THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
»
Mục lục |
Phi lộ | chương:
1 2
3 4
5 6
7 8
9 10
11 12
13 14
15
16 17
18 19
Chương 16
CAO ĐÀI VỚI THUYẾT THIÊN
ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ
Cao
Đài thừa hưởng
kho tàng tư tưởng
của của Tam Giáo,
nên khảo về
Tam Giáo (Phật, Lão,
Khổng) tức là
mặc nhiên
đã khảo về
Cao Đài.
Nhưng
Cao Đài cũng có
một kho tàng
tư tưởng riêng.
Đó là Cơ
Bút. Các bài
cơ bút
đã được
ấn hành dưới
nhan đề: Thánh giáo
sưu tập, gồm
5 tập, từ 1965
đến 1973.
Dưới
đây, sẽ chỉ
dùng đặc biệt
những tài liệu
Cao Đài để trình
bày học thuyết
Thiên địa vạn
vật nhất thể
với các hậu
quả mà nó
dẫn tới.
1/ Cao Đài chủ trương:
Vạn vật nhất
thể.
Nhất
thể tuyệt
đối hay Thiên Nhãn,
hay Cao Đài v.v... đã
sinh hóa ra vũ trụ.
Đại Thừa
Chân Giáo
nơi trang 65 viết:
Tại sao
lại dạy thờ Thiên Nhãn?
Thiên
Nhãn là căn bản chúng sinh.
Đó là
một đấng trọn lành,
Một ngôi
Chúa Tể hóa sinh muôn loài.
Thánh
Giáo Sưu Tập
1966-1967 nơi trang 39 viết:
Thủa
chưa dựng nên ngôi Trời Đất,
Khoảng
không không mịt mịt mờ mờ,
Hồn
nhiên một khối ban sơ,
Vần vần
luân chuyển gồm cơ nhiệm mầu,
Khí
khinh khinh tỏa sâu rộng khắp,
Ánh
huyền huyền bền chặt lưu hành,
Vô hình,
vô tình, vô danh,
Cưỡng
viết Đại Đạo, hóa sanh vô cùng.
Tượng
một điểm tựu trung duy nhất
Là Lý,
ngôi Thái Cực Thánh Hoàng
Vận hành
phân khí tạo đoan,
Âm dương
ngưng tụ, thế gian lập thành,
Một Lý
ấy hóa sanh trời đất,
Gồm
chung bàu trời đất chở che,
Ngũ Hành
luân chuyển mọi bề,
Thâu
tàng sinh trưởng, xuân hè, thu đông.
Vạn vật,
cũng Lý đồng sinh hóa,
Nhân
nhân đều Đạo cả dưỡng nuôi,
Noãn,
thai, thấp, hóa vô hồi,
Trường
tồn, tiến thoái, cõi đời tam nguyên.
Có Trời
Đất, có Nhân, có Vật,
Có Đạo
mầu, trời đất định phân,
Thế là
khắp chốn hồng trần,
Đều do
Lý Đạo, tạo phần hữu vô.
Như vậy:
Vạn Vật đều đồng một thể với Đạo với Trời.
Thánh
Giáo Sưu Tập 1966-1967 nơi tr. 35 viết:
Đạo là
Ngôi Nhất Nguyên Chủ Tể,
Đạo cũng
là Đồng thể Vạn Linh.
Thánh
Giáo Sưu Tập
1966-1968,
nơi tr. 200 viết:
«...Vì
các con là một
trong vạn vật chúng
sinh, mà vạn vật
chúng sinh là Bản
Thể của
Đạo, mà Bản
Thể của
Đạo tức là
Bản Thể của
Thày. Các con có
thương nhau, tức là
các con đã thương
Thày...»
Nơi
tr. 186 lại viết:
«Thượng đế chỉ
nói một câu:
Thày là các
con, các con là Thày,
có nghĩa rằng
Tất cả đồng chung một
bản thể. Tuy hình
tướng bên ngoài
và cách xưng
hô khác nhau, nhưng
chung qui chỉ là một
không riêng gì của
ai.»
Đại Thừa
Chân Giáo
nơi tr. 65 viết:
Thật là
diệu diệu huyền huyền,
Trời
người có một chẳng riêng khác gì.
Thánh giáo Sưu Tập
1966-1967, nơi tr. 36 viết:
Con là
một Thiêng Liêng tại thế,
Cùng với
Thày đồng Thể linh quang.
Khóa
chìa con đã sẵn sàng,
Khi vào
cõi tục, khi sang Thiên Đình.
Nơi
tr. 229 viết:
Người
với Trời thể chất song song,
Nếu mình
bền chí gia công,
Tu thân
luyện mạng, cũng mong thành Trời.
Cho nên
mục đích chính
yếu của Cao
Đài chính là
dạy con người giác
ngộ Chân Lý: Trong Thân có
Trời. Trời không
ở đâu xa, mà đã
ở ngay trong lòng
con người.
Thánh
Giáo Sưu Tập
1968-1969, nơi tr. 86 viết:
Thày ngự
trong lòng mỗi chúng sinh,
Chúng
sinh giác ngộ biết tu hành.
Thương
yêu, lựa tách người khôn dại,
Điều độ
đừng chia kẻ dữ lành.
Cao Đài
Giáo Lý số 89, viết:
Tỉnh
giấc chiêm bao ớ trẻ bày,
Đừng tìm
non núi hoặc cung mây,
Cao Đài
vốn ở lòng con đó,
Bỏ tính
tham si sẽ gặp Thày.
Thánh
Giáo Sưu Tập
72-73, nơi tr. 78 viết:
Chỉ một
cái Tâm, Tâm vũ trụ,
Thoát ly
vạn tướng phục Nguyên Thần.
Thánh
Giáo Cao Đài thường
xuyên nhắc
đi nhắc lại:
Dưới lớp Nhân Tâm, còn
có Thiên Tâm.
Thiên
Tâm ấy là:
- Thánh Tâm, Linh Tâm (TGST 1772, tr. 48)
- Thiên Tánh, Phật Tánh (TGST, 1972, tr.
112).
- Tâm Vương (TGST 72, 137–138).
- Đạo Tâm (TGST, 72, tr. 99).
- Phật Tâm (TGST 72, tr. 112)
- Kim Thân (TGST 72, tr. 128)
- Kim Thân Phật Thể (TGST 72, tr. 129).
- Như Lai Bổn Tạng (TGST 72, tr. 129)
- Căn Nguyên Bổn Tánh (TGST 72, tr. 24)
- Chân Ngã, Chân Như Bản
Thể (TGST 70–71,
tr. 83–87)
Nó
khác với cái
Phàm Tâm, cái Bản
Ngã, tức là Cái
Ta nhỏ hẹp, hữu
hạn nơi tâm tư
bên ngoài, cũng
còn gọi là
cái Giả Ngã. (TGST
70–71, tr. 83, 87, 134. TGST 72–73
tr. 99, 105)
Mới
hay:
Tâm xích
tử trọn lành, trọn tốt,
Tánh
Viên Minh, ẩn lốt vạn thù.
(TGST 72–73,
tr. 130)
Đeo đai
sắc tướng hữu hình,
Quên
mình vẫn có riêng mình Tạo Công.
(TGST 72, tr.
130)
Đạo vốn
vô sanh, cùng bất diệt,
Kim Thân hằng
hữu, tại thân này (Ib. 128)
GIÁC NGỘ
chính là khi cái
ta bản ngã (phàm
tâm) tìm ra được cái
ta Thiên Tánh (Thiên
Tâm).
«Còn
Cái Ta là ai? Có
phải Cái Ta là
Thiên Tánh, trong cái
Bản Ngã của thiên
hạ chăng? Nếu
Cái Ta Bản Ngã không
tìm được Cái
Ta Thiên Tánh, thì
biết đời thủa
nào mới kết
quả được ý nghĩa của
câu: 'Thày là Các
Con, Các Con là Thày.»
(TGST 70-71 tr. 134)
Học
Đạo, tìm
Đạo học Triết
để biết mình,
chung qui là cốt tìm
cho ra cái CỐT LÕI
con người, TRỤC CỐT
con người, cũng như
CỐT LÕI, TRỤC CỐT
vũ trụ, TRUNG
ĐIỂM con người,
chính là đi tìm
cho ra CÁI TA bao quát cổ
kim, vũ trụ, tìm
cho ra cái TÂM VŨ TRỤ...
Nên
duyên Tiên Phật, diệt lòng trần,
Không
chánh, không tà, không Ngã, Nhân.
Chỉ MỘT
CÁI TÂM, TÂM VŨ TRỤ,
Thoát ly
vạn tướng, phục Nguyên Thần.
Nguyên
Thần thường trụ, chẳng phong ba,
Đáy nước
bửu châu hiện chói lòa,
Bát Nhã
Tâm khai, vô nhất niệm,
Trên
trời dưới thế biết rằng TA.
Rằng TA
là một CAịI TA CHUNG,
Rộng lớn
bao la ở khắp cùng.
TA chẳng
có TA mà vẫn có,
Có TA,
TA cũng chỉ TÂM TRUNG.
(TGST 72–73,
tr. 78)
2.- Cao Đài chủ trương:
Phản bản hoàn
nguyên, Qui căn, phản
bản.
Đại thừa
Chân Giáo
viết nơi trang 124:
Một lý
phân hai, thuận nghịch hành,
Nghịch
hành tu luyện đắc trường sinh.
Vô vi
đại đạo nào ai thấu,
Thấu
đặng về nơi Tử Phủ thành...
Nhưng
như trên
đã chứng minh,
Đạo hay Thượng
đế, Thiên Nhãn, hay
Chân Như Phật Tính
đã tiềm
ẩn trong lòng con người
để làm căn
cơ, làm căn
nguyên, bản thể
con người, thì nghịch
hành, hay qui nguyên
phản bản là
đi vào Tâm để
mà tìm
Đạo, tìm Trời.
Đó cũng chính
là chủ trương
cốt cán của
Cao Đài.
Thánh
Giáo Sưu Tập
72-73
cũng đã xác
định QUI NGUYÊN là
QUI TÂM (Tr. 67).
Thánh
Giáo Sưu Tập
72-73,
tr. 52 viết:
Đạo tại
tâm hề, Phật tại Tâm,
Vọng cầu
bôn ngoại, thị hôn trầm,
Nhơn
nhơn tự hữu Như Lai Tính,
Tánh đắc
Như Lai, pháp diệu thâm...
Thánh
Giáo Sưu Tập
65, tr. 51 viết:
Đạo
vẫn luôn luôn ở tại
trong TÂM TÍNH của mỗi
người, nhưng tiếc
vì người chưa
khổ công nghiền ngẫm,
học hỏi giáo
lý, nên chưa tìm
phăng ra mối...
Đại Thừa
Chân Giáo,
nơi tr. 118 viết:
Các Con
phải hiểu phải tàng,
Đạo Thày
u ẩn minh quang tâm điền,
Con nào
hữu kiếp thiện duyên,
Gặp minh
sư chuyển diệu huyền nơi tâm.
Thánh
Giáo Sưu Tập 1972, nơi tr. 165 viết:
Đạo tại
Tâm trung, chẳng phải xa,
Thực
hành, quyết chí sẽ tìm ra.
Phật,
Tiên, Thượng Đế không xa lắm,
Xa hoặc
được gần cũng bởi ta...
Cao
Đài Giáo Lý cũng
cho ta thấy thực sự
Đạo ở nơi
đâu, Trời
ở nơi
đâu trong con người.
Thánh
Giáo Sưu Tập
68-69,
nơi tr. 5 đã cho biết
chỗ cất giấu
chìa khóa thiêng
để mở mọi
cửa nhiệm huyền:
«Bao nhiêu huyền bí
thiêng liêng, nhiệm
màu, siêu việt,
nhưng chìa khóa
mở, Đức Chí
Tôn đã đặt trong chỗ
cao nhất của mỗi
người, hãy tìm lấy
và mở lấy,
hỡi chư hiền.»
Chỗ
cao nhất trong con người
là nơi
đâu?
Thưa
là Nê Hoàn
Cung, là Não Thất
Ba, nơi tâm điểm
đầu não con người. Cửa
Trời ở đấy, Thượng
đế ở đấy, Thiên Nhãn
ở đấy, Thiên Thai cũng
ở đấy.
Đại Thừa
Chân Giáo
nơi tr. 61 viết:
«Huyền Quan Nhất Khiếu
là chi? Là Thiên
Nhãn vậy. Nó ở ngay
Nê Hoàn Cung, gom trọn
chân dương chánh
đạo...»
Nơi
tr. 56 lại viết:
«Chữ
Cao Đài là gì?
Là Côn Lôn đỉnh hay
là Nê Hoàn
thuộc về Thượng
Giới... Thiên Môn là
cái gì? Là
cái khiếu Nê
Hoàn Cung đó. Chừng
nào linh hồn phá
Thiên Môn đặng là
nhập vào Thượng
Thanh Cung.»
Nôi tr. 56,
Đại Thừa Chân Giáo
còn cho biết: Trong
hình Thập Tự,
nơi nét sổ
ngang có Tam Thanh chi vị.
Tam Thanh là:
Chân Thanh, Ngọc Thanh, và
Thượng Thanh.
Chân Thanh là
Nguyên Khí,
Thượng Thanh là Nguyên
Thần, Ngọc Thanh là
Nguyên Tinh. Nếu Thượng
Thanh đã là Nê
Hoàn Cung, là Não Thất
Ba, thì Chân Thanh, Ngọc
Thanh phải là các
xoang não bên, chứa
đựng Nguyên Tinh,
Nguyên Khí của
con người.
Nếu
Thiên Nhãn ở đó (Não
Thất Ba, hay Nê Hoàn
Cung), thì Chân Như
Phật Tánh cũng
ở đó, Thiên Thai lạc
cảnh cũng
ở đó, Tâm Vương cũng
ở đó, nơi Trời
Người gặp gỡ
cũng ở đó.
Đại
Thừa Chân Giáo tr.
66 viết:
Mỗi
người có tính Như Lai,
Tìm ra
thấy sẵn Thiên Thai bên mình.
Thánh
Giáo Sưu Tập
1973, nơi tr. 138 viết:
Tâm
Vương ngự trị ở con người,
Đó cũng
là nơi hiệp với Trời.
Đọc
Giáo lý Cao Đài ta
thấy niềm tin rằng
con người đã từ
khối Đại Linh Quang
xuống hồng trần,
nên cần phải
tu trì, để trở
về ngôi vị cũ,
trở về quê
hương cũ... (Thánh
Giáo Sưu Tập
70, tr. 87, tr. 185, 195, 198, 199, 200 v.v...)
Vì
thế mới chủ
trương:
Xưa toàn
linh bước vào cõi tạm,
Tạm đây
rồi, vượt phẩm Phật Tiên,
Phải đâu
căn cốt nghiệp duyên,
Sở sanh,
sở trụ ở miền trần gian.
(Thánh
Giáo Sưu Tập
70, tr. 198)
Cao
Đài chấp nhận
thuyết luân hồi,
chuyển kiếp. Và
vì Cao Đài chủ
trương Thiên
địa vạn vật
nhất thể, nên
dạy Ái nhân ái vật
(TGST 72–73, tr. 24).
Đạo tuy
định nghĩa khắp muôn phương,
Căn bản
làm đầu một chữ thương.
Thương
chúng, thương mình, thương tất cả,
Thì đem
chân đạo sớm hoằng dương.
(TGST 72–73,
tr. 157)
Khi
đã có khẩu
quyết, khi đã biết
là trong lòng mình
có Đạo, có Trời,
thì cần phải
rõ là phương pháp
tu trì phải sao cho
giản dị.
Thánh
giáo ngày 1 tháng
9 năm Bính tí
(1936) dạy:
Tu hành
giữ mực thường thôi,
Đừng đem
bày vẽ, rồi bôi lem đầy.
Các Con
biết đặng Đạo Thày,
Đạo Thày
không chịu cho ai biết mình.
Ở ăn như
thể thường tình,
Lo tu
luyện Đạo sửa mình tinh ba.
Tu không
biểu mặc đồ già,
Cạo râu,
thí phát, bỏ nhà lìa con.
Ông Bà
cha mẹ đương còn,
Phải lo
báo đáp cho tròn hiếu trung.
Vợ chồng
chọn nghĩa thủy chung,
Giữ như
sen mọc dưới bùn không nhơ,
Làm như
dốt nát dại khờ,
Đừng cho
kẻ thế rằng ngờ mình tu.
(Tập
San Đại Đạo phổ
thông, số 6, tr. 138).
Tu hành
đắc đạo là:
- Quán
triệt chỗ hư
linh để xả vạn
duyên mà đắc pháp.
(THST 92, tr. 170)
- Thành
Tiên, thành Phật,
thành Đạo, thành
Trời.
Đạo có
gì đâu, Đạo ấy Trời,
Trời là
Tiên, Phật cũng là Người,
Người
hay giác ngộ thành Tiên, Phật,
Tiên,
Phật vọng tâm cũng xuống đời...
(TGST, 72
tr. 170)
Theo Cao
Đài, tu hành có
mục đích thành
Tiên, thành Phật,
thành Trời.
Tu hành
là học làm Trời,
Phải đâu
kiếp kiếp làm người thế gian.
(TGST 70–71,
tr. 134)
Cho nên
đắc đạo là:
Trở
về được với
ĐIỂM
ĐẠO trong con người.
«Khi
nhìn qua tất cả
vạn vật, hình
thức vẫn khác
nhau, danh tánh khác
nhau, nhưng tựu
trung vẫn có một
ĐIỂM
ĐẠO. Đó là
Thượng đế chí
tôn, đó là Nhân Bản,
đó là Thánh,
Hiền, Tiên, Phật.»
(TGST 90, tr. 95)
Thế
là ĐẮC NHẤT, thế
là hợp nhất
với Thượng
đế...
Rồi
từ cái
được nhiều như
vậy, các con nếu
biết phương pháp
để đạt tới sự
ĐẮC NHẤT, là
chìa khóa mở
cửa Đạo, hiệp
với Đạo, hiệp
với Thày vậy,
Thế
là dùng lẽ
Một để cắt
nghĩa tất cả.
MỘT
là Bản Thể
vũ trụ, MỘT
là căn do mọi
biến hóa trong vũ
trụ, và lúc
chung cuộc, con người
lại trở về
với MỘT, vạn
hữu lại trở
về với MộT.
Thuyết Thiên
địa Vạn Vật
Đồng Nhất Thể
hay ở chỗ đó, mà
đẹp cũng ở chỗ
đó. (TGST 70–71, 210).
Trong một
đàn cơ ở Cao
Đài Hải Ngoại
có ghi:
Trải bao
kiếp nhờ vào tiến hoá,
Nay nhân
loài đã quá võ môn.
Đã thành
Chánh Đẳng Chân Nhân,
Nhận ra
Bí Nhiệm, Lý Chân đời người .
Nhận ra
được Trời người đồng thể,
Trời với
người chẳng phải hai ngôi,
Vốn là
Thiên Điển mà thôi,
Vận hành
lưu chuyển xiết ôi diệu kỳ!
Kỳ diệu
thay huyền ky máy tạo,
Người
với Trời vốn Đạo mà thôi.
Tầm
phăng hiểu được con người,
Tự nhiên
sẽ hiểu được Trời, khó chi.
Đàn
giờ Tí ngày
19 tháng 8, Đinh Sửu
(11/ 1997)
Khảo
về Cao Đài, tôi rất
phục Đức Ngô Minh
Chiêu đã nhất
tâm theo Vô Vi Đại Đạo,
đã từ bỏ
chức Giáo Tông,
đã cương quyết
không đi con đường
phổ độ của
đám Phò Loan,
đã chết trong âm thầm
và khi chết Tòa
Thánh Tây Ninh cũng
kiếm cớ không
đến dự tang lễ...
Cao
Đài còn có
nguyện vọng là
đưa Việt Nam về
với Căn Bản
Siêu Việt
đó:
Đi về
đâu VIỆT NAM ơi,
Về nơi
Nhân Bản của Trời trước kia...
(TGST 70–71
tr. 213.)
TỔNG LUẬN
Xưa
nay chúng ta đều cho
rằng các
đạo giáo thế
giới đêu giống
nhau và đều giúp ta
tìm Đạo, tìm
Trời. Nhưng
ít người hiểu
rằng tìm
được Đạo,
được Trời trong lòng
mình là một
điều thiên
nan, vạn nan. Thánh
kinh Công Giáo viết:
«Kẻ gọi
thì nhiều, kẻ
chọn thì ít»
(Mat. 20, 16). Thành ngữ
Việt Nam viết: Vào
Đạo như lông trâu,
đắc Đạo như
sừng thỏ.
Vả
mỗi người theo
đạo một cách,
giữ Đạo một cách,
không ai giống ai.
Tôi mãi tới
36 tuổi mới giác
ngộ được rằng Trời
không ở đâu xa mà đã
ở sẵn trong lòng
mình.
Nhân
đọc Trung Dung tôi thấy
câu: «Suất Tính
chi vị Đạo.» Theo Tính
là Đạo. Tôi không hiểu,
vì khi ấy tôi theo
Công Giáo, mà Công
Giáo dạy tôi phải
kiềm chế tính
mình. Tôi vỡ lẽ
ra rằng: Tính
mà Khổng Giáo
dạy tôi phải theo là
Thiên địa chi Tính
hay Tính Trời, chứ
không phải Khí chất
chi Tính hay Tính phàm
hèn nơi con người.
Như vậy tôi thấy
rằng trong tôi có 2
Tính: Tính Trời,
và Tính Người.
Tính
Trời hay Thiên Tính
thời luôn viên mãn,
toàn thiện, Trời
ban cho mọi người,
để làm khuôn phép,
mẫu mực.
Còn
tính người thời
luôn là bất toàn,
cần luôn phải
đẽo gọt theo
đúng khuôn Trời. Như
vậy con người nào
cũng có 3 phần:
- Phần
Thần hay Phần Thiên,
vĩnh cửu, bất
biến, bất tử.
- Phần
Tâm Hồn hay phần
Nhân. luôn biến ảo,
và ở trong vòng sinh
tử.
- Phần
Xác hay phần
Điạ, chết
sẽ hư nát
đi.
Mà
Trời đã
ở sẵn trong ta. nên
ta phải đi vào
nội tâm để mà
tìm Đạo, tìm
Trời.
Như
vậy Trời hay
Đạo không bao giờ lìa
xa ta dù là một
phút giây. "Đạo bất
khả tu du li dã."
Tôi liền
nhận ra rằng xưa
nay tôi đã bỏ mất
cả một khung trời
vĩ đại trong tâm hồn
tôi, mà tôi không hề
hay biết, và tôi
đã sống một
cuộc đời hết
sức phù phiếm.
Hơn nữa nếu
Trời đã
ở sẵn trong tôi, thì
tôi cần sửa sang mọi
chếch mác, dở
dang trong tâm hồn, để
mong sống kết
hợp với Trời,
ngay từ khi còn
ở gian trần này,
nhờ đó tôi trở thành
con người mới.
Tôi liền
hạ quyết tâm học
triết học, và
nhất quyết chứng
minh rằng các triết
thuyết thiên hạ
đều cho rằng con người
có 3 phần: Thần,
Hồn, Xác.
Dần
dà tôi nhận ra thêm
rằng Lương Tâm
đích thực là
Thiên Tâm, vì chỉ
có nó mới
vĩnh cửu và
bất biến. Hơn
nữa, cái phàm
tâm hay Tâm Hồn cần
chết đi,
để nhường bước
cho Thiên Tâm hiển lộ
ra. Thế là Tâm tử,
thần hoạt, hay Nhân
Dục Tận, tắc
Thiên Lý hiện.
Tôi cứ
lấy câu Bình thường
tâm thị đạo và đói
thì ăn, khát thì
uống làm phương
châm mà thôi.
Tôi cứ
đường lối ấy
mà tu từ hơn
40 năm nay, lúc nào
cũng thấy thân tâm
an lạc, lòng phẳng
lặng như nước
hồ thu, không cần
theo một đạo giáo
bên ngoài nào
khác, vì đạo phát
xuất từ Chân Tâm, chứ
làm gì có
đường lối khác.
Tuy nhiên nó cũng
tương tự như
các đạo kể
trên đây, cho
thấy rằng nói
Vạn Giáo Nhất
Lý là đúng vậy.
Tôi tin rằng
mình phải tự
cứu mình,
không ai khác có thể
tế độ mình
được.
Tôi coi các
vị giáo chủ
xưa nay là những
người Anh khả kính
của tôi, là những
tâm gương sáng cho
tôi bắt chước mà
thôi, chứ không có
quyền gì quyết
định về tôi.
Những
lời tôi đóng góp
trên đây hoàn
toàn là của
tôi, không có liên lạc
gì tới Cao
Đài. Mới
đầu tôi định xóa
đi, nhưng sau tôi lại
giữ nó lại,
vì thấy nó
không có gì sai trái
với Cao Đài. Hi vọng
quí vị Chức
sắc và giáo
hữu Cao Đài lượng
thứ cho tôi. Tôi không thuộc
đạo Cao Đài, nhưng
chỉ là một
người đi tìm
Đại Đạo, và
muốn làm sáng
tỏ ý nghĩa câu vạn
giáo nhất lý của
Cao Đài mà thôi.
Câu nói
sau đây của
Đại Sư Ramakrishna
đã thực sự làm tôi xúc động. ông nói: Uổng thay cho những ai, khó lắm
mới được sinh ra làm người, mà đã không cố gắng thực hiện Thượng Đế ngay
trong cõi đời này.
[1]
CHÚ THÍCH
[1]
He is born in vain, who having attained the human birth, so difficult to
get, does not attempt to realize God in this very life.
Sri Ramakrishna's
thoughts in a Vedantic perspective, Swami Tapasyananda, Sri Ramakrishna
Math. Macras 600 004, 1993, p. 18.
»
Mục lục |
Phi lộ | chương:
1 2
3 4
5 6
7 8
9 10
11 12
13 14
15
16 17
18 19
|