KHỔNG HỌC TINH HOA

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

 Mục lục | Lời nói đầu | chương 1  2  3  4 | Tổng luận | Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


Chương 4

Nền thiên trị Trung Hoa thời cổ

Thiên: Dẫn đầu 1  2  3  4  5  6  7  8  9

Thiên dẫn đầu: Đại cương Hồng Phạm Cửu Trù

Thiên 1: Đấng quân vương phải am tường vật lý

Thiên 2: Đấng quân vương phải biết phương pháp tu thân

Thiên 3: Đấng quân vương phải biết phương pháp trị dân

Thiên 4: Đấng quân vương phải am tường ý nghĩa của tháng năm, hiểu thiên văn, lịch số

Thiên 5: Đấng quân vương sẽ ở ngôi Hoàng Cực, thay Trời trị dân

Thiên 6: Thuật cai trị: chính trực nhưng phải biết cương nhu, quyền biến

Thiên 7: Đấng quân vương phải biết suy nghĩ bàn bạc, hỏi han khi gặp những trường hợp nan giải

Thiên 8: Đấng quân vương phải nhân các điềm trời mà soát xét lại đường lối cai trị

Thiên 9: Đấng quân vương phải nhìn vào tình cảnh dân, để nhận định giá trị của nền cai trị

Tổng luận


THIÊN 5

ĐẤNG QUÂN VƯƠNG SẼ Ở NGÔI HOÀNG CỰC THAY TRỜI TRỊ DÂN

, .

Vương trung tâm vô vi dã, dĩ thủ chí chính.

(Lễ Ký – Lễ Vận, tiết 2)

 oOo

Có thông minh tài trí đức hạnh tuyệt vời con người mới đáng lên ngôi Hoàng Cực.

Hoàng Cực tượng trưng cho cực điểm tinh hoa nhân loại. Hoàng Cực là nơi Trời người gặp gỡ. Hoàng Cực là ngôi Thiên tử.

Cho nên Thiên tử sẽ thay Trời trị dân, lấy đời sống mình làm gương mẫu cho dân soi, dùng lời lẽ giáo huấn dân, để họ sống một cuộc đời an bình, đức hạnh. [1] Phúc lành của Trời sẽ qua trung gian vì Thiên tử tuôn xuống cho dân.

Ở ngôi Hoàng Cực [2] nhà vua sẽ khuyến khích những người trung lương tiến bước trên đường nhân nẻo đức, trọng dụng kẻ hiền tài, bao dung che chở người hèn yếu, cải thiện đời sống vật chất của nhân dân.

Như vậy vua và dân sẽ cùng nhau tiến bước trên con đường trời mênh mông, vút một lèo tới cao minh chính đại.

Đó Tóm lại,

Ý nghĩa sâu xa của Vương Đạo. Sách Tham Đồng Khế cho rằng Vương Đạo, Thiên Đạo, Thánh Đạo cũng là một. [3]

Huỳnh Đình Kinh cũng dùng nguyên văn Hôàng Phạm để mô tả «Chí Đạo», «Đạo cao siêu nhất» của con người như sau:

«Chí Đạo xưa nay không có hai lề lối, nó hết sức giản dị, như một con đường thẳng tắp, phẳng phiu, trơn tru, không xiên, không vẹo.» [4]

Hồng Phạm viết:

NĂM là Hoàng Cực:

Đấng quân vương tiến tới cùng cực nhân đức, sẽ là nguồn mạch ngũ phúc, để ban phát cho dân, còn dân cũng nương vào đức độ siêu việt của người và sẽ giúp người giữ gìn đức độ siêu việt ấy.

Thứ dân sẽ không bè đảng gian tà, quan chức không có mưu tính riêng tư, đó là nhờ đức độ cao vọi của nhà vua. Phàm thứ dân có mưu lược, tháo vát, đức hạnh, thời vua phải để ý tới. Những người nhân đức tuy chưa tới tuyệt đỉnh tuyệt đích, nhưng biết tránh xa tội lệ lỗi lầm, thời nhà vua phải biết tiếp đãi họ. Nếu thấy sắc diện họ bình thản, vui tươi và nói được rằng: «Lòng tôi yêu nhân đức.» thời nhà vua hãy ban thưởng cho họ. Như vậy họ sẽ tiến bước lên tới đỉnh nhân đức như nhà vua. Nhà vua đừng áp bức kẻ côi cút cô đơn, đừng sợ hãi người cao sang quyền quý. Ai có khả năng tài cán, hãy giúp cho họ tiến thêm. Như vậy nước vua sẽ thịnh. Những người lương thiện đã giàu, sẽ thêm tốt thêm hay. Nếu nhà vua không liệu cho dân được yên vui sung túc trong nhà họ, họ sẽ sa vào vòng tội lệ; mà khi họ đã xa rời đường nhân nẻo đức, dẫu nhà vua ban thưởng cho họ. thì cũng chỉ như là giúp họ thêm tội ác.

Đường Trời nọ bao la thảng đãng

Không quanh co, không vặn, không xiên.

Đường Trời phẳng lặng êm đềm

Không hề tráo trở đảo điên vạy vò.

Đường Trời nọ thẳng vo, thẳng tắp.

Vút một lèo tới cực cao minh.

Những lời lẽ trong Hoàng Cực ấy chính là chân lý, là lời giáo huấn chân thường. Đó chính là lời giáo huấn của Thượng Đế.

Nếu chúng dân được dạy dỗ về lẽ Hoàng Cực và biết đem thi hành, sẽ tiến gần tới vinh quang Thiên tử. Thiên tử là cha mẹ dân và sẽ trị vì thiên hạ.

Hoàng Cực thực là một quan niệm siêu hình tuyệt diệu đã được đem áp dụng làm căn cốt cho một nền chính trị lý tưởng.

Như ở trên trời cao thẳm, Thượng Đế ngự tòa Bắc Thần, cho chúng thần hướng về. [5]

Vì Thiên tử ở trần gian cũng thể hiện được tuyệt đỉnh tinh hoa nhân loại, sẽ như sao Bắc Thần đứng tại vị, cho quần chúng hướng triều về. [6]

Hoàng Cực là nguyên lý hằng cửu, bài học hằng cửu. Thượng Đế đã dùng đấng quân vương làm trung gian để dạy nguyên lý ấy, và truyền lời giáo huấn ấy cho nhân loại. [7]

Lời giáo huấn ấy chúng ta có thể trình bày lại dưới một hình thức như sau:

«Khái niệm cơ bản của nền thiên trị là mỗi người đều mang trong mình «thiên lý», «thiên chân» bất diệt và có sứ mạng, định mạng phát huy cho tới cùng cực, thực hiện cho tới thành toàn «thiên lý», «thiên chân» ấy.

Khái niệm cơ bản này sẽ dẫn đến hai quan niệm phụ thuộc.

Một là: chính trị phải tổ chức thế nào để bảo đảm được tự do, công bình, no ấm cho nhân dân, để mỗi người đều sống trong một bầu không khí đầy thi vị, hào hứng, thuận tiện, giúp họ phát triển đời sống nội tâm và đạo đức của họ.

Hai là: mọi người khắp bốn phương trời đều được ràng buộc với nhau bằng một liên hệ tinh thần; liên hệ tinh thần này sau trước sẽ thắng lướt được mọi biên cương bờ cõi, hay những ý thức nông cạn hẹp hòi, nặng nề tính chất địa phương và bè phái. [8]

Hoàng Cực nói tóm lại, chỉ vẽ cho nhân loại cực điểm tiến hóa của mình, cực điểm tinh hoa của mình, và Hồng Phạm Cửu Trù chỉ có một mục đích là tổ chức đời sống xã hội thế nào để bảo đảm cho con người mọi giá trị tinh thần và vật chất, cũng như giúp cho con người tiến tới tinh hoa, thực hiện được tinh hoa nhân loại ấy.

Nó nói lên một cách rất hùng hồn rằng không phải chỉ có một vài vị thánh vương, thánh đế là Thiên tử, là con Trời, nhưng mọi người đều có thể trở nên con Trời, nhân loại trong tương lai sẽ trở thành con Trời tất cả.

Quan niệm này, niềm tin tưởng này, sẽ làm cho con người luôn hiên ngang tiến bước, quên mọi gian lao, và luôn luôn xây dựng tương lai với một nguồn sống dạt dào, một niềm tin mạnh mẽ.

Ở ngôi Hoàng Cực, Thiên tử phải là vị thánh nhân và mọi sự thuộc về ngài đều được thánh hóa. Trong từ ngữ Trung Hoa ta còn thấy những tiếng:

Thánh thể

Thánh chỉ

Thánh giá

Dùng để chỉ mình vua, lệnh vua, xe vua, v.v…

Trong bộ Kinh Thư Đại Toàn có viết: «Vua ở chỗ Trung Ương trong thiên hạ, tất phải có nhân đức tuyệt vời, mới lập ra tiêu chuẩn tối cao cho mọi người được.» [9]

Lễ Ký cũng viết: «Nhà vua cần có tâm hồn thanh nhã, không chao động mới có thể giữ gìn được sự công chính tuyệt hảo.» [10]

Như vậy Thiên tử tất nhiên phải siêu phàm, thoát tục, phải là người Trời…

Có như vậy mới xứng đáng thay Trời trị dân.

oOo


CHÚ THÍCH

[1] , , , . , 使 , , . , , , , . , , , , . , . , , , .

Thánh nhân tại thượng ký kiến cực nhi dĩ thân giáo vu thiên hạ, phục phu ngôn giáo vu thiên hạ, cái thân giáo giả, thị dĩ cung hành tiễn lý chi thật. Ngôn giáo giả, sử kỳ ca tụng, ngâm vịnh nhi đắc, nhị giả bất khả thiên phế dã. Thiên hạ duy lý vi chí thường, duy lý vi chí đại. Hoàng Cực phu ngôn thuần hồ nhất lý, cố vị chi thường lý, cố vi chi đại huấn. Thị lý dã, bản chi ư thiên, duy Hoàng Thượng Đế, giáng trung chi lý dã, ngôn nhi bất dị ư giáng trung chi lý. Thị khởi khả dĩ quân chi huấn thị chi tai, nãi thiên chi huấn dã. Thiên giả kỳ bất ngôn chi thánh nhân, thánh nhân giả kỳ năng ngôn chi thiên, nhất nhi nhị, nhị nhi nhất giả dã.

[2] Medhurst translates (Hoàng Cực) by «The princely perfection» and Gaubil by «le terme du Souverain, ou le milieu du Souverain». Gan Kwo had defined the term by (Đại Trung) and his explanation seems to have been unquestioned till the time of the Sung Dynasty. Tan Choo He insisted that (Hoàng) must be taken here in the sense of « » (Quân) «prince, sovereign», referring to the way in which it is interchanged with (Vương). Choo’s criticism is correct. He is correct also in rejecting the definition of (Cực) by (Trung). (Cực) «the utmost point, the extreme of excellence», realized in the person of the sovereign, and serving as an example, and attractive influence to all below, both minister and people. It is supposed to be in the center, the exact middle, but it should not be called the Center or mean.

James Legge, The Shoo King, page 328 notes.

Wieger chú: Hoàng Cực = Pôle impérial.

L’empereur est le pivot autour duquel tout tourne sur la terre (Cực do Bắc Cực chi cực) comme au ciel tout gravite autour du pôle (Tử vi đế tọa) siège du sublime souverain.

Wieger, Textes philosophiques, page 29.

[3] Dĩ thượng tá Dịch lý: hoặc ngôn thiên đạo hoặc ngôn vương đạo, hoặc ngôn thánh đạo.

: , . Tham Đồng Trực Chỉ, trang 24.

[4] Chí đạo giả cắng cổ chí kim, vô nhị thuật dã. Bất phiền giả, chí giản chí dị, nhất điều đại đạo dã, thản thản, dị, dị, bất thiên bất đảng, hà nan chi hữu. , , , , , , , , , . (Huỳnh Đình Kinh chú, trang 10).

[5] , , ( )

Thiên trung cung Thiên Cực nhất tinh, kỳ nhất minh giả, Thái Nhất thường cư. (Sử Ký – Thiên Quan Thư)

On nommait encore cette étoile polaire T’ien Tchoung Koung, le palais central du ciel et T’ien Ki Sing l’Etoile Extrême du ciel, et on disait toujours que le Grand Premier, le «Summum unum» y résidait toujours. (Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 524).

[6] , , , , .

Kiến cực giả, như Bắc Thần chi cư sở, nhi hội kỳ cực, quy kỳ cực giả, tắc như chúng tinh chi củng bắc thần dã.

«The perfect, set up, is like the north pole star occupying its place. Meeting with the perfection and turning to it, is like all the stars moving towards – doing homage to – the pole star.» Lin Che K’e. James Legge, The Shoo King, page 332, notes.

[7] . ( = ). Hoàng cực thị di. (Di = thường).

«It is constant, invariable.» (Thị huấn) «it is the lesson» for all (vu Đế kỳ huấn) «from God is its lesson». James Legge, The Shoo King, page 332.

[8] The basic concept is that each human being embodies a divine principle which is indestructible and whose destiny it is to grow ultimately into the fullness of spiritual realization. Two logical corollaries flow there from. First, it is essential that conditions of political freedom, social justice and economic emancipation are created so that every individual can live in an atmosphere conducive to his inner growth and development. Secondly, our concept of the spiritual human being implies that all men living on this planet are bound to each other by a spiritual bond which must ultimately transcend every lesser barrier.

Maharajah Karan Singh, Successors to the heroes, The Asia magazine. January 16-1966, page 14.

[9] , , .

Nhân quân cư thiên hạ chi chí trung, tắc tất hữu thiên hạ chi tuyệt đức, nhi hậu khả dĩ lập chí cực chi tiêu chuẩn. Kinh Thư Đại Toàn, quyển III, trang 27.

[10] . Vương trung tâm vô vi dã dĩ thủ chí chính. (Lễ Ký – Lễ vận, 2)

 

Thiên: Dẫn đầu 1  2  3  4  5  6  7  8  9


Mục lục | Lời nói đầu | chương 1  2  3  4 | Tổng luận | Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo