DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5 6
7 8
9
| chương 1 2
3 4
5
6 7
8
Phần 9
NGŨ HÀNH
Chương 6. Âm Dương
Ngũ Hành với học thuật Trung Hoa
Thuyết Âm Dương, Ngũ Hành có
ảnh hưởng hết sức lớn lao trong học thuật và tư tưởng Trung Hoa: Nho, Y,
Lý, Số đều thấm nhuần ảnh hưởng của Âm Dương, Ngũ Hành.
Các khoa Tử Vi, Tướng, Số, đều triệt để áp dụng
thuyết Âm Dương, Ngũ Hành sinh khắc.
Ví dụ như trong
khoa Tử Vi, các sao đều phân thành Âm
Dương, Ngũ Hành; con người, và 12 cung Tử Vi cũng được phân thành Âm
Dưong, Ngũ Hành.
Như vậy, tùy theo mệnh con
người, tùy theo các sao chiếu mệnh, tùy theo các cung vận hạn mà con
người đã trải qua trong một đời, hoặc trong từng năm, từng tháng, từng
ngày, ta có thể áp dụng lẽ Âm Dương, Ngũ Hành sinh khắc mà đã đoán định
được cát hung một phần nào rồi.
Khoa
Địa Lý cũng
rất chú trọng đến Âm Dương Ngũ Hành. Hoặc cho rằng: Sơn Hà Đại Địa
bất kỳ cái gì có hình
đều là Âm. Còn cái khí không
trông thấy được mới là Dương
Hoặc cho rằng:
Nước là Dương, Núi là Âm.
Mạch cũng phân Âm Dương. Tả
Ao viết:
Mạch có mạch Âm, mạch
Dương
Mạch nhược, mạch cường,
mạch tử, mạch sinh.
Mạch ở dưới đồng bằng phần
nhiều đi thấp, được gọi là mạch Dương. Còn mạch ở trên sơn cước, đi
theo các núi đồi cao lớn, được gọi là mạch Âm.
Những mạch Âm Dương đó lại
được phân chia tùy theo hình, trạng thái hùng vĩ, thanh nhã, linh động,
hoặc bất động, thành các mạch cường, nhược, tử, sinh.
- Thế mạch hùng vĩ, cao
lớn, thảy đều là mạch
cường.
- Thế mạch thanh nhã, nhọn
dài được gọi là mạch nhược.
- Thế mạch trông như
con thú quay đầu, quẫy đuôi, linh động được gọi là mạch
sinh.
- Thế mạch đi đuồn đuộn,
ngay đơ, như con cá chết gọi là mạch tử.
Hình thế đất cũng được
chia thành 5 loại theo Ngũ Hành. Tả Ao viết:
Kìa như đất có
Ngũ tinh,
Nhận xem cho biết tương
sinh loan hoàn.
1. Hình tròn là con Kim, hay
Kim Tinh
2. Hình dài là con Mộc hay
Mộc Tinh
3. Hình vuông là con Thổ hay
Thổ Tinh
4. Hình nhọn là con Hỏa hay
Hỏa Tinh.
5. Hình sóng gợn là con Thủy
hay Thủy Tinh.
Y học
Trung Hoa cũng triệt để khai thác thuyết Ngũ Hành. Quan niệm Ngũ
Hành soi sáng Y học Trung Hoa về mọi phương diện: Bệnh Lý (Pathogénie),
Dược lý (Pharmacologie) và Y Lý Trị Liệu (Thérapeutique.)
Về phương diện Bệnh lý chẳng
hạn, Trung Hoa chia năm thành Ngũ Vận.
Các năm Giáp,
Kỷ thuộc Thổ
Các năm Ất,
Canh thuộc Kim
Các năm Bính,
Tân thuộc Thủy
Các năm Đinh,
Nhâm thuộc Mộc
Các năm Mậu,
Quí thuộc Hỏa
Rồi lại nhân lẽ Âm Dương,
sinh khắc, thái quá, bất cập, hay bình khí mà suy xem năm nào khí hậu sẽ
ra sao, nóng lạnh, ẩm, khô, mưa gió ra sao để biết những bệnh gì sẽ dễ
sinh trong năm ấy.
Họ cho rằng các năm Giáp,
Bính, Mậu, Canh, Nhâm là những năm Dương. Vận khí những năm ấy sẽ quá
vượng, quá thịnh, sẽ thừa nên gọi là thái quá.
Những năm Ất, Đinh, Kỷ,
Tân, Quí là những năm Âm. Vận khí những năm ấy sẽ suy yếu, sẽ bất
cập, mà một hành đã suy, thì khí của hành tương khắc, sẽ thịnh. Ví dụ
những năm Giáp (Dương Thổ), thổ khí sẽ thái quá, như vậy sẽ mưa nhiều và
sẽ ẩm thấp nhiều, do đó các bệnh thấp sẽ dễ sinh.
Những năm Kỷ (Âm Thổ), Thổ
khí sẽ bất cập, như vậy sẽ gió nhiều, do đó các bệnh phong dễ sinh, vì
Hành khắc là Mộc, Mộc sinh Phong.
Những năm Tân lạnh nhiều (Âm
Thủy), Thủy khí bất cập, nên ẩm thấp nhiều, và các bệnh thấp dễ sinh vì
Hành khắc là Thổ, Thổ sinh Thấp.
Tóm lại ta thấy:
Mộc thịnh sinh Phong, Hỏa thịnh sinh Nhiệt, Thổ
thịnh sinh Thấp, Kim thịnh sinh Táo, Thủy thịnh sinh Hàn.
Còn khi một Hành mà suy, thì
Hành tương khắc sẽ thịnh, cho nên:
Mộc
suy (bất cập) thời Táo sinh (vì Kim khắc Mộc), Hỏa suy (bất cập) thời
Hàn sinh (vì Thủy khắc Hỏa), Thổ suy thời Phong sinh (vì Mộc khắc Thổ),
(xem thí dụ năm Kỷ) Kim suy (bất cập) thời Nhiệt sinh (vì Hỏa khắc kim),
Thủy suy (bất cập) thời Thấp sinh (vì Thổ khắc Thủy). (Xem thí dụ năm
Tân).
Dược
lý cũng dựa trên Ngũ Hành:
Đại
khái các thuốc màu xanh, vị chua chữa gan; các thuốc màu đỏ, vị đắng chữ
tim; các thuốc màu vàng, vị ngọt chữa tì; các thuốc màu trắng, vị cay
chữa phổi; các thuốc màu đen, vị mặn chữa thận v.v...
Trị liệu cũng dựa theo quan
niệm Ngũ Hành tương sinh, tương khắc, hoặc Ngũ Hành điên đảo. Ví dụ:
1.
Mẫu hư bổ kỳ Tử
Như Kim (Phế): vốn sinh Thủy
(Thận), nhưng nếu Phế suy, phải bổ Thận (Thủy) để cứu Phế (Kim)
Thủy (Thận) vốn sinh Mộc
(Gan), nhưng nếu Thận (Thủy) kiệt, thời phải bổ Gan (Mộc).
2.
Tử hư bổ kỳ Mẫu
Thủy suy (Thận suy), phải bổ
Kim (Phế) (mẹ)
Thổ suy (Tì suy), phải bổ
Hỏa (Tâm) (mẹ)
Mộc suy (Gan), phải bổ Thủy
(Thận) (mẹ)
Kim (Phế) táo, phải bổ Thổ
(Tì) (mẹ)
Hỏa (Tâm) suy, phải bổ Mộc
(Gan) (mẹ)
3.
Mẫu thực tả kỳ Tử
Phế (Kim) (mẹ) thực, phải tả
Thận Thủy (con)
Thận (Thủy) (mẹ) thực, phải
tả Gan (Mộc) (con)
Gan (Mộc) (mẹ) thực, phải tả
Tâm (Hỏa) (con)
Tâm (Hỏa) (mẹ) thực, phải tả
Tỳ (Thổ) (con)
Tỳ (Thổ) (mẹ) thực, phải tả
Phế (Kim) (con)
4.
Tử thực, tả kỳ Mẫu
Thận (Thủy) (con) thực, tả
Phế (Kim) (mẹ)
Gan (Mộc (con) thực, tả Thận
(Thủy) (mẹ)
Tâm (Hỏa) (con) thực, tả Gan
(Mộc) (mẹ)
Tỳ (Thổ) (con) thực, tả Tâm
(Hỏa) (mẹ)
Phế (Kim) (con) thực, tả Tỳ
(Thổ) (mẹ) v.v...
Đi sâu vào vấn đề, ta thấy
các Y gia lại còn áp dụng lẽ Ngũ Hành điên đảo trong việc điều trị.
Nhưng nơi đây, chúng ta cũng chẳng cần phải bàn rộng hơn về vấn đề đó
làm chi nữa. Người nào có tâm cầu học, nhất định sẽ tìm sách mà tra
cứu lấy.
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5 6
7 8
9
| chương 1 2
3 4
5
6 7
8
|