THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

» Mục lục | Phi lộ | chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19


Chương 8

HỘI TAM ĐIỂM VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ

 

Tam điểm (Freemasonry) xưa nay được coi như là một Mật tông.  Tam điểm rất sính dùng tượng hình, ảnh tượng (symboles) để truyền thụ tư tưởng.[1]

Ta sẽ dùng tượng hình của môn phái này để soi sáng cho chúng ta về thuyết thiên địa vạn vật nhất thể.

Đại Tự Điển Tam Điểm nhận định về thuyết thiên địa vạn vật nhất thể như sau:

«Học thuyết PHÓNG PHÁT là một học thuyết thịnh hành trong nhiều đạo giáo Á Đông, nhất là Bà la môn và Bái Hỏa Giáo (Parsisme). Đến sau, Huyền môn Kabbalah và Viên Giác (Gnostics) cũng chấp nhận nó, Philo, Plato cũng giảng dạy nó.

Học thuyết này chủ trương: Vạn vật từ Tuyệt-đối-thể phóng phát ra, từ Tuyệt-đối-thể thoái hóa dần mãi xuống. Vậy nên, trong Bà La Môn giáo, Hồn vũ trụ, nguồn mạch huyền diệu của muôn sinh linh được đồng hóa với Brahma, với Thượng Đế.

Môn phái Viên Giác (Gnostics) cũng cho rằng vạn hữu sinh xuất từ Thực thể Thần linh. Vạn vật sinh hóa từ cao đến thấp, và sự cứu rỗi lúc chung cuộc, là sự vạn hữu trở về với thanh tịnh của Tạo Hóa.

Philo dạy rằng Tuyệt-đối-thể hay khối Linh quang nguyên thủy đã tung hỏa quang huy để soi sáng cho mọi tâm hồn, và như vậy vạn hữu đều chung một nguồn gốc.

Thuyết phóng phát rất được Tam điểm lưu tâm chú trọng, vì các cấp cao trong Tam điểm thường đề cập tới các học thuyết cả Kabbalah của Philo và của huyền môn Viên Giác...»

1. Quan niệm thiên địa vạn vật nhất thể được tượng trưng bằng:

a/ Tâm điểm và Vòng tròn.

 Tâm điểm là Nhất Thể, là Nguyên nhân.

 Vòng tròn là Vạn thù, là Hậu quả (kết quả). [2]

b/  Hình con chu xà Ouroboros, trong Vòng có viết ba chữ EN TO PAN có nghĩa là NHẤT-VẠN. [3]

  εντοπαν (en to pan)

2. Quan niệm nguyên thể phóng phát ra vạn hữu được tượng trưng bằng:

a/  Ngôi sao sáu cánh do hai hình tam giác đan nhau hợp thành.

Trong lòng ngôi sao có 4 chữ tức là Thượng đế viết bằng mẫu tự Enoch.

b/ Hai hình tam giác đan nhau tượng trưng cho hai lực Âm Dương.[4]

Hoặc bằng đồ hình;

b/  hình tam giác với Thiên Nhãn hay với chữ YHVH (Thượng đế) ở trung tâm tung tỏa hào quang. Bên ngoài là một vừng mây tròn bao quanh.

   

Thiên Nhãn hay YHVH là Thượng đế ở Tâm điểm. Hình Tam giác là khí Dương, phóng phát, tạo dựng.

Các tia hào quang chỉ sự phóng phát.

Vầng mây tròn bên ngoài, chỉ vạn hữu với định luật tuần hoàn.[5]

Hoặc bằng:

c/  hình tròn có 6 chấm cách nhau đều đặn, tạo thành hình lục giác với 6 hình tam giác đều cùng chung một đỉnh là tâm. Nó cũng giống như hình vẽ tâm điểm và Vòng tròn, và cũng nói lên ý nghĩa nhất thể biến vạn thù như vậy.[6]

3. Quan niệm nhất thể phân hóa thành vũ trụ của Tam điểm cũng giống Kinh Dịch.

*  Lưỡng nghi của Dịch Kinh được tượng trưng:

— Hoặc bằng 2 cột:

 ÂM : B (BOOZ)

 DƯƠNG : J (JACHIN)

trong đền thờ Jérusalem  như Salomon đại đế xây.

— Hoặc bằng 2 hình tam giác giao thoa:

 Tam giác hướng thượng là lửa (Dương)

 Tam giác hướng hạ là nước (Âm)

Hai hình Tam giác này thường giao thoa, thường gắn bó lấy nhau: Ý nói: «Âm Dương tương thôi nhi sinh biến hóa.» Hoặc: «Cô Dương bất sinh, cô Âm bất trưởng» như Dịch Kinh đã chủ trương.[7]

*  Tứ tượng của Dịch Kinh được Tam Điểm tượng trưng bằng hình vẽ sau:

4. Quan niệm Thượng Đế ngự trị trong con người, và người giác ngộ phải biểu dương, phóng phát Thượng đế ra bên ngoài được tượng trưng bằng:

- Hình sao năm cánh tung tỏa hào quang, với chữ G hoa ở tâm điểm. G là God là Thượng đế.

Ngôi sao năm cánh là tượng trưng con người.[8]

Như vậy ta thấy những đồ hình Tam điểm cũng đã giúp ta hiểu được rất nhiều về các quan điểm chính yếu của người xưa. Thật đúng là bất ngôn nhi giáo vậy.


CHÚ THÍCH

[1] Stanislas de Guaite năm 1888 đã viết thư cho Oswald Wirth như sau: ... Je vous prêterai, si cela vous fait plaisir, des ouvrages décisifs de la vraie et primitive Maconnerie, celle qui se confond presque, pour l’investigateur contemporain, avec les Sociétés de R: C (Rose-Croix) et de philosophes inconnus... (Như vậy có nghĩa là Tam điểm giống Rose-Croix)

... «En défendant le Symbolisme, qui est la base réelle de la Maconnerie vous accomplissez une Oeuvre aussi louable que courageuse, et doublement digne d’un disciple d’Hermès: d’abord en restituant à vos Freửres le fil d’Ariane qu’ils avaient perdu, et grâce auquel les initiables pourront entrer quelque jour dans la sainte lumière de l’Ecossisme intégral; en épargnant au moins un blasphème stupide et illogique à ceux qui... sont en tout cas maintenus par le symbolisme (qui demeure pour eux lettre close) dans la logique et l’affirmation verbale du spiritualisme transcendant qui est le Principe et la raison d’être de toute association maconnique.

Oswald Wirth, l’Apprenti, Le Symbolisme, 1962, p.p. 12, 132 và 3) Mackey’s Revised Encyclopedia, volume I, nơi chữ Emanation.

[2] Oswald Wirth, l’Apprenti, Le Symbolisme, 1962, p. 192.

[3] Ib. 192

The ancient symbol of Eternity was a serpent in the form of a circle, the tail being placed in the mouth. The simple circle, the figure which has neither beginning nor end, but returns continually into itself, was also a symbol of eternity.

Mackey’s Revised Encyclopedia of Free-Masonry, p. 340, volume I nơi chữ Eternity.

[4] Xem Mackey’s Revised encyclopedia of Free Masonry, nơi chữ Eneffable Name.

[5] LE DELTA LUMINEUX.

On distingue trois parties dans l’ensemble de l’emblème:

1o Un triangle, qui porte en son centre l’Oeil de l’intelligence ou du principe conscient.

2o Des rayons exprimant l’activité, l’expansion constante de l’être en vertu de laquelle le point mathématique sans dimensions, qui est partout remplit l’immensité sans limites.

3o Un cercle de nuages figurant le retour sur elles–mêmes des émanations expansives, ou, plus exactement leur condensation sous la pression de leur recontre, puisqu’il s’agit de vibrations provenant d’une infinité de foyers.

Le tout est un shéma de l’être dans la multiplicité infinie de ses manifestations...

Oswald Wirth, L’APPRENTI, p. 201

...L’Œil cependant est parfois remplacé au milieu du triangle par les 4 lettres du nom sacré.

Oswald Wirth, Le Compagnon, p. 153.

[6] ...The hexagon formed by six triangles, whose apices converge to a point... is a symbol of the universal creation, the six points crossing the central point; thus assimilating the hexagon to the older symbol of the point within a circle...

Mackey’s Revised Encyclopedia of Freemasonry, nơi chữ HEXAGON.

[7] Xem Oswald Wirth, L’Apprenti, tr. 209– Le Compagnon, tr. 146 và 154

Ta thấy khí là lửa với 1 nét ngang của nước.

và đất là nước với 1 nét ngang của lửa.

[8] The letter G, then has in Freemasonry the same force and signification that the letter Yod had among the Cabalists...

In Freemasonry it is given as the initial of the word GOD

.Mackey’s Revises Encyclopedia of Freemasonry, nơi chữ «G»

...»L’Etoile flamboyante est l’emblème du génie qui élève aux grandes choses. C’est l’image du feu sacré qui embrase l’âme de tout homme qui, résolument, sans vanité, sans basse ambition, voue sa vie à la gloire et au bonheur de l’humanité.»

Initiatiquement, l’étoile flamboyante est l’image de l’homme évolué, doué de pouvoirs psychiques, différent en cela, comme par le travail de son intelligence, des hommes qui n’ayant pas recu le don divin, sont figurés par le pentagrame non illuminé. Mais l’Initié a développé ses forces; il en a acquis de nouvelles en puisant dans le réservoir éternel qui est ouvert à tous ceux qui savent en trouver le chemin; aussi, maintenant que ses forces se sont décuplées dans cette fréquentation presque divine, il rayonne sur ceux qui l’entourent, il attire vers sa lumière nocturne servant de guide aux voyageurs harrassés par la fatique et la peur...

Henri Durville, La Science secrète, p. 415.


» Mục lục | Phi lộ | chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19