THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

» Mục lục | Phi lộ | chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19


Chương 6

KABBALAH VỚI QUAN NIỆM THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

 

Kabbalah là huyền môn Do Thái có từ xa xưa.Theo Spinoza, nó tóm thâu tư tưởng của các người Do Thái thời xưa. [1]

Huyền môn này có hai bộ sách danh tiếng:

1. Sepher Ietzirah (Livre de la Création: Sách sáng tạo) (hay Sépher Yessira, hay Sépher Yetsira)

2. Zohar (Livre de la Splendeur: Sách Quang huy).

Kabbalah giải thích căn nguyên, sự hình thành, Vòng biến dịch cùng đích vũ trụ và con người bằng: Ein-Sof và mười Sephiroths (thập tính, thập duyên, dix attributs).

Ein-Sof là Hư vô, là Bản thể tuyệt đối của vũ trụ, khi chưa hình hiện, hiển dương. Ein-Sof là toàn thể vũ trụ. Ein-Sof tương đương với Vô cực trong Kinh Dịch.

Sephiroths (Thập duyên) phác họa sơ đồ hình thành vũ trụ hữu hình. Thập duyên là:

1. Kéther (Crown,Couronne) là Nguyên lý sáng tạo nên vũ trụ hữu hình, tương đương với danh từ Thái cực.

2. Chocmah, Khí dương (Male, expansive Force)

3. Binah, Khí âm (Female, astringent Force)

4. Chesed, Nghĩa (Benevolent Force)

5. Geburah, Lễ (Destructive Force)

6. Tiphered, Tín (Harmony, equilibrium, beauty)

7. Netzach, Nhân (Amor)

8. Hod, Trí (Objective Intelligence)

9. Yésod, dục giới (Astral kingdom of desires)

10. Malkuth, sắc giới (Corporeal sphere, terrestrial kingdom).

Có thể nói được rằng Thập Duyên tương tương đương với các quan niệm Thái cực (Kéther), Âm Dương (Binah, Chocmah), Ngũ Hành (Chesed, Geburah, Tiphered, Netzach, Hod), Tam Tài (Kéther: Thiên); (Yesod: Nhân); (Malkuth: Địa) [2] của Kinh Dịch.

Như vậy, Kether là Bản thể. Chín Duyên sau là Hiện tượng.

Kabbalah cũng còn dùng:

Tâm điểm và nhiều Vòng tròn đồng tâm để giải thích về căn do, sự hình thành, biến dịch, và mục phiêu vũ trụ.

Đại khái:

1.- Khi chưa có vũ trụ hữu hình (Tiên Thiên), thì chỉ có Bản thể (Ein-Sof) ở thế tiềm ẩn. Lúc ấy Ein-Sof là toàn thể vũ trụ.

2.- Khi thế giới đã hình hiện (Hậu Thiên), thì Thượng Đế là tâm điểm, là cốt lõi vũ trụ.

Từ trung tâm sáng tạo ấy, phóng phát ra vạn hữu.

Chiều sinh hóa từ vô cùng đến hữu hạn ấy được diễn biến từ một tâm điểm cho đến các Vòng tròn bên ngoài. Càng xa tâm càng trở nên chất chưởng.

Và các lớp lang hình tướng bên ngoài của vũ trụ y như là những lớp vỏ, lớp áo phủ ngoài Thượng Đế.[3]

Thời kỳ hoàng kim mai hậu là thời kỳ mà vạn vật qui căn phản bản.[4] Khi ấy Thượng Đế sẽ rũ bỏ những lớp áo, lớp vỏ bên ngoài, và sẽ hiện ra vinh quang.[5]

-- Zohar chủ trương Phiếm thần và coi Thượng Đế là vũ trụ, vũ trụ là Thượng Đế. [6]

-- Zohar chủ trương thuyết phóng xuất, sinh hóa ra vũ trụ, không chấp nhân thuyết tạo dựng.[7]

-- Zohar cho rằng: Cơ cấu con người, cơ cấu vũ trụ giống nhau. Hiểu vũ trụ sẽ hiểu con người, hiểu con người sẽ hiểu vũ trụ. Ngắm nhìn suy tư về vũ trụ, con người sẽ «nhận ra rằng tất cả những yếu tố, những chất liệu bên ngoài đều có đủ trong mình, con người toát lược lại vũ trụ, và đấng Duy Nhất, bất khả tư nghị, đấng đã sinh ra vũ trụ và sẽ thu hút vũ trụ về, cũng chính là đấng ngứù trị ngay trong lòng con người.»  [8]

Khảo Kabbalah, ta thấy người Do Thái xưa, ngoài cách dùng từ ngữ thông thường, để diễn tả tư tưởng, còn có những cố gắng dùng nhiều phương pháp khác để diễn tả tư tưởng. Trong những phương pháp đó ta thấy họ dùng:

- số

- chữ

- hình ảnh

Khảo Kinh Dịch, ta cũng thấy những cố gắng tương đương như vậy.

 

1. Dùng số để diễn tả tư tưởng

Để diễn tả tư tưởng Nhất thể biến vạn thù, vạn thù qui Nhất thể, người Do Thái cũng đa dùng số, nhất là dùng 10 con số đầu.

Số 1 tượng trưng cho Bản thể duy nhất, cho Thượng đế, căn nguyên sinh xuất vạn hữu. [9]

Số 2 mới chính là con số bắt đầu, vì 2 là cơ chế biến hóa, gồm 2 động lực tương đối, sinh khắc.[10]

Số 1 như vậy là Căn nguyên, là Bản thể, 9 số sau là cung cách biến hóa. [11] Nói theo từ ngữ hiện tại, thì số 1 là Bản thể, các số khác là phụ tượng (accidents), là hiện tượng (phénomènes).[12]

Số 10 đặc biệt có nghĩa là Hòa hợp, là Thái hòa. Như vậy, nó gợi lên ý niệm rằng, đến lúc chung cuộc, vạn vật sẽ trở nên thành toàn, viên mãn, trong một toàn thể Thái Hòa.[13]

Số 10 tương ứng với mẫu tự số 10 Yod của tiếng Do Thái, mà Yod là Thượng đế. Như vậy 1 là Thượng đế, Căn nguyên, Bản thể vũ trụ. 10, là Yod, là Thượng đế viên mãn lúc chung cuộc. Thế là thủy chung như nhất.

Ý nghĩa 10 con số càng trở nên rõ rệt, nếu ta đem so sánh nó với quan niệm dân gian về vũ trụ. Dân gian tin rằng Thượng đế ngự trên chín tầng trời.

 

2. Dùng chữ để diễn tả quan điểm Nhất thể vạn thù.

 

Do Thái gọi Thượng đế là Yod He Vau He.

Khi chưa sinh thành ra vũ trụ, thì họ viết Yod, He Vau, He nguyên thành một chữ. Khi đã sinh thành ra vũ trụ thì họ chia chữ Yod He Vau He thành ra 4 phần, mỗi phần riêng chiếm 1 phương trời. Yị nói Thượng đế là vũ trụ, vũ trụ là phân thân của Thượng đế.[14]

Ngoài ra Yod, còn có nghĩa là Bản thể.

He gồm hai phần: tượng trưng cho hai động lực âm dương, tương sinh tương khắc nguyên thủy, nguồn sinh hóa ra vạn hữu.

Vau là chữ thứ sáu. 6 có thể cắt nghĩa là Lục hợp (sáu phương trời).[15]

 

3. Dùng hình ảnh diễn tả tư tưởng Nhất thể vạn thù

Hình ảnh mà Kabbale dùng để diễn tả tư tưởng Nhất thể tán vạn thù, như ta cũng đã thấy, là hình tròn, hay Tâm điểm và nhiều Vòng tròn đồng tâm.

Ibn Erza coi Vòng Tròn là tượng trưng cho vũ trụ biến dịch tuần hoàn, thủy chung như nhất.[16]

Kaballah xưa đã dùng 4 chữ YHVH (Thượng Đế) để vẽ nên con người. Yod là đầu, He là 2 tay, Vau là mình, He là 2 chân.[17]

 


CHÚ THÍCH

[1] J’ose même ajouter que telle fut la pensée de tous les anciens Hébreux...(Spinoza. Lettre 73)

[2] Xin xem Gabriel Trarieux d’Egmont, Le Thyrse et la Croix, Adyar, Paris, 1947, trang 159.

Kéther được coi là tương đương với Le Logos (Plato), the Word of St John. Còn gọi là Mặt Trời thiêng liêng nơi trung điểm (Spirituel Central Sun) (Ib. 159, note 3.)

[3] Xem chú 1.

[4] L’ère messianique, espérance juive, devient ainsi une espérance métaphysique: par elle «toute chose rentrera dans sa racine, comme elle en est sortie.»(Henri Seữrouya, La Kabbale. 227)

[5] Un jour, le Saint dépouillera ses écorces et ne réapparaîtra que sous l’aspect d’un noyau substantiel. (Ib. 273)

Xin tham khảo thêm:

a/- Ad. Franck, La Kabbale ou Philosophie religieuse des Hébreux Paris, Librairie de L. Hachette, 1843.

b/– Gabriel Trarieux d’Egmont, Le Thyrse et la Croix, Adyar, Paris, 1974.

[6] En d’autres termes, si l’on déclare que l’univers est Dieu, ou que Dieu est l’univers, on dit la même chose. Cette totalité qui se manifeste dans l’unité suprême de Dieu, est hors de doute dans les expressions nuancées et symboliques du Zohar, dont nous venons de citer quelques exemples frappants. Le Ein–Sof n’est autre chose que cette totalité, cette unité suprême, qui embrasse les dix Sephiroths. «Le Ein–Sof, dit en effet le Zohar, est revêtu et enveloppé des Séphiroths comme le charbon de la flamme.»Ailleurs après avoir rapporté le rayonnement de la lumière primordiale en dix lumières, il ajoute: «Nonobstant, tout est un.»

(Henri Sérouya, La Kabbale, p. 226)

[7] La création de l’univers est un fait de pure émanation. L’univers dans la multiplicité de ses éleữments est inhérent à l’essence de l’Ein-Sof, précisément comme la potentialité de la flamme procède du charbon Ib. 159

... Dieu, dans son Commentaire (c’est à dire de Saadya) du Sépher Yessira, est dans l’univers ce que la vie est dans l’être vivant. Il est à la fois dans chaque partie et dans chaque tout. Autrement dit, il est partout. Ib. 139.

[8] «Ce qui est en haut est en bas.»Chaque homme est l’expression mimuscule de son Prototype céleste, du vaste Adam Kadmon, l’Univers...Car c’est en regardant en lui–même que l’homme finit par commprendre le grandiose et indéchiffrable spectacle qu’il contemple en ouvrant les yeux: la terre, les montagnes, la mer, ou les feux de la nuit étoilée. Il finit par se rendre compte que tous ces éléments sont en lui, qu’il est, en abrégé, l’univers, et l’être impensable et unique, seule Réalité éternelle, de qui cet Univers émana, dans laquelle il sera résorbé, habite en son sein, Lui aussi, est l’Hoốte de sa chair périssable. Le Thyrse et la Croix, p. 161.

Để chứng minh rằng Tuyệt đối ở ngay trong con người, đoạn trên có chú thích như sau: Ce que le Bouddha s’exprima en ces termes: «En vous est le non-né, non-causé, non-crée, non-formé.» C’est la base de toute sa doctrine. (La Parole du Bouddha par Nyanatiloka, traduction La Fuente). C’est aussi de l’idéalisme absolu de Fichte, de Schelling, et Hégel.

[9] Le nombre 1 que est le principe de tous les nombres, n’est pas lui–même un nombre. C’est le nombre 2, qui est véritablement le premier nombre...Sérouya chú thêm như sau:

Pour le pythagoricisme aussi le nombre positif ne commence qu’à partir de 2... Le nombre 1 qui contient les deux éléments des nombres, l’impair et le pair, est à la base de tous les nombres, il en est la racine, mais lui–même n’est pas un nombre, car tout nombre implique une pluralité d’unités. (Cf. Aristote, Métaphysique, I, cha.V...) Anaximène dit que Dieu est l’Un, non en tant que commencement des nombres, qui est susceptible de devenir multiple. De même que Plotin admet que le premier, appelé Un, est sans multiple sans rien d’identique au dehors et sans différenciation en soi. La même idée se trouve chez Bahya dans sa considération théologique de l’unité véritable; puis chez Ibn Zadik et comme nous avons déjà vu précedemment chez Ibn Gabriel dans sa Couronne Royale: «Tu est Un, mais non l’Un tombant dans la loi des nombres.»L’idée passera ainsi dans la Kabbale...(Sérouya, La Kabbale, p. 152 và chú thích 3.)

[10] Đọc đầu chú thích 1 ở trên.

[11] Mais 10 est aussi le nombre des catégories, dont neuf accidents et une substance. (Ib. 153)

[12] Xem 3.

[13] La décade renferme en elle toutes les unités simples. Pour illustrer le Yod (10 è lettre), Ibn Era tire sa racine de todath qui signifie selon lui choeur, union, harmonie. Car dix (la tetras pythagoricienne) est la somme des quatre premiers nombres. Henri Seữroya, La Kaballe, p. 153.

[14] Xem Senri Sérouya, La Kabbale, p. 130.

[15] Le Yod, première lettre du tétragramme représente la substance avant toute différenciation...

Le Hé, composé de deux parties distinctes, indique les deux contraires, essence et forme, substance et accident..

Le Vau qui a la valeur mathématique 2 x 6: 12 est la 6è lettre de l’alphabet hébraique. En ce sens, le tétragramme Yod, Hé, Vau, (Hé) est composé de trois lettres différentes, qui marquent les trois dimensions des corps: la longeur, la largeur, la hauteur ou la profondeur. Le Vau avec sa valeur numérique six, marque les six forces des corps que nous recontrons dans le Sefer Yessira. (Ib. 152)

[16] En ce qui concerne le symbolisme, Ibn Erza considére le cercle comme l’emblème de la nature, qui revient sans cesse sur elle-même. Elle rattache «ses commencements à ses fins et enveloppe en son sein par une suite infinie de figures finies.» (Ib. 152)

[17] According to the Kabballah, man is both divine and human. Essentially, man is truly YHVH. The Tetragrammaton written vertically represents effectively a standinh man, Yod being his head; He his arms; Vau his body; an the He final, his leg.

The Kabballah unveiled, Routledged & Regan Paul, 1957, p. 210, notes.


» Mục lục | Phi lộ | chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19