KHỔNG HỌC TINH HOA

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

 Mục lục | Lời nói đầu | chương 1  2  3  4 | Tổng luận | Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


Chương 4

Nền thiên trị Trung Hoa thời cổ

Thiên: Dẫn đầu 1  2  3  4  5  6  7  8  9

Thiên dẫn đầu: Đại cương Hồng Phạm Cửu Trù

Thiên 1: Đấng quân vương phải am tường vật lý

Thiên 2: Đấng quân vương phải biết phương pháp tu thân

Thiên 3: Đấng quân vương phải biết phương pháp trị dân

Thiên 4: Đấng quân vương phải am tường ý nghĩa của tháng năm, hiểu thiên văn, lịch số

Thiên 5: Đấng quân vương sẽ ở ngôi Hoàng Cực, thay Trời trị dân

Thiên 6: Thuật cai trị: chính trực nhưng phải biết cương nhu, quyền biến

Thiên 7: Đấng quân vương phải biết suy nghĩ bàn bạc, hỏi han khi gặp những trường hợp nan giải

Thiên 8: Đấng quân vương phải nhân các điềm trời mà soát xét lại đường lối cai trị

Thiên 9: Đấng quân vương phải nhìn vào tình cảnh dân, để nhận định giá trị của nền cai trị

Tổng luận


THIÊN 1

ĐẤNG QUÂN VƯƠNG PHẢI AM TƯỜNG VẬT LÝ

 

Trước hết Hồng Phạm đòi hỏi Thiên Tử phải am tường vật lý vì có như vậy mới có thể dạy dân sử dụng chi phối biến hoá được ngũ hành, chế ngự, khai thác được hoàn cảnh vật chất.

Hồng Phạm viết:

MỘT là năm hành: một là nước, hai là lửa, ba là gỗ, bốn là kim, năm là đất. Nước thấm nhuần và chảy xuống, lửa bốc cháy và bay lên; gỗ có thể cong lại; kim có thể tùy nghi biến dạng; đất có thể gieo cấy.

Nước chảy xuống nên sinh vị mặn; lửa bốc lên, nên sinh vị đắng; cây có thể cong ngay nên sinh vị chua; kim có thể tùy nghi biến dạng nên sinh vị cay; đất có thể gieo cấy nên sinh vị ngọt...

Chữ ngũ hành [1] là chữ thông dụng nhất, nhưng cũng là chữ mù mờ nhất; mới nhìn, tưởng giản dị nhất, nhưng thật ra phức tạp cao siêu nhất.

Quan niệm ngũ hành đã được các học giả Đông Tây bàn cãi nhiều. Nếu ta đi vào chi tiết sẽ không bao giờ cùng; đây ta chỉ tháo gỡ cho ra những giường mối chính, ý nghĩa chính.

«Ngũ hành» có quan hệ mật thiết đến siêu hình học và vũ trụ quan Trung Hoa thời cổ; có hiểu vũ trụ quan Trung Hoa, mới hiểu ngũ hành.

Trung Hoa, cũng như các dân tộc xưa, tin rằng vũ trụ vạn vật đều do một nguyên thể, một nguyên động lực phân tán, biến hóa ra. [2]

1- Cho nên đứng vào phương diện năng lực, thì nguyên động lực từ một tâm điểm phân tán vận chuyển ra bốn phương theo hai chiều kinh (dọc) vĩ (ngang) thành ra hai cặp ngẫu lực chính. [3] Các ngẫu lực này hoạt động ảnh hưởng lên nhau và dần dà sinh mọi loại năng lực.

2- Đứng về phương diện nguyên liệu, chất liệu, ngũ hành [4] là năm yếu tố cấu tạo vũ trụ. Hành Thổ ở Trung cung là căn cơ và cũng là đích cho muôn vật. Cho nên Dịch thường nói «Nguyên thủy phản chung» là vì vậy. [5]

Quan niệm này tương tự như quan niệm của Âu Châu, vì các vũ trụ luận cổ Âu Châu vẫn chủ trương có 4 nguyên chất tạo thành vũ trụ: «thủy, hỏa, thổ, khí», nhưng ngoài ra còn chủ trương có «tinh hoa», «tinh túy thứ năm» (la quintessence: la quinte essence) mà họ còn gọi là éther, hay matière première. [6]

Ấn Độ, Tây Tạng và nhiều phái huyền học Âu Châu chủ trương con người tiểu vũ trụ gồm ngũ hành như đại vũ trụ bên ngoài.

Và họ hình dung con người như sau:

[7]

Nhiều đền đài Tây Tạng hiện còn xây theo đồ hình trên, ví dụ như đền Koumboum ở Gyantsé. [8]

3- Xét theo không gian, thì ngũ hành lại chiếm năm vị trí chính yếu là Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung.

4- Xét về thời gian, thì ngũ hành chính là năm thời đại khác nhau, năm mùa khác nhau, bốn mùa biến thiên bên ngoài và một mùa hằng cửu bên trong, vừa là mùa hoàng kim khởi thủy vừa là mùa Hạnh phúc lý tưởng lúc chung cuộc. [9]

5- Ngũ hành, mà không kể trung điểm bên trong, thì còn lại tứ tượng bên ngoài.

Cho nên ngũ hành bao gồm tất cả huyền cơ về bản thể và hiện tượng, gồm cả nguyên lý hằng cửu, và dịch lý biến thiên.

Tứ tượng là 4 trạng thái, bốn hiện tượng tối sơ của một bản thể.

Trung Hoa thường lấy tứ linh tượng trưng tứ tượng tức là: Long, Ly, Qui, Phượng.

Trên trời thì ghi tứ tượng vào bốn chòm sao:

Thanh Long 青龍

Chu Tước 朱雀

Bạch Hổ 白虎

Huyền Vũ 玄武

gồm nhị thập bát tú của vòng chu thiên Hoàng đạo, [10] còn Bắc Thần sẽ ở Trung điểm làm khu nữu.

Đọc thánh kinh, hay huyền thoại các nước Âu Châu ta đều thấy có tứ linh tứ tượng, ví dụ tứ tượng trong sách Ezéchiel, mà sau này Thánh Irénée đã dùng làm tiêu biểu cho 4 Thánh Sử. [11]

Trên nhiều bức họa, ta thấy đấng Christ ở tâm điểm thánh giá, còn ở bốn cánh có bốn Thánh Sử, hay tứ tượng.

Louis Lallement bình về tứ tượng như sau:

«Tứ tượng có thể là áp dụng của một đinh luật phổ quát, theo đó, cần phải có bốn trạng thái sinh hoạt, bốn nghi thức phô diễn để mô tả một nguyên lý thuần thuần, tùy theo thời gian và không gian.» [12]

Những bién thái muôn mặt phản chiếu lại các sắc diện biến thiên của một toàn thể vô biên siêu xuất trên thế giới của phân ly chia xẻ, có thể thâu về bốn ý niệm chính, thâu về tứ tượng. Vì thế, tiên tri Ezéchiel đã nhìn thấy bốn con thú; cũng vì thế vườn địa đàng xưa có bốn con sông chảy ra bốn phương do một nguồn nước hằng sống. Đó cũng là huyền nghĩa của thập tự và chân lý mà các môn đệ Pythagore đã kính tôn dưới hình thức «tứ tượng» gồm 4 số sinh ra vũ trụ. [13]

Huyền học Tarot cho rằng tứ tượng chính là 4 biến dạng của Thượng đế. [14]

Xem 2 sơ đồ Đông Tây đối chiếu sau ta sẽ hiểu huyền nghĩa của tứ tượng và ngũ hành.

Bốn chữ viết vòng 4 phương trên tức là:
Iod, Hé, Vau, Hé = IVHV = Jéhovah = Thượng Đế

Cho nên đề cập tới Thái Cực hay tới ngũ hành, ngũ đế chẳng qua cũng như là đề cập tới Tuyệt đối thể với các biến dạng, biến thái mà thôi.

Thiên tử trong tòa Minh đường, hằng năm xưa, đã đóng lại tấn tuồng vũ trụ ấy.

Xuân thì phẩm phục, cờ xí xanh, ngự cung Thanh dương phía Đông.

Hạ thì phẩm phục, cờ xí đỏ ngự cung Minh Đường phía Nam.

Sau Hạ Chí, phẩm phục, cờ xí vàng, ngự trung cung (Thái Miếu, Thái Thất).

Thu phẩm phục, cờ xí trắng, ngự cung Tổng chương phía Tây.

Đông phẩm phục, cờ xí đen, ngự cung Huyền đường phía Bắc. [15]

Ý nói rằng chỉ có một vị Thiên tử nhưng hình dáng, động tác, phương vị có thể đổi thay theo thời gian: Thế cũng chủ trương: «Thể duy nhất, dụng vạn thù» của Dịch Kinh.

6- Ngũ hành còn có thể hiểu là năm yếu tố cần thiết cho sự sống. [16]

Ý nghĩa này hợp với Hồng Phạm. Kinh Thư chương Đại Vũ Mô viết: «Nhân đức của nhà vua hiện ra trong một nền chính trị giỏi giang khéo léo. Mà chính trị trước là phải nuôi dân.» [17]

Sáu yếu tố cần cho dân là «Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ, Cốc» (nước, lửa, kim khí, gỗ, đất, lúa); chúng cần được khai thác. Nhà vua chẳng những phải lo giáo hóa, khuyến thiện cho dân, mà còn phải cho họ biết khai thác lợi dụng vật chất thiên nhiên, cho đời sống họ được dồi dào phong phú. [18]

Những lời Hồng phạm về ngũ hành tuy vắn vỏi nhưng chứa chan ý nghĩa. Nguyên tắc chính yếu là: muốn cho dân giàu, nước mạnh phải khai thác thiên nhiên, mà muốn khai thác thiên nhiên, phải biết vật lý, phải tìm hiểu tính cách, khuynh hướng nó. Sau khi am tường vật lý, sẽ thuận thế mà khai thác, lợi dụng, mới đỡ tốn công, mới mong kết quả. [19]

Cách vua Vũ trị thủy xưa là một áp dụng hữu hiệu của thiên Hồng Phạm này.

Mạnh Tử viết:

«Ông Vũ làm cho nước lưu thông thuận theo thế nước, tính nước, cho nên ông làm việc chẳng có khó nhọc.

Cũng một lễ, nếu kẻ trí y theo đó mà làm, tức là tùy theo thế, tính tự nhiên, ắt họ làm việc chẳng có chi khó nhọc mà được thành công, thì trí thức họ mới đáng kể là rộng lớn đó. [20]

Cũng đời vua Vũ có đúc cửu đỉnh, tức là áp dụng, nguyên lý lửa nóng bay lên và kim loại tùy nghi biến dạng, v.v...

Thiên một nói về ngũ hành này là phản ảnh một bổn phận trọng đại hay một mối lo âu muôn thuở của những nhà lãnh đạo, lập quốc, kiến quốc. Chúng ta nhìn ngay vào lịch sử nhân loại gần đây cũng vẫn tìm ra được những thí dụ điển hình.

Brigham Young trong khi dẫn đoàn tín đồ Mormons băng ngàn, vượt núi tiến về miền Tây nước Mỹ (l847), đã cho thăm dò về địa dư, để tìm nơi định cư cho dân.

Câu hỏi đầu tiên đặt ra là nơi nào có đất đai rộng, có nước nhiều và có cây cối nhiều. [21]

Năm l948 khi dân Do Thái kéo nhau trở về Palestine lập quốc, vấn đề trước tiên họ nghĩ tới là tìm cho ta các mạch nước để dùng vào việc canh nông. Họ giở Thánh Kinh tìm các nơi xưa có giếng nước nhất là ở vùng Négeb, họ dẫn nước sông Yarkon vào các vùng hoang địa để canh tác; họ bắt dân thi đua giồng lại cây cối; họ hết sức khai thác đất đai. Nhờ vậy mà ngày nay, ở Do Thái, sa mạc xưa kia đã trở nên xanh tươi và rực rỡ muôn hoa, những giải đất cằn cỗi khô khan xưa đã trở nên thành đồng ruộng phì nhiêu. [22]

Hồng Phạm đã đặt vấn đề kinh tế, vấn đề khai thác tài nguyên lên hạng đầu trong công cuộc trị dân.

Nhìn vào các cường quốc Âu Mỹ ngày nay: ta thấy họ hết sức khai thác mọi nguồn lợi thiên nhiên và khuếch trương kinh tế.

Đâu đâu họ cũng lợi dụng sông ngòi để thiét lập những hệ thống dẫn thủy nhập điền hết sức hoàn bị, để số đất đai dùng vào việc canh tác được lên tới mức tối đa. Các tài nguyên của nước, như muối, cá, rong hay sức nước v.v... đều được tận dụng.

Họ dùng những sức nóng lớn lao để biến hóa kim loại, mở mang các ngành kỹ nghệ, và đã tiến rất xa về phương diện cơ khí.

Họ triệt để khai thác lâm sản, khoáng sản, làm cho các vùng núi trở thành những khu vực thịnh vượng.

Họ cũng đã khoa học hóa công cuộc trồng tỉa, cấy gặt.

Nhờ sự am tường về tính chất đất đai, nhở những tiến bộ vượt mức về canh tác, họ đã thu thập được những thành quả hết sức tốt đẹp.

Mới hay, càng hiểu biết về thiên nhiên, càng biết cách khaí thác ngũ hành, kho trời đất lại càng trở nên phong phú.

Nếu một vị lãnh đạo nhân dân tự cho mình có bổn phận làm cho nước giàu dân mạnh, dĩ nhiên là phải để tâm suy cứu về địa dư, triệt để khai thác các đất đai còn hoang vu trong nước, triệt để khai thác các tài nguyên còn súc tích ở khắp nơi, trên núi, trên rừng, dưới nước dưới biển...

Tóm lại xưa cũng như nay, các nhà lãnh đạo nhân dân đều tin tưởng vào kho tàng phong phú kỳ diệu của đất trời. Nhưng muốn cho thiên nhiên chuyển mình để trở thành nô bộc nhân loại, hỗ trợ và dưỡng nuôi nhân loại, nhân loại trước hết, cần phải dùng khối óc mà quan sát tìm hiểu, cần phải có ý chí sắt đanh để khắc phục hoàn cảnh, và cần có những bàn tay cần cù để đảo lộn cục diện hoàn võ. Trần gian tưởng như tiêu sơ, man dại nhưng chính là một thiên đường, nếu mọi người đều tận dụng khả năng để khai thác kho tàng của trởi đất.

Thiên Hồng Phạm này làm liên tưởng đến mấy lời tiên tri Isaïe:

Ta, Yahvé, đấng vô cùng cao cả.

Sẽ cho sông tung tỏa giữa sườn đồi

Cho suối tuôn trong thung lũng xa xôi

Cho hồ ao chứa chan trong sa mạc

Nơi hoang địa, nước sẽ chảy vào rào rạt,

Sa mạc xưa sẽ đầy tùng bách, lá hoa...

(Isaïe 51: 28 29)

oOo


CHÚ THÍCH

[1] Chữ xưa viết  . Ta có thể giải: một nguyên động lực phân tán ra bốn phương.

[2] Teilhard de Chardin gọi nguyên thể ấy là Etoffe cosmique. (Cf. Jean Onimus, Teilhard de Chardin, page 81)

[3] Các động lực trong mỗi cặp ngẫu lực tưởng chừng xung khắc nhau, những thực ra vẫn tương thừa nhau để sinh biến hóa.

Trong con người, nguyên động lực ấy cũng di chuyển theo các chiều kinh (dọc), lạc (ngang), và nhất lả dọc theo xương sống và đường chạy dọc theo giữa thân người phía trước qua hai mạch Nhâm, Đốc. (Nhâm chạy phía trước, Đốc chạy phía sau).

[4] Chữ ngũ hành chỗ này, Legge dịch là Five Elements (Legge, The Shoo King, The Great Plan, p. 325).

Thực ra chữ ngũ hành có nhiều nghĩa nên có học giả Âu Châu chỉ phiên âm mà không dịch, ví dụ như trường hợp ông Gaubil (Gaubil does not translate but gives always «le cinq hing») (Legge, The Shoo King, The Great Plan, p. 325)

[5] Ngộ Chân Thiên chi thi vân: Tứ tượng ngũ hành toàn tạ thổ. Hựu vân: Chỉ duyên bỉ thử hoài chân thổ, toại sử kim đan hữu phản hoàn. : . : , 使 (Chu Dịch Tham Đồng Khế phát huy, quyển thượng, trang 4)

… Cố năng di luân thiên địa chi đạo, ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lý, thị cố tri u minh chi cố, nguyên thuỷ phản chung, cố tri tử sinh chi thuyết. , , , , , (Hệ Từ Thượng )

[6] «Du même point de vue, on peut observer que toutes les cosmogénies anciennes présentent le monde comme constitué de quatre éléments; le feu, l’air, l’eau, et la terre. La «quintessence» qu’elles considèrent en outre n’est pas un cinquième élément à proprement parler: elle appartient à un ordre de réaltiés subtil, intermédiaire entre l’esprit et la matière, et c’est en quelque sorte, la rnatière immatérielle de la création, contenant unis dans l’indistinction originelle, les principes des quarte éléments.

D’une manière générale, la quintessence symbolise la pure réalité spirituelle par rapport à ses traductions quaternaires, entachées des servitudes d’expression ou d’incarnation. C’est, par exemple, le Christ, Verbe divin, par rapport aux Evangélistes, témoins inspirés participant de sa lumière. La quintessence n’est pas pur symbole, elle a sa réalité propre encore qu’insaisissable aux sens humains...

Quant à la loi du quaternaire dans le temps, il suffit de rappeler ici les quatre âges de l’humanité, les quatre époques de la vie humaine, les quatres saisons de l’année, etc...

Louis Lallement, La vocation de l’Occident, page 24.

[7] Forlong, in his Faiths of man, gives this arrangement:

A – is the earth, or foundation on which all build.

WA – Water as in an egg, or as condensed fire and ether.

RA – fire or the elements in motion.

KA – Air or wind – Juno or Ioni; a condensed element.

CHA – Ether or Heaven, the cosmical Former.

(Cf. Mackey’s Freemasonry encyclopedia, Vol. II, page 615)

[8] Xem Fondement de la mystique tibétaine, page 260-261.

[9] Lễ Ký bình về ngũ hành:

Ngũ hành chi động trật tương kiệt dã. Ngũ hành tứ thời, thập nhị nguyệt, hoàn tương vi bản dã. . , , .

Les cinq éléments se meuvent sans cesse, prenant alternativement la place et anéantissent le pouvoir l’un de l’autre. Dans leurs révolutions, durant les quatre saisons et les douze mois de l’année, chacun d’eux est à son tour comme la base des quatre autres.

Couvreur, Li Ki, page 519.

[10] Cac nước cũng có tứ linh, tứ tượng: Cf. Robert Ambelain, Traité d’astrologie ésotérique, page 155:

Les Quatre branches de la croix symbolisent les quatre angles célestes (Nord, Sud, Est. Ouest), les quatre angles du thème astrologique (AS, DS, FC, MC), les quatre saisons solaires, les quatre étoiles royales qui marquaient dans l’antique Egypte le commencement des saisons; Aldébaran (l’œil du Taureau), Régulus (le cœur du Lion), Antarès (le cœur du Scorpion) et Fomalhaut (La bouche du Poisson austral)

[11] C’est ainsi que le message du Christ a été, transmis en quatre évangiles selon Saint Jean, Saint Mathieu, Saint Marc et Saint Luc dont les différences de nature ont été symbolisées par l’aigle, l’homme, le lion et le bœuf - Saint Irénée auquel remonte cette correspondance établie entre les évangélistes et les animaux d’Ezéchiel, la relie, d’ailleurs expressément aux «quatre régions du monde où nous sommes», et aux «quatre vents principaux».

Irénée (Adversus Hoereses III, II-8)

Louis Lallement, La vocation de l’Occident, page 23.

Khoa chiem tinh cũng có tứ tượng, tứ thú.

Huyền học Rose Croix cũng có tứ tượng như sách Ezéchiel. (Cf. Traité d’Astrologie ésotérique của Robert Ambelain, page 53)

... The Celestial Vulture or Eagle, rising and setting with the Scorpion, was substituted in its place, in many cases, on account of the malign influence of the latter, and thus the four great periods of the year were marked the Bull, the Lion, the Man (Aquarius), and the Eagle, which were upon the respective standards of Ephraim, Judah, Ruben, and Dan and still appear on the shield of American Royal Arch Masonry (Albert Pike, Moral and Dogmas – Knight of the Brazen Serpent)

[12] Celle formule quaternaire semble avoir été l’application d’une loi universelle d’après laquelle quatre modalités d’existence ou d’expression seraient nécessaires pour traduire selon l’espace et le temps un principe spirituel.

Louis Lallement, La vocation de l’Occident, page 23.

[13] Les aspects multiples en lesquels se réfracte, ici-bas, la plénitude ineffable des réalités qui transcendent ce monde de la division, peuvent en règle générale, être en effet ramenés dans chaque cas, à quatre représentations fondamentales; ainsi les quatre animaux de la vision d’Ezéchiel, ou les quatre fleuves en lesquels il est dit qu’au Paradis terrestre se partage la source des eaux vives. C’est là l’un des sens symboliques de la croix, et la vérité que les pythagoriciens ont révérés dans la «tétractys» sacrée, tenant quatre pour le nombre de la création.

(Louis Lallement, la Vocation de’Occident, page 23)

[14] Bốn chữ viết vòng bốn phương trên tức là: Iod, Hé, Vau, Hé = IVHV = Jéhovah = Thượng Đế.

[15] Lễ Ký – Nguyệt Lệnh. Couvreur, Li Ki, từ trang 330 đến 410.

[16] Legge dịch là «The five essentials to human life». (James Legge, The Shoo King, p. 326)

[17] Vũ viết: Ư đế niệm tai. Đức duy thiện chính, chính tại dưỡng dân. : . , . (Kinh Thư – Đại Vũ Mô, 7)

[18] Thủy, hỏa, kim, mộc, thổ, cốc duy tính tu. Chính đức lợi dụng hậu sinh. , , , , , . 厚生 (Kinh Thư – Đại Vũ Mô, 7)

Dụng thủy hỏa kim mộc, ẩm thực tất thời. , , , . Couvreur bình dịch như sau: La pêche, l’extraction du sel et des métaux, la coup du bois avaient lieu aux époques convenables.

Lễ Ký – Lễ Vận. Couvreur, Tome I, 535.

[19] Thiết tưởng nguyên tắc này cũng cần được áp dụng vào nghệ thuật trị dân.

[20] Mạnh Tử – Ly Lâu hạ, 26. Đoàn Trung Còn dịch, trang 57-59. và Mạnh Tử – Cáo Tử hạ, 11. Đằng Văn Công thượng, 3.

[21] Xem La longue marche des Mormons trong Sélection Octobre và Novembre 1965.

[22] Xem André Lamorte, La Bible et le plan de Dieu. Chapitre VI, pages 92 et ss.

 

Thiên: Dẫn đầu 1  2  3  4  5  6  7  8  9


 Mục lục | Lời nói đầu | chương 1  2  3  4 | Tổng luận | Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo