuần hoàn của Tạo Hóa, vòng Đại Chu Thiên của đất trời.
Như vậy, hành
trình đi tìm Tuyệt đối không phải là một hành trình diệu vợi, xa xôi, mà
chính chỉ là một sự giác ngộ, giác ngộ thấy Thực Thể lồng ngay trong tâm
khảm mình, cũng như trong tâm vũ trụ.
Thế là đất cũng
tràn ngập trời, và đúng như Téwekkul Bég, một nhà Huyền Học Hồi Giáo đã
nói: «Ngài là tôi, mà tối tăm thay là lòng tôi thủa trưởc, tôi đã không
biết được điều bí ẩn, siêu việt ấy.»
Kết quả công phu
tu luyện là phá vỡ được bức tường ngăn giữa Nhân Tâm và Thiên Tâm để
tiến sâu vào Tâm Khảm con người để mà gặp gỡ Thượng Đế.
Thế là về với
Chúa, là kết nghĩa với Chúa Con.
Thế là hưởng được
sự an lạc của Thượng đỉnh tâm hồn, lúc ấy không còn phân biệt nội ngoại
xa gần, và chỉ còn lại sự an tĩnh của yêu đương.
Albertus Magnus
nói: «Lên tới Chúa tức là đi sâu vào Tâm Hồn mình...»
Lời này cũng giống như lời
Mạnh Tử:
Thấu
triệt lòng sẽ hay biết Tính
Hay biết
tính nhất định biết Trời.
(Tận kỳ Tâm tắc tri kỳ Tính,
Tri kỳ Tính tắc tri Thiên. Mạnh tử, Tậm Tâm Chương Cú hạ).
Eckhart cũng nói:
«Chúa ở gần ta mà ta xa Ngài, Chúa ở trong, mà ta ở ngoài, Chúa ở trong
nhà mà ta thời tha hương, viễn xứ.»
Theo thánh
Bernard, thì các nhà huyền học thu thần, định trí, hướng nội, tiến vào
chiều sâu tâm hồn, vì tin rằng trong đó có Chúa Trời ngự trị, và đi vào
Tâm là có thể tìm thấy Chúa. Trên con đường đi vào nội tâm đó, họ tin
rằng thần thánh ở với họ, còn Thượng Đế thì chẳng những ở với họ, mà còn
ở trong họ.
Tóm lại, khẩu
quyết của Thánh Hiền Công Giáo chính là Nước Trời ở trong ta, vậy hãy
tìm nưởc Trời ngay trong Tâm Thần ta.
5. Con người có thể kết hợp nhất như với Thượng Đế, con người có thể
thành Thượng Đế
Euken viết: «Cái lạ lùng
nhất là con người có thể biến thành Trời.»
Thánh Athanasius
viết: «Chúa xuống làm Người, để ta có thể làm Chúa.»
Thánh Augustinus
kể lại quãng đời trước khi Ngài trở lại Đạo, có viết: «Tôi nghe thấy
tiếng từ thinh không nói với tôi: "Ta là thực phẩm cho những người đã
khôn lớn. Con hãy lớn lên và hãy ăn ta, không phải để ta biến thành thể
chất con, mà chính là để con biến thành Ta.»
Eckhart viết: «Chúa nói với
mỗi linh hồn: «Ta đã làm người vì con, nếu con không thành Chúa vì Ta,
thì con đã chẳng tốt với ta.»
Eckhart còn viết
bạo hơn: «Nếu tôi có thể biết Chúa trực tiếp thì nhất định tôi phải trở
thành Ngài, và Ngài trở thành tôi. Ngài và tôi trở nên một Tôi.»
Thánh Paul nói: «Tôi
sống chẳng phải là tôi sống mà là Chúa sống trong tôi.»
(Galatians 2, 20)
Thánh Paul còn
nói: «Ai sống hết hợp với Chúa, sẽ có một thần như
Chúa.» (I Cor. 6, 17).
Sau khi biết được
quan điểm của các thánh hiền Công Giáo, đối với Thuyết Thiên Địa Vạn Vật
Đồng Nhất Thể và những hậu quả xa gần của nó, ta trở lại Kinh Thánh, và
lấy Kinh Thánh để làm tiêu chuẩn cho vấn đề. Tôi
nhấn mạnh hai chữ Thánh Kinh, chứ không muốn đề cập đến giáo lý thông
thường.
1. Trước hết,
Thánh Kinh gọi Chúa Giesu là Con Thiên Chúa (Mat 4:3; John 3:3), nhưng
cũng gọi những người thánh thiện là Con Thiên Chúa. (Rom 8:14; Rom.
8:19).
2. Chúa Giesu lập
kinh Lạy Cha để cho mọi người biết Chúng ta và Ngài đều là Con Thiên
Chúa. Và như vậy, nếu Ngài có Tính Trời, thì lẽ dĩ nhiên chúng ta cũng
có Tính Trời. (Suy luận của tác giả).
3. Mọi người đều
có thể làm được phép lạ, có khi còn hơn Ngài, nếu họ có đức tin (Luke
17:6).
4. Ngài dám coi
tha nhân là Thượng Đế:
Khẩu hiệu của
Ngài là mến Chúa, yêu người. (Mat 22: 37-40).
– Thương giúp kẻ
nghèo, kẻ tật bệnh là thương giúp ngài (Mat 25: 35-40).
– Bức bách giáo
hữu là bức bách Ngài. (Acts 9:5-6)
5. Con người
chẳng bao giờ xa rời được Thượng Đế: Thượng Đế là goôc nho, con người là
cành nho. Cành có bao giờ rời được gốc? (Mat 15:5)
6. Và như vậy,
con người có thần Trời trong tâm hồn (I Cor. 3:1)
7. Nếu như vậy,
thì nước Trời phải ở đáy lòng (Luke 17:21), và Chân đạo phải là sự
chuyển hóa tâm hồn (John 4: 24), phải là sự ban phát Công Bằng, Chính
Trực. (Proverbs 21:3; Isaiah 1:17; Jer 22:3), chứ không phải là sự mấp
máy môi miệng (Isaiah 29:13; Mat 15:8)
8. Ước nguyện của
Chúa Giesu là ước gì Trời Người hợp nhất. (John 17:21-25)
9. Định mệnh tối
hậu của nhân loại là: Con người toàn thiện có thể ngồi tòa Thiên Chúa.
Sách Khải Huyền
viết: «Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với Ta trên
tòa Ta, cũng như ta đã thắng, và đã ngồi cùng Cha ta trên tòa Ngài. Ai
có tai thì hãy nghe lời Thánh Thần dạy các Giáo Hội.» (Rev
3:21-22).
Có mấy câu Kinh
Thánh làm tôi hết sức suy tư:
Đó là câu Mat.
13, 35: «Người dùng ví dụ mà nói các điều ấy với dân chúng, vì Ngài
không nói với họ điều gì mà không dùng ví dụ, để làm trọn điều đã phán
nhờ vị tiên tri nói rằng:
Ta mở
miệng tuyên ra câu ví,
Thổ lộ
những điều bí ẩn từ lúc
Khởi nguyên võ
hoàn.» (Psaume 78, 2)
(Xin đọc thêm
Mat. 13, 10- 15)
và câu Col 1, 27:
«Những kẻ đã được Thiên Chúa muốn thông báo cho
biết gì là lường phong phú vinh quang của mầu nhiệm ấy, tức là Đức KiTô
trong anh em, mối hi vọng vinh quang.»
Câu Mat. 13, 35 ý
nói: Chúa Giêsu chỉ truyền dạy Đạo Trời, tức là Đạo Huyền Đồng
(mysticism), hay đạo Phối Thiên cho các môn đệ mà thôi, còn các người
khác chỉ được nghe bằng ẩn dụ, để họ nghe mà không hiểu, nhìn mà không
thấy. Cái đạo Phối Thiên này là điều bí mật từ Tạo
Thiên Lập Địa tới nay.
Câu Col. 1, 27
thánh Paul gọi đó là Bí Mật đấng Christ. Tôi hiểu Bí Mật đấng Christ
như sau. Chúng ta có Tiểu Ngã, và Đại Ngã. Đại Ngã chính là đấng Christ
trong ta. Biết được Đại Ngã này sẽ có thể trở thành con người khôn ngoan
và toàn hảo. Cái bí mật này bao thế kỷ nay, thiên hạ không biết, nay
Thượng Đế mới dạy cho thánh hiền người biết. Đó chính là điều mà thánh
Paul vất vả lo truyền dạy.
Tôi không nói
thêm, để ai hữu duyên sẽ tìm đọc, và tìm hiểu mấy đoạn trên.
Cuối thiên khảo
luận này, chúng ta có thể suy tư như sau:
1. Nếu Chân Lý là
về phía quần chúng, và về phía Giáo Lý công truyền, thì ta thấy chủ
trương của thánh hiền Công Giáo là sai, và Kinh Thánh cũng sai nốt. Như
vậy, Đông Tây sẽ không bao giờ gặp nhau về phương diện Đạo Giáo.
2. Nếu chân lý là
về phía Thánh hiền, thì Đông Tây chẳng qua là cùng chung một Chân Lý, và
đạo này cũng có thể sáng soi cho đạo nọ, và càng học hỏi, càng so sánh,
Chân lý càng trở nên sáng tỏ, con đường đạo giáo càng được hoạch định rõ
ràng, định mệnh cao sang con người càng được xác định, và niềm hy vọng
con người càng trở nên lớn lao.
Nhưng
tôi tin chắc chắn rằng Chân Lý phải ở phía Thánh Hiền.
CHÚ THÍCH
Saint Paul says: «When that which is perfect is come, then that which is
in part, shall be done away.» Now mark what is «that which is perfect»
and «that
which is in part.»
-- «That
which is perfect» is a Being who has comprehended and included all
things in Himself and His own substance, and without whom and beside
whom there is no true substance, and in whom all things have their
substance. For He is the substance of all thingd and is in Himself
unchangeablr and immovable, and changes and moves all things else. But
«That
with is in part»,
or the imperfect, is that which has its source in or springs from the
Perfect;– just as a brightness or a visible appearance flows out from
the sun or a candle and appears to be somewhat this or that. And it is
called a creature,–and of all these
«things
which are in part»,
none is the Perfect. So also the Perfect is none of the thingw which are
in part. The things which are in part. The things which are in part can
be apprehended, known and expressed. But the Perfect cannot be
apprehended, known, or expressed by any creature as creature. Therefore
we do not give a name to the Perfect, for it is none of these. The
creature as creature cannot know or apprehend it, name or conceive it. —
Listening to the Saints, p. 31–32.
Now, «when
that which is Perfect is come, then that which is in part shall be done
away.»
But when does it
come? I say: When as much as may be, it is known, felt, and taste of the
soul. For the lack lies altogether in us, and not in it. In like manner,
the sun lights the whole, and is near to one as another, yet a blind man
sees it not; but the fault lies in a blind man, not in the sun. And as
the sun may not hide its brightness, but must give light unto the earth
(for heaven indeed draws its light and heat from another fountain), so
also, who is the highest good, will not to hide Himself from any,
wherever He finds a devout soul that is throroughly purified from all
creatures. For in what measure, we put off the creature, in the same
measure are we able to put on the Creator, – neither more or less. For
if my eye is to see anything, it must be single, or else be purified
from all other things, –And where heat and light enter in, cold and
darkness must depart,– it cannot be otherwise.
But one might
say: «Now
since the Perfect cannot be known or apprehended by any creature, but
the soul is a creature, how can it be known by the soul?» Answer: This
is why we say «by
the soul as a creature.» We mean it is impossible to the creature by
virtue of creature–nature and qualities–that by which I say I and
myself.» —
Listening to
the Saints,
p. 32.
For in whatever creature the Perfect shall be known, therein
creature–nature, qualities, the I, and self, and the like must all be
lost and done away. This is the meaning of the saying of St. Paul:
«When
that is in part «to
wit, creature–nature, qualities, the I, the self, the mine) will be
despised and counted for nought. So long as we think much of these
things and cleave to them with love, joy, pleasure or desire, so long
the Perfect remain unknown to us. —
Listening to the
Saints,
p. 33.
God in all, and all in God.– Evelyn Underhill, Mysticism, p. 43.
«Donc
pour entendre quelle est cette union, dont nous traitons il faut savoir
que Dieu en toutes les âmes, fut–ce celle du plus grand pécheur du monde
et y est présent en substance. Et cette manière d'union est toujours
entre Dieu et toutes les créatures, selon laquelle il les conserve en
leur être, de sorte que si elle venait à leur manquer, elles
s'anéantiraient aussitôt et ne seraient plus. Ainsi quand nous parlerons
de l'union de l'âme avec Dieu, ce ne sera pas de cette union
substantielle de Dieu qui est toujours en toutes les créatures, mais de
l'union et de la transformation de l'âme en Dieu qui n’est pas toujours
faite mais qui se fait seulement quand il y a ressemblance, comme
l'autre s'appelle l'union essentielle ou substantielle. Celle–là est
naturelle, celle–ci surnaturelle, qui est quand les deux volontés à
savoir celle de l'âme et celle de Dieu, sont conformes en un, n'y ayant
aucune chose en l'une qui répugne à l'autre. Partant quand l'âme ôtera
entièrement de soi, ce qui répugne et n'est pas conforme à la volonté
divine, elle demeura transformée en Dieu par amour.»
— La
Montée du Carmel, Les Oeuvres spirituelles du Bienheureux Pères Jean de
la Croix –Desclée et Bouwer, p. 133–134.
What is God? says St Bernard.– Lenght, breadth, height, and depth. What,
you say, you do after all profess to believe in the fourfold Godhead
which was an abomination to you? –Not in the least... God is designated
ONE to suit our comprehension, not to describe His character. His
Character is capable of division. He Himself is not. The words are
different, the paths are many, but one thing is signified: the paths
lead to one Person. Mysticism, p. 113.
God, says Eckhart, is nearer to me than I am to myself.– He is just as
near to wood and stone, but they do not know it. —
Mysticism,
p. 101.
St Thomas Aquinas virtually accepts the doctrine of Emanation when He
writes: «As
all the perfections of Creatures descend in order from God, who is the
height of perfection, man should begin from the lower creatures and
ascend by degrees, and so advance to the knowledge of God... And because
in that roof and crown of all things, we find the most perfect unity, –
and everything is stronger and more excellent the more thouroughly it is
one, – it follows that diversity and variety increase in things, the
further they are removed from Him who is the first principle of all.» —
Mysticism
p. 97.
The opinion which is represented in its most extreme form by the above
mentioned Theory of Emanations, declare His utter trancendence. This
view appears early in the history of Greek philosophy. It is developed
by Dionysius, by the Kabbalists, by Dante: and is implied in the
language of Rulman Merswin and many other Christian ecstatics. The solar
system is an almost perfect symbol of this concept of the universe, –
which finds at once its most rigid and most beautiful expression in
Dante 's «Paradisio.»The
Absolute Godhead is conceived as removed by a vaste distance from the
material world of sense,– the last or lowest of that system of dependent
worlds or states which generated by or emanating from the Unity or
Central Sun, become less in spirituality and splendeur, greater in
multiplicity the further they recede from their source. That source,–the
Great Countenance of the Absolute,–can never, say the Kabbalists, be
discerned by man. It is the Unplumbed Abyss of later mysticism: the
cloud of Unknowing wraps it from our sight. Only by its
«emanations»or
manifested attributes can we attain knowledge of it.
By the outflow of
these same manifested attributes and powers the created universe exists,
depending in the last resort on the "latent deitas": Who is therefore
conceived as external to the world which He illuminates and vivifies. —
Mysticism,
p. 97.
The Spirit of God is within you. The Absolute whom all seek does not
hold himself aloof from an imperfect material universe, but dwells
within the flux of things: stands as it were at the very threshold of
consciousness and knocks, awaiting the self's slow discovery of her
treasures.—
Mysticism,
p. 99.
«He is not far from anyone of us, for in him we live and move and have
our being» is the pure doctrine of Immanence: A doctrine whose teachers
are drawn from amongst the souls which react more easily to the touch of
the Divine than to the sense of alienation of our sin, and are naturally
inclined to love rather than to awe. The truth that
«God
and man initially meet where man is most inward» i.e. in the Spark or
Ground of the soul– is the cardinal fact in their experience of the
transcendental world. —
Mysticism,
p. 99.
Our world of Becoming rests on the bosom of that Pure Being which has
ever been the final Object of man's quest:
«the
river in which we cannot bathe twice» is the stormy flood of life
flowing toward that divine sea.
«How
glorious»,
says the Voice of the Eternal to St. Catherine of Siena,
«is
that soul which has indeed been able to pass from the stormy ocean to
Me, the Sea Pacific, and in that Sea, which is Myself, to fill the
pitcher of her heart.»... This intuition of the Real lying at the root
of the visible world and sustaining its life, is present in a modified
form in the arts: perhaps it were better to say, must be present if
these arts are to justify themselves as heightened forms of experience.
—
Mysticism,p.
45–48.
This «divine»
essence, or substance, which the introvertive mystic finds dwelling, as
Ruysbroeck says, at the apex of man's spirit is the "spark of the
soul»of Eckhart, the
«ground»
of Tauler, the «Inward
light» of the Quakers, the
«Divine
Principle» of some modern Transcendentalists, –the fount and souce of
all true life. —
Mysticism,
p. 100.
Further, Eucken, like the Mystics, declares that there is a definite
trancendental principle in man. He calls it the Gemuth, the heart or
core of personality,– and there, he says,
«God
and man initiately met.» He invites us, as we have seen, to distinguish
in man, two separate grates of beings,
«the
narrower and the larger life, the life that is straitened and finite,
and can never transcend itself, and an infinite life through which he
enjoys communion with the immensity and the truth of the universe.» (15)
15. –
Mysticism,
p. 64.
The union of human and divine, in a nameless something which is
«great
enough to me God, small enough to be me.»
—
Mysticism,
p. 120.
As every one is born, disciple of either Plato or Aristotle, so every
human soul leans to one of those two ways of apprehending reality. The
artist, the poet, every one who looks with awe and rapture on created
things, acknowledges in this act the Immanent God. The ascetic, and that
intellectual ascetic the metaphysician, turning from the created,
denying the senses, in order th find afar off the Uncreated,
Unconditioned source, is really – though often he knows it not – obeying
that psychological law which produced the doctrine of Emanations.—
Mysticism,
p. 123–124.
It is the philosophical basis of that practice of introversion, the
turning inward of the soul's faculties in contemplation, which has been
the «method»
of the great practical mystics of all creeds that God, since He is in
all – in a sense, is all – may most easily be found within ourselves, is
the doctrine of these adventurers, – who, denying or ignoring the
existence of those intervening
«worlds»
or «planes»,
between the material world and the Absolute, which are postulated by the
theory of Emanations, claim with Ruysbroeck that
«by
a simple introspection in fruitive love»,
they «meet
God without intermediary.»They hear the Father of Lights
«saying
eternally without intermediary or interruption, in the most secret part
of the spirit, the one unique, and abysmal Word.» —
Mysticism,
p. 99.
«I
understood»,
says St Teresa, «how
our Lord was in all things, and how He was in the soul: and the
illustration of a sponge filled with water was suggested to me.»
—
Mysticism,
p. 100.
«This
performance is the retreat inwards to that
«ground
of the soul»where, as St Teresa says, His Majesty awaits us.» Pilgrimage
in which the soul is not outward bound, but rather on a journey to its
center.—
Mysticism,
p. 102.
First, the Father, pure transcendental Being, creative Source and origin
of all that is: the Unconditioned and Unknowable One of the
Neo-Platonists who is to be conceived, pace M. Delacroix, as utterly
transcendent to the subject rather than
«set
up within the soul.» —
Mysticism,
1974, p. 109.
Secondary, in the Person of Christ, Teresa isolated and distinguished
the Logos or the Creative Word, the expression, outbirth, or
manifestation of the Father thought. Here is the point at which the
Divine Substance first becomes apprehensible by the Spirit of Man: Here
that mediating principle
«raised
up between heaven and earth» which is at once the Mirror of Pure Being
and the Light of a finite world.—
Mysticism,
p. 109.
Thirdly, she recognised within herself the germ of that Absolute Life,
the indwelling Spirit which is the source of man's transcendental
consciousness and his link with the Being of God. That is to say, the
Holy Spirit of Divine Love, the Real Desirous seeking for the Real
Desired, without Whose presence any knowledge of or communion with God
on man's part would be inconceivable.—
Mysticism,
p. 109.
In the deepest recess of her spirit, in that unplumbed abyss where
selfhood ceases to have meaning, and the individual soul touches the
life of the All, distinction vanished and she "saw God in a point.» —
Mysticism
p. 109.
Deep within us all, there is an amasing inner sanctuary of the soul, a
holy place, a divine center, a speaking Voice, to which we may
continuously return. Eternity is at our hearts, pressing upon our
time–torn lives, warming us with intimations of an astounding destiny,
calling us home to Itself. Yielding to these persuasion, gladly
committing ourselves in body and soul, utterly and completely, to the
Light Within, is the beginning of true light. It is a dynamic center...
It is the Light Within which illumines the face of God and casts new
shadows and new glories upon the face of men. It is a seed stirring to
life if we do not choke it. It is the Shekinak of the soul, the Presence
in the midst. Here is the Slumbering Christ, stirring to be awakened, to
become the soul we clothe in earthly form and action. And He is within
us all. —
Listening to the
Saints,
p. 109.
There is a way of ordering our mental life on more than one level at
once. On one level we may be thinking, discussing, seeing, calculating,
meeting all the demands of external affairs. But deep within, behind the
scenes, at a profounder level, we may also be in prayer and adoration,
song and worship and a gentle receptiveness to divine breathings. —
Listening to the Saints,
p. 110.
The secular mind is an abbreviated, fragmentary mind, building only upon
a part of man's nature and neglecting a part – the most glorious part –
of man's nature, powers and resources. The religious mind involved the
whole of man, embraces his relations with time within their true ground
and setting in the Eternal Lover. —
Listening to the
Saints,
p. 120.
We ascend, says St Augustine, the ways that be in our heart, and sing a
song of degrees: we glow inwardly with thy fire, with thy good fire, and
we go, because we go upwards to the peace of Jerusalem.—
Mysticism,
p. 98.
Being,
with is above all, manifests itself as Becoming; as the dynamic,
omnipresent World of Life. The Divine Love immanent in the heart and in
the world comes forth from, and return to, the Absolute One. Thus is
completed «the
Eternal Circle from Goodness, through Goodness, to Goodness.»
— Mysticism,
p. 136.
To the holders of this theory, who belongs of necessity to Professor
James's «healthy
minded»or optimistic class, the quest of the Absolute is no long
journey, but the realization of something which is implicit in the self
and in the universe: an opening of the eyes of the soul upon the Reality
in which it is bathed. —
Mysticism,
p. 99.
For them, earth is literally
«crammed
with heaven.» «Thou
wert I, but dark was my heart, I knew not the secret transcendent»,
says Téwekkul Bég, a Moslem nystic of the seventeenth century. —
Mysticism,
p. 99.
The more controllable ingoing experience, the breaking down of the
barrier between the surface–self and those deeper levels of personality
where God is met and known "in our nothingness", and a mysterious fusion
of divine and human life take place. —
Mysticism,
p. 363–364.
The One, is the going forth to the Father; the Other is the marriage
with the Son. Both are operated by the Indwelling Spirit, the
«spark
of the soul.» —
Mysticism,
p. 364.
In that consumation of love with Ruysbroeck has called "the peace of the
summits»they meet: Then distinctions between inward and outward, near
and far, cease to have any meaning, in
«the
dim silence where lovers lose themselves.» —
Mysticism,
p. 364.
To mount to God, says a tract attributed to Albert the Great, is to
enter into one's self. For he who inwardly enterth and intimately
penetrateth into himself, gets above and beyond himself and truly mounts
up to God. —
Mysticism,
p.364.
God is near us, but we are far from Him, God is within, we are without,
God is at home, we are in the far country, said Meister Eckhart,
struggling to express the nature of this
«intelligible
where.» —
Mysticism,
p. 364.
The normal and deliberate practice of introversion, on the contrary, is
tightly bound up with the sense of Divine Immanence. Its emphasis is on
the indwelling God Who may be found
«by
a journey towards the centre»:
on the conviction indeed that
«angels
and archangels are with us, but He is more truly our own who is not only
with but in us.» —
Mysticism,
p. 363.
But whilst the contemplation of Nature entails an outgoing towards
somewhat indubitably external to us: The contemplation of spirit, as it
seems to those who practise it, more often entails an ingoing or
«introversion»
of our faculties; a «journey
towards the Center.»The Kingdom of God, they say, is within you: seek it
then in the most secret habitations of the soul.—
Mysticism,
p. 362.
«The
wonder of wonders»,
says Eucken, whom no one can accuse of a conscious leaning towards
mystic doctrine, «is
the human made divine.» —
Mysticism,
p. 418.
He became Man that we might be made God, says St Athanasius. —
Mysticism,
p. 419 .
I heard, says St Augustine, speaking of his pre-converted period, Thy
voice from on high crying unto me, «I am the Food of the full grown:
grow, and then thou shalt feed on Me. Nor shalt thou change Me into thy
substance as thou changest the food of thy flesh, but thou shalt be
channged into Mine.» —
Mysticism
p. 419.
Eckhart therefore did no more than expand the patristic view when he
wrote: «Our Lord says to every living soul, I became man for you. If you
do not become God for me, you do me wrong.»
Mysticism,
p. 502.
Eckhart, in whom the language of deification assumes its most extreme
form, justifies it upon this necessity.
«If,
he says, I am to know God directly, I must become completely He, and He
I: so that this He and this I become and are one I.» —
Mysticism,
p.502.
(Qui adhaered Deo, unus spiritus est cum illo.) —
Mysticism,
p. 511.
»
Mục lục |
Phi lộ | chương:
1 2
3
4 5
6
7 8
9 10
11 12
13 14
15
16 17
18 19
|