THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
»
Mục lục |
Phi lộ | chương:
1 2
3 4
5 6
7 8
9 10
11 12
13 14
15
16 17
18 19
Chương 9
KHOA LUYỆN ĐƠN VỚI THUYẾT
THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ
Khoa luyện nội
đơn (Esoteric Alchemy)
Khoa này rất thịnh hành vào thời Trung Cổ.
Chia làm 2 khoa: Luyện Ngoại đơn và Luyện Nội đơn. Nơi đây, tôi chỉ bàn
khoa Luyện Nội đơn mà thôi.
* Luyện Ngoại đơn tức là luyện Chì hay Bạc
cho trở thành Vàng.
* Luyện Nội đơn, tức là luyện Tâm Hồn để
trở thành Chân Nhân. Đơn được gọi là Lapis Philosophorum. Khoa Luyện Nội
Đơn Âu Châu cũng y thức như khoa Luyện Nội Đơn Trung Hoa, và có nhiều
điểm tương đồng với môn phái Neo-Platonism.
Nhiều danh nhân theo môn phái này: Hermes
Trismegistus (không rõ ngày sinh), Giáo Hoàng Sylvester II (999–1003),
Michael Scott (1194–1250) Albert the Great (1193–1280), Thomas Aquinas
(1225–1274), Raymond Lully (1235–1315), Roger Bacon (1214–1294),
Nicholas Flamel (1130–1418), Basil Valentine (cuối thế kỷ 15),
Paracelsus (1493–1541), Jacob Boehme (1575–1624) v.v...
Luyện Đơn tức là biến hồn tội lỗi (Sinful
man = Chì ) thành tiên, thánh (Saint = Vàng)
biết đọc kinh kệ, vâng theo ý trời, sống kết hợp với Trời (union with
God). Wilmshurst cho đó là khoa học chính xác để chuyển hóa tâm hồn tội
lệ thành con người toàn vẹn như khi mới được tạo nên.
Bản Bích Ngọc
(the Emerald Table)
Nó dựa vào bản Bích
Ngọc (the Emerald Table) của Hermes Trismegistus. Hermes chủ
trương đại khái như sau:
Vũ trụ này là một thực thể duy nhất và hỗ
tương ảnh hưởng lẫn nhau. Một sinh ra tất cả do chuyển biến.
«Một» hoạt
động trong mọi sự, và nhờ vậy, biến hóa muôn vàn. Biến hóa sẽ tuần hoàn,
có thăng, trầm, có ngược xuôi, tụ tán. Hiểu được như vậy, con người sẽ
thông sáng. Nói tóm lại, có một Thần hoạt động trong mọi sự, tế vi hay
thô thiển, rỗng hay đặc, và làm nên mọi sự. Như vậy chủ trương tối hậu
là biến Hồn người thành Thần Chúa. Cho nên Khoa Luyện đơn là con ngựa
thần đưa ta tới miền Cực lạc.
Sau đó, Khoa Luyện đơn cắt nghĩa các con
số.
1)- MỘT (Thái Cực). Như trên đã nói:
MỘt sinh ra tất cả, nên ta
phải dùng đời ta để tìm về số Một.
Một có trăm ngàn tên như Thượng đế, Đạo,
Thần, Ba Ngôi, đấng Christ, như Nguyên Chất (Prima materia) v.v.. Đơn
(Philosopher's Stone), Đá (stone) v.v... Tóm lại, khoa Luyện Đơn gọi
Một, hay Thượng đế,
hay Đơn cũng như nhau.
Khẩu hiệu Một là Tất
Cả (All is One) Hi Lạp gọi là En To Pan,
Phật Giáo gọi là Nhất tức Nhất thiết, Nhất
thiết tức Nhất cho ta thấy sự đồng nhất về tư tưởng trong thiên
hạ. Hitchcock cho rằng Đơn và Lương Tâm ta
là một. (Hitchcock equates the Stone with our Conscience).
En
To Pan
2)- Hai là Âm Dương.
Âm Dương là Hồn và Thần. Hồn có sinh, tử, Thần mới bất sinh, bất
tử. Thần Hồn cần phải hợp với nhau (Mysterium Conjunctionis) mới trở
thành Thái Cực.
3)- Ba hay Tam Tài.
Tam Tài là Thần (Thiên), Hồn (Nhân), và Xác (Địa). Giáo Hội Công
Giáo cho rằng con ngừơi chỉ có Xác, Hồn, không có Thần, và đã long trọng
tuyên bố như vậy trong Công đồng Latran IV (1215), và Vatican I (1870).
Như vậy Xác là hình tướng bên ngoài, Hồn
là Tiểu Ngã riêng tư của mỗi người. Thần là Đại Ngã của Con Người và Vũ
Trụ.
4)- Bốn là Tứ Tượng.
Tứ Tượng là: Đất, Nước, Khí, Lửa. Nó tạo nên thế giới hữu hình.
Đó là 4 bộ mặt biến thiên của Một (Thái cực).
5)- Năm là Ngũ Hành.
Ngũ Hành (The fifth Element or the Quintessence). Ngũ hành hay
Tinh túy Thứ Năm. Đại khái trong Tứ Tượng của thế giới hữu hình bên
ngoài, còn có Thần trời đất ở bên trong. Nên Ngũ
Hành hay Quintessence, vẫn là Thần, là Đơn, là Nguyên thần trời đất hoạt
động trong lòng trời đất.
Ta thấy chỉ 5 số đầu đã đủ sinh ra vũ trụ.
Pythagore chỉ cần 4 số là tứ tượng.
Như vậy, số 6, 7 là chiều tiến từ Thần ra
vật chất.
8, 9 là chiều tiến từ Vật chất đến Thần.
Số 10 lại là Vạn hữu. Cắt nghĩa 6,7, 8, 9
là theo Á Đông.
Alchemy cho rằng cái này có thế biến thành
cái khác (Transmutation). Thế kỷ XIX cho là nói nhảm. Thế kỷ 20 cho là
nói đúng.
Alchemy
tóm lại muốn biến con người thành Trời. Người xưa cho thế là một lời
phạm thượng. Chính vì vậy, nó phải nói úp úp, mở mở, dùng những danh từ
hết sức khó hiểu để làm lạc hướng thiên hạ.
»
Mục lục |
Phi lộ | chương:
1 2
3 4
5 6
7 8
9 10
11 12
13 14
15
16 17
18 19
|