TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ TOÀN THƯ

» MỤC LỤC  |  NGUYÊN  |  HANH  |  LỢI  |  TRINH

NGUYÊN TẬP

» 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27 

28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  47  48  49  50  51  52


44. CỬU ĐỈNH LUYỆN TÂM THUYẾT 九 鼎 煉 心 說

Nhật là Đơn của Trời. Nếu đen và động thì Nhật không còn phải là Đơn.

Tâm là Đơn của Người. Nếu bị vật đóng bụi, thì Tâm không phải là Đan nữa.

Cho nên luyện đan là loại trừ bụi bặm, để cho Tâm phục hồi Bản Thể, phục hồi Thiên Mệnh Chi Tính tự nhiên của mình.

Thiên Mệnh chi Tính là Chân Kim của ta, ai ai cũng có. Khí chất chi tính là cặn bã của Kim. Bậc thượng trí cũng có Tính này.

Nếu biết lấy lửa Nhân luân thường dùng , mà tôi luyên nó, thì Khí Chất chi Tính ngày một tiêu trừ. Khí chất chi tính đạ trừ, thì Thiên Mệnh chi tính tự hiện.

Ngũ Đế,[1] Tam Vương[2] đều là Vua, nhưng đã biết dùng Quân đạo (đạo làm vua) để hằng ngày tu luyện Tâm mình. Y Doãn, Phó Duyệt, Chu Công, Thiệu Công đều là Tể Tướng. Các ngài đã dùng Tướng đạo (đạo làm tướng) để hằng ngày tu luyện Tâm mình.

Khổng Tử, Tăng Tử, Tử Tư , Mạnh Tử đều là thầy dạy học. Các Ngài đã dùng Sư đạo (đạo làm thầy) để hằng ngày tu luyện Tâm mình

Không lúc nào mà các Ngài không để tâm vào Đạo, Không lúc nào mà các Ngài không lấy Đạo luyện Tâm.

Đó là khuôn phép xưa của các bậc đại thánh, đại hiền. Lời minh huấn của các Ngài là chuyên lo luyện Tâm, luyện Tính.

Lời bình của Dịch giả:

Bài Cửu Đỉnh luyện đan đồ không có gì đặc sắc. Đại ý thì Luyện Tâm là chùi rửa cho Tâm trở nên trong sáng dần. Cuối cùng là Vòng tròn trắng tinh, nhung lại không có chữ Tâm. Thứ tự của 9 bài thơ không ra đầu đuôi.

Nhưng bài Cửu Chuyển luyện đan thuyết, thì rất hay. Gọi Luyện Tâm là Luyện Đan.

Thuyết này phân biệt con người có hai Tính: Thiên Địa chi tính (Tính Trời), Khí Chất chi tính (Tính Người).

Trừ khử Tính Người là Luyện Đan.

Trừ được Tính Người, thì Tính Trời sẽ hiện, và Đan sẽ thành.

Cách bàn về Luyện Đan ở đây thật độc đáo. Không bàn đến Diên Hống (Dương Âm) hay Long Hổ mà chỉ bàn về Tính Trời, Tính Người. Rất đáng cho ta chú ý.

__________

[1] Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn.

[2] Hạ Vũ, Thương Thang, Chu Văn vương.


» 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27 

28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  47  48  49  50  51  52