TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ TOÀN THƯ
»
MỤC LỤC |
NGUYÊN |
HANH |
LỢI |
TRINH
NGUYÊN TẬP
» 1
2
3 4
5
6 7
8 9
10 11
12 13
14
15 16
17 18
19 20
21 22
23
24 25
26 27
28
29 30
31
32 33
34 35
36 37
38 39
40 41
42 43
44 45
46 47
48 49
50 51
52
3. TÍNH MỆNH THUYẾT
性 命 說
Ở đời, không học
gì hơn là học về Tính Mệnh. Nay người đời ít ai hiểu về Tính Mệnh.
Tính
là gì? Tính là NGUYÊN THUỶ CHÂN NHƯ. Một điểm minh Linh của Tiên Thiên.
Mệnh
là gì? Mệnh là một Khí chí tinh, chí thuần của Tiên Thiên.
Nhưng có Tính là có Mệnh. Có mệnh là có Tính. Ở
nơi Trời thì gọi là Mệnh; Ở nơi người thì gọi là Tính. Tính và Mệnh
không phải là hai. Thực sự, Tính mà không có Mệnh, thì không thể thành
lập. Mệnh mà không có Tính thì không thể tồn tại. Tính Mệnh hỗn nhiên
hợp nhất, và quan hệ với nhau.
Kinh Dịch viết:
Kiền Đạo biến hoá các chính Tính Mệnh. 乾 道 變 化 各 正性 命.
Cơ Trời biến
hoá vần xoay,
Làm cho vạn
vật thêm hay, thêm tình,
Kiện toàn Tính
Mệnh của mình
Giữ gìn toàn
vẹn Tính lành Trời cho.
(Quẻ Kiền, Thoán
truyện).
Trung Dung viết:
Thiên Mệnh chi vị Tính. 天 命
之 謂 性 (Tính ấy chính là Thiên Mệnh.)
Cả hai có cùng
một ý nghĩa.
Huyền Môn Đạo gia cho rằng
Mệnh là Khí. Lấy Dưỡng Mệnh làm tông chỉ.
Thông qua Luyện
Dưỡng Đơn Điềân để cầu huyền, lập giáo. Cho nên nói rõ về Mệnh, mà bàn
sơ về Tính. Do đó mà chẳng biết Tính. Cuối cùng cũng không biết Mệnh.
Thiền gia cho rằng Thần là
Tính. Lấy Dưỡng Tính làm Tông chỉ. Lấy Ly cung để tu luyện lập giáo (dạy dân bài
trừ tạp niệm, và tu Định, nhập Tĩnh), nên bàn nhiều về Tính mà nói sơ về
Mệnh. Như vậy là không biết về Mệnh, cuối cùng cũng không biết gì về
Tính. Có hay đâu Tính Mệnh không hề rời nhau. Thích, Đạo vốn không hai
nẻo. Thần Khí tuy có hai công dụng, nhưng Tính Mệnh cần phài song tu,
cần phải tu luyện đồng thời.
Cái học của hiền nhân là:
Tồn Tâm để Dưỡng Tính, Tu Thân để lập Mệnh.
Cái học của Thánh Nhân là:
Tận Tính để Chí Mệnh. Gọi Tính là khai thuỷ của Thần. Tính là Thần chưa
bắt đầu, nên Thần nhờ đó mà Linh. Mệnh là khai thuỷ của Khí. Khí gốc ở
Mệnh. Mệnh là Khí chưa sinh. Khí do đó mà sinh ra. Tinh trong thân người
tịch nhiên bất động, vốn cương kiện trung chính, thuần tuý. Tinh này là
nơi nương tựa của Khí. Tính cũng nương nhờ vào đó, và là căn bản cho
Mệnh.
Thần trong tâm
người nhờ cảm ứng mà thông Linh. Ai cụ hỉ nộ ái ố dục là thất tình, Mệnh
phải y cứ vào đó, và Tính phải lấy đó làm khu cơ.
Khi Tính chuyển
hoá thánh Tâm, thì Nguyên Thần từ trong tác dụng, khi Mệnh chuyển hoá
thành Thân, thì Nguyên Khí từ trong vận động, cho nên Thân Tâm là sở cư
của Tinh Thần mà Tinh Thần là căn bản của Tính Mệnh.
Tính mà hoá dục,
biến thiên được là theo khẩu quyết của Tâm; Mệnh mà hoá dục biến thiên
được là theo khẩu quyềt của Thân.
Kiến
giải, tri thức do Tâm mà ra. Tư lự niệm tưởng là do Tâm sai khiến Tính.
Cử động, ứng thù, xuất phát
từ Thân. Ngữ mặc, thị thính, do Thân luỵ Mệnh.
Mệnh bị Thân khiên luỵ, nên
có sinh tử; Tính bị Tâm sai sử, nên không Khứ lai.
Có sinh tử
thì không Chí Mệnh được. Có Khứ Lai thì không Tận Tính được
Cho nên đầy dẫy
trong Trời Đất đều là Sinh Khí. Tham gia phụ giúp hai bên, hoá dục vạn
vật. Đó là Mệnh lưu hành không ngừng nghỉ.
Cho nên đầy dẫy
trong Trời đất là Linh Giác. Hai vầng nhật nguyệt sáng soi, đều là cái
Tính rực rỡ đó. Linh giác vốn gốc ở Tính. Khi chưa có Tính, thì Tính ta
đã có. Đó là Tính bắt đầu.
Khi chưa có Mệnh,
thì Mệnh ta đã có. Đó là Mệnh bắt đầu.
Thiên khiếu tròn
mà tàng Tính. Địa khiếu vuông mà tàng Mệnh. Bẩm hư Linh mà thành Tính.
Trung thiên địa mà lập Mệnh. Trong đó có Thần.
Thần tàng ở mũi,
Mệng có nơi Đan Điền. Thần tiềm phục ở Tâm, khí tụ kết ở Thân.
Mệnh gốc nơi
NGUYÊN KHÍ. Tính gốc nơi NGUYÊN THẦN.
Tính có Khí Chất
chi tính, (tính phàm phu) có Thiên Phú chi Tính (Tính Trời). (Khí chất
chi tính là Hậu Thiên chi Tính. Thiên Phú chi Tính là Tiên Thiên chi
Tính.)
Mệnh có Phân định
chi Mệnh, Hình khí chi Mệnh.
Người quân tử tu
Tính Thiên Phú, khắc chế Tính Khí Chất. Tu Mệnh Hình Khí mà khắc chế hậu
thiên Phân Định Chi Mệnh. Phân ra mà nói thì là Hai, hợp lại mà nói thì
là một. Nghĩa là Thần không lìa Khí., Khí không lìa Thần. Trong thân ta,
nếu thần khí tương hợp, thì Tính Mệnh trong ta sẽ thấy được.
Tính không lìa
Mệnh, Mệnh không lìa Tính: Tính Mệnh trong thân ta mà tương hợp, thì cái
Tính Tiên Thiên của ta và cái Mệnh Tiên Thiên của ta sẽ thấy được.
Tiên
Thiên Tính và Tiên Thiên Mệnh, là Chân Tính Chân Mệnh của ta. Chân Tính
Mệnh của ta là Chân Tính Mệnh của Trời Đất, là Chân Tính Mệnh của Hư
Không.
Nên
thánh nhân tu trì Giới, Định, Tuệ để Hư Tâm, luyện Tinh, Khí Thần để Bảo
Thân. Thân bảo thì nền tảng của Mệnh sẽ vững vàng, Hư Tâm thì Tính Thể
sẽ luôn sáng. Tính mà luôn sáng thì làm gì có Khứ Lai, Mệnh mà vững vàng
thì làm gì có Sinh Tử? Cho nên chết đi, là chết cái hình hài. Còn Chân
Tính Mệnh của ta thì thông ngày đêm, phối Thiên Địa, triệt cổ kim, có
bao giờ mất mát, tiêu diệt được?
Kìa xem cỏ cây,
thấy chúng cũng Qui Căn Phục Mệnh: Tính là Thần, cho nên sinh hoa, kết
quả, và Mệnh cũng ở trong đó. Thần trong Hình, nhập vào Thần trong Tính,
n ên gọi là Qui Căn Phản Bản.
Lại thường ví như
nam nữ cấu tinh: Nhất điểm nam tinh, lọt vào tử cung, hợp với Khí mà
thành Mệnh, mà Tính cũng ở trong đó. Thế là một Âm một Dương tương bác,
mà một điểm rơi vào Huỳnh Trung (Đơn Điền) mà sinh ra Tính, bèn diệu hợp
mà ngưng, đó là Bất Trắc chi vị Thần. Đó gọi là Tính Mệnh Diệu Hợp.
Bởi người không
biết nhẽ Diệu Hợp, cho nên Tu Tính mà không Tu Mệnh. Cái phép Diệu Hợp
tinh tuý thần diệu ấy mà không biết, lại không biết thế nào là Suất Tính
khiếu diệu, thì làm sao mà tu luyện? Nếu không trôi theo cuồng đãng, thì
cũng mất vào không tịch. Không biết Mệnh, cuối cùng đi về đâu?
Tu Mệnh bỏ Tính,
không biết Tạo Mệnh Công Phu là thế nào, thì làm sao mà trì thủ?
Nếu không chấp
vào hữu tác, thì cũng mất trong Vô Vi. Không biết Tính, không tránh được
Vận Số. Cuối cùng chẳng biết Tính Mệnh mình ra sao.
Ta nghe Đức Thích
Ca sinh tại Tây Phương cũng biết Đạo Kim Đơn. Đó là Tính Mệnh Song Tu.
Đó là phương pháp Tối Thượng Thừa. Đó là Kim Tiên.
Lữ Tổ cũng nói:
«Chỉ tri Tính, bất tri Mệnh, Thử thị tu hành đệ nhất bệnh. Chỉ tu tổ
Tính bất tu Đơn, Vạn kiếp âm Linh nan nhập thánh.» 只
知 性 不 知命 此 是 修 行 第 一 病. 只 修 祖 性 不 修 丹,
萬 劫 陰 靈 難
入 聖 (Chỉ biết Tính, không biết Mệnh, Đó là tu
hành đệ nhất bệnh, Chỉ tu tổ Tính chẳng tu Đơn, Vạn kiếp âm hồn khó nhập
Thánh.)
Đâu phải như bọn
Đạo Dẫn chỉ biết vận động thân thể, nên lấy Hình Hài làm Tính Mệnh. Đâu
phải như nay, có nhóm luyện thần, luyện khí, lấy Thần Khí làm Tính Mệnh,
cũng có số người Tu Tính, Tu Mệnh, coi Hậu Thiên Tính Mệnh như Tiên
Thiên Tính Mệnh. Những người làm vậy, chẳng những vô ích cho Tính Mệnh,
mà còn làm hại Tính Mệnh. Không biết được Chân Tính Mệnh, thật đáng
thương.
Có kẻ luận rằng: Thai nhi trong bụng mẹ, hô hấp phối hợp với mẹ, cho nên
Tính Mệnh của mẹ là Tính Mệnh của mình; Khi ra khỏi bụng mẹ, khi đã cắt
rốn mới có Tính Mệnh riêng. Nhưng đó cũng không phải Tính Mệnh Chân
Thường của chúng ta. Chúng ta phải từ trong Tính Mệnh ấy luyện thành
Kiền Nguyên Diện Mục của Mình, lộ xuất ra được điểm Chân Linh của mình.
Nghĩa là Tâm ta phải biết dùng cái Tính Mệnh Vô Vi sẵn có trong mình,
luyện dưỡng thành Kim Đơn, làm lộ xuất ra được điểm CHÂN LINH CHI KHÍ.
Hình y Thần, thì Hình không bị hoại, Thần y Tính thì Thần bất hoại. Thể
ngộ được Tính, lại biết Tận Tính Chí Mệnh, thì sẽ đạt được Hư Không Bản
Thể sẽ vĩnh cửu, trường sinh vô tận. Trời đất có hoại, nếu trùng lập
được Tính Mệnh, sẽ tái tạo được Kiền Khôn. Đạo gia không biết cái đó là
Bàng Môn. Thích gia không biết đạo Lý này thì là Ngoại Đạo, làm sao họp
được với Thiên Địa chi đức, đồng thể được vối Thái Hư? Bàn về Tính Mệnh
như vậy có thể gọi là đầy đủ.
» 1
2
3 4
5
6 7
8 9
10 11
12 13
14
15 16
17 18
19 20
21 22
23
24 25
26 27
28
29 30
31
32 33
34 35
36 37
38 39
40 41
42 43
44 45
46 47
48 49
50 51
52
|