KHỔNG HỌC TINH HOA

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

 Mục lục | Lời nói đầu | chương 1  2  3  4 | Tổng luận | Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


Chương 4

Nền thiên trị Trung Hoa thời cổ

Thiên: Dẫn đầu 1  2  3  4  5  6  7  8  9

Thiên dẫn đầu: Đại cương Hồng Phạm Cửu Trù

Thiên 1: Đấng quân vương phải am tường vật lý

Thiên 2: Đấng quân vương phải biết phương pháp tu thân

Thiên 3: Đấng quân vương phải biết phương pháp trị dân

Thiên 4: Đấng quân vương phải am tường ý nghĩa của tháng năm, hiểu thiên văn, lịch số

Thiên 5: Đấng quân vương sẽ ở ngôi Hoàng Cực, thay Trời trị dân

Thiên 6: Thuật cai trị: chính trực nhưng phải biết cương nhu, quyền biến

Thiên 7: Đấng quân vương phải biết suy nghĩ bàn bạc, hỏi han khi gặp những trường hợp nan giải

Thiên 8: Đấng quân vương phải nhân các điềm trời mà soát xét lại đường lối cai trị

Thiên 9: Đấng quân vương phải nhìn vào tình cảnh dân, để nhận định giá trị của nền cai trị

Tổng luận


THIÊN 4

ĐẤNG QUÂN VƯƠNG PHẢI AM TƯỜNG Ý NGHĨA
CỦA THÁNG NĂM, HIỂU THIÊN VĂN, LỊCH SỐ

 

Đấng quân vương phải hiểu rõ liên lạc giữa sự chuyển vân của tinh cầu trên trời, với công việc làm ăn của dân gian và sự biến chuyển của khí hậu, thời tiết. Như vậy mới hướng dẫn được quốc dân trong việc nông tang, và mới mong được phong đăng, hòa cốc.

Hồng Phạm viết:

BỐN là năm kỷ.

Một là năm.

Hai là tháng,

Ba là ngày,

Bốn là các sao, các độ,

Năm là phép làm ra lịch.

Khoa thiên văn, lịch số không biết khởi thủy tự bao giờ, chỉ biết Hoàng Đế (2402) đã cho lập Linh Đài quan sát tinh tượng và lập can chi để tính năm. [1]

Chuyên Húc (2302-2246) lấy tháng Dần làm tháng Giêng. [2]

Vua Nghiêu rất am hiểu thiên văn, đã biết căn cứ vào các vị trí của mặt trờiở các cung sao mà đoán định nhị phân (Xuân phân, Thu phân) và nhị chí (Dông chí, Hạ chí), [3] định năm là 366 ngày, sai hai họ Hi, Hòa chuyên khảo về thiên tượng. [4]

Vua Thuấn đã cho làm lại tuyền ki một bầu trời giả tạo với các vòng hoàng đạo, xích đạo và các vì tinh tú nạm vào bằng châu ngọc. [5]

Trung Dung (chương 30) khen phép trị dân của Nghiêu, Thuấn, Văn, Võ như sau:

«Đức Khổng tiếp nối đạo Thuấn Nghiêu,

Làm sáng tỏ lối đường Văn Võ.

Trên thuận thiên trời, dưới theo thủy thổ,

Như đất trời bát ngát bao la.

Che chở muôn loài khắp gần xa,

Như tứ thời luân lưu chuyển động.

Như nhật nguyệt hai vầng chiếu rạng.»

Lời Trung Dung cho thấy bí quyết trị dân của các vị thánh vương xưa là luôn luôn uyển chuyển, xử sự hợp tình, hợp lý, hợp cảnh, hợp thời, [6] rất chú trọng đến triền năm, ngày, tháng, tinh tượng và lịch số.

Cổ nhân xưa luôn luôn nuôi hoài bão sống hợp ý Trời nên lập lịch số cốt sao cho nhân sự hợp thiên thời. [7] Muốn lập lịch số trước hết phải biết sự chuyển vận của guồng máy Âm Dương và các tinh cầu, sau sẽ quan sát tinh tượng để suy diễn ra các định luật. [8]

Như vậy đời xưa quan sát tinh tượng rồi mới lập luật pháp rồi cố cắt nghĩa bằng tinh tượng. Người xưa lập pháp độ là để thuận theo Trời, người sau ép Trời theo pháp độ của họ. [9]

Cho nên muốn hiểu bí quyết trị dân của người xưa, chúng ta hãy theo dõi tấn tuồng âm dương đắp đổi qua bốn bộ mặt: [10] hỉ, lạc, nộ, ai của trời đất và của lòng người và qua bốn mùa đời: xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng. [11]

Chúng ta hãy bắt đầu từ ngày Đông Chí. [12]

Nhìn phiến diện bên ngoài thì Đông Chí là ngày thê lương ảm đạm; ngày mà bức màn tóc tang chết chóc của mùa Đông giăng mắc khắp nơi. Nhưng tra cứu đến căn nguyên, thì ngày Đông Chí là ngày «âm dương hợp tinh», «nhật nguyệt hợp bích», [13] cho nên ngày Đông Chí lại là ngày «nhất dương lai phục», là ngày của nguồn sống bắt đầu âm thầm tung tỏa từ lòng sâu vật chất và vạn vật. [14]

Thời gian ấyứng vào giờ, gọi là Tí hàm ngụ ý nghĩa xuất sinh, [15] ứng vào quẻ, gọi là «Phục» để đánh dấu sự trở lại của sinh khí, cũng như của vừng dương. [16]

Nhưng thực ra Đông Chí chỉ là khởi điểm của đường Trời; tháng giêng mới chính là khởi điểm cho các động tác của nhân loại. [17]

Sinh khí của đất trời vươn mình lên từ thời Đông Chí, ngấm ngầm hoạt động, tới ngày xuân mới thấy phát hiện công trình. Ngày xuân mới công khai mang lại cho con người sự đầm ấm, thức tỉnh muôn loài, làm cho lòng đất thêm ấm áp, để cho muôn mầm sống có thể sinh sôi nảy nở. Xuân là rung động, là sinh nở, là sống động, [18] người xưa đã khoác cho xuân một bộ mặt hớn hở, vui tươi. [19]

Ngày Xuân Phân, dương quang hoàn toàn thắng âm khí. [20]

Xuân Phân tức là thời giải thoát nên tháng hai còn gọi là tháng Mão, vì Mão có nghĩa là «cửa Trời», một «cửa Trời» đã rộng mở để muôn loài lũ lượt kéo nhau ra, vui hưởng kiếp phù sinh. [21]

Xuân ra rồi Hạ lại, sức sống vạn vật ngày nay không còn êm đềm mơn mởn như những ngọn cỏ xanh mà rạt rào bừng cháy lên, như những ngọn lửa đỏ.

Để đánh dấu những ngày vui tươi, vạn vật cài muôn hoa thắm lên trên áo lá xanh um.

Sức nóng của mùa hè làm tiêu tan những tuyết băng từ trên những đầu non thẳm làm cho các nguồn suối thêm rạt rào các mạch nước ngầm dưới lòng đất thêm phong phú. [22]

Mới hay:

Thanh minh, hàn thực qua rồi,

Thanh tuyền, du hỏa đồng thời canh tân. [23]

Tới ngày Hạ Chí, dương cực thịnh. Nhưng âm khí đã bắt đầu vẩn lên trong lòng ánh sáng, và nọc độc của sự suy vong tàn tạ đã bắt đầu tiêm nhiễm vào trong tinh tủy của muôn loài. [24]

Âm sinh tức là mầm mộng chống đối với dương quang bắt đầu hoạt động. Vì thế tháng «Trọng Hạ» còn gọi là tháng Ngọ vì Ngọ có nghĩa là «ngỗ nghịch» [25] chống đối, để đưa trần hoàn vào con đường phong trần luân lạc mới. [26]

Chiều trời dần ngả về thu. Một vẻ u buồn phảng phất bàng bạc trên khắp trời mây hoa lá. Người xưa viết chữ «sầu» bằng hai chữ «thu» và «tâm», tức là buồn như tấc lòng gặp tiết thu sang. [27]

Mùa thu là thời kết quả, gặt hái. Tạo vật như đã hoàn tất công trình, nên để cho cây cối ra chiều ngất ngây bả lả. Vừng dương bớt nóng, và mấy trận thu phong nổi dậy thê lương, làm đó đây xào xạc lá vàng rơi lả tả. Ngoài đồng, mùa gặt đã xong, chỉ còn trơ những cọng rạ tiêu điều. Mùa thu gợi nên sự thịnh nộ của đất trời, và ở gian trần lưỡi liềm sắc bén đã vung lên để giết lát, để cắt chặt hết cả những bông lúa vàng tươi mơn mởn. [28]

Trung thu là tiết Thu Phân; chị Hằng ngự trị trên nền trời với tất cả những gì thơ mộng. Trong tháng 8 này, vạn vật như sửa soạn trở vào trong lòng đất nghỉ ngơi. Nên tháng 8 là tháng Dậu, mà Dậu tức là cánh cửa trần gian sẽ sắp khép lại. [29]

Cho nên mùa thu là mùa thê lương, là mùa của sương rơi lá rụng. Mùa thu là mùa gặt hái các thành quả vật chất đem về thu cất vào kho lẫm để dành, trước khi mùa đông lạnh lẽo trở về…

Mùa đông lạnh lẽo sửa soạn trở về với gió sương…

Từ Thu Phân, mặt trời như đi chậm lại dần. Sức nóng của dương quang càng ngày càng yếu ớt. Vạn vật dĩ nhiên là bị ảnh hưởng trực tiếp: Cây cối bị rụng dần hết lá; các cây nhỏ yếu dần dần còi cọc, vì tuyết sương băng giá. Các sinh vật thi nhau đi lẩn tránh giá rét: người về nhà, vật về hang, chim chóc đua nhau vỗ cánh xuôi Nam, tới những chân trời còn ấm áp hơn. Cho nên mùa Đông là mùa ẩn áo bế tàng. Đường xá nhiều nơi trở nên hoang vắng u buồn, chỉ thấy có gió gào tuyết phủ. [30]

Mùa Đông là mùa tang tóc của muôn phương. [31]

Tóm lại: «Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng.»

Xuân như con rồng xanh (Thanh long ) vẫy vùng biến hóa; Hạ như chim phượng đỏ (Chu Tước ) tung bay; Thu như con hổ trắng (Bạch Hổ ) rảo tìm mồi; Đông như rùa đen (Huyền Vũ ) lạnh lùng chậm chạp.

Cơ trời biến ảo, nhưng chung qui là như thế. Con người phải biết thuận cơ trời, thi hành các công tác, thuận theo tiết trời.

Mùa xuân vạn vật từ lòng đất muốn nhô lên, thì con người sẽ lấy lưỡi cày, như gươm thiên mà phá vỡ đất giúp cho muôn loài vươn lên.

Mùa hè, khi lúa má đã nhờ ánh dương quang mọc lên, thời con người sẽ phải săn sóc đồng ruộng, nhổ cỏ, tưới, bón để giúp trời đất làm cho cây cối thêm phần tươi tốt.

Mùa thu, khi vạn vật tang thương, lá rơi quả rụng, thì con người phải lo gặt hái, đem mùa màng về.

Mùa đông, khi đất trời đã hoàn thành công việc muốn nghỉ ngơi, thì con người cũng bắt chước mà về ngơi nghỉ. [32] Đất trời như đóng cửa lại, thì vua chúa cũng ra lệnh đóng các kho lẫm, đóng quan ải, thành thị, làng mạc, sửa sang lại bờ cõi, đề phòng giặc ngoại xâm. [33]

Thế gọi là «pháp tượng», bắt chước vẻ trời, chiều trời. [34]

Muốn «pháp tượng», muốn bắt chước trời, còn phải hiểu rõ cơ trời, hiểu rõ sự vận chuyển của đất trời, biết sự thăng trầm của các vì tinh tú. Vì thế mà khoa Thiên Văn xuất sinh:

Mỗi vì sao đều được đặt tên tuổi, được phân cư thành chòm xóm, các sự thay đổi hình dạng của các vì sao, các giờ giấc mọc lặn, các vị trí thẳng ngay hay thiên lệch của chúng đều được ghi chú.

Và bầu trời được chia thành kinh, vĩ, các vòng hoàng đạo, xích đạo được ấn định; đường lối trời mây dần dà trở nên quen thuộc đối với người và các sao bắt đầu đối thoại, bắt đầu tâm sự được với người nơi trần thế. [35]

Cổ nhân chia các sao quanh vòng hoàng đạo làm 28 chòm sao, gọi là 28 cung sao, để làm quán xá trời mây [36] cho hai vầng nhật nguyệt và năm vì sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Thế rồi ngày ngày lại theo rõi bộ mặt biến thiên của vầng trăng, và tùy như trăng tròn, khuyết, tối, sáng, sẽ định các ngày trong tháng; mặt trăng trở thành tấm lịch lớn treo trên trời cho người Đông Á trông trăng biết ngày. [37]

Theo rõi gót lãng du của mặt trăng, mặt trời, năm vì sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ sẽ định được tháng được mùa.

Ví dụ mùa đông mặt trời mặt trăng sẽ lần lượt ở những cung trong quần tinh Huyền Vũ: gồm các cung sao Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. Mùa hạ sẽ ở trong quần tinh Chu Tước: gồm các cung sao Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương Dực, Chẩn, v.v…

Còn năm tháng đầu lịch số, sẽ là năm kỷ niệm khi hai vầng nhật nguyệt và năm vị chính tinh đoàn tụ tại một cung khoảng chòm sao Ngưu Đẩu, đó là năm Giáp Tí nguyên niên. [38]

Thế là cuộc đời luân lạc của hai vầng nhật nguyệt, trên đường mây muôn vạn dặm được liên kết với 28 quán xá trời.

Người xưa thay vì nói ngày ấy tháng ấy có nhật thực hay nguyệt thực, sẽ nói rõ thêm nhật thực hay nguyệt thực xảy ra ở chòm sao nào.

Ví dụ sử chép:

Năm thứ năm, đời vua Trọng Khang (1948 trước CN) mùa thu, tháng 9, mồng một, có nhật thực ở chòm sao Phòng. [39]

Ngày xưa lại còn muốn lồng thời gian vào nhạc điệu cho mỗi mùa ứng với một cung đàn, [40] mỗi tháng trở thành một dấu nhạc. [41]

Khúc nhạc thời gian như bắt đầu bằng những hồi trống rung vang, như sấm động dưới lòng đất sâu, rồi dần dà trở nên vui tươi sống động trong tiếng sáo, tiếng quản; đằm thắm mạnh mẽ trong tiếng ngữ dồn dập, tiếng đàn sắt tưng bừng rộn rã; uy nghi hùng tráng trong tiếng huân nhặt khoan, tiếng chuông vang lừng uy dũng, để kết thúc bằng những tiếng khánh tiêu sơ, như muốn hòa hài cùng tiết đông băng giá. [42]

Hiểu được nhạc Trời mới mong hướng dẫn được nhân quần một cách êm đềm, khéo léo.

Các công tác của vị thánh vương sẽ tương ứng với sự biến thiên của nhị khí âm dương trong hoàn võ, sẽ đúng nhịp điệu với sự xuất hiện của các vì sao trên trời, và sẽ đáp ứng được nhu cầu tinh thần và vật chất của nhân thế.

Các ngài đã ghi tuần tự diễn tiến của những động tác chính yếu của mình cũng như của dân vào «nhị thập bát tú» và các phụ tinh, để hễ trông thấy sao là nhớ đến công việc phải làm. [43]

Cho nên ngày nay chúng ta chỉ việc giở quyển thiên văn cổ Trung Hoa, xem xét lại ý nghĩa từng vì sao, xem xét lại thời gian nó xuất hiện là biết ngay lúc ấy dưới trần gian phải làm công việc gì.

Trong bộ Tinh Thần Khảo Nguyên (Uranographie chinoise), nhà học giả Hòa Lan Gustave Schlegel đã làm công việc vĩ đại ấy. Ông giải thích ý nghĩa của nhị thập bát tú cùng các phụ tinh để chứng minh sự xuất hiện của nó ăn khớp với các tác động của các vị thánh vương xưa nay trần thế. Có đi sâu vào vấn đề này, ta mới hiểu được ý nghĩa chương trình hoạt động của các vị đế vương trong 12 tháng như đã ghi trong Nguyệt Lệnh, Lễ Ký.

Cái đẹp cái hay trong công việc lồng thiên văn lịch số vào công cuộc trị dân, chính là ở chỗ muốn cho các công việc con người được hòa nhịp với tiết tấu của trăng sao, với vũ khúc của hoàn võ, để cho con người cũng như các vì sao trên trời vận chuyển tác động theo nhịp điệu chung trời đất, cho thời gian vũ trụ ăn khớp với thời gian hoạt động của con người.

Kinh Thư thiên Nghiêu Điển đã cho ta thấy sự chuyển động của các vì tinh tú có liên quan mật thiết đến tác động và biến động nơi người và vật ở trần gian vì vậy nhà vua phải lo sao cho vạn vật gian trần bước theo đúng nhịp điệu hoàn vũ bằng cách minh định lịch số. Để chứng minh ta có thể sắp xếp những nhận xét của vua Nghiêu thành những vần thơ như sau:

Xuân Phân Tinh Điểu đỉnh đầu

Dân con nay đã rủ nhau ra ngoài

Chim muông đẻ trứng tìm đôi

Ngày xuân ta chớ buông lơi việc làm. [44]

oOo

Tới ngày Hạ Chí chói chang

Đêm về sao Hỏa hiên ngang đỉnh đầu

Chúng dân tản mạn dãi dầu

Chim muông thôi cũng thay mầu đổi lông. [45]

oOo

Thu Phân, trú dạ tương đồng

Sao Hư chập tối vời trông đỉnh đầu

Dân con mát mẻ bên nhau

Chim muông lông lá ra màu tốt tươi. [46]

oOo

Đông Chí ngày vắn đêm dài

Đêm về sao Mão chơi vơi đỉnh đầu

Dân con ít muốn đi đâu

Chim muông lông lá trước sau thêm dài. [47]

Đọc thiên Nguyệt Lệnh trong Lễ Ký, thiên mân Phong trong Kinh Thi, đọc các sách thiên văn Trung Quốc, ta lại càng thấy rõ người xưa, từ Thiên tử đến dân gian đều có hoạt động theo đúng tiết tấu của đất trời. [48]

oOo


CHÚ THÍCH

[1] Nãi thiết Linh Đài, lập chiêm thiên chi quan, dĩ tự ngũ sự, chưởng thiên văn lịch số, phong vân, khí sắc ư thị hồ hữu tinh quan chi thư... Tác giáp tý, tác cái thiên, cập điều lịch. , , , , , , , 調 (Wieger, Textes historiques, Tome I, page 24)

[2] Cải tác lịch tượng, dĩ kiến Dần chi nguyệt vi lịch nguyên… , (Wieger, Textes historiques, Tome I, page 28)

[3] Kinh Thư – Nghiêu Điển, 3.

[4] Kinh Thư – Nghiêu Điển, từ tiết 4 đến tiết 8.

[5] Kinh Thư – Thuấn Điển, 5.

... «Peu de temps après (l’an 2285 avant notre ère), dans la crainte que les mathématiciens ne vinssent à se négliger dans leur emploi, Chun les fit venir et leur dit de construire une machine qui représentait la rondeur du ciel divisé par ses degrés, ayant la terre au centre, et le soleil, la lune, les planètes et les étoiles aux places qui leur conviennent en leur donnant un mouvement tel qu’on voit dans le ciel. Chun fit prendre dans le trésor des pierres précieuses de différentes couleurs pour marquer les pôles, le soleil, la lune et les planètes et on se servit de perles pour désigner les étoiles... (Histoire gén. de la Chine traduite par le P. Maila, Vol I, page 78 và Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 504).

[6] Nhật đoản chí tắc phạt mộc, thủ trúc tiễn. . Chú thích: Thử thuận thời dĩ thủ tài dã. Âm thịnh tắc tài thành, cố phạt thủ chi. Mộc đại cố ngôn phạt, trúc tiểu cố ngôn thủ. . , . , (Lễ Ký – Nguyệt Lệnh, Trọng Đông) Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 272.

[7] Sở hệ thiên thời nhân sự thành bất tiểu (Thiên nguyên lịch số định pháp chi nhất, khảo cổ sách số) ( , ) (Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 35)

[8] , , , , , . , , , , , , , , . , , ; , . , , , .( ) ( 廿 )

Kiến lịch chi bản, tất tiên lập nguyên. Nguyên chính nhiên hậu kiến nhật pháp; pháp định nhiên hậu độ chu thiên, dĩ định phân chí. Án Hán nhân lịch pháp chi sơ, chính toạ thử bệnh. Cái lịch dĩ hợp thiên, tất tiên trắc thiên tượng chi phân chí. Phân chí định, nhiên hậu khả dĩ độ chu thiên; chu thiên định, nhiên hậu khả kiến nhật pháp; nhật pháp định, nhiên hậu khả tố lịch nguyên. Tư vi hợp thiên chi đạo. Hán nhân tiên lập nguyên, nhi hậu cầu chu thiên phân, chí; thị dĩ thiên tòng nhân dã. Ô đắc bất mậu. Kim nhân trắc ảnh ký tinh, phân chí dĩ đắc, nhi bất suy lịch nguyên, tắc hựu vong kỳ bản hĩ. (Đông Hán, Ngu Cung trị lịch nghị … tại: Thiên nguyên lịch lý, khảo cổ chi tam.) (Tinh thần khảo nguyên trương 24.)

Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 24.

[9] , , . , , . , , , . , , 使 , . ( - 廿 )

Cổ nhân quan tượng dĩ lập pháp, hậu nhân vi pháp dĩ cầu tượng, thất kỳ bản hĩ. Cổ nhân vi pháp dĩ thuận thiên, hậu nhân kiểu thiên dĩ tòng pháp, thất kỳ pháp chi yếu dã. Hoàng Đạo doanh súc, nguyệt ly trì tật, sở dĩ cầu giao hội, nhi dụng chi vi nhật triền. Cổ nhân tiên khí nhi hậu nhật, kim nhân tiên nhật nhi hậu khí, thất kỳ pháp chi dụng hĩ… Sử thiên tượng lịch lý tận hối, kinh sử thánh ngôn thất giải.

(Thiên nguyên lịch lý nguyên lý chi lục nguyên pháp luận – Tinh thần khảo nguyên trương 25)

… Les anciens firent des lois, afin qu’elles s’accordassent avec le ciel; la postérité a tordu le ciel pour le faire accorder avec ces lois; ainsi ils ont perdu la chose principale de la loi…

(Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 25)

[10] Clé quaternaire des temps: chìa khóa bốn mùa cũng đã viết ở bốn tuần trăng: Hối, sóc, huyền, vọng.

[11] , , , . ( )

Xuân giả, thiên địa khai tịch chi sở, dưỡng sinh chi thủ, pháp tượng sở xuất. (Công Dương Truyện, Ẩn nguyên niên). Tinh thần khảo nguyên, Gustave Schlegel, page 82.

( )

Xuân hỉ khí, cố sinh. Thu nộ khí, cố sát. Hạ lạc khí, cố dưỡng. Đông ai khí, cố tàng (Xuân Thu Phồn Lộ). Tinh thần khảo nguyên, Gustave Schlegel, page 83.

[12] , , , , , , , , ( ) .

Thông lịch số gia toán pháp suy khảo kỳ kỷ tòng thượng cổ thiên nguyên dĩ lai, cật thập nhất nguyệt giáp tý dạ bán sóc đông chí. (Hoàn đàm tân luận). Tinh thần khảo nguyên.

( )

Thập nhất nguyệt, âm cực chi chí, dương khí thuỷ sinh. (Trí phú kỳ thư; Đông Chí)

Gustave Schlegel, page 252.

[13] , , ( )

Đông Chí, nhật nguyệt nhược hợp bích, ngũ tinh như liên châu (Thiên Nguyên Lịch Lý khảo cổ chi tứ) – Tinh Thần Khảo Nguyên, trang 28.

[14] , ( )

Thập nhất nguyệt, nhất dương sanh (Trang Tử) – Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 201.

, , . ( )

Thập nhất nguyệt, âm cực chi chí, dương khí thủy sanh (Trí Phú Kỳ Thư Đông Chí) – Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 252.

, , . ( ).

Đông Chí, âm dương hợp tinh, thiên địa giao nhượng. (Thần Nông Thư) – Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 200.

[15] Tí (enfant) – Tí thời = Heure des générations. Tí cung = Palais des générations (Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, I, page 42)

( )

Thập nhất nguyệt, vị Tí (Lễ Ký Nguyệt Lệnh chú) (Gustave Schlegel, p. 42)

( )

Thập nhất nguyệt dạ bán, dương khí sở khởi (Từ Giai)

( )

Thập nhất nguyệt dương khí động vạn vật tư (Thuyết Văn)

– Khang Hi tự điển, nơi chữ . (Gustave Schlegel, p. 43)

, , . , , ( )

Thiên chính giả, thiên đạo sở thủy, trọng đông nguyệt dã. Nhân chính giả, nhân sự sở thủy, Mạnh Xuân nguyệt dã. (Thiên Nguyên Lịch Lý) (Gustave Schlegel, p. 82)

[16] Le solstice d’hiver était seulement le commencement du règne de lumière et la fin du règne des ténèbres: le commencement de l’année astronomique. (Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 83)

Fou (retour) c’est le principe de la lumière renaissant en bas. Le onzième mois a pour effet naturel (Koua) le signe Retour (fou) puisque (pendant ce mois) le principe de lumière, après être parti, est revenu.

, , , , . ( )

Phục, dương phục sanh ư hạ dã, thập hữu nhất nguyệt, kỳ quải vi phục, dĩ kỳ dương ký vãng nhi Phục phản. (Dịch Thượng Kinh Phục quải) (Gustave Schlegel, page 260)

[17] , , . , , ( )

Thiên chính giả, thiên đạo sở thủy, trọng đông nguyệt dã. Nhân chính giả, nhân sự sở thủy, mạnh xuân nguyệt dã (Thiên Nguyên Lịch Lý) (Gustave Schlegel, page 82)

[18] , , ( )

Xuân giả thiên địa khai tịch chi sở, dưỡng sanh chi thủ, pháp tượng sở xuất (Công Dương Truyện Ẩn nguyên niên) (Gustave Schlegel, page 82)

. , ( )

Dương khí động vật ư thời vi xuân. Xuân xuẩn dã, vật xuẩn sinh nãi động vận. (Tiền Hán Lịch Chí) (Gustave Schlegel, page 83)

[19] ( )

Xuân hỉ khí cố chính (Xuân Thu Phồn Lộ) (Gustave Schlegel, page 83)

[20] Ce n’est qu’à l’équinoxe du printemps que le soleil était véritablement vainqueur du principe ténébreux. (Gustave Schlegel, page 130)

[21] Au second mois de l’année chinoise dans lequel tombe l’équinoxe du printemps, toute la création jaillit de la terre, le sein de la terre s’ouvrant à cette époque. Pour rendre cette idée, on traçait l’hiéroglyphe d’une porte ouverte: ou hiéroglyphe écrit maintenant Mao qui signifiait primitivement jaillir; puisqu’au second mois la nature entière jaillit de la terre, raison pourquoi on l’appelait aussi «la Porte céleste». Ce second mois de l’équinoxe vernal était celui dans lequel, le principe frigorifère ne pouvant plus agir, le principe calorifère jaillit et quand toute la création était pour ainsi dire sortie de la porte céleste.

. , , , ( )

Mão cổ văn XX xương dã. Nhị nguyệt, vạn vật xương địa nhi xuất, tượng khai môn chi hình, cố nhị nguyệt vi thiên môn. (Thuyết Văn)

, , , ( 十三)

Nhị nguyệt, âm bất năng chế dương xương nhi xuất dã, thiên môn, vạn vật tất xuất dã. (Tinh Thần Khảo Nguyên tứ thập tam)

Xem Khang Hi tự điển. – Gustave Schlegel, page 43.

[22] – Mấy tháng Hạ thường ít mưa.

– Nên tháng 5 vua thường phải đảo vũ.

– Tháng 6 mới mưa.

– Nhưng đầu mùa hè dân quê thường vét giếng và đào sâu thêm giếng để khơi thêm những mạch nước mới.

– Những tháng này cũng phải lo tát nước vào ruộng.

[23]

( )

Hàn thực thanh minh giả quá liễu

Thạch tuyền du hỏa nhất thời tân (Đông Pha)

Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 405.

[24] , , , . ( )

Thị nguyệt dã, nhật trường chí, âm dương tranh, tử sinh phân. (Lễ Ký - Nguyệt Lệnh)

, . . . , . ( )

Hạ Chí nhật trường chi cực, dương tận ngọ trung nhi vi. Âm miễu trọng uyên hĩ. Thử âm dương tranh biện chi tế dã. Vật chi cảm dương khí nhi phương trưởng giả sinh, cảm âm khí nhi dĩ thành giả tử. Thử tử sinh chi phân phán chi tế dã. (Lễ Nguyệt Lệnh trọng hạ chú)

, , . . , , , . .

Âm khí thủy khởi vu hạ, thịnh dương cường hạp vu thượng, cố tranh. Thử âm phương lai dữ dương ngộ dã. Dương chủ sinh, âm chủ tử, vi âm ký sinh, tắc vạn vật hướng tử. Cố tử sinh chi lý vu thị hồ phân. (Lễ - Nguyệt Lệnh - Trọng Hạ chú)

[25] , , . ( )

Ngọ ngộ dã, ngũ nguyệt âm khí ngọ nghịch dương, xương địa nhi xuất dã. (Thuyết Văn)

[26] Cấu: quẻ Cấu trên là Kiền ☰ dưới là Tốn ☴.

[27] (Sầu) composé de (Tâm) Cœur et de (Thu) automne c’est-à-dire avoir le cœur triste comme on l’a pendant l’automne. (Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 317)

[28] , . Thu nộ khí, cố sát. (Xuân Thu Phồn Lộ) (Gustave Schlegel, page 317)

[29] , , ( )

, ( )

, .

, .

Dậu thời, Dậu nguyệt, bát nguyệt vị Dậu. (Lễ Nguyệt Lệnh chú)

Bát nguyệt mạch thành, khả vi chữu tửu. (Thuyết Văn)

Mão vi xuân môn, vạn vật dĩ xuất.

Dậu vi thu môn, vạn vật dĩ nhập,

Nhất bế môn tượng dã. (Khang Hi tự điển)

, . ( )

Dậu tú dã, tú giả vật giai thành dã. (Thích Danh)

[30] ( )

Đông ai khí, cố tàng. (Xuân Thu Phồn Lộ) (Gustave Schlegel, page 215)

. . ( )

Táng giả nhân chi chung. Đông giả tuế chi chung. (Lễ Nguyệt Lệnh Chu thị chú) (Gustave Schlegel, page 221)

[31] . . ( )

Đông chung dã. Vạn vật sở dĩ chung thành dã. (Thích Danh)

[32] Or qu’avait fait l’homme pendant l’époque qui précédait la résurrection du soleil ? Il avait imité la Nature comme le fait toujours un peuple, aussi longtemps qu’il n’est pas forcé, par des lois humaines et sociales, à agir contre l’ordre de cette nature, qui seule devait le guider dans ses actions. Donc, puisque la neige couvrait la Terre, que les bêtes restaient cachées dans leurs cavernes, l’homme se cachait égalemenl dans des cavernes et se retirait dans ses maisons de terre ou de troncs d’arbres, au lieu de demeurer dans ses nids, construits de branches ou de bambou dans les arbres qui lui servaient d’habitation pendant la belle saison. (Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, pages 243-241)

[33] , ( )

Thiên tử dĩ mạnh đông mệnh tam công cẩn cái tàng, bế môn lư, cố phong cảnh, dĩ tá đông cố địa Tàng dã. (Thư Đại Truyện)

, , ( )

Lập Đông bất chu phong chí, tu cung thất, hoàn biên thành. (Dịch Thông Quái Nghiệm)

, , ( )

Lập Đông, trúc thành quách, tạo cung thất. (Lễ Ký)

, , , , . () , ( )

Mạnh Đông cố cương, bị biên cảnh, hoàn yếu tắc, cẩn quan lương, tắc khê kính. (chú) Khê kính, dã thú vãng lai chi lộ dã. (Lễ - Nguyệt Lệnh)

[34] , . , , , . ( )

Vương giả quan tượng vu thiên, nhiên hậu kê khí vu nhân. Thượng thừa thiên chi sở vi, hạ dĩ chính kỳ sở vi, đồng độ lượng quyền hành, tự Thuấn dĩ lai hữu thị pháp dã. (Lễ Ký - Nguyệt Lệnh trọng xuân chú)

Les rois observent les corps célestes dans les cieux et examinent ensuite les ustensiles de leurs sujets. Ils reçoivent d’en haut les actions du ciel afin de corriger par eux leurs actions ici-bas. La loi d’égaliser les mesures de longueur et de capacité, les pesons et les balances, existe depuis l’empereur Chouen (2585 avant notre ère) Gustave Schlegel, page 135.

[35] Les astronomes de la dynastie des Han disent qu’on observait le matin et le soir la disparition et apparition des étoiles, leur position inclinée ou recte, le lever ou coucher, leur obscurité et clarté, leur étendue ou rétrécissement. (Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 20-21)

[36] On fit un cercle de tous les petits groupes (d’étoiles) qui se trouvaient sur la route du soleil. Ce cercle se compose de 28 groupes, 7 pour chaque division, dans lesquels on domicilia les 7 planètes, et on appela chacun de ces groupes, Domiciles ( 宿 Tú) Caractères composés de cent ( ) hommes ( ) sous un toit ( ) on dans sa forme antique: ( ), une nuit ( ) sous an abri ( ) ce qui est expliqué par halte de unit ( vide ).

... Les 28 Siou sont les maisons du soleil et de la lune, ressemblant aux relais de poste et hôtelleries ou aux salles d’attente pour les officiers inférieurs sur la terre. (Gustave Schlegel, page 76)

宿 , , ( )

Nhị thập bát tú vi nhật nguyệt xá, do địa hữu bưu đình, vi trưởng sử giải hĩ. (Vương Sung Luận Hành)

[37] Các tuần trăng:

a- Vọng: trăng tròn mọc phía đông buổi tối, ngược lại với mặt trời lặn lúc buổi tối (en opposition). Vọng là ngày 15 hay 16 tùy theo tháng 29 hay 30 ngày.

b- Hạ Huyền: trăng nửa vành (hình chữ C) vào ngày 22, 23.

c- Hối: mặt trăng tối (mọc lặn cùng với mặt trời = lune en conjonction). Hối là ngày 29 hay ngày 30 tùy tháng thiếu đủ.

d- Sóc: mặt trăng sống lại (Sóc = résurrection) mọc buổi sáng ở phía đông.

e- Thượng Huyền: trăng nửa vành (hình chữ D) vào ngày 7, 8 mỗi tháng.

Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 605.

[38] , , . ( )

Đẩu kiến chi gian, âm dương chung thủy chi gian, luật lịch chi nguyên bản dã. (Khảo Yếu)

Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 548.

, , , , , .

Nhược nguyên niên giáp tí, sóc đán đông chí, nhật nguyệt, ngũ tinh câu phó ư Khiên Ngưu chi sơ, thị tuế tinh dữ nhật nguyệt đồng thứ chi nguyệt, thập nhất nguyệt Đẩu kiến Tí.

Khiên Ngưu = Capricorne (Gustave Schlegel, page 617)

Đẩu = μ, λ, Φ, σ, τ, ξ du Sagittaire

Kiến tinh = các sao 2 ν, σ, π, d 171 de Bode et ξ du Sagittaire.

[39] Trọng Khang… ngũ tuế, thu, cửu nguyệt, sóc, thần phất tập ư phòng… , , , , . Wieger, Textes historiques, page 44.

Bị chú: cũng có chỗ nói năm Giáp Tí nguyên niên, các vị chính tinh ở chòm sao Hư, vì Hư nhật thử tức là Hư ở cung Tí (Cf. Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 584)

[40] Xuân ứng với cung Giốc.

Hạ ứng với cung Chủy.

Trung điểm ứng với cung Trung Cung.

Thu ứng với cung Thương.

Đông ứng với cung Vũ.

Có tác giả cho rằng Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ là năm dấu nhạc, nhưng thiết tưởng nên coi là cung điệu có lẽ hợp lý hơn.

Nguyễn Du cũng viết:

So dần dây Vũ, dây Văn,

Bốn dây to nhỏ theo vần cung Thương. (Kiều)

Nhiệm Ứng Thu viết: «Cung ti tối đa, tha đích âm tiện tối trường, tối hạ, tối trọc. Vũ ti tối thiểu, tha đích âm tiện tối đoản, tối cao, tối thanh. Thương ti thứ đa, tha đích âm tiện thứ trường, thứ hạ, thứ trọc. Chủy ti thứ thiểu, tha đích âm tiện thứ đoản, thứ cao, thứ thanh. Giốc ti đa quả thích trung, tha đích âm tiện giới vu trường đoản, thanh trọc chi gian. »

, 便 , , . , 便 , , . , 便 , , . , 便 , , . , 便 , .

[41] Tháng 11 (Đông Chí) = Hoàng Chung (Do).

Tháng 12 = Đại Lữ (Do#).

Tháng 1 = Thái Thốc (Re).

Tháng 2 = Giáp Chung (Re#)

Tháng 3 = Cô Tẩy (Mi)

Tháng 4 = Trọng Lữ (Fa).

Tháng 5 = Nhuy Tân (Fa#)

Tháng 6 = Lâm Chung (Sol).

Tháng 7 = Di Tắc (Sol#).

Tháng 8 = Nam Lữ (La).

Tháng 9 = Vô Dịch (La#).

Tháng 10 = Ứng Chung (Si).

Chamfrault cho rằng Hoàng Chung là Fa, Đại Lữ là Fa#, v.v… chẳng qua đó là một sự chuyển âm giai.

Xem:

a/ Lễ Ký – Nguyệt lệnh.

b/ Đẩu Thủ Hà Lạc, Lý Khí Ngao Đầu, I, trang 12 hình: Ngũ thanh, Bát âm thất thập nhị hầu tổng đồ.

c/ Nguyễn Đình Lai, Etude sur la musique vietnamienne, Bulletin de la Société des E.I. 1er trimestre 1926, page 12.

[42] Cổ = trống (cách âm = tiếng da) ứng vào tháng 11 và đầu tháng 12.

Sinh = (bào âm = tiếng bầu) ứng vào cuối tháng 12, đầu tháng giêng.

Quản = (trúc âm = tiếng trúc) ứng vào đầu tháng giêng và tháng hai.

Chúc ngữ = (mộc âm = tiếng gỗ) ứng vào tháng 3 và đầu tháng 4.

Sắt = (ti âm = tiếng tơ) ứng vào cuối tháng 4, đầu tháng 5.

Huân = (thổ âm = tiếng đất) ứng vào giữa tháng 5 và tháng 6.

Chung = (kim âm = tiếng đồng) ứng vào tháng 7, tháng 8.

Khánh = (thạch âm = tiếng đá) ứng vào tháng 9, tháng 10.

Xem: Ngao Đầu Thông Thư Đại Toàn, quyển I, trang 12.

[43] Ce ne sont pus seulement les Chinois qui ont agi ainsi, tous les anciens peuples ont fait de même. «Les Anciens, dit Maïmonides, portant toute leur attention sur l’agriculture, donnèrent aux étoiles des noms tirés de leurs occupations pendant l’année.»

Volney exprime exactement la pensée de l’autenr chinois susdit quand il dit: «Les étoiles, individuellement, on en groupe avaient reçu des noms tirés des opérations de l’homme ou de la nature pendant la révolution solaire; et le ciel astronomique était devenu comme un miroir de réflexion de ce qui se passait sur la terre.»

(Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, I, page 74)

[44] Sao Tinh là một ngôi sao trong Nhị thập bát tú. Điểu là chòm sao gồm: Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

Xem: Kinh Thư – Nghiêu Điển, 4.

Xem: James Legge, The Shoo King, page 19.

[45] Sao Hỏa là ngôi sao Tâm trong chòm sao Thanh Long gồm: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.

Xem: Kinh Thư – Nghiêu Điển, 5.

Xem: James Legge, The Shoo King, page 20 và prolegomena, p. 90: Appendix on the astronomy of the Ancient Chinese.

Xem Xuân Thu Tả Truyện – Trương Công năm 9. – Couvreur, Tch’ouen Ts’iou, I, page 235.

[46] Sao Hư là sao giữa trong chòm sao Huyền Vũ gồm: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.

Xem: James Legge, The Shoo King, page 21.

[47] Sao Mão là sao giữa trong chòm sao Bạch Hổ gồm: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm.

Xem: James Legge, The Shoo King, page 21.

Xem: Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 5.

Bị chú: Các nhà thiên văn học bất đồng ý kiến về vị trí các sao Tinh, Hỏa, Mão, Hư trong những ngày nói trên.

Các nhà thiên văn học thời Hán và Gaubil cho rằng trong các ngày nói trên, lúc 6 giờ chiều, các sao nói trên qua kinh tuyến. (Xem: Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 5; Lý Khí Ngao Đầu, quyển 10, trang 32.)

– M. Chalmers cho rằng không đúng thế.

– M. J. B. Biot cho rằng thời Nghiêu (năm 2357):

Xuân Phân tại Mão + 1o29’44”.

Hạ Chí tại Tinh + 2o23’20”.

Thu Phân tại Phòng – 0o22’14”.

Đông Chí tại Hư + 6o45’34”.

Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, page 7.

[48] Xem: a/ Nguyệt Lệnh (Lễ Ký); b/ Mân Phong (thơ Thất Nguyệt) (Kinh Thi); c/ Tinh Thần Khảo Nguyên (Gustave Schlegel, Uranographie chinoise).

 

Thiên: Dẫn đầu 1  2  3  4  5  6  7  8  9 


Mục lục | Lời nói đầu | chương 1  2  3  4 | Tổng luận | Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo