TRUNG DUNG TÂN KHẢO

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

QUYỂN II: TRUNG DUNG BÌNH DỊCH

» Mục lục » Tựa của Chu Hi » Chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13

14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33


Chương 31

THÁNH NHÂN LÀ HIỆN THÂN CỦA THƯỢNG ĐẾ

第 三 十 一 章

 唯 天 下 至 聖, 為 能 聰, , , , 足 以 有 臨 也; , , , , 足 以 有 容 也; , , , , 足 以 有 執 也; , , 中 正 足 以 有 敬 也; , , , , 足 以 有 別 也. 溥 博, 淵 泉, 而 時 出 之. 溥博 如 天, 淵 泉 如 淵; 見 而 民 莫 不 敬; 言 而 民 莫 不 信; 行 而 民 莫 不 說. 是 以 聲 名 洋 溢 乎 中 國, 施 及 蠻 貊. 舟 車 所 至, 人 力 所 通, 天 之 所 覆, 地 之所 載 日 月 所 照, 霜 露 所 隊, 凡 有 血 氣 者, 莫 不 尊 親, 故 曰 配 天.

PHIÊN ÂM

Duy thiên hạ chí thánh, vi năng thông, minh, duệ, trí, túc dĩ hữu lâm dã; khoan, dụ, ôn, nhu, túc dĩ hữu dung dã; phát, cường, cương, nghị, túc dĩ hữu chấp dã; tề, trang, trung chính túc dĩ hữu kính dã; văn, lý, mật, sát, túc dĩ hữu biệt dã. Phổ bác, uyên tuyền, nhi thời xuất chi. Phổ bác như thiên, uyên tuyền như uyên; hiện nhi nhân mạc bất kính; ngôn nhi dân mạc bất tín; hành nhi nhân mạc bất duyệt. Thị dĩ thanh danh dương dật hồ Trung quốc, thi cập Man Mạch. Chu xa sở chí, nhân lực sở thông, thiên chi sở phú, địa chi sở tải, nhật nguyệt sở chiếu, sương lộ sở trụy, phàm hữu huyết khí giả, mạc bất tôn thân, cố viết phối Thiên.

CHÚ THÍCH

- Duệ = thông minh, sâu sắc. - Dụ = rộng rãi, giàu có, khoan thai. - Cường = mạnh. – Cương = cứng. - Chấp = cầm giữ. - Trang = trang nghiêm. - Phổ = khắp. - Bác = rộng. - Uyên = sâu. - Uyên tuyền 淵 泉 = sâu như suối sâu. - Duyệt = thích. - Dương = mênh mang. - Man = mọi rợ phía Nam. – Chu  = thuyền. - Tải = chở. - Phối thiên 配 天 = kết hợp với trời. - Dật = dầy. - Mạch = mọi rợ phía Bắc. - Phú = che. - Trụy = rơi.

DỊCH CHƯƠNG 31

Thiên nhân nhất quán

Chỉ có đấng chí thánh trong trần thế,

Mới có đầy đủ thông minh trí tuệ.

Y như thể có trời ẩn áo giáng lâm,

Mới khoan dung, hòa nhã, ôn thuần.

Y như có dung nhan Trời phất phưởng,

Phấn phát, tự cường, kiên cương, hùng dũng.

Y như là đã cầm giữ được sức thiêng;

Trang trọng, khiết tinh, trung chính, triền miên,

Y như thừa hưởng được đôi phần kính cẩn.

Nói năng văn vẻ rõ ràng, tường tận,

Y như là chia được phần thông suốt tinh vi.[1]

Mênh mang sâu thẳm, ứng hiện phải thì,

Mênh mang như khung trời bao la vô hạn,

Sâu thẳm như vực muôn trùng thăm thẳm.

Thấy bóng ngài, dân một dạ kính tôn,

Nghe lời ngài, dân tin tưởng trọn niềm,

Ngài hành động: muôn dân đều hoan lạc.[2]

Nên thanh danh ngài vang lừng Trung Quốc,

Vượt biên cương lan tới các nước ngoài.

Đâu xe có thể đi, người có thể tới lui,

Đâu có được trời che và đất chở.

Đâu còn nhật nguyệt hai vầng tở mở,

Đâu có móc đọng đâu có sương rơi.

Đâu còn có dòng máu nóng con người,

Ở nơi đó ngài vẫn được tôn sùng quí báu.

Thế nên gọi là «cùng trời phối ngẫu».[3]

BÌNH LUẬN

Chương này luận về thánh nhân phối thiên. Vì phối thiên nên đầy đủ thông minh, trí tuệ, ôn hòa, nhu thuận, phấn phát, tự cường, nghiêm trang, cung kính, lý sự khúc chiết, y như đã thông phần bản tính Trời, và là hiện thân của Trời.

Cũng vì thế mà thánh nhân được trọng vọng tin theo. Thanh danh ngài sẽ truyền ra khắp các nước và sẽ bền vững với núi sông.

Đoạn đầu chương này xưa nay thường được dịch đại khái như sau: «Trong thiên hạ chỉ có bậc chí thánh mới [có đủ năm đức hạnh này]: (1) [về trí thức thì] tai thông mắt tỏ, độ suốt, hiểu làu, như vậy đủ mà cai trị trăm họ; (2) [về bụng dạ thì] rộng rãi, dũ hòa, ôn nhã, nhu thuận, như vậy đủ mà bao dung chúng dân; (3) [về tính tình thì] phấn phát tự cường, cang dũng, quyết nghị, như vậy đủ mà giữ gìn phận sự; (4) [về nết hạnh thì] trai giới, nghiêm trang, trung thành, chính trực, như vậy đủ mà giữ niềm cung kính trong mọi việc; (5) [về ngôn ngữ thì] có văn, có lý, cặn kẽ, minh bạch, như vậy đủ mà phân biệt sự lý.» [4]

Dịch như vậy thiết tưởng không lột được ý thánh nhân phối thiên của chương sách.

Vì thế tôi mới dịch lại như trên. Lối dịch này làm sáng tỏ đường lối Nho giáo nói riêng và chủ trương của thánh hiền Âu Á cổ kim nói chung, cho rằng thánh nhân hợp nhất với Trời.

Chủ trương thánh nhân phối thiên, thánh nhân là hiện thân của Thượng Đế đã được thấy trong Kinh Thi, Kinh Thư, Tứ Thư, cũng như ở các hiền triết Nho giáo.

Kinh Thi viết:

«Việc Trời chẳng tiếng chẳng tăm,

Nên dùng dạng thức vua Văn hiển hình.

Cho muôn dân thấy mà tin...» [5]

Lại viết:

«Thuở nhà Ân còn thời thịnh trị,

Đã từng cùng Thượng Đế tất giao.» [6]

Trung Dung cũng nhiều lần đề cập tới sự phối hợp của Thượng Đế.[7] Đại Học (ch.10) cũng nhắc đến sự phối thiên bằng cách đan cử câu Kinh Thư: «Ân chi vị táng sư, khắc phối Thượng Đế.» Đối với Trung Dung ta thấy đó là đề tài chính yếu.[8]

Liêm Khê viết: «Hiểu đến nguồn gốc của tính mệnh, ắt sẽ lấy sự hợp nhất với Trời làm căn bản cho sự học vấn.» [9]

Thượng Thái (1050-?) nói: «Người học đạo phải nên cùng lý. Muôn vật đều có lý. Cùng lý hẳn biết được sở vi của Trời. Biết được sở vi của Trời hẳn cùng Trời làm một.» [10]

Hoành Cừ viết: «Nho gia từ minh giác tiến tới toàn thiện, lại từ toàn thiện tiến tới minh giác hoàn toàn. Cho nên Trời người hợp nhất, học đến cùng tột để nên thánh nhân.» [11]

Nhìn sang đạo Lão, ta thấy Đạo Đức Kinh (ch.68) viết: «Sống kết hợp với Trời là lý tưởng cao siêu nhất của người xưa.»

Trương Kỳ Quân, một học giả Trung Hoa lỗi lạc hiện nay, đã viết trong tạp chí Trung Quốc nhất chu và trong bộ Trung Hoa ngũ thiên niên sử của ông như sau: «Trung Hoa từ thời Đường, Ngu (Nghiêu, Thuấn) đến nay đều có chủ trường Trời người kết hợp. Kính Trời cốt để yêu người, yêu người cốt để kính Trời.» [12]

Tư tưởng ‘thánh nhân là hiện thân của Thượng Đế’ thực ra là tư tưởng chung của hoàn vũ. Bergson viết: »… Bây giờ thì Thượng Đế hoạt động bởi tâm hồn; sự phối hợp đã hoàn toàn, và vì thế vĩnh cửu.» [13]

Abu Yazid, một vị thánh Hồi giáo, viết: «Một hôm Thượng Đế đem tôi lên đặt trước mặt ngài và phán: ‘Hỡi Abu Yazid, tạo vật ta muốn thấy con.’ Tôi liền thưa: ‘Xin Chúa trang điểm con bằng sự duy nhất Chúa, xin hãy mặc cho con cá tính Chúa, để hễ thấy con, tạo vật sẽ nói: Ta đã thấy Chúa. Và đó là Chúa chẳng còn có con nữa.’» [14]

Al Hallag, một vị đại thánh Hồi giáo khác, cũng viết: «Ta là đấng ta yêu. Đấng ta yêu là ta. Chúng ta là hai thần trong một xác. Nếu bạn thấy ta, bạn sẽ thấy ngài. Nếu bạn thấy ngài, bạn sẽ thấy ta.» [15]

Tạm dịch ra thơ:

«Ta cùng với đấng ta yêu,

Hai đàng là một, khôn chiều qua phân.

Một thân mà có hai thần,

Thấy ta, thấy Chúa, cũng ngần ấy thôi.»

Những lời lẽ này làm ta liên tưởng đến lời Chúa Cơ Đốc phán trong Phúc âm thánh Jean: »Ai đã thấy ta tức là thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: ‘Xin chỉ Cha cho chúng tôi?’ Ngươi há không tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta hay sao?» [16]

Chương 31 này của Trung Dung còn có một điểm lạ lùng là có những âm hưởng tương tự như thánh kinh Cựu Ước của Công giáo. Để minh chứng, xin viện dẫn một đoạn trong Thánh Vịnh David, là một đoạn minh triết.

Trung Dung cho rằng danh tiếng của thánh nhân sẽ lâu bền với tinh cầu, nhật nguyệt, thì Thánh Vịnh David cũng viết:

«Danh người sẽ muôn đời sáng tỏ,

Cùng vầng dương muôn thuở lưu lai.

Muôn dân diễm phúc nhờ Người,

Phúc Người truyền tụng muôn đời dài lâu.» [17]

Minh Triết viết:

«Nhờ minh triết, tiếng ta vang dậy,

Trẻ như ta già thảy kính tôn.

Ngồi tòa thiên hạ khen khôn,

Gặp ta vương tướng cũng còn ngạc nhiên.

Ta nín lặng người thêm mong đợi,

Ta nói năng người vội lắng nghe.

Lời ta nhả ngọc phun huê,

Làm cho thiên hạ say mê nghe hoài.

Nhờ minh triết muôn đời trường thọ,

Ta lưu danh vạn cổ hậu lai.

Muôn dân ta quản ta coi,

Muôn dân muôn nước trong ngoài phục ta.» [18]


CHÚ THÍCH

[1] - Tout ce qui se cache et tout ce qui se voit, je l’ai appris;

car la sagesse, ouvrière de toutes choses, me l’a enseigné.

En elle, en effet, il y a un esprit intelligent, saint,

unique, multiple, subtil,

Se mouvant aisément, pénétrant, incapable de souillure, limpide, impassible, aimant le bien, allègre, incoercible, bienfaisant,

bon pour les hommes, ferme, assuré, sans inquiétudes,

tout-puissant, surveillant tout,

animant tous les esprits,

les intelligents, les purs et les plus subtils.

(Livre de la sagesse, 7 21-23)

- Liêm Khê tiên sinh viết: Thánh hi thiên, hiền hi thánh, sĩ hi hiền. 廉 溪 先 生 曰: 聖 希天, 賢 希 聖, 士 希 賢 (Thánh mong nên giống trời, hiền mong nên thánh, sĩ mong thành hiền). (Cận tư lục II, tr.1)

[2] - Les sages tiennent leur savoir en réserve. (Livre des Proverbes 10, 14)

- Par elle, (me disais-je) je serai considéré dans assembleés

et malgré ma jeunesse, jeunesse, j’aurai l’estime des anciens

on reconnaîtra ma pénétration dans les jugements,

et devant moi les grands seront dans l’admiration.

Si je me tais, ils attendront que je (prenne la parole);

si je parle, ils seront attentifs,

et si je prolonge mon discours,

ils mettront la main sur leur bouche.(Livre de la Sagesse 8 10-12)

[3] Tiên vương duy thời, mậu kính quyết đức, khắc phối thượng đế. Kim vương tự hữu lệnh tự, thượng giám tư tai. 先 王 惟 時, 懋 敬 厥 德, 克 配 上 帝. 今 王 嗣 有 令 緒, 尚 監 茲 哉 (Kinh Thư, Thái Giáp hạ)

= vua trước đã luôn tu nhân tích đức để phối hợp cùng thượng đế. Nay ngài nối nghiệp tưởng nên soi gương đó. (Lời Y-Doãn khuyên vua Thái Giáp).

- Son nom sera béni à jamais;

tant que brillera le soleil, son nom sera redit.

Toutes les tribus de la terre auront en lui bénédiction;

toutes les nations proclameront sa félicité. (Psaume 72, 17)

- Par elle (la sagesse) j’obtiendrai l’immortalité

et je laisserai à la postérité un souvenir éternel,

je gouvernerai des peuples et les nations (étrangères) me seront soumises. (Livre de la Sagesse 7, 9, 14)

[4] Đoàn Trung Còn dịch, Trung Dung, tr.21.

[5] Thượng thiên chi tải, vô thanh vô xú, nghi hình Văn Vương, vạn bang tác phù. 上 天 之 載, 無 聲 無 臭, 儀 形 文 王, 萬 邦 作 孚. (Đại nhã tam, Văn Vương chi thập tam chi nhất)

[6] Ân chi vị táng sư, khắc phối Thượng Đế. 殷 之 未 喪 師 克 配 上 帝. (Kinh Thư, Thái Giáp hạ, 3)

[7] - Khắc phối thượng đế. 克 配 上 帝 (Kinh Thư, Thái Giáp hạ, 3)

- Kỳ tự thời phối Hoàng Thiên. 其 自 時 配 皇 天 (Kinh Thư, Thiệu cáo, 14)

- Cố Ân lễ trắc phối thiên. 故 殷 禮 陟 配 天 (Kinh Thư, Quân thích, 8)

[8] - Cố viết phối thiên. 故 曰 配 天 (ch.31)

- Thánh nhân chi đạo... tuấn cực vu thiên. 聖 人 之 道... 峻 極 于 天 (ch.27) - Trung Dung, ch.26; 30; v.v.

[9] Cùng tính mệnh chi nguyên tất dĩ thể thiên vi học vấn chi bản. 窮 性 命 之 原 必 以 體 天 為 學 問 之 本 (Tống Nguyên học án, q.2, tr.10)

[10] Bửu Cầm, Tống Nho, tr.99.

[11] Nho gia tắc nhân minh trí thành, nhân thành trí minh. Cố Thiên nhân hợp nhất trí học nhi khả dĩ thành thánh. 儒 家 則 因 明 致 誠, 因 誠 致 明. 故 天 人 合 一 致 學 而 可 以 成 聖

(Tống Nguyên học án, q.17, tr.55)

- Tôn Chung Nguyên viết: Thiên dữ thần phi nhị kiến. Thánh nhân tức thiên. 孫 鍾: 天 與 神 非 二 見. 聖 人 即 天. (Tống Nguyên học án, q.17, tr.13)

[12] Trung Quốc tự Đường Ngu dĩ lai, tức hữu Thiên nhân hợp nhất chi tư tưởng. Kính thiên tức sở dĩ ái nhân, ái dân tức sở dĩ tôn thiên. Lịch đại thánh triết mạc bất kế tục hoành dương thử thiên nhân hợp nhất chi đạo. 中 國 自 唐 虞 以 來, 即 有 天 人 合 一 之 思 想. 敬 天 即 所 以 愛 人, 愛 民 即 所 以 宗 天. 歷 代 聖 哲 莫 不 繼 續 宏 揚 此 天 人 合 一 之 道.- Trung Quốc nhất chu, kỳ 623, tr.21.- Trung Hoa ngũ thiên niên sử, q.3, chương Lão Tử.

[13] «… Maintenant c’est Dieu qui agit par elle (l’âme), en elle: l’union est totale et par conséquent définitive.» (Les deux sources de la morale et de la religion, Paris, 1932, p.247-248)

- (Louis Oechslin, L’intuition mystique de Sainte Thérèse, p.167)

[14] Abu Yazid dit: «Il m’éleva un jour et me plaça devant Lui... et dit: ‘O Abu Yazid ! Mes créatures veulent te voir.’ Je dit alors: ‘Orne-moi de Ton unicité, habille-moi de Ton individualité, élève-moi à Ton unité, afin que me voyant, tes créatures disent: ‘Nous t’avons vu. Et ce sera Toi et moi je n’y serai pas.’» (Marijan Molé, Les mystiques musulmans, p.56)

[15] Je suis celui que j’aime, et celui que j’aime est moi.

Nous sommes deux esprits infus en un seul corps.

Si tu me vois, tu le vois; et si tu le vois, tu me vois.

(Le divin d’Al-Hallag, éd. Massignon, M 57)

(Marijan Molé, Les mystiques musulmans, p.70)

[16] Jean, 14, 9, 10. Kinh Thánh, nhà in hội thánh Tin Lành Đông Pháp, Hà Nội, tr.128.

Bible de Jérusalem, tr.1420, dịch như sau:

Qui m’a vu, a vu le Père,

Comment peux-tu dire: Montre-nous le Père?

Ne crois-tu pas

que je suis dans le Père et que le Père est en moi?

[17] Thánh Vịnh David 72, 17.

[18] Minh Triết, 8, 10-14.


» Mục lục » Tựa của Chu Hi » Chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13

14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33