Đường vào Triết học và
Đạo học
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
»
Mục lục |
Phi lộ | Chương:
1 2
3 4
5 6
7 8
9 10
11
12 13
14 15
16 17
18 19
20
Chương 3
THÂN THẾ VÀ
ĐỊNH MỆNH CON NGƯỜI
Viết xong Vũ trụ quan, dĩ nhiên là tôi lại phải đưa ra những nhận định
riêng tư của tôi về thân thế và định mệnh con người, đưa ra một nhân
sinh quan mới mẻ.
Trong khi xây dựng học thuyết, tôi băn khoăn nhất là làm sao tránh khỏi
mọi va chạm với các chủ thuyết trước đây về con người, với những chủ
thuyết đã từng khống chế, chấn ngự hoàn võ. Tôi đem băn khoăn, thắc mắc
ấy thở than cùng bè bạn. Một ông bạn tôi, nổi hứng Triết học và Thiên
văn, khuyên tôi tại sao không bắt chước giải Ngân hà nào đó ở trên trời,
cứ việc vẫy vùng ngang dọc, theo đường hướng riêng tư của mình, chẳng
cần vấn vương tới các giải tinh vân bên cạnh. Thật là một tư tưởng chỉ
đạo hay và đẹp. Đúng vậy, tại sao tôi lại không thể đem giải Ngân hà
«cuộc sống riêng tư» của tôi, với muôn triệu tinh cầu «ý niệm, tâm tư,
tình ý» của tôi cho nó chu du trong bầu trời triết học và đạo giáo vô
biên tận? Tại sao, tôi lại không thể mượn được màu thời gian và không
gian có sẵn nơi mình, mượn những sắc thái biến thiên, ảo hóa tiềm tàng
sẵn trong tâm thần trí lự mình, mượn bút mực của trần hoàn hiện tại, để
vẽ ra một hình ảnh mới, một tầm kích mới của con người muôn thủa?
Một ông bạn khác cho rằng đừng quá bận tâm, đừng lúng túng vào những chủ
thuyết đương thời. Tại sao không chọn cho mình con đường khinh phiêu,
thoải mái? Đó cũng lại là một cao kiến khác! Tại làm sao, tôi lại không
thể bắt chước chim bằng, chim phượng, chim hồng, một vút tung mình cao
muôn vạn dặm, nhìn cho bao quát, nghĩ cho bao la về thế thái nhân tình,
vieäc gì mà cứ phải bận lòng vì những ý kiến dị biệt trần hoàn, mà cứ xô
mình vào đá, mà cứ quàng mình vào dây. Cứ nói cho hay, cho phải, sẽ
chẳng thiếu gì người đồng tâm, đồng chí với mình.
Để an ủi mình, tôi lẩm bẩm đọc bài thơ Biệt Đổng Đại
別 董 大
của Cao Thích
高 適
(?- 765) buổi Sơ Đường:
Thập lý
hoàng vân bạch nhật huân,
十
里
黃
雲
白
日
曛
Bắc phong
xuy nhạn, tuyết phân phân.
北
風
吹
雁
雪
紛
紛
Mạc sầu
tiền lộ vô tri kỷ,
莫
愁
前
路
無
知
己
Thiên hạ
thùy nhân bất thức quân.
天
下
誰
人
不
識
君
Mà cụ Chi
Điền đã dịch:
Mười dặm
vàng mây, ánh nắng tàn,
Tuyết
rơi, gió thổi, nhạn bay ngang.
Đừng lo
ngả trước không tri kỷ,
Thiên hạ
ai người chẳng biết chàng
Tôi cũng sực nhớ lời khuyên của Dịch Kinh, trong Hệ Từ Thượng, chương 8,
khi bình giải thêm hào Cửu Nhị, quẻ Trung Phu;
Dạy rằng
quân tử trên đời,
Ngồi nhà
nói phải, muôn người vẫn theo.
Dặm nghìn
còn phải hướng chiều,
Thời
trong gang tấc đâu điều lần khân.
Nói lời
sai lạc nhố nhăng,
Ngàn xa
vẫn thấy bất bằng nổi lên,
Nữa là
gang tấc kề bên,
Nói sai,
ai kẻ họa thêm với người.
Khi người
quân tử nói lời,
Nói ra
ảnh hưởng đến đời, đến dân,
Hành vi
phát động tuy gần,
Nhưng mà
ảnh hưởng dần dần lan xa.
Việc,
nhời, ấy chính động cơ,
Động cơ
đã phát, hãy chờ nhục vinh,
Mới hay
quân tử ngôn, hành,
Làm cho
trời đất rung rinh mấy hồi,
Cho nên,
trong việc, trong lời,
Cố sao
thận trọng, đáng người hiền nhân...
Tôi
cũng biết rằng: nói về cái Tôi thật là đáng ghét. Tuy nhiên, nếu nói về
cái Tôi một cách khiêm cung, thành khẩn, với mục đích cống hiến kinh
nghiệm bản thân mình, để xây dựng sự nghiệp chung, thì có thể không còn
đáng ghét mà lại còn đáng yêu. Dẫu sao, thì tôi cũng xin tạ lỗi với quí
vị trước, và xin hết sức thành khẩn trình bày những cảm nghĩ, những
đường lối, những phương pháp hoạt động, những kết quả đã thâu lượm được,
để cống hiến quí vị. Nguyện vọng của tôi chắc cũng như là của quí vị, là
muốn sống đạo, một thứ đạo siêu không gian và thời gian; một đại đạo làm
cho đời sống mình thêm hào hùng, hiên ngang, hứng khởi, đẹp tươi, linh
động và sáng tạo.
Năm 1956 là khúc quanh lịch sử trong đời tôi. Khi ấy, tôi 35 tuổi và
đang làm Giám đốc Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng. Trước thời gian đó, tôi
chẳng hề lưu tâm, lưu ý gì đến văn chương, triết học, đến định mệnh con
người. Tôi chỉ biết làm Bệnh Viện, làm phòng mạch, sống an phận thủ
thường, vinh thân, phì gia, đoạn tháng qua ngày, với một số vốn liếng về
tôn giáo, về nhân sinh mà gia đình, xã hội đã truyền thụ cho tôi. Lúc
ấy, vì tôi biết chữ Hán, nên Hội Cổ Học Đà Nẵng mời tôi vào làm phó hội
trưởng, và yêu cầu tôi làm một bài diễn thuyết về Khổng giáo. Sau khi
nhận lời làm bài diễn văn này, tôi mới bắt đầu tìm hiểu về Khổng giáo
qua Tứ Thư (Đoàn Trung Còn); Khổng học đăng (Phan Bội Châu); Nho giáo
(Trần Trọng Kim) v.v... Khi sang tới Trung Dung, đọc mấy câu đầu nôi
Chương 1: «Thiên mệnh chi vị Tính; suất Tính chi vị Đạo; tu Đạo chi vị
Giáo; Đạo dã giả, bất khả tu du li dã; khả li phi Đạo dã» 天 命 之 謂 性, 率 性
之 謂 道, 脩 道 之 謂 教; 道也 者, 不 可 須 臾 離 也; 可 離 非 道 也, tôi liền bị khựng lại, y
như đâm vào một bức tường, «mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm»; suy hoài,
suy hủy cũng không làm sao cho vỡ lẽ. Câu đó ám ảnh tôi vài tháng, y
thức như một công án hay một thoại đầu của Thiền học. Thế rồi, một buổi
tối, khoảng 8 giờ, tôi cảm thấy như có một làn điện xẹt trong đầu trong
vòng vài giây đồng hồ. Và đoạn Trung Dung ấy được giải cho tôi như sau:
1.- Con người có Thiên Tính. Trời truyền ta phải thực hiện Thiên tính
ấy. (Thiên mệnh chi vị Tính 天 命 之 謂 性)
2.- Nhân tâm thuận theo Thiên tính là Đạo. (Suất Tính chi vị Đạo 率 性 之 謂
道)
3.- Các tôn giáo có mục đích giúp ta hiểu biết và thực thi Chân Đạo đó,
Thiên đạo đó. (Tu Đạo chi vị Giáo 脩 道 之 謂 教 ).
4.- Chân Đạo, hay Thiên Đạo đó không rời ta được, dù là một phút giây.
Nếu rời xa con người được sẽ không phải là Chân Đạo. Như vậy Chân Đạo,
Thiên Đạo phát xuất tự tâm linh mỗi một con người, chứ không thể du
nhập, ngoại lai; không thể truyền thụ do tha nhân, hay sách vở bên
ngoài. (Đạo dã giả, bất khả tu du li dã; khả li phi Đạo dã. 道 也 者, 不 可 須
臾 離 也; 可 離 非 道 也)
Sự mặc khải đột nhiên của trời đất ấy tuy xảy ra mau lẹ như làn chớp
nhoáng, nhưng đã hoàn toàn chinh phục tôi; hoàn toàn chuyển hóa tôi,
hoàn toàn chuyển hướng đời tôi. Trước kia, tôi tưởng con người chỉ có
xác, có hồn. Giờ đây, tôi thấy rõ con người có đủ TAM TÀI: Thần, Hồn,
Xác (Thiên, Nhân, Địa). Trước kia, tôi tưởng Trời xa cách tôi muôn
trùng. Giờ đây tôi cảm nghiệm thấy Ngài gần kề gang tấc. Trước kia tôi
thấy các tôn giáo lớn trong thiên hạ khác nhau như trắng với đen; như
ngày với đêm; như nước với lửa. Ngày nay, tôi thấy các tôn giáo lớn ấy
chung qui cũng chỉ dạy một Chân Lý duy nhất, đó là: Dưới lớp Nhân tâm,
còn có Thiên Tâm; chỉ dạy một đường hướng duy nhất, đó là: Đi sâu vào
nội tâm, mà tìm Đạo tìm Trời; đề xướng một mục tiêu duy nhất, đó là vươn
vượt cái phù du, hư ảo (nhân tâm, tâm hồn con người), để mà vào sống
trong cõi trường sinh, vĩnh cửu (Thiên tâm, Niết Bàn).
Tôi nhận định ngay được rằng những khám phá trên đối với tôi hết sức là
quan trọng, và hết sức quí giá, vì cho thấy ngay Chân tướng con người,
cũng như Tinh hoa các đạo giáo. Tuy nhiên, thoạt kỳ thủy tôi chỉ mới coi
những nhận định trên, những khám phá trên như là những giả thuyết, và
với tư cách của một người thành khẩn yêu chuộng khoa học và chân lý, tôi
nhất định sẽ dùng cả đời tôi để chứng minh rằng những điều đó là Chân
lý.
Chứng minh bằng cách nào?
Tôi liền nghĩ rằng: Nếu những nhận định nói trên là chân lý, nó sẽ phải
có tính cách siêu không gian và thời gian; phổ quát, bất biến, và như
vậy, bất kỳ là ai, không phân biệt quốc gia, lịch sử; đông, tây, kim,
cổ, khi đã đạt tới một trình độ tiến hóa tâm hồn nhất định nào sẽ chứng
nghiệm y thức như vậy. Suy ra, các giáo chủ, các bậc đại Hiền triết xưa
nay, chắc chắn phải có những nhận định y thức như vậy. Hơn nữa, các nhận
định này phải được ký thác vào trong các thánh thư, trong các kỳ thư, bí
điển của nhân quần; trong nhật ngữ thường đàm của dân gian...
Với một quan điểm trong sáng như vậy; một đường lối minh bạch như vậy;
một tiêu chuẩn chính xác và vô tư như vậy, tôi đã lập một đại nguyện, là
dùng đời tôi, chứng minh cho kỳ được những điều tôi đã khám phá ra trong
một phút giây. Và từ ấy, tôi bắt đầu khảo cứu các Đạo giáo, các Triết
thuyết, các khoa Huyền học trong thiên hạ.
Tôi đã khảo cứu Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Bà La Môn giáo, Công
giáo, Hồi giáo, Bái Hỏa giáo (Zoroastrian Religion),
Cao Đài, Thông Thiên, các môn phái Tin Lành, Mormons, Tam Tông Miếu, Su
Bút, Bahai và các khoa Huyền bí học Âu Á như Tam Điểm (Free-Masonry),
Hồng Hoa Thập Tự (Rosicrucians), Khoa Luyện đơn (Alchemy), khoa Chiêm
Tinh Học (Astrology), Dịch kinh v.v... Nhờ đối chiếu, nên đạo này soi
sáng cho tôi về đạo nọ; khoa này làm sáng tỏ khoa kia.
Trong khi khảo cứu các đạo giáo, tôi đã cố giữ:
- Một lòng thành khẩn tha thiết, đi tìm chân lý.
- Một lòng cung kính đối với các bậc giáo chủ tiền bối.
- Một thái độ khách quan của một nhà khoa học dám cân nhắc, dám nhận
định, dám phê phán.
- Một khí phách hiên ngang bao giờ cũng đặt lương tâm mình, ánh sáng tâm
thần mình lên trên các thánh thư.
- Một chí nguyện: Làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng nhân loại, bằng
cách sáng tạo thêm tư tưởng, làm sâu rộng thêm vấn đề, minh họa thêm
những nét đặc thù của đạo giáo.
- Một tâm niệm rằng triết học và đạo giáo phải cải tạo con người, giải
phóng thật sự con người, đem hạnh phúc, bình an thật sự lại cho con
người.
Có một điều kỳ lạ là từ ngày mà trong tâm tư tôi loé sáng ra những quan
niệm trên, thì cũng là ngày mà tôi thay đổi cuộc sống. Từ một nếp sống
phiến diện, hướng ngoại, xu thời, một nếp sống đoạn tháng qua ngày,tôi
bước vào một nếp sống mới, có lý tưởng, có mục phiêu, say sưa đọc sách,
say sưa suy tư, say sưa sáng tác. Hơn thế nữa, từ một nếp sống xa Trời,
tôi bước vào một nếp sống mới gần Trời, cảm nghiệm một cách sâu sắc rằng
Trời ở ngay trong tâm khảm mình, trong chính trung đầu não mình, và cố
công sửa sang mọi chếch mác dở dang trong tâm hồn. Và tôi mới hiểu thấm
thía lời sách Trung Dung, nơi chương 1:
Thiên
mệnh cũng chính là Bản Tính,
Đạo là
noi theo Tính Bản Nhiên,
Giáo là
cách giữ Đạo nên,
Đạo Trời
sau trước vẫn liền với ta,
Rời ta
được đâu là đạo nữa.
Thế cho
nên quân tử giữ gìn,
E dè cái
mắt không nhìn,
Tai nghe
không nổi, cho nên hãi hùng,
Càng ẩn
áo, lại càng hiện rõ,
Càng siêu
vi, càng tỏ sáng nhiều,
Nên dù
chiếc bóng tịch liêu,
Đã là
quân tử chẳng xiêu lòng vàng.
Khi chưa
phát vui thương, mừng giận
Gọi là
Trung, vì chẳng ngả nghiêng.
Phát ra,
đúng tiết, hợp duyên,
Ấy là hòa
tấu, ấm êm nhạc Trời.
Trung ấy
chính muôn đời căn bản,
Hòa kia
là đạo quán thiên thu,
Ước
gì đạt thế Trung Hòa,
Ấm êm
trời đất, âu ca muôn loài.
Bài diễn văn đầu tiên và cũng là quyển sách đầu tiên của tôi mang nhan
đề Khảo luận và phê bình học thuyết Khổng tử, xuất bản năm 1958. Trong
quyển sách nhỏ đầu tay này, thực ra tôi đã dùng khoa tôn giáo đối chiếu
để chứng minh rằng đạo Khổng cũng y như các tôn giáo khác chung qui chỉ
dạy rằng:
1.- Con người có Thiên tính. Dưới lớp nhân tâm, còn có Thiên tâm.
2.- Đạo là con đường dẫn từ Tâm tới Thiên, liên kết Nhân tâm với Thiên
tâm.
3.- Đạt đạo, giải thoát là khi Hồn phối hợp với Thần; Nhân phối hợp với
Thiên.
Năm 1959, nhân khi soạn thảo bộ
Trung Dung
Tân Khảo, tôi đã tìm ra được một sơ đồ, hết sức là giản dị, nhưng
lại hết sức là huyền diệu để phác họa lại cơ cấu vũ trụ, con người, và
quần sinh, vạn hữu. Đó là Tâm điểm
và Vòng tròn. Tâm điểm để tượng trưng cho Bản thể, cho Nguồn sinh
vô tận thường xuyên họat động trong lòng vũ trụ, quần sinh. Vòng tròn,
hay những vòng tròn bên ngoài, tượng trưng cho sinh linh muôn vạn loại,
cho mọi tầng lớp hiện tượng, từ khinh thanh đến trọng trọc, từ tinh thần
đến vật chất, diễn biến liên lu quanh một Trục Cốt linh minh huyền diệu.
Sau này khi khảo về thư tịch các dân nước trong hoàn võ, tôi luôn luôn
thấy nhân loại dùng biểu tượng Tâm điểm và Vòng Tròn để gắn liền Hữu Hạn
với Vô Biên, mà đền thờ «Đá treo» ở Stonehenge, bên Anh quốc là một
trong những chứng tích tối cổ, từ ngót 4000 năm nay, đã sừng sững «trơ
gan cùng tuế nguyệt» để nói lên nỗi u hoài thiên vạn cổ của nhân quần:
Biên khu
luân lạc từ bao,
Tìm sao
cho thấy đường vào Trung Cung.
Đường
Trung Cung linh lung ẩn khuất,
Nẻo Bồng
Lai, gai dấp, lau che.
Sau này, phối hợp Dịch Kinh với đồ hình Tâm Điểm và nhiều vòng tròn
đồng tâm, tôi đã vẽ lại hình ảnh con người với 7 lớp lang từ trong ra
ngoài, tương ứng với Thái Cực và 6 Hào, theo thứ tự sau:
1.- Tâm điểm con người (Chân tâm, Thái Cực, Logos hay Thần)
2.- Khí (Pneuma, Animus, Chân Dương, Yang)
3.- Tâm (Soul, Anima, Chân Âm, Yin, Psyche)
4.- Trí (Intellect)
5.- Xác (Body)
6.- Gia đình, Quốc Gia, Xã hội.
7.- Hoàn cảnh vật chất, nghề nghiệp.
Và đối với tôi, Con Người
là Tất Cả.
Trong cùng, vì có bản chất Thần Linh, nên trực tiếp cảm thông với Thần
Linh trời đất; có Linh tri, linh giác, đại trí, đại huệ, để có thể bao
quát vũ trụ quần sinh, bằng một cái nhìn tứ thông, bát đạt, viên dung,
toàn bích.
Vì có đủ anh hoa, tú khí của đất trời, nên rung cảm trước mọi vẻ đẹp của
trời đất. Dù là lúc lầm than nhất, cũng còn có thể cất tiếng hát hò,
ngâm phong, vịnh nguyệt, điểm tô lên trên bộ mặt lam lũ của đời sống
thực tại, một lớp phấn son trang nhã của cuộc đời lý tưởng đẹp, tươi,
vui.
Vì có tâm hồn, nên đã sống với tất cả tình người: khi vui, khi buồn, khi
sợ, khi yêu, khi thương, khi ghét:
...Yêu
thì yêu cả tông chi,
Ghét thì
ghét cả đường đi, lối về.
...Vui
thì rực cả giang sơn,
Buồn thì
man mác sầu vương đất trời...
Vì
có trí thông minh, nên có thể giải quyết được mọi nỗi khó khăn mình sẽ
gặp trên đường đời, thích ứng được với mọi hoàn cảnh, để tạo cho mình,
cho người một nếp sống hay, sống đẹp, gạt bỏ dần dần những danh từ sầu
bi, ai oán ra khỏi ngữ vựng của loài người.
Vì có xác thân nên có thể tiếp xúc với ngoại cảnh bằng ngũ quan, tri
giác, để lục căn hòa với lục trần tạo nên những bức tranh, tuy là vân
cẩu, nhưng cũng không kém vẻ thần tiên, mỹ lệ.
Vì con người sống cần có gia đình, có quốc gia, xã hội, để cho thân phận
mình bớt tẻ lạnh, cô đơn, nên cũng đã tạo ra không biết bao là cuộc cờ
đời, tạo ra không biết bao nhiêu là tấn tuồng đầy hoan lạc hoặc bi ai.
Phải chăng tất cả những chuyện ngọt bùi, cay đắng đó, chung qui cũng chỉ
là cốt tìm cho ra một giải pháp hoàn bị tối hậu cho nhân quần, để sau
này, sống một đời sống cá nhân đẹp đẽ, lý tưởng, cùng nhau sống một đời
sống gia đình đẹp, một xã hội đẹp, trong một dân nước đẹp, trong một thế
giới đẹp, và như vậy sẽ tạo nên một cảnh Bồng Lai ngay giữa lòng trần
thế...
Sau hết là con người không bao giờ lìa xa được với ngoại giới, gần như
là bầu khí quyển quanh mình, xa như là những tinh vân mịt mù, tít tắp.
Thế mới hay, khi mà tâm tư con người rạo rực cũng có thể làm chấn động
trời mây; khi một người thác oan cũng có thể làm cho thiên sầu, địa
thảm. Trái lại trời mây những khi trái gió, trở trời, dĩ nhiên cũng có
thể làm cho con người bàng hoàng, khó chịu.
Có một cái nhìn bao quát không gian, thời gian như vậy, mới thấy con
người là sang cả.
Chính cũng nhờ đồ hình Tâm điểm và Vòng tròn ấy, mà tôi đã tìm ra Trung
tâm của vũ trụ, một Trung tâm không tịch, uy nghi, mà muôn vạn sao trời
như thể xoay quanh. Đó là một Trung Tâm cách sao Bắc Thần chừng một hay
hai độ biểu kiến; mà lạ thay các đồ bản Thiên văn đông, tây hiện nay
cũng dựa trên sơ đồ ấy.
Tôi đã mất nhiều công hơn khi đi tìm Trung điểm Bản thể nơi con người.
Công trình này, tuy khó khăn hơn, nhưng hứng thú hơn, vì có nhiều nét
sáng tạo hơn.
Khoảng năm 1960, vào một ngày thứ sáu, lúc khoảng 10 giờ sáng, đang khi
làm công việc thường xuyên, trong ký ức tôi bỗng hiện lên mấy câu Kinh
Thánh ghi trong Chương 2 (Gen.2:- 14), và Chương 3 Sáng Thế Ký (Gen. 3:
8- 23): Đại khái như sau: Khi chưa ăn trái cấm, thì ông Adong, bà E Và
sống trong vườn địa đàng, nơi có bốn con sông chảy vào từ bốn hướng: Đó
là sông Pison, sông Gihon, sông Hiddekel (Tigris) và sông Euphrates. Ở
nơi đó, ông Bà A Dong, E Và thường được trò chuyện thân mật với Thiên
Chúa, nghe thấy tiếng chân Ngài đi sào sạc lá vàng, trong làn gió mát,
buổi hoàng hôn (Gen.2: 8). Nhưng sau khi phạm tội, ông Bà đã bị đuổi ra
khỏi vườn, phía cửa Đông. Và từ ấy, có những thiên thần Cherubims, cầm
gươm rực lửa, lan tỏa hào quang ra tứ phía, để ngăn chặn con người không
còn được vào vườn, mà ăn trái cây Trường Sinh Bất Tử... Tôi suy nghĩ như
sau: Nếu vậy thì Vườn Địa Đàng kia đâu đã bị phá, vì đã được Thần Trời
canh giữ hẳn hoi. Nếu chưa bị phá, mà lại còn cho thấy nó ở đâu đó trong
vùng «Hà Nội» (Mesopotamia), miền Trung Đông. Nếu quả thật có Vườn, thì
nhân loại ngày nay nhất định đã tìm ra. Tuy nhiên, từ ấy đến nay, chưa
ai tìm thấy lại được nẻo vào Thiên Thai ấy. Thực đúng như lời thơ Thiên
Thai của Tào Đường (?- 867?):
Ân cần tương tống xuất Thiên Thai,
Tiên cảnh na năng khước tái lai!
Mà Đỗ
Bằng Đoàn & Bùi Khánh Đản đã dịch:
Tiễn nhau
ra khỏi lối Thiên Thai,
Tiên cảnh
chia tay, khó phản hồi...
Và
khi muốn trở gót lại tìm tiên cảnh cũ, thì chỉ còn thấy vật đổi, sao
rời, vàng phai, đá nát:
Tái đáo Thiên Thai phỏng Ngọc Chân,
Thương đài, bạch thạch dĩ thành trần!
Sinh ca tịch mịch nhàn thâm động,
Vân hạc tiêu điều, tuyệt cựu lân,
Thảo thụ tổng phi tiền độ sắc,
Yên hà bất tự vãng niên xuân,
Đào hoa lưu thuỷ y nhiên tại,
Bất kiến đương thời vấn tửu nhân.
Mà cụ
Chi Điền đã dịch:
Tìm tiên
trở lại chốn Thiên Thai,
Đá trắng,
rêu xanh, phủ bụi dày.
Động
thẳm, lạnh lùng đàn hát vắng,
Làng xưa,
quạnh quẽ hạc mây bay.
Cỏ cây
thủa trước phai màu thắm,
Mây khói
giờ đây nhạt sắc tươi.
Suối
nước, hoa đào còn chảy mãi,
Người xưa
chuốc chén vắng tăm hơi.
Riêng tôi, tôi suy nghĩ rằng, nếu nay vườn không còn, thì câu chuyện xưa
phải tiềm tàng ẩn ngụ một ý nghĩa gì cao siêu hơn. Nếu tìm Vườn có 4 con
sông chảy vào mà không thấy ở bên ngoài, tại sao không đi tìm vườn ấy
ngay trong đầu não con người. Thực vậy, trong óc não chúng ta có 4 con
sông huyết quản chảy vào tâm điểm đầu não theo hình chữ thập. Đó là:
1.- Tiền não động mạch (Anterior cerebral artery)
2.- Hậu não động mạch (Posterior cerebral artery)
3.- Trung não động mạch tả (Left medial cerebral artery)
4.- Trung não động mạch hữu (Right medial cerebral artery)
Bốn con sông Nhược Thủy này lúc gặp nhau lại tạo thành một vòng tròn
huyết quản Willys, xác định ra hẳn hoi một khu vực Bồng Lai, mà hiện nay
Trời Người vẫn thường xuyên gặp gỡ nhau, đối thoại với nhau, qua tiếng
Lương tâm và tiếng Tư tâm. Nơi đó cũng là nơi mọi thần kinh đầu hội tụ
về, như trăm vạn ngón tay thần, chỉ cho thấy dấu vết của Hóa Công không
dấu vết.
Từ ngàn xưa kinh Upanishad đã viết:
Nơi nào mà mọi thần kinh,
Như đũa gặp trục trong vành bánh xe,
Nơi thần kinh hội tụ về,
Là nơi Tuyệt đối chưa hề hóa thân,
Cố tìm Tuyệt đối trong thân,
Rồi ra sẽ thoát biển trần hôn mê
Ngài là toàn giác, toàn tri,
Trần hoàn vinh hiển ai bì, ai đương.
Ngài đang ngự giữa thiên đường (Xác
thân con người)
Trời cao (lòng con người) là chính đế
hương của Ngài.
Chỉ huy thần trí trong ngoài,
Chính Ngài chi phối con người thường
xuyên,
Biết Ngài, những bậc Thánh Hiền
Biết Ngài, nhờ ánh tâm huyền phát huy.
(Mundaka Upanishad. 2.2. 6.7)
Phối hợp quan niệm Tâm Điểm và Vòng Tròn của Tôi với các đồ bản Dịch
Kinh, với các hình chụp về óc não con người trong Y học hiện đại, tôi đi
đến một xác định rằng Não thất ba (Third ventricle), một khoảng trống
giữa đầu não con người là Trung tâm não bộ con người, một nơi không
tịch, không hề nhuốm trần ai, tục lụy.
Nhìn sang phía Đạo Lão, ta thấy họ gọi Trung tâm não bộ là Huỳnh Đình,
là Côn Lôn đỉnh, hay Côn Lôn. Vì thế, Huỳnh Nguyên Kiết mới nói: «Đầu
người có chín cung, trong có một nơi gọi là Thiên Cốc, thanh tĩnh không
bụi bặm. Nếu có thể an thần ở trong, không cho rong ruổi ra ngoài, sẽ
thành Chân, chứng Thánh...Huỳnh Đình Kinh
viết:
'Tử dục bất tử tu Côn Lôn.' Đủ biết rằng trì thủ được Thiên Cốc ấy là
điều huyền diệu vô cùng vậy.»
Doãn chân nhân viết: «Thiên Cốc Nguyên Thần, giữ được là chân...»
Khưu Xử Cơ có thơ:
Cửu thị Côn Lôn, thủ Chân Nhất,
Thủ đắc ma ni viên hựu xích,
Thanh hư, hạo khoáng Đà La môn,
Vạn Phật, thiên Tiên tòng thử xuất.
Phỏng
dịch:
Lên đỉnh Côn Lôn gặp Chân Nguyên,
Hồng châu viên giác chắt chiu gìn.
Đây cửa Đà La luôn mở rộng
Từ đó ruổi rong vạn phật, tiên.
Doãn
chân nhân cũng viết:
Hỗn bách linh ư Thiên cốc,
Lý ngũ khí ư Nê hoàn.
Phỏng
dịch:
Hỗn hợp bách linh nơi Thiên Cốc,
Điều lý ngũ khí tại Nê Hoàn.
Phật
giáo cũng xác định rằng Tuyệt đối đã ở sẵn giữa đầu não con người. Trong
quyển: Nền Tảng Huyền học Tây Tạng, của Anagarika Govinda, một quyển
sách viết ra để giải câu thần chú: Um mani
padme hum (Án mani bát minh hồng = (Ôi! ngọc châu viên giác
nằm tại Liên hoa tâm), có một hình vẽ các luân xa trong con người, trên
cùng có một bông hoa sen ngàn cánh; giữa bông sen. có chữ
Aum
ॐ.
Sách chú rằng: Bông sen ngàn cánh là óc não con người. Mà
Aum là Tuyệt đối. Như vậy Tuyệt đối, hay
Ngọc châu viên giác đã nằm sẵn trong trung tâm đầu não con người.
Khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, Cưu Ma La Thập đã dùng chữ Nê Hoàn
của Đạo Lão để phiên dịch chữ Nirvana, và Từ điển Phật giáo hiện nay
dùng cả hai chữ Niết Bàn, và Nê Hoàn để phiên âm chữ Nirvana. Phải chăng
người xưa muốn nói: Muốn tìm Niết Bàn phải tìm trong Nê Hoàn.
Cao Đài giáo lý cũng cho thấy thực sự Đạo ở nơi đâu, Trời ở nơi đầu
trong con người.
Thánh giáo Sưu Tập 1968-1969, nơi trang 5 đã cho biết chỗ cất giấu chìa
khóa thiêng để mở mọi cửa nhiệm huyền: «Bao nhiêu huyền bí thiêng liêng,
nhiệm màu, siêu việt, nhưng chìa khóa mở, Đức Chí Tôn đã đặt trong chỗ
cao nhất của mỗi người, hãy tìm lấy và mở lấy, hỡi chư hiền.» Đọc câu
này xong, tôi tìm ngay được câu giải đáp: Chỗ cao nhất trong con người
dĩ nhiên phải là Nê Hoàn Cung, nơi tâm điểm đầu não con người. Đại Thừa
Chân Giáo nơi trang 61 viết: «Huyền
quan nhất khiếu là chi? Là Thiên nhãn vậy. Nó ở ngay Nê Hoàn Cung, gồm
trọn Chân Dương, Chính Đạo...»
Nơi trang 56 viết: «Chữ
Cao Đài là gì? Là Côn Lôn đảnh hay là Nê Hoàn, thuộc về Thượng
giới...Thiên môn là cái gì? Là cái khiếu Nê Hoàn cung đó. Chừng nào linh
hồn phá Thiên Môn đặng là nhập vào Thượng Thanh Cung...»
Tôi tin chắc chắn rằng trước sau nhân loại cũng phải công nhận Não Thất
Ba, hay Nê Hoàn Cung như là điểm gặp gỡ giữa Khoa học thực nghiệm,Triết
học và Đạo giáo, và đồng thời cũng là điểm hội tụ của muôn vạn nẻo đường
suy tưởng.
Trong quyển La Rencontre de l'Hinduisme et du Christianisme, Linh
mục Henri Le Saux đã viết nơi chương dẫn nhập sách như sau: «Những trang
sách này với những khuyểt điểm của nó, có thể giúp cho những anh em giáo
hữu khác tìm ra được cho mình, và cho Giáo Hội, những kho tàng vốn là
của chính mình, tìm ra được những kho tàng, trong các pho sách cổ Ấn
giáo, hay nói đúng hơn, trong tâm khảm con người, nơi mà những pho sách
ấy được nghe đọc trước tiên. Cái Động phủ mà các Thánh thư Ấn giáo tung
tỏa ra như từ một nguồn suối trong lành, đó chính là tâm khảm mỗi người,
và đó chính là nơi, người Thiên Chúa giáo được mời mọc vào, dưới sự
hướng dẫn của Thánh Linh để tìm cho ra toàn thể huyền nhiệm Atman, huyền
nhiệm Đại Ngã, huyền nhiệm mà xưa kia các bậc thấu thị đã thấy ở đó. Vả
chăng đó cũng là nơi mà thần người hợp nhất bất khả phân với Thần Chúa,
một sự hợp nhất bất khả phân về Bản thể, đã làm cho các nhà thấu thị Ấn
Độ ngỡ ngàng, và chính cũng là sự khế hợp tuôn ra từ lòng Đức Chúa Cha,
mà Chúa Jesus đã chia sẻ với chúng ta.»
Sau khi đối chiếu các học thuyết Đông Tây, tôi mới đoan quyết với tôi
rằng câu Phúc âm Luca XVII, 21, phải được hiểu là: «Nước
Trời ở trong anh em»,
mới thực là cao siêu thâm thúy...Tuy nhiên, rất ít người chia sẻ quan
điểm đó với tôi.
Thế là đành phải
thở than như Giả Đảo:
Lưỡng cú tam niên đắc, 兩
句 三 年 得
Nhất ngâm song lệ lưu, 一
吟 雙 泪 流
Tri âm như bất thưởng,
知 音 如 不 賞
Qui ngọa cố sơn thu.
歸 卧 故 山 秋
G.S.
Trần Huy Bích chuyển dịch:
Ba năm vừa được đôi câu,
Dứt lời ngâm, bỗng dòng châu tuôn dầm.
Như chưa đẹp ý tri âm,
Lại về núi cũ, ta nằm với thu.
Loạt bài tôi viết lần lượt cho thấy:
1.- Thượng đế là Bản thể vũ trụ quần sinh.
2.- Thượng đế vì là Nguồn sinh, vì là Nguồn mạch mọi biến dịch, nên luôn
luôn hiện hữu trong lòng sâu, trong Trung tâm điểm muôn loài.
3.- Vì vậy, mà con người thực sự đã thông phần Thượng đế tính, đã có
tính Trời.
4.- Trời hằng ngự trị trong tâm khảm con người. Mà tâm khảm con người là
ở Não thất ba (Third Ventricle), hay Nê Hoàn Cung.
5.- Vũ trụ quần sinh vì là phân thể của Thượng đế, nên có tương quan hết
sức là mật thiết với nhau. Muôn người, muôn nước chẳng qua là huynh đệ
một nhà.
6.- Bổn phận cao siêu, định mệnh cao siêu của mỗi cá nhân, cũng như của
toàn thể nhân quần chính là thực hiện Thiên Tính con người, tìm lại
Hoàng trung chính vị, Thái Cực Chân Tâm mà con người đã rời xa, khi mặc
lấy xác phàm.
Như vậy ta mới hiểu tại sao xưa kia nơi đền thờ thành Delphes, người ta
đã khắc mấy chữ: Gnote se auton (Anh hãy biết mình), và Mạnh Tử xưa
trong thiên Tận Tâm, sách Mạnh Tử, có viết: «Tận kỳ tâm, tắc tri kỳ
tính. Tri kỳ tính, tắc tri Thiên.» (Thấu
triệt lòng, sẽ hay biết
Tính; Hay biết
Tính, nhất định biết Trời.)
Gần đây, Ramana Maharishi cũng đã tập trung phương pháp giảng giáo của
mình trong hai câu hỏi:
Tôi là ai?
Anh là ai?
Những điều trên tôi vừa trình bày thực ra nó là những chân lý cũ kỹ của
nhân quần. Chúng ta thực ra ai cũng gặp chúng hằng ngày, nhưng vì không
để tâm, nên mới có chuyện «hững hờ chàng Tiêu» thế đó thôi. Nếu quí vị
có giờ rảnh đọc quyển The History and Philosophy of the Metaphysical
Movement in America, tác giả là J. Stillson Judah, sẽ thấy rằng ngay
từ thế kỷ 19 nhiều người Mỹ cũng đã có những tư tưởng trên, trong số đó
phải kể những tên như Jonathan Edward, Ralph Waldo Emerson, Emanuel
Swedenborg, Mrs. Baker Edy, v.v...
Có niềm tin rằng con người có Thiên tính sẽ đi đến quan niệm:
1.- «Nhân chi sơ, tính bản thiện.»
人 之 初 性 本 善.
2.- Con người có giá trị siêu việt
3.- Con người phải chủ trương thương yêu tha nhân; đem tình thương xóa
bỏ hận thù.
4.- Làm chính trị, hay lãnh đạo dân, là phải đem lại cho dân ấm no, sung
sướng.
5.- Lãnh đạo nhân quần là phải hướng dẫn nhân quần tới chỗ chí chÂn, chí
thiện, chí mỹ.
Giở lại văn học, sử học nước nhà, để tìm xem các bậc tiền bối mình có
chia sẻ với mình những quan điểm trên, tôi thấy không thất vọng.
Tôi khâm phục cụ Nguyễn Đình Chiểu vì Cụ là một người Việt Nam hãn hữu
đã nói được rằng:
Có Trời thầm dụ trong lòng,
Tuy ngồi một chỗ, suốt thông trăm đời.
(Ngư tiều vấn đáp y thuật, tr. 372)
Vậy thà theo lẽ an phần,
Trăm năm chờ mạng trong thân có Trời.
(Ib.tr. 208)
Tôi
quí mến Nguyễn Bỉnh Khiêm vì đã thấu triệt tinh hoa Khổng Mạnh, khi chủ
trương trong bài bia ở Quán Trung Tân
(Trung Tân quán bi ký
中 津 舘
碑 記
)
rằng: Con người sinh ra tính bản thiện... Dù sống trong trần ai tục lụy,
nhưng vẫn giữ được lẽ phải trong lòng, và con người sinh ra ở đời này,
cốt là để tiến tới hoàn thiện... Nguyên văn như sau:
«Này xem, tính người vốn thiện, chỉ vì bị khí chất
ràng buộc, bị vật dục che lấp, do đó tính thiện bản nhiên không được
trọn vẹn như lúc trước; gian tà bỉ lận không một cái xấu gì mà không
làm. Khi ở triều đình thì tranh nhau về danh, khi ở chợ búa thì tranh
nhau về lợi; khoe là sang thì lầu son, gác tía, khoe là giàu thì vũ tạ
ca lâu; thấy ngoài đường có người chết đói, không dám bỏ một đồng tiền
ra cứu giúp; cánh đồng có người nằm sương, không chịu bỏ một nắm rạ ra
che đậy. Đó! đã nhiều người bỏ mất lòng từ thiện vậy! Nhưng còn may, lẽ
phải vẫn còn ở trong lòng người ta, chưa đến nỗi mất hết. Cho nên các kỳ
lão trong làng ta vẫn khuyến khích nhau làm điều thiện, nào là cầu, đập,
chùa quán luôn luôn tu sửa...
...Ta đề vào biển ở cái quán ấy gọi là QUÁN TRUNG
TÂN. Có người hỏi ta rằng: «Quán ấy đặt tên là Trung Tân có nghĩa gì?»
Ta trả lời rằng: «Trung nghĩa là đứng giữa không thiên lệch, giữ vẹn
được điều thiện là Trung, không giữ vẹn được điều thiện, thời không phải
là Trung vậy. Tân có nghĩa là cái bến; biết chỗ đáng đậu là bến chính,
không biết chỗ đáng đậu là bến mê vậy. Đó, cái quán ta đặt tên Trung Tân
chính là nghĩa vậy. Như trung với vua, hiếu với cha, mẹ, thuận giữa anh
em, hoà giữa vợ chồng, tín giữa bạn bè, đó là Trung vậy. Thấy của phi
nghĩa đừng có lòng tham, vui làm điều thiện, lại có độ lượng bao dung
người khác, suy lòng chí thành để đối đãi với mọi người, đó cũng là
Trung vậy. Trung ở chỗ nào tức là điều chí thiện ở chỗ ấy. Nếu mọi người
biết lấy Trung làm bến chính, giữ được đúng mức, thì mọi công việc trong
thiên hạ cứ do đó mà thi thố ra để đi đến chỗ tận thiện, như vậy thì
công đức tốt đẹp biết là nhường nào...»
Những lời trên còn ích lợi hơn những lời Sấm ngữ của ông nhiều, vì nó có
một giá trị vĩnh cửu. Ông am tường Dịch lý, nên biết rằng vũ trụ Càn
Khôn đã từ một Trung Tâm Thái Cực phóng phát ra, và cái hay cái đẹp của
con người là chuyển hóa tâm linh để tiến tới tinh hoa, toàn thiện, chứ
không phải để đỗ Tam Khôi. Thiệu Khang Tiết xưa viết:
«Thiên
hướng Nhất trung phân Tạo Hóa,
Nhân do
tâm thượng khởi kinh luân.»
Phỏng dịch:
Trời từ Nhất điểm phân Tạo Hóa,
Người từ tâm khảm, khởi kinh luân.
Nguyễn
Bỉnh Khiêm cũng mượn ý hai câu thơ trên, để viết trong bài thơ Trung Tân
ngụ hứng mấy vần sau:
«Lý hội
Nhất trung, tri Đạo đại.
Văn khôi
tâm thượng tiếu tài sơ.»
Phỏng dịch:
«Đạo lớn Nhất Trung đà thấu rõ,
Khôi nguyên ba bận dám đâu khoe.»
Tôi
ngỡ ngàng vì khẩu khí của cụ Trần Cao Vân:
Trời đất sinh ta, có ý không?
Chưa sinh trời đất, có ta trong.
Ta cùng trời đất, ba ngôi sánh,
Trời đất in ta, một chữ đồng.
Đất nứt ta ra, trời chuyển động,
Ta thay trời, mở đất mênh mông.
Trời che, đất chở, ta thong thả,
Trời đất ta đây, đủ Hóa Công.
Tôi kính phục nhân cách của Lê Lợi và Nguyễn Trãi: Lúc phá giặc thì oai
hùng như thiên binh, thiên tướng. Lúc giặc qui hàng, thì bao dung như
Phật tổ tái sinh. Lúc nước nhà trở lại thanh bình, thì Quan Phục Hầu,
Nguyễn Trãi, lòng trong sáng như Khuê tinh giáng trần, lại hăm hở, đem
tài tế thế kinh bang, ước muốn đem tài hoa, xây dựng một đất nước, mà
«nơi thôn cùng, xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu». Những con
người có tâm hồn cao đẹp như vậy khiến tôi càng tin rằng truy kỳ căn,
bản tính con người hết sức là sang cả, cao đẹp.
Không phải là tôi không biết đã có những người như Augustin, như Luther,
như Tuân Tử đã mô tả con người như là những kẻ xấu xa, tội lỗi. Đối với
tôi, những cái xấu xa, tội lệ mà con người gán ghép cho mình, theo đà
tiến triển của nhân loại, cuối cùng sẽ trở thành như những bụi bặm trần
hoàn, mà con người sẽ gột rửa được. Tôi sực nhớ lời tiên tri Ysaya:
Lại đây bàn bạc thử coi,
Tội ngươi son đỏ, nhưng rồi trắng tinh,
Tội ngươi hồng thắm đẫm mình,
Sẽ như len trắng lung linh, trắng ngần.
(Ysaya, 1:18)
Tôi càng ngày càng nhìn thấy rằng nơi con người thật ra có hai chiều hai
vẻ: Vẻ thanh cao và vẻ phàm phu. Cái vẻ phàm phu là những trạng thái
thuộc tính người. Cái thanh cao là thuộc tính Trời nơi con người. Thế là
con người có hai bộ mặt: bộ mặt lý tưởng, và bộ mặt thực tại. Bộ mặt lý
tưởng là bộ mặt Bản Lai mà con người vốn có từ buổi trước sơ sinh, – đã,
đang và sẽ – hiện lộ ra qua những thánh hiền, những anh hùng, hào kiệt.
Bộ mặt thực tế là bộ mặt hóa trang mà thiên hạ luôn đeo khi đóng tấn
kịch đời. Những người nhận mình là kẻ xấu xa, sẽ sống một cuộc sống hết
sức là bi quan và cũng mất hết vẻ hiên ngang, vẻ hào hùng, không bao giờ
có thể nói được như Trần Cao Vân: «Ta và trời đất ba ngôi sánh.»
Còn những người có quan niệm rằng bản tính con người vốn tốt, sẽ là
những người lãnh đạo tinh thần nhân loại...
Nhìn sang phía trời Âu, ta thấy thuyết nhân chi sơ, tính bản ác, thống
trị tư tưởng con người ít nhất là ngót 15 thế kỷ. Jean Jacques Rousseau
(1712- 1778) là người đã làm một cuộc cách mạng tư tưởng lớn lao với chủ
thuyết «Nhân chi sơ, tính bản thiện.» Cái xấu, cái không hay là do một
nền giáo dục lệch lạc, một nhận định về thân thế con người lệch lạc, một
tổ chức xã hội lệch lạc. Từ Rousseau quyền bính chính trị bắt đầu đổi
chiều, thay hướng. Nó không còn do tự Trời bên ngoài truyền qua một
người nào đó, hoặc không còn do dầu thánh của Giáo Hoàng, mà sẽ do từ
Trời bên trong mỗi con người truyền qua lá phiếu. Và cái tư tưởng dân
chủ ấy mới đầu bị mạt sát như là một thứ phong cùi, một thứ tai họa cho
đến bây giờ, nó mới được mọi người sùng tôn. Ngày nay, các vị lãnh đạo
gian trần ai ai cũng là những người lớn tiếng ca tụng cái nền dân chủ
trên gian trần này. Nhìn vào những bi hài kịch đó chẳng còn biết nên
khóc hay nên cười.
Nếu quả thật con người sinh ra ở cõi đời này là cốt để thực hiện cái Bản
thể cao đại của mình, thực hiện một cuộc sống cá nhân và xã hội lý
tưởng, thì chúng ta mới tìm ra được một lẽ sống đích thực cho cá nhân và
cho nhân loại. Nếu quả thật chúng ta sống ở đời cốt là để thực hiện một
cuộc sống lý tưởng cho mình và cho người, ta sẽ tìm ra ngay những thiếu
sót mà mỗi con người, mỗi quốc gia xã hội đang còn mắc phải. Chúng ta
còn đói khổ? còn bệnh tật? còn lầm than? chúng ta còn ngu si, dốt nát?
chúng ta còn đầy sân hận? chúng ta còn bị dục vọng dày vò? Hoặc xã hội,
dân nước chúng ta còn đang lạc hậu, đang bị bóc lột, đang bị cùm xiềng?
Khi đã tìm ra căn bệnh rồi, tìm ra thuốc chữa không còn phải là khó. Cái
khó là chính vì chúng ta không chịu suy tư, không chịu vươn vượt, không
chịu đoàn kết để mà xây dựng tương lai.
Nếu chúng ta không cùng nhau ra tay tìm nguyên nhân mọi chếch mác dở
dang, mọi khổ đau của nhân quần; nếu chúng ta không chịu sửa sai, sửa
lỗi, thì không bao giờ chúng ta có thể có một cuộc sống tiến bộ, đáng
sống.
Tin vào sức mình, tin vào những khả năng vô biên tận của con người, tin
vào sức mạnh vô biên của sự đoàn kết, của sự tương kính tương thân, con
người sẽ tạo cho mình một đời sống cực lạc, hạnh phúc, cho mình và cả
cho người. Đó là định mệnh con người trong một tương lai mai hậu. Và tôi
liên tưởng đến những vần thơ của Victor Hugo trong bài Plein Ciel:
Thuyền nhân loại hướng về đâu tá,
Thuyền quang hoa băng ngả thần tiên,
Tiến về mai hậu siêu nhiên,
Tiến về đức hạnh nguyên tuyền tinh hoa,
Ánh khoa học trời xa lóng lÁnh,
Thuyền quang hoa băng cảnh thần tiên,
Tiến về đẹp đẽ tinh tuyền,
Tiến về thượng giới, về miền muôn sao.
Các
nhà huyền học Hồi Giáo thuộc phái Bạch Y (Sufism), cũng nhìn thấy hai vẻ
mặt thánh phàm, tiên tục của con người. Họ dựa vào hai câu thánh kinh
Quran sau: «Thực
sự ta đã tạo dựng con người hết sức là cao đẹp. Nhưng rồi ta lại hạ con
người xuống tới cùng cực.» (Quran XCV, 4- 5).
Con người cao cả, là khi mới còn là khuôn thiêng nơi đấng Chí Tôn. Con
người trở nên phàm tục là khi vương lấy xác phàm. Nếu con người nguyên
là siêu nhiên, thì là đã cực lạc, thì là đã phối hợp nhất như với Thượng
đế rồi đâu còn có chuyện đạo giáo, tìm tòi. Nếu con người chỉ nguyên có
thú tính, phàm hèn, thì việc gì mà phải khắc khoải, muốn vươn lên cao
đại. Nhưng chính vì con người có cốt lõi thần linh, và cái bao bì phàm
tục, nên tuy sống trong hồng trần mà vẫn ao ước thoát ly, vươn vượt.
Trên con đường tiến hóa tới siêu linh của con người, con người đã được
sáng soi bằng ánh đuốc Lương tâm, và con đường đi của nhân loại tuy là
vòng vo Tam quốc, nhưng mọi biến thiên chung qui cũng dẫn tới bến bờ
vĩnh cửu. Kinh Thi viết:
Trời xanh dẫn dắt chúng dân,
Như là tấu khúc nhạc huân nhạc trì,
Trời người đôi ngọc chương khuê,
Bên cho, bên lấy đề huề biết bao,
Tay cầm, tay giắt khéo sao.
Trời xanh dẫn dắt dân nào khó chi.
Đạo Đức Kinh cũng cho hay:
Phù vật vân vân,
Các qui kỳ căn.
Qui căn viết tĩnh,
Phục mệnh viết trường.
Phỏng
dịch:
Muôn loài sinh hóa đa đoan,
Rồi ra cũng phải lai hoàn bản nguyên.
Hoàn bản nguyên, an nhiên phục mệnh,
Phục mệnh rồi, trường vĩnh vô cùng.
(Đạo
Đức
Kinh,
chương 16)
Bài
này tuy dài, nhưng tư tưởng hướng đạo lại rất vắn, gọn: Vì Con người
xuất phát từ Một, nên dĩ nhiên phải có Thiên tính. Vì Con người phải lai
hoàn về Một, nên phải Chỉ ư chí thiện. Thực là giản dị, thật là trong
sáng! Thân thế con người là như vậy. Định mệnh con người là như vậy.
CHÚ THÍCH
Ông Mobed
Bahram Shahzadi, giáo sĩ đạo Zoroastrianism (Zoroastrian Religion), trụ
sở ở 8952 Hazard Avenue, West. CA 92683, Ph.# 714- 893- 4747, yêu cầu
tôi dùng chữ Zoroastrian Religion thay vì dùng chữ Bái Hỏa Giáo, để
tránh sự hiểu lầm là đạo thờ lửa.
Tiên học
diệu tuyển, tr.298.
Ib. tr.
390.
Ib. 197.
Ib. 197.
Charles
Andreu, Trans. Les fondements de la Mystique Tibetaine.
Spiritualités vivantes, Jean Herbert. pp.200- 201.
|