DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5 6
7 8
9
| chương 1 2
3 4
5 6
7 8
Phần 9
NGŨ HÀNH
Chương 7. Thuyết Âm
Dương Ngũ Hành với nghệ thuật Trung Hoa
Nghệ thuật là biểu dương cho
đời sống, mà đời sống người đời Hán đã bị ảnh hưởng bởi Âm Dương Ngũ
Hành, thì nghệ thuật cũng bị ảnh hưởng theo.
Thành Lạc Dương xưa, đã
được xây theo quan niệm Ngũ Hành và có những cửa, những đền đài với
những Tượng Thanh Long, Chu Tước, Huyền Vũ, Bạch Hổ.
Sách Hậu Hán Thư chép, có
một ngôi mộ quan quyền đã được xây theo quan niệm Ngũ Hành. Gần đây,
người ta cũng đã đào được nhiều ngôi mộ xây theo quan niệm trên. Các áo
quan, các gạch ngói, các đỉnh vạc, và những vật dụng thường nhật, cũng
thường có hình Ngũ Hành.
Đặc biệt nhất là các
gương bằng kim khí cũng có hình Ngũ Đế. La
Chấn Ngọc, trong quyển Hán Lưỡng Kinh Dĩ Lai Kính Minh Ký Lục, đã
cho chúng ta hình dáng và tên tuổi những gương ấy.
Ví dụ: Gương Long Thị, Gương
Ngũ Đế, Gương Cự Hư, Gương Thượng Phương...
Như vậy đời Hán, các nghệ sĩ
thường đem quan niệm Âm Dương Ngũ Hành trình bày trong nghệ phẩm.
Đại ý muốn nói lên rằng: nếu
con người biết sử dụng các năng lực trong hoàn võ và nhân quần cho đúng
mức thì sẽ đem lại hạnh phúc thái thịnh cho cá nhân, cho gia đình, cũng
như cho giang sơn tổ quốc.
Âu cũng là một quan niệm sâu
xa vậy.
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3 4
5 6
7 8
9
| chương 1 2
3 4
5 6
7 8
|