Đường vào Triết học và
Đạo học
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
»
Mục lục |
Phi lộ | Chương:
1 2
3 4
5 6
7 8
9 10
11
12 13
14 15
16 17
18 19
20
Chương 5
MỘT SỬ QUAN
THEO THUYẾT TAM TÀI
Dưới
tiêu đề
này, tôi muốn
bàn về
những
đường
đi nước
bước
của
nhân quần,
từ
lúc khởi
thủy,
tới
lúc chung cuộc.
Nói cách khác tôi cùng quí vị
sẽ
theo dõi những
diễn
biến
lịch
sử
của
loài người,
trong dĩ vãng, hiện
tại
và tương lai; tôi sẽ
bàn về
SỬ
QUAN.
Công việc
này, không phải
là một
chuyện
huyễn
hoặc,
không tưởng.Tuy
là một
chuyện
khó, nhưng trong dĩ vãng đã có nhiều
người
làm chuyện
này. Ví dụ
như Giám mục
Augustin trong những
năm 412- 426 đã viết
quyển
De Civitate Dei (Thành trì Chúa); Giám mục
Bossuet, năm 1681, đã viết
quyển
Discours sur l'histoire universelle (Luận
thuyết
về
lịch
sử
toàn cầu);
Kant (1724- 1804) đã viết
quyển
Idea of a Universal History from a Cosmopolitan Point of View (ý
niệm
về
Lịch
sử
nhân quần
theo quan điểm
hoàn cầu)
năm 1784; Auguste Comte (1798- 1857) viết
bộ
Course on the Positive Philosophy (Bàn về
Triết
học
thực
nghiệm)
vào những
năm 1830- 1842; Hegel (1770- 1831) viết
quyển
Philosophie des Rechts (Philosophy of Right: Triết
học
Chính nghĩa) năm 1821 và quyển
Lectures on the Philosophy of History (Diễn
thuyết
về
Triết
học
Lịch
sử),
xuất
bản
sau khi ông mất;
Karl Marx (1818- 1883) trong các sách của
ông như Critique of Political Economy (1859); The German
Ideology viết
trong khoảng
1845- 1846, nhưng mãi đến
năm 1932 mới
xuất
bản;
Poverty of Philosophy (1847); Communist Manifesto (1948); Capital
(Tập
1) xuất
bản
năm 1867 v.v...
ấy
là tôi chưa kể
đến
Herder, Oswald Spengler, Arnold Toynbee, các nhà thấu
thị
Ấn Độ
thủa
xa xưa, các triết
gia Trung Hoa như Thiệu
Khang Tiết
(1011- 1077), tác giả
quyển
Hoàng Cực
Kinh Thế.
Các tác giả
trên hoặc
mặc
nhiên, hoặc
công khai chủ
trương rằng
lịch
sử
nhân quần
không phải
là một
cuộc
diễn
biến
hỗn
loạn,
nhưng mà là một
cuộc
diễn
biến
có mục
phiêu (Augustin), có chiều
hướng
(Auguste Comte, Karl Marx), được
chi phối
bởi
những
định
luật
biến
dịch:
sinh, trưởng,
thu, tàng; vinh, khô, đại,
tạ
(Hegel, Arnold Toynbee, Oswald Spencer).
Phần
đông người
Âu Châu xưa nhìn vào lịch
sử
nhân quần
thấy
nó diễn
biến
ra trong một
khoảng
thời
gian rất
là ngắn
ngủi,
khoảng
6000, 7000 năm, và đang mong chờ
nhật
nguyệt,
tinh cầu
rơi rụng
xuống
trần
gian, như những
trái vả
chín để
cho trần
gian đắm
chìm trong mưa dầu,
nắng
lửa.
Và để
giản
dị
hóa cái nhìn vào lịch
sử
nhân quần,
người
ta coi trần
gian này như là một
chốn
khách đày, đầy
chông gai, gian khổ,
mà con người
phải
cắn
răng, cúi đầu
chịu
đựng,
để
đền
bù tội
lệ
của
mình và của
tiên tổ.
Nó cũng như là trại
tị
nạn
tạm
bợ,
mà mọi
người
sống
trong những
giây phút chờ
chực,
để
được
chọn
lựa
vào Thiên Quốc,
nếu
hội
đủ
tiêu chuẩn;
nếu
không đủ
tiêu chuẩn,
sẽ
bị
dẫn
giải
xuống
Âm Ti, Địa
Ngục,
có thể
là có tới
9 tầng,
chắc
chắn
là
ồn
ào, nhớp
nhúa lắm.
Đối
với
tôi, sử
quan này chẳng
hấp
dẫn
tí nào!
Nhiều
người
Đông Phương cũng coi đời
là bến
mê, bể
khổ,
chỉ
mong thoát nợ
đời.
Với
thái độ
ấy,
lịch
sử
nhân quần
trở
nên vô nghĩa. Vì bản
tính vốn
lạc
quan, vui vẻ,
nên tôi cũng không ưa cái nhìn buồn
thảm
này. Trái lại,
tôi thích coi lịch
sử
nhân quần
là những
trang sử
hào hùng, ghi chép toàn những
chuyện
«thắng
mê», «thắng
khổ».
Dần
dà nhân loại
đã bắt
đầu
không còn coi hồng
trần
là bãi rác, là nơi tù đày nữa,
mà thấy
nó có thể
trở
thành Lạc
Viên, Lạc
Cảnh,
nếu
mình biết
bắt
tay vào công trình khai thác, hoán cải
nó. Các triết
gia đã dần
dần
thổi
vào lịch
sử
nhân quần
một
luồng
hào khí mới,
một
luồng
sinh lực
mới.
Thực
vậy,
các triết
gia Âu Châu, từ
thế
kỷ
XV trở
đi, khi bàn về
lịch
sử
nhân quần,
đã đem được
định
luật
biến
dịch
lồng
vào sự
diễn
biến
của
lịch
sử.
Tuy nhiên mới
chỉ
thấy
được
sự
biến
hóa một
chiều,
theo một
con đường
thẳng.
Auguste Comte cho rằng
nhân loại
từ
trước
đến
nay đã đi qua ba giai đoạn,
là: Thần
quyền,
Siêu Hình, và Thực
nghiệm
khoa học.
Đó chính là một
sự
suy diễn
về
quá trình biến
hóa theo con đường
thẳng,
và cũng chưa có đoán định
về
tương lai.
Karl Marx nhìn vào sử
quan qua lăng kính Duy vật
biện
chứng
pháp. ông cho rằng
lịch
sử
biến
hóa được
chính là do động
cơ vật
chất,
kinh tế.
Vật
chất,
kinh tế
là hạ
tầng
cơ sở.
Tùy theo sự
biến
hóa của
các phương tiện
sản
xuất,
mà lịch
sử
cũng dần
dần
thay đổi
bộ
mặt,
mà các cơ cấu
trên thượng
tầng,
như văn hóa, tư tưởng,
chính trị,
xã hội
cũng được
đổi
thay. Theo Marx, Engels và Lénine lịch
sử
biến
thiên để
đưa đến
một
thế
giới
không quốc
gia, một
xã hội
không giai cấp,
trong đó mọi
người
đều
bình đẳng,
không còn ai bóc lột
ai. " Tuy nhiên trước
khi đi đến
thời
kỳ
hi vọng
đó, phải
qua thời
kỳ
oán ghét, phải
qua giai đoạn
vô sản
chuyên chính. Mục
đích của
vô sản
chuyên chính là nhào con người
cũ để
nặn
nên con người
mới.
Không có chuyện
nới
tay; phải
thằng
thúc ghê gớm.
Nhưng, để
làm công chuyện
này, đã có một
phương thế
hết
sức
là hùng mạnh,
một
công cụ
đàn áp rất
đặc
biệt
đó là nhà nước.
Trong thời
kỳ
đầu
này, nhà nước
sẽ
không lơ là, mà ghi chép hết,
kiểm
soát hết.
Sự
kiểm
soát sẽ
toàn diện,
phổ
quát, cùng khắp
mọi
nơi trong nước,
và không ai có thể
tìm ra chỗ
nào để
trốn
lủi,
để
thoát thân. Tất
cả
xã hội,
chỉ
còn là một
bàn giấy
lớn,
một
nhà máy lớn,
và mọi
người
bình đẳng
về
vấn
đề
lao động,
về
vấn
đề
lương hướng.
Sử
quan này cũng chỉ
mới
có một
chiều:
Nói theo Dịch,
nó mới
chỉ
là chiều
Âm trưởng,
Dương tiêu: Theo chiều
hướng
này, chỉ
mới
thấy
vật
chất
thịnh,
tinh thần
suy. Trong tương lai phải
có thêm một
chiều
hướng
mới
là Âm tiêu, Dương trưởng;
vật
chất
sẽ
đóng vai trò thứ
yếu,
tinh thần
càng ngày càng đóng vai trò tối
thượng.
Cái thế
giới
đại
đồng,
mà Mác. Lê mơ ước,
thực
ra sẽ
ở
cuối
con đường
DƯƠNG, con đường
tiến
hóa tinh thần,
khi mà nhân loại
sẽ
lấy
Tinh thần
làm CHỦ,
vật
chất
làm KHÁCH. Vật
chất
sẽ
chỉ
đóng vai trò phụ
thuộc
để
giúp con người
tiến
tới
tinh hoa cao đại.
Nói vậy
có nghĩa là nhân loại
chỉ
có thể
đi vào thời
đại
hoàng kim, khi đi ngược
laị
chiều
hướng
vật
chất
của
Mác Lê.
Chính vì vậy
mà Chủ
Nghĩa Duy Vật,
cũng như Duy Vật
Sử
Quan khó mà mang lại
hạnh
phúc cho con người.
Riêng tôi, dựa
vào Dịch
lý, dựa
vào lẽ
biến
Dịch
tuần
hoàn của
trời
đất,
đã thấy
Mác, Lê mới
chỉ
nhìn thấy
chiều
hướng
tiến
của
vật
chất
mà chưa nhìn thấy
chiều
hướng
tiến
của
tinh thần,
và đã mau đem màn đêm sầu
khổ,
thương đau, phủ
lên trên một
phần
hoàn võ. Kim Dung, trong Lộc
đỉnh
ký,
đã sánh những
người
làm chính trị
và người
dân, như thợ
săn với
hươu. Cách săn hươu tuy có khác nhau, nhưng khi hươu đã lọt
vào tay thợ
săn, thì hươu biết
ngay số
phận
mình. Cũng y thức
như cá ngoài lờ,
thì tưởng
trong lờ
là sung sướng,
nên muốn
chui vào; khi đã lọt
vào lờ,
thì lại
đỏ
mắt
trông chờ
ngày giải
thoát...
Trong quyển
Philosophy of History của
Cairns, nơi trang 449, ta thấy
Toynbee cũng đồng
ý với
Ibn Khaldun, Vico, Spengler và Sorokin, khi cho rằng
các nền
triết
học
duy vật
là đặc
điểm
của
những
thời
kỳ
suy thoái trong bất
kỳ
nền
văn hóa nào.
Các Triết
gia xưa nay cũng tìm hiểu
xem động
lực
nào thúc đẩy
sự
biến
hóa trong lịch
sử.
Và ta nhận
thấy
các tư tưởng
đưa ra cũng không mấy
giống
nhau. Trong quá khứ,
nhất
là trong thời
Trung cổ,
người
ta cho rằng
sự
biến
thiên của
lịch
sử
nhân quần
đã do một
thần
lực
ngoại
lai, do sự
quan phòng (Providence) của
Thượng
đế.
Tư tưởng
này đã được
các sử
gia công giáo như Eusebius (c. 264-340), tác giả
quyển
Ecclesiastical History (Sử
Ký Hội
Thánh); Augustine (354-430), tác giả
quyển
The City of God (Thành trì Chúa); Bede (673-735), tác giả
quyển
An Ecclesiastical History of the English People (Lịch
sử
Giao Hội
Anh) chủ
trương và khai thác.
Từ
1400 về
sau, các sử
gia Âu Châu bắt
đầu
chuyển
hướng
và cho rằng
lịch
sử
chuyển
biến
là do ý hướng
của
nhân loại.
Voltaire (1694-1778) cho rằng
lịch
sử
tiến
hóa từ
tăm tối
của
dị
đoan, tà thuyết
để
đi dần
dần
đến
ánh sáng của
lý trí. Kant (1724-1804), Herder, Hegel (1770-1821) cho rằng
lịch
sử
biến
chuyển
là do những
động
lực
nội
tại,
tiềm
tàng sẵn
trong nhân quần,
thay vì do một
đũa thần
bên ngoài. Hegel còn cho rằng
lịch
sử
là do sự
phát triển,
và sự
hình hiện
của
thần
lực
trong con người.
ông cũng còn cho rằng
lịch
sử
biến
hóa là do sự
hỗ
tương tác dụng
giữa
Lý Tưởng
và Thực
Tại;
là sự
hình hiện
của
Tuyệt
đối
trên triền
thời
gian; là quá trình Thần
Linh tự
khai triển...
Marx cho rằng
kinh tế,
vật
chất
là động
cơ của
lịch
sử.
Chúng ta không thể
trình bày hết
mọi
quan niệm,
mọi
lý thuyết
của
các Triết
gia Đông, Tây, Kim, Cổ
được.
Chúng ta chỉ
có thể
trình bày một
cách khái lược
như sau:
1.- Lịch
sử
biến
thiên có mục
phiêu:
- Đó là sự
Chúa cứu
rỗi
nhân loại
(Augustine).
- Đó là sự
tiến
bộ
chẳng
những
về
phương diện
vật
chất,
kỹ
thuật
mà còn là sự
giải
phóng con người
cho khỏi
những
vô lý của
lịch
sử,
nhất
là khỏi
chiến
tranh (Condorcet, Comte, Herbert Spencer).
- Đó là sự
tiến
bộ
để
con người
và xã hội
loài người
càng ngày càng sống
hợp
lẽ
phải
(Immanuel Kant, Georg F. W. Hegel, Johann Gottlieb Fichte).
- Đó là tiến
bộ
đến
một
xã hội
bình đẳng,
đại
đồng
(Marx).
2.- Lịch
sử
tiến
hóa có chiều
hướng:
a).- Hoặc
biến
hóa theo một
đường
thẳng
(đa số
triết
gia).
b).- Hoặc
biến
hóa theo chu kỳ
(sinh, trưởng,
thu, tàng) thịnh
suy đắp
đổi
(Oswald Spengler, Arnold Toynbee).
3.- Lịch
sử
biến
thiên là do những
động
cơ thúc đẩy.
Động
cơ đó có thể
là thần
quyền,
hoặc
là do những
nguyên nhân nội
tại
tiềm
ẩn
sẵn
trong con người,
như đã trình bày
ở
trên.
Riêng tôi, khi suy tư về
Sử
quan, tôi sẽ
đóng góp như sau:
A.- Lịch
sử
biến
thiên có lớp
lang, tiết
tấu,
có mục
phiêu rõ rệt:
Đó là sự
khai triển
phát huy toàn diện
các khả
năng nơi con người,
cả
về
ba phương diện
Thần,
Hồn,
Xác. Đó là quan niệm
Tam Tài mà tôi sẽ
dùng để
cắt
nghĩa quá trình lịch
sử.
B.- Lịch
sử
biến
thiên do những
động
cơ nội
tại,
tiềm
ẩn
sẵn
trong bản
chất
loài người;
do những
định
luật
chi phối
mọi
sự
biến
thiên trong hoàn võ. Như vậy
mới
có thể
tiên tri, tieân đoán được.
C.- Lịch
sử
biến
thiên có chiều
hướng,
nhưng sẽ
diễn
biến
theo hai chiều,
theo đúng định
luật
vãng, lai, phản
phục,
tụ
tán của
trời
đất.
Tôi chủ
trương rằng
cái gì cùng một
lúc đã diễn
biến
ra cho nhân quần,
sẽ
tuần
tự
diễn
biến
ra trên triền
thời
gian lịch
sử
cho nhân loại.
Nói thế
có nghĩa là nếu
ở
trong không gian, có người
hay người
dở;
có thánh, có phàm, thì nhân quần
trong sự
diễn
biến
của
lịch
sử,
cũng có lúc phàm, có lúc thánh... Tôi cứ
nhìn vào sự
diễn
biến
của
một
con người
lý tưởng,
sẽ
suy ra được
một
sử
quan lý tưởng
mà loài người
sẽ
khuôn theo.
Trước
khi kết
luận
rằng
lịch
sử
nhân quần
phải
tiến
theo hai chiều
thuận
nghịch
vãng lai, tôi đã khảo
thiên nhiên, khảo
tư tưởng,
lập
trường
của
người
xưa, và tôi đã đi đến
kết
luận
rằng
sự
biến
thiên tuần
hoàn, theo hai chiều
thăng giáng, thuận
nghịch
là một
định
luật
phổ
quát.
-
Ấn
Độ
gọi
chiều
Vãng là hơi thở
ra của
Brahma (expir); chiều
Lai là hơi thở
vào của
Brahma (inspir). Họ
còn gọi
chiều
Vãng là Phát (Manvantara); chiều
Lai là Thu (Pralaya).
- Huyền
học
(Mysticism) gọi
chiều
Vãng là Phù sinh; chiều
Lai là Trường
sinh.
- Mật
tông (Hermetism) gọi
chiều
Vãng là Kết
(Coagula); chiều
Lai là Giải
(Solve).
- Hóa học
gọi
chiều
Vãng, chiều
Giáng là Hủ
Hoại
(Putrefaction), chiều
Lai, chiều
Thăng là Siêu thăng, hay Thăng hoa (Sublimation).
- Thiên văn gọi
chiều
Vãng là Tán (Expansion); chiều
Lai là Tụ
(Concentration).
- Triết
học
gọi
chiều
Vãng là Phóng ngoại
(Extroversion); chiều
Lai là Hướng
nội
(Introversion).
- Vòng Thập
can, vòng Thập
nhị
chi, vòng Trường
sinh, vòng Dịch
và 12 dấu
nhạc
Trung Hoa nhất
nhất
đều
hàm chứa
sự
biến
hóa hai chiều
đó.
Muốn
hiểu
tất
cả
các vòng biến
thiên đó, chúng ta hãy khởi
từ
phía bên phải,
khởi
từ
phía bên Âm, tức
là phía Âm trưởng,
Dương tiêu; rồi
mới
sang phía bên trái sau, là phía Dương, phía Âm tiêu, Dương trưởng.
Làm như vậy
ta sẽ
thấy
nửa
chiều
biến
dịch
trước
là chiều
suy thoái (suy thoái của
tinh thần;
nhưng tiến
hóa của
vật
chất).
Nửa
chiều
sau mới
là nửa
chiều
tiến
hóa (tiến
hóa của
tinh thần,
nhưng suy thoái của
vật
chất)
*
Vòng thập
can:
Canh, Tân = Vạn vật canh tân.
Nhâm, Quí = Bế tàng, hoài thai, manh nha.
Giáp, Ất = Thoát ra khỏi vỏ, rồi vươn
lên.
Bính, Đinh = Rồi sáng sủa rực rỡ.
Mậu, Kỷ = Chung cuộc sẽ tốt đẹp, thành
tựu.
|
|
* Vòng
thập
nhị chi.
Mùi = Vạn vật khoác hình hài, có mùi vị.
Thân = vạn vật có thân thể.
Dậu = dần dà thâu xúc lại.
Tuất = Rồi bị suy diệt.
Hợi = Rồi bị khắc sát, tàn vong.
Tí = Sau đó lại thai dưỡng.
Sửu = lại lọt lòng ra.
Dần = Rồi khai triển, diễn tiến.
Mão = Tốt đẹp.
Thìn = Phấn chấn.
Tị = Rồi vươn mãi lên.
Ngọ = đi
đến
chỗ trưởng đại.
|
|
* Vòng
Trường sinh.
Suy.
Bệnh.
Tử.
Mộ.
Tuyệt.
Thai.
Dưỡng.
Trường sinh.
Mộc dục.
Quan đới.
Lâm quan.
Đế vượng.
|
|
*
Vòng
Dịch:
Nửa vòng Âm: Cấu, Độn, Bĩ, Quan,
Bác, Khôn.
Nửa vòng Dương: Phục, Lâm, Thái,
Đại tráng, Quải, Kiền.
|
|
*
12
dấu
nhạc
Trung
Hoa:
Nhuy tân = Âm khí ấu tiểu (vừa mới manh
nha)
Lâm chung = Vạn vật bàng hoàng, sắp chết.
Di tắc = Âm khí như giặc cướp, quấy rối
vạn vật,
Nam Lữ = cuộc lữ hành của Dương khí gần
tới giai đoạn ẩn tàng.
Vô dịch = Dương khí «vô dư» (không còn
thừa nữa).
Ứng chung = Dương khí không dùng làm được
việc nữa.
Hoàng chung = Dương khí từ hoàng tuyền bốc
lên.
Đại Lữ = chuẩn bị đưa vạn vật xuất sinh,
chuẩn bị một cuộc lữ hành.
Thái thốc = Vạn vật thốc sinh.
Giáp chung = Âm Dương giáp kề.
Cô tẩy = vạn vật trở nên thanh lịch,
Trọng lữ = vạn vật đi đến chỗ cương
cường...
Người
xưa, với
các vòng biến
hóa trên, thực
ra đã tìm thấy
định
luật
chi phối
sự
biến
thiên, tăng giảm
của
nhị
khí Âm Dương, của
Tinh thần
và Vật
chất
trên triền
thời
gian.
Tôi nghĩ rằng,
nếu
trời
đất
này đã được
chi phối
bởi
những
định
luật
vĩnh cửu,
thì không có lý nào con người
lại
có thể
hành động
bừa
phứa,
và lịch sử
lại
có thể
biến
động
bừa
phứa.
Con người
có thể
đi sai, làm sai những
định
luật
thiên nhiên
ấy,
nhưng con người
chóng chày sẽ
thấy
những
hậu
quả
chẳng
hay, chẳng
tốt
cho mình, cho người;
nên rốt
cuộc
vẫn
phải
sửa
sai; vẫn
phải
nhận
chân rằng
định
luật
trời
(định
luật
tự
nhiên) mới
chính là bảo
đảm
hạnh
phúc cho loài người...
Khi tôi xây dựng
Sử
quan, tôi sẽ
đứng
ngoài vòng các
ảnh
hưởng
chính trị,
đạo
giáo, màu da, sắc
áo, để
cho cái nhìn của
tôi hết
sức
khách quan, để
sự
trình bày của
tôi được
hết
sức
thành khẩn.
Nếu
nó sai, sẽ
bị
thời
gian đào thải;
nếu
nó đúng sẽ
được
lưu lai. Đó cũng là định
luật
thiên nhiên vậy.
Khi bàn về
Sử
quan, một
câu hỏi
mà tôi tự
nêu ra, nhưng lại
làm cho tôi hết
sức
băn khoăn, và cũng không biết
trả
lời
cách nào cho thỏa
đáng. Đó là: Lịch
sử
nhân quần
được
diễn
biến
ra trong khoảng
một
thời
gian
ấn
định
là bao nhiêu lâu? Phải
thành khẩn
thú nhận
nhân loại
xưa nay chưa ai tìm ra được
câu trả
lời
thỏa
đáng.
*
Xưa Hi Lạp
và Ba Tư đã có thời
gian cho một
chu kỳ
lịch
sử
là 360 x 36= 12,960 (4320 x 3) năm. Lịch
sử
diễn
biến
từ
Kim, đến
Ngân, Đồng
rồi
Thiết.
*
Plato cho rằng
1 chu kỳ
lịch
sử
là 360 x 72= 4320 x 4= 25920 năm, cũng là khoảng
thời
gian mà mặt
trời
dùng, để
vào ngày Xuân Phân, để
trở
về
đúng điểm
Gamma trên vòng Hoàng Đạo.
*
Người
Âu Châu sau này lại
thấy
con số
đó quá to. Họ
dựa
vào lời
trần
thuật
ghi trong Thánh Kinh, nhất
là Sáng Thế
Ký (Genesis), để
tin rằng
từ
khi có đất
trời,
và loài người
đến
nay mới
chỉ
có khoảng
là ngót 6000 năm. Tổng
giám mục
James Ussher toán ra rằng
Thượng
đế
tạo
nên hoàn võ vào năm 4004 trước
Công Nguyên. Tiến
sĩ Lightfoot
ở
Cambridge xác định
rằng
sự
sáng tạo
trời
đất
đã xảy
ra vào 9 giờ
sáng, tháng 10, năm - 4004. Bắt
đầu
từ
năm 1701 đã có nhiều
bản
Kinh Thánh của
Tin Lành gọi
là bản
King James (King James version) đã ngang nhiên cho in giữa
trang đầu
Sáng Thế
Ký con số
huy hoàng: 4004
Tôi hiện
có một
quyển
Tuẫn
Tiết
Lục
La Mã (Martyrologe Romain), của
Công Giáo,
bắt
đầu
in do lệnh
Giáo Hoàng Gregory XIII (1572-1585), duyệt
lại
với
uy tín của
Giáo Hoàng Urban VIII (1590) và Clement X (1670- 1676); nhuận
chính và tăng bổ
năm 1749 do Giáo Hoàng Benedictus XIV (1740-1758), được
in lại
năm 1959 và có đủ
ấn
ký Nihil obstat và Imprimatur của
giáo quyền
Pháp.
Trong đó, nơi những
trang 469-470, khi đề
cập
đến
lễ
Sinh Nhật,
đã cho ta những
niên kỷ
sau đây:
- Trời
đất
được
tạo
dựng
bởi
không: 5199 BC.
- Đại
Hồng
thủy:
2959 BC.
- Abraham sinh năm: 2015 BC.
- Moses đưa dân Israel ra khỏi
Ai Cập:
1510 BC.
Năm 1744, trong quyển
Lịch
sử
vạn
vật,
Buffon chủ
trương trái đất
đã có khoảng
70.000 năm, thế
mà đã bị
coi là một
sự
xúc phạm
lớn
lao, và tác phẩm
bị
cấm
đoán.
Ngay khi Darwin chết
rồi
(1809-1882), người
ta vẫn
còn dạy
rằng
vũ trụ
được
tạo
dựng
4963 năm trước
kỷ
nguyên, và cuốn
Tự
điển
Larousse xuất
bản
năm 1882 ghi rằng:
«Đó là niên kỷ
duy nhất
được
chấp
nhận
trong các trường.»
Tuy nhiên, ta cũng phải
nhận
định
rằng
Origen (185- 251), một
giáo phụ
Công giáo, đã đơn độc
chủ
trương một
sự
sáng tạo
miên trường...
Lúc chung cuộc
của
sự
biến
hóa tuần
hoàn, muôn loài sẽ
trở
về
cùng Thượng
đế...
Sau đó lịch
sử
lại
diễn
biến
trở
lại,
cứ
như vậy
vô biên, vô tận
.
- Thiệu
tử,
tác giả
quyển
Hoàng Cực
Kinh Thế
cho rằng:
đất
trời
từ
khi sinh đến
khi hủy
là 4320 x 30= 129,600 năm.
Ông gọi
129,600 là một
Nguyên.
1 Nguyên chia làm 12 Hội:
129,600 : 12 = 10,800 năm
1 Hội
có 30 Vận:
10,800 : 30 = 360 năm.
1 Vận
có 12 thế:
360 : 12 = 30 năm.
Theo Ông, trời
khai vào Hội
Tí; Địa
khai vào Hội
Sửu
(10800); Người
sinh vào Hội
Dần
20,160.
Vua Nghiêu lên ngôi 2357, theo Thiệu
Tử
là vào Hội
Ngọ,
vận
thứ
30, thế
thứ
9, tức
là vào năm 67,057 sau khi trời
được
tạo
nên. Theo đấy
mà tính, thì năm nay, 1988, chúng đang sống
vào năm 71,402. Loài người
sẽ
cáo chung vào Hội
Tuất,
tức
là vào khoảng
năm 108,000!
-
Ấn
Độ
thì cho rằng
chu kỳ
lịch
sử
nhân quần
là: 4320 x 1000
=
4,320,000. Đó là thời
gian mà Nhật
nguyệt
sẽ
hợp
bích, ngũ tinh sẽ
liên châu, nghĩa là cùng chụm
lại
ở
một
cung trời,
như thời
nguyên thủy.
Còn chu kỳ
vũ trụ
là 4,320,000,000.
Có người
lại
chủ
trương một
ngày Brahma là 864,000,000 năm, gồm
có:
- 432,000,000 là ban ngày của
Brahma (tán).
- 432,000,000 là ban đêm của
Brahma (tụ)
Ví dụ
Brahma sống
100 tuổi,
chúng ta có:
840,000,000 x
365
x
100=30,660,000,000,000, tức
là khoảng
30 ngàn tỉ
năm. Riêng đạo
Phật
và đạo
Kỳ
Na (Jainism) thì coi lịch
sử
nhân quần
được
diễn
ra không biết
là trong bao nhiêu a-tăng-kỳ
(asamkhya) kiếp
(kalpa), nghĩa là trong 1 thời
gian vô hạn
lượng.
Các nhà bác học
Âu Mỹ,
từ
thế
kỷ
XVIII đến
nay cũng đã xông vào vòng chiến.
Với
những
cách đo tuổi
tác các tinh cầu,
đất
đai và sinh linh bằng
Carbon 14, bằng
các chất
phóng xạ,
như Uranium 238, Actino- Uranium 235, Thorium T 232 v.v... và họ
đã ước
định
tuổi
vũ trụ
già nhất
là 10,000 tỉ
năm; tuổi
mặt
trời
già nhất
là 10 tỉ
năm; tuổi
trái đất
khoảng
2 tỉ
năm.
Các nhà bác học,
kể
từ
Jacques Boucher de Perthes (1788-1868) cũng đã ra công đi tìm di tích
tông tổ
loài người.
Nhà bác học
Lecomte du Noüy đã tóm lại
như sau:
- Người
Piltdown: cách đây khoảng
1,000,000 năm.
- Hầu
nhân (Pithecanthropus) cách đây 500,000 năm.
- Trung Hoa nhân (Homo sinensis) cách đây từ
2000,000 đến
500,000 năm.
- Người
Heidelberg: cách đây từ
50,000 đến
100,000 năm.
- Người
Neanderthal:
a) cựu:
cách đây từ
50,000 đến
100,000 năm.
b) tân: cách đây 40,000 năm.
- Người
Cro- Magnon (Linh nhân= Homo sapiens):
a) Cựu:
cách đây khoảng
từ
30,000 đến
50,000 năm.
b) Tân: cách đây khoảng
20,000 năm.
Quốc
gia nào có được
ít nhiều
mảnh
xương của
"tổ
tiên", thì cũng gìn giữ
cẩn
thận
hơn là kim cương, châu báu, trong những
hầm
chứa
đã được
xây cất
đặc
biệt,
bom phá cũng không được;
lại
được
để
trong những
tủ
kính, mà quần
chúng không được
xem trực
tiếp,
mà chỉ
được
xem qua những
ảnh,
những
tượng
đã chụp
lại
hay nặn
lại.
Những
mẩu
xương hóa thạch
của
những
người
tiền
sử
nói trên hiện
đang được
cất
giữ
ở
bảo
tàng Nairobi, xứ
Kenya;
ở
bảo
tàng Transvaal Museum, tỉnh
Pretoria, Nam Phi; hay
ở
ngoại
ô Stuttgart (Đức)
v.v... Về
thời
gian của
Lịch
sử
loài người,
tôi tạm
thời
dựa
vào những
dữ
kiện
khoa học,
và những
kết
luận
của
khoa học.
Vì chủ
trương rằng
vũ trụ
này là môi trường
để
con người
tiến
hóa thành thần
minh
— kẻ
trước
người
sau, ai cũng như ai
—
nên dĩ nhiên tôi nghĩ rằng
phải
tốn
một
thời
gian hết
sức
là dài, gần
như là vô lượng,
chính vì vậy
mà tôi không tin có tận
thế
trong một
ngày gần
đây.
CÁI NHÌN TAM TÀI
VÀO SỬ QUAN
Theo tôi, nhân loại
từ
trước
tới
nay đã biến
chuyển
từ
chữ
THIÊN, đến
chữ
NHÂN, rồi
lại
từ
chữ
NHÂN đến
chữ
ĐỊA.
Hiện
nay, đang còn
ở
trong vòng chữ
ĐỊA.
Trong tương lai, sẽ
tiến
ngược
chiều,
để
đi từ
chữ
ĐỊA,
tới
chữ
NHÂN, rồi
lại
từ
chữ
NHÂN đến
chữ
THIÊN.
Người
Âu Châu đã chia lịch
sử
làm 3 thời
kỳ:
*
Thượng
cổ:
từ
‒3000 đến
+400.
*
Trung cổ:
từ
+400 đến
+1500
*
Cận
kim: từ
+1500 đến
nay.
Hoặc
chia lịch
sử
thành hai thời
kỳ:
Từ
Adong, Eva đến
khi Chúa Giêsu ra đời
cứu
chuộc
là Tiền
Công Nguyên. Người
Âu Châu gọi
là B.C. (before Christ). Từ
năm 1 gọi
là Công nguyên. Người
Âu Châu gọi
là A.D. (Anno Domini). Thế
giới
từ
1900 trở
đi chịu
ảnh
hưởng
Âu Mỹ,
nên cũng tính lịch
sử
theo lối
trên. Tuy nhiên ta vẫn
thấy
nhiều
người
tính theo Phật
lịch,
Hồi
lịch,
bắt
đầu
từ
năm Phật,
hay Mahomet (Mohammed) giáng sinh...
Tôi chia như sau:
*Thượng
cổ
từ
Thái sơ đến
‒600.
*Trung cổ
từ
‒600 đến
+1700
*Hiện
kim: từ
1700 đến
nay.
Trong chiều
này, con người
hướng
ngoại,
đi theo chiều
phá tán, tinh thần
càng ngày càng lặn
sâu vào vật
chất.
Vật
chất
càng ngày càng thịnh.
nhưng tinh thần
càng ngày càng suy.
Thời
Thượng
cổ
đi theo chữ
THIÊN. Niềm
tin
ở
thời
Thái cổ
đó là: vạn
vật,
vũ trụ
đã từ
một
đại
thể
tung tỏa
ra. Người
hay vật,
mà có quyền
uy, mà linh diệu,
chính là vì cái sức
thiêng bàng bạc
khắp
vũ trụ
đó đã thể
hiện,
đã hình hiện
một
cách đặc
biệt
trong người
ấy,
vật
ấy.
Con người
trông thấy
thần
thánh bàng bạc
khắp
nơi, đúng là «thần
cây đa, ma cây đề»
theo lối
nói dân gian Việt
Nam. Các dân xưa gọi
sức
thiêng huyền
diệu
đó là Mana. Cho nên con người,
cũng như vạn
vật
đều
được
coi là thông phần
huyền
lực
linh thiêng đó. Thánh, Hiền,
Tiên, Phật
chính là những
người
trực
giác được
một
cách mãnh liệt
cái Huyền
lực
Thiêng Liêng
ấy
nơi mình, và sống
một
cuộc
đời
huyền
hóa với
trời
đất,
với
tha nhân và chúng sinh.
Học
thuyết
chủ
động
thời
ấy,
có thể
nói là một
học
thuyết
bất
thành văn, chủ
trương rằng
vũ trụ
này từ
một
Đại
thể
vô biên phóng phát tán phân ra. Đại
thể
ấy
là Bản
thể
muôn loài. Bản
thể
là Nhất;
muôn loài là Vạn.
Nhất
tán Vạn,
rồi
Vạn
lại
qui về
Nhất.
Lý tưởng
con người
là tìm ra được
phương cách «qui nguyên phản
bản»,
sống
đời
sống
«Phối
Thiên». Chúng dân trong thời
kỳ
thô sơ
ấy
dĩ nhiên là còn man rợ
về
phương diện
vật
chất,
nhưng thực
ra họ
sống
vui, sống
khoẻ,
sống
hồn
nhiên, vì còn ít tham vọng,
còn được
tự
do, chưa bị
lồng
vào trong những
vòng nhân nghĩa gian trần;
chưa bị
nhồi
nhét bằng
những
học
thuyết
gian trần...
Thánh hiền
tin rằng
con người
có đủ
ba phần:
THẦN,
HỒN,
XÁC.
Bộ
sách Upanishad của
Bà La Môn, thiên Đại
Nhã kinh Thi – mà Khổng
tử
sưu tập
sau này – đã cho ta thấy
cái chủ
trương Trời
chẳng
xa người;
hay Thiên nhân tương dữ;
Thiên nhân hợp
nhất,
của
thủa
xa xưa.
Tới
thời
Trung cổ,
nhân loại
đi vào chữ
NHÂN. Cho rằng
NGƯỜI
là NGƯỜI,
TRỜI
là TRỜI;
TRỜI,
NGƯỜI
xa cách nhau muôn trùng. Con người
sinh ra là để
ca tụng
TRỜI,
thờ
phượng
TRỜI,
chứ
không thể
sống
kết
hợp
với
TRỜI
như một
được.
Vào khoảng
những
năm –500, ta thấy
vô số
giáo chủ
giáng trần:
Zarathushtra bên Ba Tư; Lão Tử,
Khổng
Tử
bên Trung Hoa; Phật
Thích Ca bên Ấn Độ
v v... Lúc
ấy
xảy
ra một
hiện
tượng
hết
sức
kỳ
lạ,
là con người
y như đã đánh mất
phần
thần
của
mình. Con người
chỉ
còn có Hồn
có Xác. Chính vì vậy,
mà con người
không còn tin rằng
mình có giá trị
vô biên, và cho mình đang sống
kiếp
tôi đòi, sa đọa.
Các vị
giáo chủ
cố
lấy
đời
mình để
ca tụng
cái giá trị
vô biên của
con người,
nhưng con người
cũng chẳng
nghe. Họ
giải
quyết
vấn
đề
với
các vị
giáo chủ,
là đưa các vị
đó lên ngôi vị
tối
thượng,
rồi
xì xụp
van vái, cho rằng
thế
đã là đủ
bổn
phận
với
các ngài. Tới
khoảng
năm –7, chúa Jesus ra đời.
Ngài cũng muốn
đem tin mừng
cho nhân loại
là Trời
chẳng
xa người;
nước
Trời
chẳng
xa con người,
mà thực
sự
đã ngay trong lòng con người;
con người
chính vì thế
mà có giá trị
siêu việt,
có năng lực
vô biên; có thể
làm được
những
phép lạ,
chẳng
thua kém gì Ngài; tha nhân chính là Thượng
đế;
phục
vụ
tha nhân là phụng
sự
Thượng
đế.
Nhưng nhân loại
cũng chẳng
mở
mắt
ra mà trông, mở
tai ra mà nghe. Từ
những
tư tưởng
cao diệu
như vậy,
từ
những
chất
liệu
huy hoàng như vậy,
nhân loại
đã cắt,
đã xén, đã pha phôi thành những
sản
phẩm
trần
gian... Và từ
năm –500 trở
mãi về
sau, thủa
thanh bình của
nhân loại
đã biến
thành thế
Chiến
quốc,
và những
cánh đồng
cỏ
xinh tươi của
trần
hoàn đã bao phen bị
vó chiến
mã, chân chiến
binh làm cho tan nát. Lòng con người
càng ngày càng xe thắt,
nước
mắt
càng ngày càng tuôn rơi, trong những
khoảng
đêm vắng,
canh trường...
Các đạo
giáo dần
dần
thành hình. Ba tư có đạo
Bái Hỏa
(Zoroastrianism) do Zoroaster (Zarathushtra) sáng lập.
Đông phương có Phật
giáo, Lão giáo, Khổng
giáo; rồi
500 năm sau, tới
Thiên Chúa giáo. Đặc
điểm
của
thời
này là nhân loại
bắt
đầu
bị
lồng
vào trong những
giáo điều,
giáo luật,
giáo giới.
Học
thuyết
triết
học
nắm
vai chủ
động
trong thời
kỳ
này là Thuyết
Sáng Tạo
(Creationism). Thế
giới
này đã được
sáng tạo
nên bởi
không, do một
vị
Thượng
thần.
Đó là Ahura Madza theo Bái Hỏa
giáo, hay Thượng
đế
trong Thiên Chúa Giáo, Brahma trong Ấn Giáo. Các đạo
giáo càng ngày càng chú trọng
về
vấn
đề
lễ
nghi hình thức.
Cho nên dần
dà ta thấy
hiện
ra hai dòng tư tưởng,
hai lề
lối
đạo
hạnh.
* Một
là Mật
giáo hay Nội
giáo mà Âu Châu gọi
là Occultism, Mysticism hay Esoterism, chỉ
chú trọng
đến
vấn
đề
phát triển,
tiến
hóa tâm linh.
* Hai là Ngoại
giáo công truyền,
chú trọng
đến
vấn
đề
giáo điều,
lễ
nghi, thờ
phượng.
Âu Châu gọi
là Exoterism.
Công truyền
dành cho quần
chúng; Mật
truyền
dành cho một
thiểu
số
tao nhân, mặc
khách. Mật
truyền
thường
bị
các giáo quyền
đương thời
cho là bàng môn, tả
đạo,
và có thể
bị
bách hại,
nên họ
phải
núp mình sau những
bình phong hiệp
hội
như Tam Điểm
(Free-Masonry), như Hồng
Hoa Thập
tự
(Rosicrucians) bên Âu Châu. Hai trào lưu này được
thể
hiện
trong Phật
giáo bằng
Thiền
tông và Tịnh
độ...
Từ
khoảng
1700 đến
nay, nhân loại
dần
dần
đi vào chữ
ĐỊA.
Người
ta công khai chủ
trương con người
chỉ
có XÁC. Xác sinh ra tư tưởng,
như gan sinh ra mật.
Con người
không có giá trị
gì. Có giá trị
chăng là nhờ
vào xã hội.
Con người
biết
được
gì là nhờ
sự
giáo hóa của
xã hội.
Tinh thần
chẳng
qua là sản
phẩm
của
vật
chất.
Học
thuyết
nổi
bật
trong thời
kỳ
này là học
thuyết
Tiến
Hóa. Nó cho rằng
vũ trụ
tinh cầu
này là do sự
ngẫu
hợp
của
những
vi tử,
vi trần
mà ra. Sinh cơ, sinh vật
đã phát ra từ
vật
chất
vô tri, và thủy
tổ
loài người
chính là đã do từ
những
vi trùng vi khuẩn.
Những
sinh vật
đó tiến
hóa dần
dần,
theo đà thời
gian, sẽ
biến
thành những
sinh vật
hạ
đẳng,
rồi
đến
những
sinh vật
thượng
đẳng,
như khỉ,
vượn,
rồi
dần
dần
mới
biến
hóa thành ra người...
Giá trị
con người
càng ngày càng được
đánh giá bằng
tiền
tài, và châu báu. Con người
dần
dần
mất
luôn cả
HỒN
mình, chỉ
còn như là những
cái xác, nhiều
khi nhất
cử
nhất
động
cũng là do theo mệnh
lệnh
của
tha nhân... Và cũng trong thời
kỳ
này, vô số
là bác học,
khoa học
gia xuất
hiện.
Xuất
hiện
để
cải
thiện
môi trường
sinh sống
bên ngoài cho nhân loại,
để
cải
thiện
đời
sống
vật
chất
cho nhân loại.
Văn minh vật
chất
đã tiến
bộ
hết
sức
là huy hoàng. Nhưng những
công cụ
giết
người
cũng gia tăng khủng
khiếp.
Con người
càng ngày càng trở
nên tàn nhẫn.
Những
lò thiêu người
đã được
tổ
chức
ngạo
nghễ;
những
trại
giam người
càng ngày càng tăng thêm, và hai cuộc
chiến
tranh vô cùng khốc
hại
giết
đi hàng trăm triệu
con người.
đã làm cho nhân loại
bắt
đầu
thức
tỉnh,
và dần
dần
muốn
đổi
tầm
nhìn, lối
nghĩ, muốn
tìm hiểu
lại
những
giá trị
sẵn
có nơi con người...
Trong tương lai nhân loại
muốn
cứu
sống
mình cần
phải
thay đổi
chiều
hướng,
cần
phải
sùng thượng
những
giá trị
tinh thần.
Cho đến
nay, nhân loại
không muốn
xoay chiều.
Cho rằng
xoay chiều
rồi
ra sẽ
đi về
man di như thời
cổ
đại.
Thực
ra không phải
như vậy.
Khi đi hết
con đường
vật
chất,
con người
sẽ
đi đến
chỗ
bế
tắc,
sẽ
đến
đầu
đường.
Muốn
khỏi
bò tiêu diệt,
tất
nhiên phải
quay lưng lại
vật
chất,
mà hướng
về
phía tinh thần.
Thế
là Phục
sinh (Regeneration, Palingenesy, Resurection), là Hồi
phục
(Conversion). Dịch
cho rằng
thế
tức
là: Cùng tắc
biến;
biến
tắc
thông; thông tắc
cửu.
Đi vào con đường
vật
chất,
tức
là đi vào con đường
trụy
lạc,
sa đọa
tinh thần
(degeneration, fall).
Đi vào con đường
tinh thần,
là đi vào con đường
giải
thoát, phục
sinh (redemption, regeneration).
Cổ
nhân đã xác định
thời
kỳ
hồi
phục
của
con người.
Thời
ấy
chính là thời
kỳ
đen tối
nhất
của
lịch
sử
nhân loại,
tượng
trưng bằng
giờ
Tí (nửa
đêm), và bằng
quẻ
Khôn (hoàn toàn vật
chất).
ước
gì thời
kỳ
đen tối
ấy
không bị
đánh dấu
bằng
một
chiến
tranh tàn khốc,
khi mà:
Ngoài đồng rồng đánh lộn nhau,
Máu phun chan chứa, pha màu vàng, đen.
Tượng rằng: Rồng đánh lộn nhau,
Là vì vật chất tới cầu cực xương.
(Quẻ
Khôn, hào Thượng
lục).
Nhưng giữa
tăm tối,
ánh sáng sẽ
hiện
ra. Giữa
chết
chóc, sự
tái sinh sẽ
mầm
mộng.
Sau thời
kỳ
vật
chất
vô thần,
con người
sẽ
hồi
hướng
lại
và quay trở
về
với
những
giá trị
tinh thần.
Sự
hồi
hướng
ấy,
sự
sinh lại
ấy,
người
xưa ví như là con người
được
thai nghén lại
một
lần
nữa,
vì thế
nên trong các vòng biến
hóa Can, Chi, Trường
sinh, người
xưa đã dùng những
chữ
như Tí 子 (Tí = tử = con);
NHÂM 壬 (đồng
âm với
Nhâm 妊 là có mang), hoặc
THAI 胎
(thai nghén)...
Trong tương lai, nhân loại
sẽ
đi lại
ba chữ
ĐỊA,
NHÂN, THIÊN, nhưng là ba chữ
ĐỊA,
NHÂN, THIÊN huy hoàng trong ánh CHÂN, THIỆN,
MỸ.
Trong chiều
hướng
này tầm
nhìn lối
nghĩ của
nhân loại
hoàn toàn thay đổi.
Trước
kia nói xuôi là đúng; nay nói ngược
lại
thấy
đúng hơn.
Ví dụ:
như thời
xa xưa, nhân loại
tin rằng
vương quyền,
giáo quyền
là do Trời
«ban xuống».
Ngày nay nhân loại
cho rằng
quyền
cai trị
là do dân «ban lên». Dù là Thống
Đốc,
dù là Tổng
Thống
cũng là do dân bầu
lên, dù là dân nghèo nàn, dân ngu dốt.
Lễ
phong vương như vậy
không còn do một
người
làm, mà là do cả
nước
đứng
ra cử
hành. Chính quyền
sẽ
không còn có thể
độc
tài, mà phải
trọng
dân, thuận
dân. Nhân loại
sẽ
dần
dần
sửa
sai. Sửa
sai trước
hết
về
phương diện
sử
dụng
đất
đai, về
phương diện
sử
dụng
năng lượng,
về
phương diện
hành sử
quyền
trị
dân. Có chịu
sửa
sai, rồi
ra mới
hành sử
đúng, mới
trở
nên hoàn thiện
được.
Nhân loại
sẽ
dần
dần
cải
tiến
hơn mãi: Cải
tiến
mãi mãi về
phương diện
kỹ
thuật,
cải
thiện
về
phương diện
tổ
chức
đời
sống
vật
chất,
đời
sống
cá nhân, đời
sống
cộng
đồng.
Nhân loại
sẽ
dần
dần
khai thác được
năng lượng
mặt
trời,
năng lượng
nguyên tử,
để
con người
sống
được
khoẻ
mạnh
hơn, sung sướng
hơn, sống
lâu năm hơn. Sa mạc
sẽ
dần
dà biến
thành đồng
nội;
đáy biển
sẽ
trao lại
cho loài người
những
kho tàng mà nó cất
dấu;
nước
mặn
sẽ
rất
dễ
biến
chế
thành nước
ngọt;
và biết
đâu chẳng
tìm ra được
một
tinh cầu
khả
dĩ di dân lên được
để
tránh nạn
nhân mãn. Trong thời
tương lai cái điều
mà nhân loại
sẽ
sửa
sai là nạn
chiến
tranh binh lửa.
Con người
sẽ
tin
ở
sức
mạnh
của
muôn triệu
con người;
sức
mạnh
của
con tim, khối
óc muôn triệu
con người,
và sẽ
bắt
tay nhau làm được
những
chuyện
thần
kỳ,
vượt
quá sức
tưởng
tượng
của
con người
ngày nay.
Sau khi đã chỉnh
trang lại
đời
sống
ngoại
cảnh,
xác thân, quốc
gia xã hội,
vật
chất
bên ngoài, con người
sẽ
bước
lên chữ
NHÂN. Con người
sẽ
ăn
ở
theo đúng với
danh hiệu
con người,
sẽ
sửa
sang TÂM HỒN
mình cho nên đẹp
tươi, cho nên tế
nhị.
Con người
sẽ
ăn
ở
dần
dần
đúng với
đạo
làm người,
biết
đối
đãi với
nhau cho thật
đẹp
đẽ.
Con người
sẽ
bớt
hờn
giận,
bớt
hung tàn, bớt
si mạn.
Tội
ác sẽ
dần
dần
giảm
thiểu
trong xã hội.
Nhà tù
ở
gian trần,
địa
ngục
dưới
âm ti sẽ
dần
dần
trở
nên hoang vắng,
vì không còn khách vãng lai... Con người
dần
dần
thấy
rằng
những
điều
xưa kia mình coi là tội
lỗi,
chính là sản
phẩm
của
những
cái nghĩ sai, nhìn sai, cư xử
sai của
mình đối
với
mình, đối
với
người
mà thôi... Và biết
bao là nỗi
niềm
đau xót của
nhân quần
thật
ra đã được
gây ra bởi
sự
ngu dốt
của
con người,
bởi
sự
ngạo
mạn,
bởi
sự
hẹp
hòi, bởi
sự
bất
khoan dung, và bởi
sự
hung tàn; hung tàn nhiều
khi lại
đã được
phủ
lên trên bằng
một
lớp
phấn
son từ
ái...
Cuối
cùng, con người
sẽ
đi lại
chữ
THIÊN. Con người
sẽ
nhận
thấy
mình có THIÊN TÍNH, có CHÂN TÂM. Con người
sẽ
thấy
mình thuộc
dòng dõi sang cả...
Đúng như lời
của
Teilhard de Chardin con người
sẽ
tiến
tới
THẦN
LINH... Lúc
ấy
con người
sẽ
thấy
lề
luật
Trời,
lề
luật
thiên nhiên hiển
hiện
ra trong LƯƠNG TÂM mình; người
với
người
sẽ
trở
nên bình đẳng
không còn sư đệ
qua phân...
Con người
sẽ
không còn bị
giáo quyền
ràng buộc,
giáo phẩm
chỉ
huy. Lúc
ấy
con người
sẽ
sống
một
cuộc
sống
hết
sức
đẹp
đẽ,
hết
sức
hồn
nhiên tiêu sái. Đúng là cảnh
thần
tiên sẽ
trở
lại
nơi trần
hoàn. Lúc
ấy
con người
sẽ
biết
sống
hòa hợp
với
thiên nhiên, sẽ
đem tình thương yêu ban rải
lên trên vạn
vật;
sẽ
làm cho cảnh
vật
ngày một
thêm tươi, thêm đẹp.
Lúc
ấy
con người
về
phương chính trị,
xã hội,
sẽ
hưởng
tự
do, sẽ
an cư lạc
nghiệp.
Về
phương diện
gia đình sẽ
trên thuận,
dưới
hòa. Về
phương diện
hình hài, thân xác, sẽ
khang kiện.
Về
phương diện
tâm hồn,
sẽ
bình thản,
vui tươi. Về
phương diện
tâm linh sẽ
định
tĩnh.
Tóm lại
con người
sẽ
sống
một
cuộc
đời
lý tưởng,
toàn diện,
toàn bích. Con người
mới
thấy
rằng
chính mình đã tự
cứu
lấy
mình. Chính thần
linh nội
tại
trong mỗi
một
người
đã hiển
linh để
đưa đến
thành quả
tối
hậu
như lúc
ấy...
Lịch
sử
theo triết
học
là còn
ở
trong vòng biến
thiên, chịu
sự
chi phối
của
ngoại
cảnh,
của
không gian, thời
gian... Con người
sau khi đã sống
trong vòng tương đối
hữu
hạn
sẽ
siêu thăng, để
sống
trong vô biên, và vĩnh cửu.
Định
mạng
siêu việt
đó của
con người
đã dành để
cho con người
từ
muôn thủa....
Suy cho cùng, thì tất
cả
các học
thuyết
Ấn
Độ,
Phật
giáo, Lão giáo, Kỳ
Na giáo cũng cho rằng
tự
do siêu nhiên, tự
do tinh thần
là cứu
cánh lịch
sử.
Nói vậy
có nghĩa là phải
thoát ly khỏi
sự
buộc
ràng của
thế
giới
vật
chất,
thoát ly khỏi
sự
tham luyến
hồng
trần
do vọng
tâm, vọng
ngã gây nên; thoát ly khỏi
thế
giới
phân kỳ,
tán loạn
để
trở
về
với
thế
giới
hoà đồng
hợp
nhất
của
tâm linh, trở
về
với
Nhất,
với
Trung tâm điểm,
vừa
là Tâm điểm,
vừa
là tất
cả.
Nói cách khác, Sử
quan này có mục
đích là cho chúng ta thấy
rằng
lúc chung cuộc,
khi con người
đã chín chắn,
đã khinh khoát, đã khôn ngoan sẽ
nhận
ra rằng
sự
sống
phân kỳ,
riêng rẽ
của
tiểu
ngã thực
ra là một
ảo
ảnh,
và đời
sống
con người
có mục
đích là hòa đồng
hợp
nhất
với
Đại
thể,
với
Tâm điểm
và cũng là với
Vô Cùng, với
Toàn thể
vô biên.
Cứu
cánh của
con người,
như là một
cá thể
hữu
hạn,
chính là sự
nhận
ra được
rằng
mình đồng
hóa với
Tuyệt
Đối,
với
Vô biên...
(Ernest
d'Aster,Histoire de la Philosophie, p. 124.)
|