THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

» Mục lục | Phi lộ | chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19


Chương 12

BÀ LA MÔN GIÁO VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

 

Có thể nói ngay được rằng: Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể là một học thuyết then chốt, làm căn bản cho các thánh thư Ấn độ như Veda, Upanishads, Bhagavad Gita...

Câu hỏi triết học mà các nhà thấu thị Ấn độ luôn luôn đặt ra cho các đệ tử, cũng như cho các độc giả thánh thư là: Vũ trụ này do đâu mà có, đã được cấu tạo nên bằng chất liệu gì?

Con người đã sinh xuất từ đâu, đã do đâu mà sống còn, đa chịu sự chỉ huy của ai v.v.. (Svetasvatara Up. I–I. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Đông phương, quyển 3, trang 38 với lời trích dẫn kinh Rig Veda).

Và câu trả lời duy nhất, nhưng dưới nhiều hình thức:

- Trực ngôn (Chandogya Up. 6, 14, 3.– Brihad–Aranyaka Up. III, 9. I)

- Ẩn dụ (Aitareya Up. I.– Chandogya Up. 6. 12. I–3.– 6, 13. I–3.– 6, 2. I–4)

- Huyền thoại (Yajur Veda bạch XXXII, I.– Rig Veda X, 90) chỉ là:

Vũ trụ này cũng như vạn hữu đều do một nguyên lý, một bản thể duy nhất sinh hóa ra, phóng phát ra. [1]

Bản thể duy nhất ấy có rất nhiều danh hiệu:

– Brahman (Brihah–Aranyaka Up. 2.3.6.–3,9. 26)

– Atman

– Brahmanaspati (Rig Veds 10.72. 2)

– Visvakarman (Tạo hóa – The All Maker. Rig Veda, 10. 81)

– Purusha (Chân nhân) (Rig Veda 10.90)

– Prajapati (Chúa tể càn khôn) (Lord of  creatures)

– Hiranyagarbha (Kim đơn - Kim nhân. - The Golden Germ. Rig Veda. 10. 121.I)

Nếu nhân cách hóa Bản thể vũ trụ ấy, và gọi đó là Đấng Tối Cao, thì đấng tối cao này đã sinh hóa ra vũ trụ bằng chính thân thể mình... đã hi sinh thân xác mình, đã phân hóa xác thân mình để tạo thành vũ trụ vạn hữu, chứ không phải là đã tạo dựng nên vũ trụ bằng một chất liệu nào ngoài mình. (Rig Veds X, 90)

Xin trích dẫn (lược dịch) một đoạn Aitareya Up.:

...Miệng Ngài sinh ra tiếng nói và lửa,

Mũi Ngài sinh ra hơi thở và gió,

Mắt Ngài sinh ra cái thấy và mặt trời.

Tai Ngài sinh ra cái nghe và bốn phương trời.

Da Ngài sinh ra tóc, tóc sinh ra cây cối.

Tim Ngài sinh ra tâm tư và mặt trăng. v.v.

(Aitareya Up.1)

Như vậy mối giây liên lạc giữa Thượng Đế và vũ trụ là mốt giây liên lạc cơ hữu (relation organique).

Ví dụ Ngài là con nhện, thì vạn hữu là tơ nhả ra từ lưng nhện (Rig Veda, X, 90).

Ví dụ Ngài là lửa, thì vạn hữu là những tia lửa, những tàn lửa từ lửa phóng ra. (Brihad Aranyaka Up. 20.2.1) [2]

Vạn hữu với Ngài như nước và muối. Khi muối đã hòa tan trong nước, thì đâu có nước, đấy sẽ có muối. (Chandogya Up. 6,13, 1–3)

Từ học thuyết trên sinh ra hai dòng tư tưởng:

a). Nhà thấu thị có thể coi Brahman là vũ trụ (Mundaka 2.2. II) (Mandukya Upanishads 2)[3]

«Là lửa, Ngài sưởi ấm,

Ngài là vừng Thái dương,

Ngài là mưa móc đượm nhuần,

Ngài là đất, là vật chất, là Thần,

Ngài là Hữu, Ngài là Vô, Ngài là Hằng cửu.[4]

«Ngài là vừng dương trong thinh không,

Ngài là thần Vasu trong không khí, Ngài là gió,

Ngài là đạo sư trước bàn thờ, Ngài là tân khách đến chơi nhà

Ngài ở trong người, trong khôn gian, trong định luật thiên nhiên, Ngài ở trên trời. Ngài sinh trong nước, trong mục súc, trong định luật thiên nhiên, trong nham thạch. Đấng toàn thiện, đấng tối cao là như vậy.» [5]

... «Brahman, thật ra là bất tử. Brahman ở đằng trước, Brahman ở đằng sau, ở bên trái, ở bên phải; Brahman ở trên, Brahman ở dưới, Brahman thật ra chính là toàn thể thế giới, toàn thể vũ trụ.» (Mundaka 2.2 II) [6]

«Bởi vì thật sự, vạn hữu là Brahman» (Manukya Up. 2)[7]

... «Ngài nhập vào vạn hữu, ngay cả vào đầu móng tay, y như dao cạo ra vào bao dao, y như lửa nằm trong mồi lửa...» [8]

b)- Nhà thấu thị cũng có thể coi Brahman, Atman là Bản thể, là Cốt lõi, là Trục cốt vạn hữu.[9]

Tìm ra được Cốt lõi ấy, Trục cốt ấy, là hiểu được Brahman, hiểu được vạn hữu, hiểu được chính mình.[10]

Đó là chìa khóa mở ra mọi hiểu biết [11]

Thực tại chỉ là Một. Biến thiên phiền tạp chỉ là hình tướng.[12]

«Trên mặt đất này không có tạp thù, không có biến thiên thực sự. Kẻ nào chỉ nhìn thấy biến thiên cách biệt bên ngoài, kẻ ấy sẽ còn trong Vòng sinh tử. Tất cả phải được nhìn thấy trong Nhất thể, trong thực thể, Bản thể duy nhất bất khả tư nghị...» (Brih. 2.4.5)[13]

Upanishads tuyên xưng:

«Thực sự nếu nhìn thấy được, nghe thấy được, nghĩ ra được, tìm hiểu được Đại Ngã, sẽ hiểu được vũ trụ này.» (Brih. 2.4.5.)[14]

«Thực sự, ai mà thấy được sợi giây nhất quán, thấy được chủ tể tại hàm tàng trong vạn hữu, người đó biết Brahman, người đó hiểu biết vũ trụ, hiểu biết thần minh, hiểu biết Veda, hiểu biết tạo vật, hiểu biết Đại Ngã, hiểu biết mọi sự...» (Brih. Up. 3.7.1)[15]

- Thấy được Trời lồng trong vạn hữu là đạt tới chân tri, là tìm thấy được Thượng Đế.

«Ai mà thấy được Chúa Trời,

Lồng trong vạn vật, vạn loài thọ sinh,

Trường tồn giữa mọi điêu linh,

Trường tồn vĩnh cửu trong mình biến thiên,

Thế là tri giác vẹn tuyền...

oOo

Ai mà thấy được vạn loài,

Ngoài tuy riêng rẽ trong thời đồng căn,

Lòng trời kết giải đồng tâm,

Từ Trời phóng xuất xa gần miên man,

Thế là tìm thấy Brahman...»[16]

- Biết được Căn bản, biết được chân tướng mình, biết được rằng có Trời trong dạ là điều kiện thiết yếu để trở thành tiên phật, thánh, thần..

«Chân nhân nhỏ tựa ngón tay,

Lồng trong tâm khảm muôn loài thụ sinh,

Tâm thần trí lự bao quanh,

Ai mà biết được trở thành thần tiên...[17]

... «Biết trời trong dạ ấy ai,

Thành thần, siêu thoát vòng đời tử sinh.

Cùm xiềng tháo gỡ sạch sanh,

Không còn sinh tử, điêu linh, thảm sầu.»[18]

Thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể dẫn tới một tuyên ngôn rất vĩ đại về giá trị, về phẩm giá con người.

«Con người chính là Thượng Đế.»

«Bạn chính là Cái đó» TAT TVAM ASI. [19]

Chúng ta sẽ dùng một đoạn Mundaka Up. để toát lược và kết thúc thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể của Bà La Môn:

«Ngài luôn hiện hữu gần kề,

Ngự trong tâm khảm chẳng hề xa xôi,

Làm tâm, làm đích muôn loài,

Muôn dân muôn thuở chẳng ngoài quyền uy,

Sinh linh vạn hữu hướng về,

Ngài là cùng đích mọi bề ước mơ.

Huyền vi, linh diệu không bờ,

Trí khôn phàm tục khôn dò, khôn hay.

oOo

Ngài là Thượng Đế cao vời,

Siêu linh, bất biến đời đời nhất như.

Sinh tồn, ngôn ngữ tâm tư,

Trường sinh, thực tại, như như cũng Ngài...[20]

Ngài là đích điểm phải coi,

Phải nhìn, phải ngắm, chớ lơi lòng vàng.

Thánh thư là cánh cung dương,

Mũi tên thần trí, ta mang lắp vào.

Bạn ơi ngắm đích đi nào,

Dương cung hãy bắn trúng vào Thiên tâm.

Oum là chính chiếc cung thần,

Mũi tên là bạn, hồng tâm là Trời.

Hãy nhìn ngắm đích chớ lơi,

Như tên, bạn phóng vào Trời cho sâu.

Đấng làm trục cốt hoàn cầu,

Khí, thần, trời, đất nước sau nương nhờ.

Bạn ơi đừng có nghi ngờ,

Đó là Chân Ngã, đó là chính Anh.

oOo

Nhịp cầu bắc tới trường sinh,

Những nhời vừa nói bắc thành chẳng sai,

Quên đi tạp thuyết trên đời,

Chào mừng bạn đã là người quá giang.

Từ nay bến giác đã sang,

Bờ mê nhìn lại mơ màng âm u.

oOo

Trời là toàn thể, nhất như,

Trước sau, trên dưới, toàn khu đều Ngài.

Tả biên, hữu dực chơi vơi,

Lồng trong vạn hữu, khắp nơi vô cùng...[21]


[1] In a seemingly chidlike manner, like the early Greek cosmologists, they advanced now one thing and now another as an image of the primary material out of which the whole world is made. Yet again like the early Greek philosophers and also with the subtlety of genuine philosophic insight, they were always aware of the underlying unity of all being. Out of this penetrating intuition those early Indian thinkers elaborated a system of intelligent monism which has been accepted as most illuminating and inherently true by their descendants throughout the centuries. If there is any one intellectual tenet which, explicitly or implicitly, is held by the people of India, furnishing a fundamental presupposition of all their thinking, it is the doctrine of universal immanence of an intelligent monism.

The Thirteen principal Upanihads, translated from the Sanscrit, by Robert Ernest Hume, Geoffrey Cumberlege Oxford University Press, 1951, p. 1,2.... «As all the spokes are held together in the hug and felly of a wheel, just so in this Soul all things, all gods, all worlds, all breathing things, all selves are held together.»(Brihad Aranyaka Up. 2.5.5.15) Monism now is the ruling conception of the world, for the world is identical with Atman. «Atman alone is the whole world.»(Chand. 7.25.2). (Ib. p. 21)

[2] As the spider might come out with his thread, as small sparks come forth from the fire, even so from this Soul come forthe al vital energies (prana), al world, all gods, all beings... (Brihad Aranyaka Up. 2.1.20).

Những chuyện thần thoại của Bà La Môn về sự Prajapati, hay Purusa phân thân thành vũ trụ đã được trình bày trong:

- Rig Veda X, 90; Yajurveda (VS, XXXI, XXXII (vài câu); Atharvaveda XIX, 6, và K,2; Taittiriya Up. 1.5.1.-1,6,1.- Aitareya Up. 1.1-5) Huyền thoại Prajapati, hay Purusa phân thân thành vũ trụ giống huyền thoại Bành tổ ở Trung Hoa, Gaya Maretan ở Iran, Ymier ở các nước Bắc Âu (Phần Lan-Thụy điển) và đã được Linh mục Hoàng Sỹ Quý trình bày trong Annales du Musée Guimet 4-9-69 (PUF) dưới nhan đề: Le mythe Indien de l’homme cosmique, trang 113–154.

[3] a/– Brahma, indeed, is this immortal. Brahma before, – Brahma behind, to right and to left. – Stretched forth below and above, – Brahma indeed is this whole world, this widest extent. (Mundaka Up. 2.2. II)

b/– For truly, everthing here is Brahman. (Mandukya Up. 2)

[4] As fire(Agni), he warms. He is the sun (Surya). – He is the bountiful rain (Parjanya).– He is the wind (Vayu).– He is the earth, matter (rayi), God (deva), – Being (sat) and non Being (asat), and what is immortal. Prasna U. 2,5.

[5] «The Swan (i.e. the sun) in the clear, the Vasu in the atmosphere, the priest by the altar, the guest in the house, In man, in broad space, in the right (rta), in the sky, Born in water, born in cattle, born in the right, born in the rock, is the Right, the Great.» (Katha 5.2)

[6] Mundaka Up. 2.2. II (Xem I) a/ trên.

[7] For truly, everything here is Brahma. (Mand. 2) Om is Brahma. Om is the whole World. Taittirya Up. 1.8.1.

[8] He entered in here, even to the fingernail–tip, as a razor in a razorcase, or fire in a fire holder (i.e. the fire–wood) (Brih. 1.4.7) So, cleaving asunder this very hair–part, by that door he entered. This is the door named the cleft. That is the delighting. (Aitareya Up. 3.12)

[9] He is your soul, which is in all things...

Explain to me him who is just the Brahma present and not beyond our ken, him who is the Soul in all things. (Brih. Up. 3.4.2)

...He is your Soul the Inner Controller, the Immortal. Brih. 3,7,7. Xin đọc cả tiết 7, chương 3 Brih. Up.

– Chand. Up. 6, 13,3

6, 12,3.– Katha 5.10

– The Thirteen Upanishads, The Philosophy of the Up. p. 27.

[10] Brih. Up. 3.7.1.

[11] He is the key to all knowledge. (Ib. p. 30)

[12] Reality is One. Diversity and manifoldness are only an appearance (Ib. p. 36)

[13] «There is on earth no diversity.

He gets death after death,

who perceives here seeming diversity.

As a unity only is It to be looked upon

This indemonstrable enduring Being»

(Brih. 4.4.19–20)

[14] So, verily, with seeing of, the hearkening to, with the thinking of, and with the understanding of the Soul, this world–all is known. (Brih. Up. 2.5.5)

[15] Verily, Kapya, he who knows that thread and the so–called Inner Controller he knows the worlds, he knows the gods, he knows the Vedas, he knows created things, he knows the Soul, he knows everything. (Brih. Up. 3.7.1)

[16] Who sees his Lord

Within every creature

Deathlessly dwelling

Amidst the mortal,

That man sees truly

Who sees the separate

Lives of all creatures

United in Brahman

Brought forth from Brahman

Himself finds Brahman.

Bhagavad Gita, Translated by Swami Probhavananda, and Christopher Isherwood. — Nancy Wilson Ross, Three Ways of Asian Wisdom, A Clarion Book, Published by Simon and Shuster, New York 10020, 1969, p. 12.

[17] A person of the measure of a thumb is the Inner Soul (Antaratman)

Ever seated in the heart, of creatures.

He is framed by the heart, by the thought, by the mind.

They who know that become immortal.

Svetasvatara UP. 3.13.

[18] By knowing, that is therein, Brahma–knowers Become merged in Brahma, intent theron, liberated from the womb (i.e. from rebirth) (Svet. 1.7)

By knowing God there is a falling of all fetters, With distress destroyed, there is cessation of birth and death. (Svet. 1.11)

[19] Verily that great, unborn Soul, undecaying, undying, immortal, fearless, is Brahma. Verily, Brahma is fearless. He who knows this becomes the fearless Brahma. (Brih. Up. 4.4.25)

[20] Il se tient manifeste, tout proche,

l’habitant de la crypte, le Grand But,

centre de tout;

sur lui sont fixés tous les mondes,

tous les habitants des mondes,

Il est resplendissant, l’objet de tout désir,

Plus menu que l’atome,

Au delà de toute atteinte du savoir...

[21] Cela c’est le Brahman, le Suprême, l’Immuable.

La vie c’est Lui; la Parole, c’est Lui; l’esprit c’est Lui;

Le Réel c’est Lui; l’immortalité c’est Lui.

C’est Lui la cible qu’il faut viser,

Ami, vise droit au but.

Prends entre les mains l’arc splendide des Oupanichads

sur lui place la flèche

aiguisée dans la méditation.

De ton esprit tendu vers l’unité, bande ton arc.

Ami, vise ce but, C’est Lui, l’Immuable.

 Om, le pranava, voilà ton arc,

La flèche, c’est le Soi,

C’est toi-même

 La cible c’est Brahman.

 Vise-la sans te laisser distraire.

Fixe toi-là toi-même, comme la flèche en sa cible.

Celui sur qui tout ce monde est fixé,

Cieux comme terre, souffle comme esprit,

sache que c’est cela même l’unique soi: c’est toi.

Tous autres mots, laisse-les aller,

Le pont qui mène à la non-mort, c’est cela.

Salut à toi qui passe à l’autre rive,

au-delà de la ténèbre...

Brahman en vérité, c’est tout cela, c’est tout.

Devant, Brahman! derrière, Brahman!

à droite, Brahman! à gauche, Brahman!

au dessus, Brahman! au dessous, Brahman!

Brahman seul en vérité!

en tout et partout!

Mundaka Up. 2.2. 2–5. – 2.2. II. (cité par Henri le Seau, dans La Recontre de l’Hindouisme et du Christianisme, Aux Editions du Seuil, Paris, p. 136–137.


» Mục lục | Phi lộ | chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19