DỊCH KINH YẾU CHỈ

Hướng đi của Thánh nhân

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6  7  8


Phần 7

ÂM DƯƠNG

Chương 7. Quan niệm Âm Dương với
khoa siêu hình học Âu Châu

 

Dịch kinh với quan niệm Âm Dương dĩ nhiên là khác biệt với Siêu Hình Học Âu Châu hiện tại.

Dịch phân biệt Âm Dương, nhưng không phân biệt một cách ráo riết triệt để, ngược lại vẫn chủ trương Âm sinh Dương, Dương sinh Âm; trong Âm có Dương, trong Dương có Âm.

Siêu Hình Học Âu Châu đã phân biệt, thời lại phân biệt một cách triệt để, rứt khoát. Cho nên đối với Siêu Hình Học Âu Châu, thiện là thiện, ác là ác; tinh thần là tinh thần, vật chất là vật chất, đôi đàng hoàn toàn đối đỉnh, hoàn toàn mâu thuẫn nhau.

Sau khi đã hiểu rõ thái độ và lập trường căn bản ấy của Đông và Tây, chúng ta sẽ lần lượt so sánh ít nhiều vấn đề:

1. Âm Dương với nguyên lý đồng nhất

Siêu Hình Học Âu Châu dựa trên nguyên lý đồng nhất (Principe d'identité) nên không chấp thuận rằng A vừa là A lại vừa có thể là B. Nói cách khác, các sự vật, các hiện tượng chỉ có thể chuyển Dịch, tăng giảm, chứ không sao biến thể được. Như vậy vũ trụ này sẽ không thể biến hóa vô cùng, và chỉ là một sự nhắc đi nhắc lại của một số sự kiện với ít nhiều tăng giảm... [1]

Dịch lý dĩ nhiên không chấp nhận nguyên lý đồng nhất. Lý do rất là giản dị: Về phương diện Tiên Thiên, thời Bản thể hằng cửu và duy nhất bất biến, nên nguyên lý đồng nhất không cần phải đặt ra. Về phương diện Hậu Thiên, thời mọi sự đều biến thiên, Âm biến Dương, Dương biến Âm, Âm sinh Dương, Dương sinh Âm; trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, không có gì là thuần nhất, không có gì là bất biến, mà mọi sự đều chuyển hóa vô cùng tận. Chính vì thế mà nguyên lý đồng nhất không có chân đứng. [2]

Cho nên Dịch lý và Siêu Hình Học Âu Châu khác nhau ở chỗ một bên thì uyển chuyển biến hóa, một bên thì ù lì ngưng đọng; một bên thì đi sát với thực tại, một bên thì tách rời thực tại.

 

2. Âm Dương với quan niệm Thần, Hồn

Như trên đã thấy từ quan niệm Âm Dương các triết gia Đông Á đã đi đến chủ trương rằng Tâm thần con người có hai phần: là: Thần và Hồn.

Đa số các triết gia Âu Châu từ lâu nay chỉ phân biệt xác hồn, hay tinh thầnvật chất. Tuy nhiên, quan niệm Thần Hồn không phải là không có ở Âu Châu. Một chứng cớ hiển nhiên là từ ngữ đã cho ta thấy di tích của một thời đại xa xưa, và đã chứng minh một cách hùng hồn rằng thời xưa, ở Âu Châu, cũng như ở Do Thái, quan niệm ấy đã được chủ trương. Những tàn tích từ ngữ xưa còn xót lại như: Pneurma (Thần), Psyché (Hồn); Ruah (Thần), Nephesh (Hồn), Esprit (Thần), Âme (Hồn), hoặc những chuyện thần thoại xưa như Castor (Thần), Pollux (Hồn), Eros-Psyché, Osiris-isis, đã chứng minh điều đó.

Gần đây đã có một vài Triết gia Âu Châu trở lại quan niệm cổ sơ nói trên.

F.W. Myers (1843 - 1901), một nhà Tâm Lý Học Anh đã chủ trương: Tiềm thức chính là hồn vũ trụ, chính là Tiềm ngã, và trạng thái Huyền đồng chính là sự tràn ngập của Tiềm ngã vào tâm thức con người. [3]

William James cũng theo chủ trương của F.W. Myers. James cho rằng: trạng thái Huyền đồng chính là sự hợp nhất giữa Tâm thức (Nhân tâm) với Đại Ngã (Đạo tâm) và nhờ vậy mà con người được giải thoát. [4]

Bergson chủ trương khác đi rằng: Huyền đồng không phải là tâm thức kết hợp với vô thức, mà chính là với Thượng Đế. Nhờ trực giác, tâm hồn có thể kết hợp với Thượng Đế. Lúc ấy tâm hồn bị Thượng Đế xâm nhập chẳng khác nào lửa nhập vào sắt làm cho sắt đỏ rực lên. [5]

Dung hợp quan niệm Âm Dương, Thần Hồn của các Đơn gia, Đạo gia, quan niệm Tiềm ngã của Myers, với quan niệm Huyền đồng của Bergson, ta có thể chủ trương rằng: Huyền đồng chính là sự hợp nhất của tâm hồn với Thượng Đế, nhưng Thượng Đế chẳng ở đâu xa, mà đã ẩn ngụ trong tiềm thức, vô thức con người, mà Thượng Đế chính là Bản Thể con người, là Thần con người.

Nếu quan niệm này được chấp nhận, thì sau này Đông và Tây sẽ hợp nhất, Triết học và Đạo giáo sẽ hợp nhất, và con người sẽ thấy rõ hướng đi của đại đạo, là vào sâu trong tâm khảm mà tìm đạo, tìm Trời.

 

3. Âm Dương với quan niệm thiện ác

Như ta đã thấy, theo chủ trương của Dịch Kinh, thì Âm Dương trên phiến diện tưởng chừng như là mâu thuẫn nhau, nhưng kỳ thực trong căn cơ lại bổ túc lẫn cho nhau, lại hằng tìm nhau, sinh ra nhau, muốn hòa hợp với nhau. Suy ra, thì sự mâu thuẫn trên thế giới này chỉ là phiến diện, còn sự thân ái, hòa hợp mới là then chốt, mới là căn bản.

Trong cơ thể chúng ta chẳng hạn làm gì có sự mâu thuẫn nhau triệt để, mâu thuẫn nhau thực sự. Nếu có sự mâu thuẫn kiềm chế nhau chăng nữa, thời cũng chỉ cốt để khang kiện cho toàn thân.

Âm Dương chẳng qua là hai phương diện, hai mặt trái phải của một thực thể. Chúng hỗ tương ảnh hưởng, tác dụng trên nhau để sinh ra thiên biến vạn hóa, nhưng đều qui hướng về mục đích là phát huy vũ trụ cho đến hoàn mỹ. Cho nên sự phân biệt Âm Dương của Dịch Kinh chỉ là một sự phân biệt tương đối. Âm Dương không phải là hai tử thù, mà chính là hai người bạn.

Cũng một lẽ, Đối với Dịch, thì ở đời này thiện, ác, cát hung đều là tương đối. Thời này cho thế này là hay là phải, thời khác cho thế kia mới là hay, là phải, còn thế này là dở, là trái. Vả trong cái hay vẫn có cái dở, trong cái thiện vẫn có cái ác.

Lão Tử viết:

Khi đời thấy đẹp biết khen

Thế là cái xấu đã chen vào rồi.

Điều hay mà rõ khúc nhôi,

Âu đành dang dở, lôi thôi sinh dần.

Mới hay không, chuyên vần,

Dễ sinh ra khó, vắn nhân thành dài.

Thấp cao, tùy ngó ngược xuôi,

Tiếng ca trầm bổng, dòng đời trước sau...

Trang Tử cũng cho rằng: Muốn cái hay mà không muốn cái dở, muốn trật tự mà không muốn hỗn loạn, tức là không biết định luật của trời đất. [6]

Héraclite cũng cho rằng: Vũ trụ biến hóa để đi đến sự hòa hợp của mọi mâu thuẫn. Ông còn cho rằng nếu chúng ta coi lành dữ như hai sự kiện mâu thuẫn, sung khắc, chính là vì quan điểm ta còn hẹp hòi, và vì ta chưa biết qui chúng về toàn bích, toàn thể. Qui tụ được chúng về toàn thể, toàn bích, chúng sẽ hòa hiệp với nhau.

Đối với Thượng Đế, mọi sự là đẹp, là phải, là hay. Nhưng con người cho rằng cái này phải, cái kia không phải.[7]

Thay vì hai chữ Âm Dương, Âu Châu dùng hai chữ bóng tối, và ánh sáng. Khảo thư tịch Âu Châu, ta cũng thấy hai quan niệm khác biệt nhau về Tối Sáng, Thiện Ác.

1. Một quan niệm cổ hơn, sâu sắc hơn cho rằng Tối Sáng, Thiện Ác là Nguyên Lý Song Sinh do Thượng Đế sinh xuất.

Ta thấy dấu vết này trong Đạo giáo cổ Ai Cập với Lưỡng Thần Osiris-Isis, hoặc trong đạo Bái Hỏa với những quan niệm Ánh Sáng, Bóng Tối, Tinh thần và Vật chất. [8]

Sách Ecclésiastique trong Cựu Ươc cũng viết: Thiện và Ác, Sống và Chết, nghèo và giàu tất cả đều do nơi Chúa ( Eccl. 11. 14 )

2. Một quan niệm mới hơn, phiến diện hơn, có tính cách thực dụng hơn coi Sáng, Tối; Thiện, Ác như hai thực thể hoàn toàn đối kháng, thù địch nhau.

Bái Hỏa Giáo về sau này cũng cho rằng có thần Thiện là Ahura-Mazdah hay Ormud và có thần Ác là Angra Manyu hay Ahriman. [9]

Đạo Mani cũng chủ trương vũ trụ có hai căn nguyên: Ánh sáng và Tăm tối. Phía Bắc là giang sơn của Ánh sáng, là nơi ngự trị của đấng Hằng Cửu. Phía Nam là giang sơn của Tăm tối là nơi Satan ngự trị... [10]

Quan niệm Thượng Đế và Satan như là căn nguyên thiện ác cũng được thấy trong giáo lý Công giáo...


CHÚ THÍCH

[1] Pour la Métaphysique en effet, les objets et les phénomènes sont homogènes et au repos; leurs formes et leurs catégories sont fixées, isolées les uns des autres. Les changements possibles ne sont qu'augmentation ou diminution mécanique. A est A, il ne peut y avoir que répétition. La Métaphysique est de la terre, elle porte sa croix. — Dr. Jean Choain, La Voie Rationnelle de la Médecine chinoise, p.73.

[2] Pour la Dialectique, au contraire, cette vue est fausse, parce que l'expérience nous prouve la réalité du devenir de toutes choses. A ne restera pas A. il faut donc qu'il soit à là fois A et non-A. Ainsi A n'est pas mais devient. La Cause du devenir des choses est en elle-mêmes, elle n'est pas purement extérieure...Les Tibétains ont deux mots pour signifier cause: Rgyu, cause principale, Rkyeu, cause secondaire. De la graine d'un abricotier, jamais un sapin ne naitra, la graine est le Rgyu. Cependant il faut différentes conditions externes de la terre et de climat pour faire naître un abricotier et pour le faire robuste ou chétif. — Dr. Jean Choain, La Voie Rationnelle de la Médecine chinoise, p.73.

[3] Pour le Psychologue anglais F.W. Myers (1843 - 1901) le vulgaristeur de la formule Moi-Subliminal, l'expérience mystique consiste dans l'invasion de le conscience par le Subconscient, ce Subconscient, étant l'âme du monde.

[4] W. James fait sienne la théorie de Myers. Les croyants dit-il, ont leur vision, et ils savent - cela leur suffit que nous sommes plongés dans un invisible milieu spirituel d'où une aide nous vient, notre âme ne faisant mystérieusement qu'un avec un Moi plus grand d'où lui vient la délivrance. Le Moi conscient ne fait qu'un avec un Moi plus grand d'où lui vient la délivrance.

[5] Henri Bergson... rejette l'explication des faits mystiques par l'Inconscient et les attribue à Dieu lui-même. L'intelligence, dont l'objet propre est la matière, ne peut atteindre directement Dieu. Mais nous savons qu'autour de l'intelligence est restée une frange d'intuition vague et évanouissant. Grâce à cette intuition se réalise l'union de l'âme avec Dieu, l'âme étant pénétrée par Dieu comme le fer par le feu qui le rougit. — Paul Foulquié, Métaphysique, p. 324.

[6] Vouloir le Bien sans le Mal, l'ordre sans le désordre, c'est méconnaître les lois de l'univers, et la nature des êtres. C'est comme si on voulait le Ciel sans la Terre, le Yin sans le Yang, ce qui est inconcevable.

Tchouang Tseu cité p. R. Bremond, La Sagesse selon le Tao, p. 65

La Voie Rationnelle de la Médecine chinoise, p. 20.

[7] L'opposition des principes inférieure est elle irréductible? Le bien et la mal, en particulier, sont-ils en face l'un et l'autre à jamais? C'est tout notre problème. Héraclite le résout par l'unité, par la domination d'un principe suprême dont les lois humaines, aussi bien que les lois de la nature, ne sont qu'une participation. Toutes les lois humaines sont nourries par la seule loi divine, écrit-il; celle-ci prévaut autant qu'elle le veut, suffit à toutes choses sans même s'y épuiser. Le bien et le mal sont un, ajoute-il; si nous les opposons, c'est en raison de nos vues étroites et partielles, et faute de les rapporter au tout où ils s'unissent dans une harmonie parfaite. Pour Dieu, toutes choses sont belles, bonnes et justes; mais les hommes tiennent certaines choses pour justes, certaines autres pour injustes. — A.D. Sertillanges, Le Problème du Mal, p. 82.

[8] Si nous tournons, nos regards vers l'Egypte, nous y trouvons, dès l'Antiquité la plus reculée, la Trinité bien connue: Ra, le Père; puis la Dualité, Osiris-Isis, comme deuxième Logos; enfin Horus. — Annie Besant, La Sagesse Antique, p. 32

... Le Docteur Haug, dans ses Essais sur les Parsis (trad. en Anglais par le docteur West et formant le Vol. V des Trubner's Orientales Series) - dit que Ahuramazda (Aôharmazd ou Hôrmard) est l'Être Suprême, et qui de Lui furent engendrées deux causes primordiales qui bien que différentes, étaient unies, et produisirent le monde des choses matérielles, aussi bien que le monde de l'esprit.

 Ces deux principes furent appelés jumeaux, et ils sont présents en toutes choses, dans Ahuramazda aussi bien que dans l'homme. L'un engendre le Réel, l'autre le Non-réel; et ce sont ces aspects qui dans le Zoroastrisme postérieur devinrent les deux Génies antagonistes du Bien et du Mal.

 Mais dans l'enseignement primitif, ils formaient évidemment de Deuxième Logos, dont le signe caractéristique est la Dualité.

 Le Bon et le Mauvais sont simplement la Lumière et les Ténèbres, l'Esprit et la Matière, les jumeaux essentiels de l'Univers, le Deux procédant de l'Un. — Annie Besant, La Sagesse Antique, p. 35,36.

[9] La théologie zoroastrienne classique est dualiste: le Dieu bon Ahura-Mazdâh ou Ormud s'oppose au Dieu mauvais Angra Mainyu ou Ahriman... — E. Royston Pike, p. 328.

....Critiquant l'idée postérieure (des deux Génies), le Docteur Haug dit: Telle est la notion zoroastrienne originelle des Esprits créateurs, qui forment simplement deux parties de l'Etre divin. Mais ultérieurement, par suite d'erreurs et de fausses interprétations, cette doctrine du grande fondateur fut modifiée et corrompue. Spentômainyush (l'Esprit bon) fut considéré comme un des noms d'Ahuramazda Lui-même, puis comme de raison, Angrômainyush (l'Esprit mauvais) se trouvant entièrement séparé d'Ahura-Mazda, fut regardé comme son perpétuel adversaire. Ainsi naquit de dualisme de Dieu et du Diable. (p. 205) — Annie Besant, La Sagesse Antique, p. 36.

[10] Les doctrines fondamentales du système manichéen sont d'une part la distinction de deux Racines ou Principes fondamentaux, la Lumière et les Ténèbres (qui sont des réalités tangibles, palpables, rigoureusement antagonistes et de puissance égale.)

 A l'Origine des temps deux régions nettement tranchées; Au nord, le Royaume de Lumière, où règne le Père de la Grandeur, L'Éternel; au Sud, le Royaume de Ténèbres, pure matière sans aucune organisation...

E. Royston Pife, Dictionnaire des Religions, p. 202, 203.


Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6  7  8