KHỔNG HỌC TINH HOA

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

 Mục lục | Lời nói đầu | chương 1  2  3  4 | Tổng luận | Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


Chương 4

Nền thiên trị Trung Hoa thời cổ

Thiên: Dẫn đầu 1  2  3  4  5  6  7  8  9

Thiên dẫn đầu: Đại cương Hồng Phạm Cửu Trù

Thiên 1: Đấng quân vương phải am tường vật lý

Thiên 2: Đấng quân vương phải biết phương pháp tu thân

Thiên 3: Đấng quân vương phải biết phương pháp trị dân

Thiên 4: Đấng quân vương phải am tường ý nghĩa của tháng năm, hiểu thiên văn, lịch số

Thiên 5: Đấng quân vương sẽ ở ngôi Hoàng Cực, thay Trời trị dân

Thiên 6: Thuật cai trị: chính trực nhưng phải biết cương nhu, quyền biến

Thiên 7: Đấng quân vương phải biết suy nghĩ bàn bạc, hỏi han khi gặp những trường hợp nan giải

Thiên 8: Đấng quân vương phải nhân các điềm trời mà soát xét lại đường lối cai trị

Thiên 9: Đấng quân vương phải nhìn vào tình cảnh dân, để nhận định giá trị của nền cai trị

Tổng luận


THIÊN 6

THUẬT CAI TRỊ: CHÍNH TRỰC
NHƯNG PHẢI BIẾT CƯƠNG, NHU, QUYỀN BIẾN
 

Cố dụng nhân chi tri khứ kỳ trá.

Dụng nhân chi dũng khứ kỳ nộ.

Dụng nhân chi nhân khứ kỳ tham.

.

.

.

Lễ Ký – Lễ Vận, tiết 16. 

oOo

Sau khi đã học hỏi, đã tu thân đến mức độ cao siêu, minh triết, sau khi đã lên ngôi Hoàng Cực thay Trời trị dân, nhà vua sẽ cai trị một cách linh động tùy thời, lúc cương lúc nhu, quyền biến để ứng phó với hoàn cảnh, nhưng đường lối chung vẫn là chính trực.

Hồng Phạm viết:

SÁU là ba đức:

Một là chính trực.

Hai là cương.

Ba là nhu.

Nước an bình, cai trị cho chính trực.

Nước loạn lạc, cai trị cho cương quyết.

Nước thái hòa, cai trị cho ôn nhu.

Đối với kẻ phàm phu, hạ cấp phải cho cứng rắn. Đối với các bậc cao minh, thanh lịch, phải ôn thuần.

Chỉ có nhà vua được tác phúc, tác oai, chi phối công quỹ.

Bề tôi không được làm như vậy, nếu để bề tôi tác oai, tác phúc, chi phối công quỹ, sẽ hại cho nhà, cho nước.

Quần thần sẽ thiên vị, hư hốt; dân chúng sẽ lấn áp, lầm lỗi.

Đường lối xưa cai trị thật khác xa nay.

Ngày nay trong chính trường người ta không ngại dùng thủ đoạn xảo trá để loại trừ địch thủ, để xách động quần chúng, để bảo vệ quyền lợi. Machiavel cho rằng làm chính trị khỏi cần bận tâm đến luân lý và lương tâm.

Ngày xưa trái hẳn, nghệ thuật trị dân lại đề cao hai chữ «chính trực».

Thực vậy, thánh nhân xưa nếu làm một việc bất nghĩa, giết một kẻ vô tội để được thiên hạ, cũng chẳng hề làm. [1]

Vì muốn theo đường lối chính trực trị dân, nên các thánh vương mới tha thiết xin các hiền thần hết sức phụ bật, chỉ giáo, phê bình mình, [2] nên mới đặt trống trước triều ca, để mong được nghe những lời cao kiến của nhân dân, [3] nên mỗi đầu năm, mới cho đánh mõ yêu cầu dân chúng chỉ vẽ những lỗi lầm của triều đình. [4]

Cũng vì muốn cai trị công minh chính trực nên người xưa đã lập ra những định tắc lý tưởng để làm tiêu chuẩn trong mọi trường hợp.

Ví dụ trước khi trao nhiệm vụ gì cho ai, thì vua và quần thần bàn bạc về tài đức của người đó. Khi đã công nhận là người tài đức, sẽ trao cho công việc để thử thách. Giao cho công tác sẽ được phong tước; (khi thấy có thực tài) sẽ định phẩm trật và ban bổng lộc. [5]

Vua Nghiêu mỗi khi muốn cất nhắc ai vào nhiệm vụ gì, thường công khai nghị luận cùng đình thần. [6] Cho nên vua đã không trọng dụng con mình vì thấy kém tài đức. [7]

Vua Nghiêu cũng đã thử thách ông Thuấn. Sau, vua Thuấn cũng thử thách ông Vũ trong nhiều năm mới truyền ngôi Thiên tử cho. [8]

Đọc Hồng Phạm [9] hay các thiên Nguyệt Lệnh và Lễ Vận trong Lễ Ký ta thấy các vua xưa trong khi lập ra các qui chế và định tắc chính trị đã theo những tiêu chuẩn bất biến và h8a2ng cửu chứ không dám tự ý lập luật pháp. Thế là chính trực tự căn bản, tự thâm tâm.

Những tiêu chuẩn ấy là:

1- Thiên ý.

2- Nhân tâm.

3- Vật lý, địa lý.

Khi cần xử sự, điều hành các công việc thì:

1- Bắt chước nhật nguyệt tinh thần (pháp tượng).

2- Thuận theo khí vận và bốn mùa trời (thuận thiên thời).

3- Thuận nhân tình (thuận nhân tâm).

4- Tùy địa thế, địa lợi.

Chúng ta sẽ dùng ít nhiều đoạn Lễ Ký để chứng minh các điểm trên.

Lễ Ký viết: «Một nền chính trị hay phải che giấu cá nhân vua và lập căn bản nơi Trời.» [10]

Lễ Ký viết:

Thánh nhân xưa lập ra phép tắc, tất nhiên lấy trời đất làm căn bản, lấy âm dương làm mối manh, lấy bốn mùa làm lèo lái; lấy mặt trời và tinh tú làm kỷ độ, lấy mặt trăng làm trắc lượng, lấy quỉ thần làm phụ bật, lấy ngũ hành làm chất liệu, lấy lễ nghĩa làm khí cụ, lấy nhân tình làm môi trường hoạt động… [11]

Lấy trời đất làm căn bản mới cắt nghĩa được sự vật; lấy âm dương làm mối manh mới cắt nghĩa được tâm tình; lấy bốn mùa làm lèo lái mới thúc đẩy được công việc; lấy mặt trời và các vì sao làm kỷ độ mới định được lịch trình công tác; lấy mặt trăng làm trắc lượng công việc mới tiến hành mỹ mãn; lấy quỉ thần làm phụ bật mới bền gan và tiếp tục công trình; lấy ngũ hành làm chất liệu công việc mới có thể thay đổi, trở đi, trở lại được; lấy lễ nghĩa làm khí cụ công việc mới thành tựu mỹ mãn được… [12]

Lấy nhân tình làm môi trường hoạt động vì nơi con người nhân tình mới là then chốt, là tâm điểm cho nền cai trị. [13]

Nói cách khác, các phép tắc để trị nước xưa đều bắt nguồn từ Trời, [14] từ Thái Cực, âm dương và thuận theo chiều sinh hóa của trời đất. [15]

Như vậy có nghĩa là các luật pháp đều là thiên tạo [16] khuôn theo cơ cấu của trời đất và của con người và rãp theo tiết tấu của sự chuyển vận vũ trụ nhân sinh, chứ không phải là nhân tạo.

Các thánh vương xưa trong mọi động tác đều muốn bắt chước đất trời, thuận theo thời thế nhân vật. Lễ Ký viết: «Trong những công việc trọng đại (như tế lễ hay chinh phạt) đều thuận theo mùa. Bắt chước mặt trời mặt trăng mọc lặn mà bày ra hai buổi thiết triều sáng tối. Muốn làm gì cao, sẽ nhân theo đồi núi; muốn làm gì thấp sẽ nương theo sông hồ; thấy trời mưa móc thấm nhuần vạn vật, nhà vua cũng muốn cho đức độ ân huệ mình thấm nhuần muôn phương.» [17]

Các thánh vương xưa cai trị là mong muốn thi hành, mong muốn thực hiện thiên ý.

Muốn hiểu thiên ý, cần biết trọng tâm của trời đất.

Mà trọng tâm của trời đất tức là con người.

Lễ Ký viết: «Con người là tâm của trời đất.» [18]

Hạng thị An Thế bình rằng: Trọng tâm của đất trời là sự toàn thiện, là đức Nhân – mà sự toàn thiện, đức Nhân tuyệt hảo ấy đã ngụ trong con người, nên vừa có hình người, liền có tâm người. Nên nói: Người là hoàn thiện, mà hoàn thiện chính là tâm con người vậy. [19]

Nên khi sinh ra người, Trời đã ban cho lương tâm, cho mẫu mực hằng cửu hoàn thiện lồng ngay trong con người [20] để làm di luân, làm qui tắc bất biến. [21] Qui tắc, di luân hằng cửu ấy tức là tuyệt điểm của tinh hoa, [22] là Hoàng Cực, mà Thiên tử là hiện thân, là tiêu biểu. [23]

Ý Trời là muốn cho mọi người thấu hiểu chân lý ấy, sống đúng theo qui tắc hoàn thiện đã ghi tạc trong thâm tâm mình để trở về, cùng nhau hội ngộ ở tâm điểm chí cực ấy. [24]

Mọi tổ chức trên đời đều phải qui hướng về viễn đích ấy.

Cho nên trong phạm vi chính trị thánh vương đặt trọng tâm cải hóa con người, [25] cải hóa tâm tình con người, lấy lòng con người làm môi trường hoạt động. [26]

Các vị thánh vương đã nhận ra rằng con người trong thiên hạ bản tâm bản tính đều giống nhau và đều tốt như nhau, nhưng sở dĩ chưa đi đến hòa hợp tương thân, tương ái được, là do thất tình quấy phá, do tư dục buộc ràng. Nếu biết đem nhân nghĩa cải hóa thất tình, biết đem điều lợi hại thực mà chỉ vẽ cho dân, thì mọi người sẽ hòa hợp, muôn nước sẽ là một nhà, Trung Quốc chẳng qua như là một người.

Lễ Ký viết: «Khi nói rằng thánh nhân có thể làm cho thiên hạ hợp thành một nhà, Trung Quốc trở thành như một người, không phải nói là thánh nhân có thể thực hiện được nguyên bằng ý chí. Muốn đạt được mục phiêu ấy, cần biết rõ nhân tình.»

Giảng dạy cho họ biết bổn phận, giải thích cho họ biết thế nào là lợi hại.

Nhân tình là gì? Nhân tình là hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục (vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn). Bảy tình đó chẳng cần học, vẫn có! [27] Thế nào là bổn phận làm người? Bổn phận làm người có mười điều:

Cha phải hiền.

Con phải thảo.

Anh phải tốt.

Em phải ngoan.

Chồng phải biết điều.

Vợ phải biết nghe.

Người trên phải rộng rãi.

Người dưới phải kính thuận.

Vua phải nhân.

Tôi phải trung. [28]

Cố gắng tu nhân tích đức, gây niềm hòa hiếu, đó là cái lợi cho con người; tranh đoạt tàn sát lẫn nhau, đó là cái hại cho con người.

Phương pháp bình trị tình dục của con người của thánh nhân, tức là dạy dỗ họ mười bổn phận làm người, dạy họ tu đức lập thân, gây niềm hòa hiếu, tránh mọi sự tranh đoạt.

Nếu không có những qui tắc ấy, làm sao trị nổi dân? [29]

Nếu từ vua chí dân ai cũng một lòng chính trực thì chúng dân sẽ đi đến chỗ đại thuận, đến chỗ an bình thực sự.

Lễ Ký viết:

«Khi mà chân tay lành mạnh, da dẻ tốt tươi, thì con người cường tráng. Cùng một lẽ, khi cha con thực tình yêu mến nhau, anh em hòa hợp, vợ chồng đầm ấm, thì gia đình sẽ an lạc.

«Nếu các quan đại thần giữ luật pháp, các hạ quan thanh liêm, các quan chức có tôn ti, trật tự hệ thống, vua tôi đều giữ đúng cương thường, thì nước sẽ thịnh trị.» [30]

Khi Thiên tử lấy nhân đức làm xe, lấy âm nhạc làm người đánh xe; khi chư hầu lấy lễ đối với nhau, khi các quan đại phu giữ trãt tự hệ thống như luật định, khi sĩ tử trọng tín nghĩa, làm tròn phận sự, khi chúng dân đối với nhau đâu đấy đều với một niềm hòa mục, thì thiên hạ sẽ bình trị. Thế gọi là «đại thuận», thế gọi là «đại hiệp hòa». [31]

Khi đã bàn giải kỹ lưỡng về hai chữ chính trực như là một phương pháp chính yếu và hữu hiệu để trị dân, thì những biến thái cương nhu không thành vấn đề nữa.

Lúc loạn lạc thì cương, lúc thái hòa thì nhu, chẳng qua là quyền biến theo thời mà thôi.

Người trên phải biết linh động, lúc đáng cương thì như chặt sắt chém đá; lúc cần nhu thì nhẹ nhàng như gió mát trăng trong.

Đối với những người quân tử biết liêm sỉ thì không cần nặng tay, họ đã cải hóa; còn đối với tiểu nhân thì nói nhẹ làm sao mà họ sợ oai?

Như vậy tức là phải biết người biết thời để đẩy đưa con thuyền quốc gia cho khéo léo nghệ thuật.

Thế mới hay:

Mối lo âu Thang, Võ nơi Mục Dã, Minh Điều [32]

Sự ung dung nơi Bình Dương, Bồ Bản của Thuấn, Nghiêu [33]

Hai nỗi lòng ấy suy ra nào có khác

Đó là hai phương diện quyền hành thưởng phạt.

oOo


CHÚ THÍCH

[1] , , , .

Hành nhất bất nghĩa, sát nhất bất cô, nhi đắc thiên hạ, giai bất vi dã. (Mạnh Tử – Công Tôn Sửu thượng)

[2] Xem Kinh Thư – Duyệt mệnh thượng, từ tiết 5 đến tiết 10.

[3] Xem Wieger, Textes historiques, Tome I, page 38.

: , .

Đạo quả nhân dĩ đạo giả: quá cổ dụ dĩ nghĩa giả, cổ chung.

[4] , , , .

Mỗi tuế mạnh xuân du nhân dĩ mộc đạc tuần vu lộ, quan sư tương qui, công chấp nghệ sự dĩ gián kỳ hoặc bất cung, bang hữu thường hình. (Kinh Thư – Dận Chinh, 3)

Xem thêm Xuân Thu Tả Truyện Tương Công năm 14. – Couvreur, Tch’ouen Ts’iou, I, page 901.

[5] , 使 ; 後爵 ; 祿 .

Phàm quan dân tài tất tiên luận chi, luận biện nhiên hậu sử chi; nhậm sự nhiên hậu tước chi; vị định nhiên hậu lộc chi. (Lễ Ký – Vương Chế)

Couvreur dịch: «Avant de confier une charge à quelqu’un, le prince et ses ministres commençaient toujours pour faire une enquête et délibérer sur ses qualités. Quand ils avaient reconnu ses qualités, ils lui donnaient un emploi (pour l’assayer). Après lui avoir donné un emploi (s’ils constataient son savoir-faire) ils fixaient son grade. Après lui avoir assigné son rang, ils lui allouaient un traitement.» (Couvreur, Li Ki, page 271)

[6] Kinh Thư – Nghiêu Điển, 9, 10, 11.

[7] Kinh Thư – Nghiêu Điển, 9.

[8] Kinh Thư – Nghiêu Điển và Thuấn Điển.

[9] , 使 , , . ( ).

Vũ Vương ý nhân quân đại thiên lý vật, tất ngưỡng thừa thiên ý dĩ trị dân nhi sử kỳ cư chi thuận kỳ thường, đắc kỳ chính dĩ vô phụ thượng thiên âm chất tương hiệp chi tâm giả, kỳ đạo tại ư tự kỳ bỉnh di nhân luân dã. (Trần Nhã Ngôn).

James Legge, The Shoo King, page 323, notes.

[10] . .

Cố chính giả quân chi sở dĩ tàng thân dã. Thị cố phu chính tất bản ư thiên. (Lễ Ký – Lễ Vận)

Couvreur dịch:

Un bon gouvernement met à couvert la personne du prince... Il s’appuie sur le Ciel...

Couvreur, Li Ki, Tome I, page 512-513.

Vua chúa sẽ không tự ý đặt ra luật pháp, đọc đoạn bình giải Hồng Phạm sau sẽ rõ:

使 , , .

Thánh nhân năng sử thiên hạ thuận trị, phi năng vi vật tác tắc dã, duy chỉ chi các ư kỳ sở thuận hồ Âm dương tương hiệp chi diệu nhi dĩ.

C’est le ciel qui les (lois) a faites. Le sage ne peut pas imposer des lois, mais il doit veiller à ce que chacun se tient à sa place, et seconde les communications et l’union mystérieuse du ciel avec le peuple.

Wieger, Textes philosophiques, page 26.

[11] , , 為柄, , , , , , .

Cố thánh nhân tác tắc tất dĩ thiên địa vi bản, dĩ âm dương vi đoan, dĩ tứ thời vi bính, dĩ nhật tinh vi tự, nguyệt dĩ vi lượng, quỷ thần dĩ vi đồ, ngũ hành dĩ vi chất, lễ nghĩa dĩ vi khí, nhân tình dĩ vi điền. (Lễ Ký – Lễ Vận)

Couvreur dịch:

Aussi lorsque les grands sages ont établi les règles, ils ont cru devoir prendre pour base le ciel la terre; pour agents principaux, les deux principes constitutifs des corps; pour gouvernail les quatre saisons; pour indicateurs du temps le soleil et les étoiles; pour matière les cinq éléments; pour instruments les devoirs qu’il convient de remplir; pour champ à cultiver, les passions du cœur humain...

Couvreur, Li Ki, page 522.

[12] , . , . , . , . , . , . , . , .

Dĩ thiên địa vi bản, cố vật khả cử dã. Dĩ âm dương vi đoan, cố tình khả đổ dã. Dĩ tứ thời vi bính, cố sự khả khuyến dã. Dĩ nhật tinh vi tự, cố sự khả liệt dã. Nguyệt dĩ vi lượng, cố công hữu nghệ dã. Quỉ thần dĩ vi đồ, cố sự khả thủ dã. Ngũ hành dĩ vi chất, cố sự khả phục dã. Lễ nghĩa dĩ vi khí, cố sự hành hữu khảo dã.

Couvreur, Lễ Ký – Lễ Vận, page 523.

[13] , 奧也.

Nhân tình dĩ vi điền, cố nhân dĩ vi áo dã.

Couvreur dịch khác: «Si l’on prend pour champ les passions du cœur humain, les hommes prennent pour maître (les sages et suivent leurs préceptes).» Couvreur, Li Ki, Tome I, chapitre VII, Liu I, page 534.

[14] , , , , , , , , , .

Phù lễ tất bản ư thiên, động nhi chi địa, liệt nhi chi sự, biến nhi tòng thời, hiệp ư phân nghệ, kỳ cư nhân dã viết nghĩa, kỳ hành chi dĩ hóa lực, từ nhượng ẩm thực, quan hôn tang tế, xạ ngự triều sính. (Lễ Ký – Lễ Vận, Couvreur)

[15] , , , , .

Thị cố, phu lễ tất bản ư đại nhất, phân nhi vi thiên địa, chuyển nhi vi âm dương, biến nhi vi tứ thời. (Lễ Ký – Lễ Vận, Couvreur)

[16] . ( )

Phàm thử giai thiên tạo chi lễ nhi chủ chi ư thiên. (Trần Tường Đạo)

Toutes ces règles sont l’œuvre du ciel et il en est l’arbitre. (Couvreur, Li Ki, Tome I, page 528)

[17] , . , , , , , .

Thị cố tích tiên vương chi chế lễ dã, nhân kỳ tài vật nhi trí kỳ nghĩa yên nhĩ. Cố tác đại sự, tất thuận thiên thời, vi triêu tịch tất phỏng ư nhật nguyệt, vi cao tất nhân khâu lăng, vi hạ tất nhân xuyên trạch, thị cố thiên thời nhĩ trạch, quân tử đạt vỉ vỉ yên.

Lễ Ký – Lễ Khí. Couvreur, Tome I, page 562.

[18] . Cố nhân giả thiên địa chi tâm dã. (Lễ Ký – Lễ Vận, 7)

[19] : , . , , . , . ( )

Hạng Thị An Thế viết: Thiên địa chi tâm, nhân nhi dĩ hĩ. Thiên địa chi chí nhân ngụ chi ư nhân, tài hữu nhân hình, tức hữu nhân tâm. Cố viết nhân giả nhân dã, nhân nhân tâm dã. (Khâm định Lễ Ký)

[20] .

Duy Hoàng Thượng Đế giáng trung vu hạ dân. (Kinh Thư – Thang Cáo, 2)

[21] , , , .

Thiên sinh chưng dân, hữu vật hữu tắc, dân chi bỉnh di, hảo thị ý đức.

Kinh Thi – Đại Nhã Đãng – Chưng Dân VI.

[22] , . . , . . , , , , , .

Trung tức chí lý, hà thường bất kiêm chí nghĩa. Đại học văn ngôn giai ngôn tri chí. Sở vị chí giả, tức thử lý dã. Ngữ độc Dịch giả viết năng tri Thái Cực tức thị tri chí. Ngữ độc Hồng Phạm giả viết năng tri Hoàng Cực tức thị tri chí, phù khởi bất khả, cái đồng thử lý viết Cực, viết Trung, viết Chí, kỳ thật nhất dã.

[23] . Duy hoàng tác cực. (Hồng Phạm)

[24] . Hội hữu kỳ cực quy kỳ hữu cực. (Hồng Phạm)

[25] . Chính giả chính dã. (Luận Ngữ – Nhan Uyên, 16)

[26] . Nhân tình dĩ vi điền. (Lễ Ký – Lễ Vận)

[27] , , , , , , , . ? , , , , , , . 學而 .

Cố thánh nhân nại dĩ thiên hạ vi nhất gia, dĩ Trung Quốc vi nhất nhân giả, phi ý chi dã, tất tri kỳ tình, tích ư kỳ nghĩa, minh ư kỳ lợi, đạt ư kỳ hoạn, nhiên hậu năng vi chi. Hà vị nhân tình? hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ác, dục. Thất giả phất học nhi năng.

[28] ? , , , , , , , , , . . ( , , , )

Hà vị nhân nghĩa? Phụ từ, tử hiếu, huynh lương, đệ đễ, phu nghĩa, phụ thính, trưởng huệ, ấu thuận, quân nhân, thần trung. Thập giả vị chi nhân nghĩa. (Lễ Ký, Lễ Vận, tiết thập bát, thập cửu)

[29] , , . , . , , , 去爭 , .

Giảng tín, tu mục, vị chi nhân lợi. Tranh đoạt tương sát, vị chi nhân hoạn. Cố thánh nhân chi sở dĩ trị nhân thất tình, tu thập nghĩa giảng tín tu mục, thượng từ nhượng, khứ tranh đoạt, xá lễ hà dĩ trị chi. (Lễ Ký – Lễ Vạn, tiết 18-19; Couvreur, Li Ki, page 516).

[30] , , . , , , . 臣法, , , , .

Tứ thể ký chính, phu cách sung doanh, nhân chi phì dã. Phụ tử đốc, huynh đệ mục, phu phụ hòa, gia chi phì dã. Đại thần pháp, tiểu thần liêm, quan chức tương tự, quân thần tương chính, quốc chi phì dã.

[31] , . , , , , , .

Thiên tử dĩ đức vi xa, dĩ nhạc vi ngự. Chư hầu dĩ lễ tương dữ, đại phu dĩ pháp tương tự, sĩ dĩ tín tương khảo, bách tính dĩ mục tương thủ, thiên hạ chi phì dã, thị vị đại thuận.

(Lễ Ký – Lễ Vận; Couvreur, Li Ki, I, page 533-534)

[32] Thành Thang đánh vua Kiệt tại Minh Điền.

[33] Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn ở Bình Dương (Bình Dương là kinh đô thời vua Nghiêu).

Cf. Wieger, Textes historiques, I, page 31.

Thuấn truyền ngôi cho Đại Võ ở Bồ Bản. Bồ Bản là kinh đô thời vua Thuấn.

Cf. Wieger, Textes historiques, I, page 35.

Thiên: Dẫn đầu 1  2  3  4  5  6  7  8  9


 Mục lục | Lời nói đầu | chương 1  2  3  4 | Tổng luận | Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo