THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

» Mục lục | Phi lộ | chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19


Chương 11

THÔNG THIÊN HỌC VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

 

Thông Thiên học (Théosophie) do bà Helena Petrovna Blavatsky (1831–1891), Đại tá H. S. Olcott (1832–1907), và William Q. Judge (1851–1896) v.v.. sáng lập năm 1875 tại Nữu Ước. Ngoài những nhân vật trên, phải kể thêm bà Annie Besant (1847–1933) và con nuôi bà là ông Krishnamurti (1895–1982).

 

Như trên đã nói, bà Blavatsky muốn bắt chước Ammonias Saccas tổng hợp tôn giáo, triết học, khoa học, tâm lý trong thiên hạ thành một khối duy nhất. Bà chủ trương có Luân Hồi, nhưng coi Luân Hồi như là một định luật tiến hóa tự nhiên, làm cho Trời, người lúc hợp, lúc tan. [1]

Quan niệm Thiên Địa Vạn Vật đồng nhất thể là một quan niệm then chốt của Thông Thiên.

    

Helena Petrovna Blavatsky            Annie Besant

Bà Blavatsky xác tín rằng: Vũ trụ này đã được sinh xuất từ một Nguyên Lý vĩnh cửu phổ quát. Hết vòng biến dịch, sinh hóa, vạn hữu lại thể nhập vào căn cơ, vào nguyên thể. [2]

Và như vậy, đối với Bà Blavatsky và Thông Thiên, Thượng Đế phải tiềm ẩn trong lòng vạn hữu, và trong lòng của moồi chuững sinh, trong lòng của mỗi nguyên tứý của thế giới vô hình và hữu tướng, vì Ngài chính là nguồn sinh lực, nguồn sinh hóa vô biên, vô tận của vạn hữu. [3]

Thông Thiên học chủ trương thêm rằng vì vạn hữu sinh xuất từ một nguồn, nên vạn hữu có liên lạc mật thiết với nhau, và muốn tìm hiểu về con người, không bao giờ được tách rời nó ra khỏi Đại Thể vũ trụ. [4]

Đọc nhận định của Thông Thiên về con người y thức như nhận định của Kinh Hoa Nghiêm.

Chính vì thế, mà toàn thể nhân loại là anh em với nhau. Nhân loại họp lại thành một Đại Thể Vũ Trụ. [5]

Vì chủ trương Thượng Đế ở khắp mọi nơi, nên Thông Thiên đã tự xếp mình vào hàng ngũ Phiếm Thần (Panthéism).

Phiếm Thần không chấp nhận rằng Thượng Đế ở ngoài vũ trụ, và ở trên trời xa thẳm, như Công giáo chủ trương. Quan niệm Thượng Đế ngoại tại, và ở trên trời xa thẳm đó đã bị nhiều học giả như Tillich, như Giám Mục Giáo Phái Anh Quốc John A. T. Robinson, cho là một tư tưởng đã lỗi thời. Ngày nay quan niệm Thượng Đế tiềm ẩn trong lòng sâu vạn hữu đã được các môn phái Huyền Học từ Đông sang Tây chấp nhận. [6]

Sau hết, Thông Thiên học chủ trương rằng con người sẽ trở thành Thần Minh, sẽ trở thành Thượng Đế.

Chân nhân chính là Thượng Đế đã thức giấc.

Hội nghị quốc tế Thông Thiên học tại Salzbourg nước Áo năm 1966 vừa qua, đã có những lời tuyên bố nảy lửa như sau:

Trong ta có một Vô Cùng... Giác Ngộ tâm linh sẽ mặc khải cho thấy yếu tố Thần Linh duy nhất trong tâm thần mọi người... Thời buổi này, cần phải nhận chân rằng trong mọi người có một tàn lửa Thiên Chân và những khả năng vô biên, vô tận...Tôn giáo xưa cho rằng: Trời và người xa cách nhau...Thông Thiên ngày nay dạy rằng: Trời người là một... Người ta thấy Thượng Đế trong tạo vật Ngài... Ngay trong lòng mình, con người có thể tìm thấy Thượng Đế. Về phương diện đạo giáo, sự khám phá này vĩ đại như sự khám phá nguyên tử năng. Nó cho con người một quyền lực tinh thần không bờ bến, cũng như nguyên tử năng đã cho con người một sức mạnh kỳ diệu.

William Q. Judge (1851-1896)


CHÚ THÍCH

[1] Joseph Head and S. L. Cranston, Reincarnation, p. 151–152.

Lotus Bleu, 72 Année, No 4, Avril 1967 p. 15 & 327.

[2] H. P. Blavatsky essaie d'expliquer la relation qui existe entre l'homme et l'Absolu en affirmant d'abord que les Théosophes rejettent l'idée d'un Dieu personnel ou extra-cosmique et anthhropomorphique qui serait dans ce qu'il est de meilleur. Si Dieu est infini, comme le prétendent ses dévots, alors comment l'absolu peut-il avoir une forme, ou avoir une relation quelconque entre ce qui est limité, fini, et conditionné. C'est pourquoi elle exprime son idée comme croyance en un Principe divin, Universel, la racine de toutes choses d'où tout procède et en lequel tout est absorbé à la fin du grand cycle de l'être. "Notre Divinité» dit-elle est partout en chaque atome du visible et invisible Cosmos... car il est le mystérieux pouvoir d'évolution et d'involution, omniprésent, omnipotent toujours en potentialité créatrice...

Ceci était son Absolu et puisqu'il est cet Absolu, il doit aussi y avoir à la fois un Absolu conscient et un Absolu inconscient.

Clé de la Théosophie, Section V, pp. 61–81

 Le Lotus Bleu, Déc. 1967, p. 31.

... La prémisse fondamentale de la Doctrine Secrète est qu'il existe un Premier Principe illimité d'où procède toutes les manifestations des univers, les galaxies, les anges, les hommes et toutes les formes multiples d'être à tout niveau d'existence visible et invisible, le tout partageant la Vie-Une qui vibre dans tous les plans de la Nature, cherchant toujours une expression plus vaste. Nous apprenons que l'homme est un reflet de l'Univers lui–même: il a en soi tous les pouvoirs, les principes et les états de conscience du Macrocosme. Pourtant ce sont là des semences qui doivent être éveillées par l'expérience et les pressions évolutives de la Vie.

Par degrés, au cours de son développement évolutif et en accord avec la Loi Karmique, chacun mettra en pleine action les sept principes et états de conscience et cela sera accompli par l'entrée de l'individu dans de nombreuses cultures et groupes ethniques. Chaque race et chaque groupe remplit donc un rôle important, est un champ d'expérience humaine, chacun a sa caractéristique qui appartient à toute la symphonie de l'être; et sans la note de chacun, le thème entier serait inachevé...

Le Lotus Bleu, fév. 1967, Une symphonie inachevée par Helen Zahara, p. 47.

[3] Notre divinité, dit–elle, est partout en chaque atome du visible et invisible Cosmos... car il est le mystérieux pouvoir d'évolution et d'involution, omniprésent, omnipotent toujours en potentialité créatrice.

 Clé de la Théosophie, Section V, pp. 61–81.

 Le Lotus Bleu, Décembre 1967, p. 316.

[4] Identité de nature de l'homme et de l'Univers est d'ailleurs la conclusion vers laquelle la science s'achemine à grands pas. Suivant les savants contemporains, toute particule matérielle est liée à tout le Cosmos, par son champ électro–magnétique. Ce champ l'unit à toute autre particule matérielle, quelque soit la distance qui le sépare. De plus, cette liaison, n'est pas sans produire des effets sur la particule, laquelle en vertu de la loi de l'action et de la réaction, est soumise à l'influence des champs électro–magnétiques des autres particules.

...Tout comme la particule de matière, l'homme cet être vivant perfectionné est "coextensif» à l'univers. Les psychanalystes et en premier lieu Jung considèrent de plus en plus l'Inconscient comme identique à tout l'univers. Comme le dit Jean Charon, «le Moi Inconscient, parce qu'il se confond avec tout l'univers, est commun à tous les hommes»

L'Homme à sa découverte, p. 114. Le Lotus Bleu Oct. 1967, L'homme et le Zodiaque, S. Lancri, p. 257.

...Selon la Doctrine Secrète, bien que nous puissions étudier la nature de l'homme de bien des points de vue, on ne peut le séparer un seul instant du tout universel ou le considérer en l'isolant d'un seul aspect de «l'Homme Céleste» – l'Univers– sous peine d'échouer lamentablement dans notre entreprise. – Le Lotus Bleu, Fév. 1967,

 Une Symphonie inachevée, Helen Zahara, p. 48.

[5] C'est pourquoi, nous nous réunissons et étudions ensemble, si bien que notre comphréhension de la Sagesse puisse croitre et que nous puissions partager avec les autres ce que nous avons découvert, étayant notre conviction de la Fraternité par la vérité prodigieuse de la Vie-Une qui relie toute manifestation et toutes les formes pour en faire un immense Tout... – Le Lotus Bleu, Fév. 1967, p. 46.

[6] Le Panthéisme identifie Dieu avec la Totalité de l'univers. Le mot vient du Grec «Pan» qui veut dire Tout; c'est donc la Divinité en toute chose. Selon les paroles de Mme Blavatsky, le «Panthéisme était connu de toute l'antiquité. Il se manifeste dans la vaste étendue des cieux étoilés, dans le souffle de l'Océan et dans le frisson de la Vie qui anime le plus petit brin d'herbe. La philosophie ne saurait imaginer un univers en dehors de la Divinité, ou l'absence de cette Divinité dans le plus mince fragment de substance animée ou inanimée.»

La doctrine de Panthéisme qui s'appuie sur l'idée de lìmmanence du Principe Divin dans la Nature, était enseignée dans les temples initiatiques de l'antiquité, en Egypte et en Grèce, et on la trouve exprimer dans la littérature sacrée de l'Inde, les Upanishads et la Bhagavad Gita. En Grèce, les Stoiciens proclamaient un enseignement panthéiste, considérant la Nature comme une manifestation du mental divin. Une Divinité mythologique, Pan, qui fut originairement le Dieu des bergers, des paturages, des bois, donc un génie de la Nature, devint pour ces philosophes le Dieu même du Panthéisme. Le système stoicien, fondé par Zénon, a trouvé sa pleine expression avec les philosophes romains Sénèque, Epicthète, et Marc-Aurèle. Les Néolatoniciens se rapprochaient également des idées panthéistes. Mais cette philosophie ne tarda pas à trouver en désaccord avec l'église et son Dieu extra-cosmique. Dans l'histoire de la pensée panthéiste, une place particulière revient à la grande figure de Giordino Bruno, ce disciple de Pythagore qui, au cours de son existence mouvementée, n'a cessé de proclamer que Dieu doit être chercher dans la Nature et non en dehors d'elle...

L'Enseignement théosophique est essentiellement panthéiste. Il s'exprime dans une des lettres des Maitres (Mhatma letters to A. P. Sinnett), la dixième qui contient une répudiation énergique du Dieu des religions exotériques et la pleine adhésion au système panthéiste. L'adepte y trouve la pensée de Spinoza, qui enseignait qu'il n'y a qu'une substance laquelle est divine. Car c'est la Vie-Une qui pénètre toute forme animée ou inanimée; c'est la vie divine qui est l'essence de chaque atome qui est la nature, le mouvement, et la qualité particulière de chaque être vivant, de chaque objet matériel...

Le Lotus Bleu, Fév. 1967, Athéisme, Monothéisme, Panthéisme. Hermine Sagety, pp. 235-236

...Le Dieu extérieur doit disparaitre afin que le Dieu intérieur puisse parler à l'âme. (ib. 237).


» Mục lục | Phi lộ | chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19