» mục lục                                                       PHẦN II - BÌNH DỊCH

CHƯƠNG 1 - THƯỢNG THANH

CHƯƠNG 2 - THƯỢNG HỮU

CHƯƠNG 3 - KHẨU VI

CHƯƠNG 4 - HUỲNH ĐÌNH

CHƯƠNG 5 - TRUNG TRÌ

CHƯƠNG 6 - THIÊN TRUNG

CHƯƠNG 7 - CHÍ ĐẠO

CHƯƠNG 8 - TÂM THẦN

CHƯƠNG 9 - PHẾ BỘ

CHƯƠNG 10 - TÂM BỘ

CHƯƠNG 11 - CAN BỘ

CHƯƠNG 12 - THẬN BỘ

CHƯƠNG 13 - TỲ BỘ

CHƯƠNG 14 - ĐẢM BỘ

CHƯƠNG 15 - TỲ TRƯỜNG

CHƯƠNG 16 - THƯỢNG ĐỔ

CHƯƠNG 17 - LINH ĐÀI

CHƯƠNG 18 - TAM QUAN

CHƯƠNG 19 - NHƯỢC ĐẮC

CHƯƠNG 20 - HÔ HẤP

CHƯƠNG 21 - QUỲNH THẤT

CHƯƠNG 22 - THƯỜNG NIỆM

CHƯƠNG 23 - TRỊ SINH

CHƯƠNG 24 - ẨN ẢNH

CHƯƠNG 25 - NGŨ HÀNH

CHƯƠNG 26 - CAO BÔN

CHƯƠNG 27 - HUYỀN NGUYÊN

CHƯƠNG 28 - TIÊN NHÂN

CHƯƠNG 29 - TỬ THANH

CHƯƠNG 30 - BÁCH CỐC

CHƯƠNG 31 - TÂM ĐIỂN

CHƯƠNG 32 - KINH LỊCH

CHƯƠNG 33 - CAN KHÍ

CHƯƠNG 34 - PHẾ CHI

CHƯƠNG 35 - ẨN TÀNG

CHƯƠNG 36 - MỘC DỤC

CHƯƠNG 32

KINH LỊCH

經 歷

 

A. KINH VĂN

1. Kinh lịch lục hợp, ẩn Mão Dậu,

經 歷 六 合 隱 卯 酉

2. Lưỡng thận chi thần, chủ diên thọ.

兩 腎 之 神 主 延 壽

3. Chuyển giáng thích đẩu, tàng sơ cửu,

轉 降 適 斗 藏 初 九

4. Tri hùng thủ thư khả vô lão,

知 雄 守 雌 可 無 老

5. Tri bạch, kiến hắc cấp tọa thủ.

知 白 見 黑 急 坐 守

B. LƯỢC DỊCH

Kinh qua châu thân, về Chân Thổ.

Thần của hai thận chủ diên thọ,

Chuyển hồi Bắc đẩu về đầu não,

Biết đực giữ cái nên bất lão.

Biết trắng giữ đen, gấp ngồi giữ.

C. CHÚ THÍCH

Câu 1. Kinh lịch lục hợp ẩn mão dậu.

經 歷 六 合 隱 卯 酉

Kinh lịch 經 歷: Đi qua.

Lục hợp 六 合: (1) Tứ phương và thượng hạ; (2) Lục phủ, hay Lục tạng (Ngũ tạng và đảm)

Ẩn : Ẩn giấu.

Mão dậu 卯 酉: Mão : Đông. Dậu : Tây. Mão dậu là hai phía đông tây của chân trời. Mặt trời mọc lên từ Mão, lặn từ Dậu. Như vậy dưới đường Mão dậu không có mặt trời. Xét về giờ thì Mão là khoảng 6 giờ sáng, Dậu là khoảng 6 giờ chiều. Ở nơi con người thì Mão ứng với huyệt Giáp Tích của xương sống, Dậu ứng với huyệt Trung Uyển ở phía trước bụng.[1]

Tung Ẩn Tử giải Mão Dậu là Nhật Nguyệt, mà Nhật Nguyệt là Đan . Và giải toàn câu là: «Kinh lịch lục phủ dẫn chí Đan thượng». Đi qua lục phủ, dẫn về Thượng đan điền. Thượng đan điền hay Huỳnh Đình, hay Chân Thổ, hay Trung điểm, vì thế tôi dịch: Kinh qua châu thân về Chân thổ.

Câu 2. Lưỡng thận chi thần chủ diên thọ.

兩 腎 之 神 主 延 壽

Thần của hai thận chủ trường thọ.

Tôi hội ý rằng: Thận theo Đông Y, gồm đủ Âm (thận phải) Dương (thận trái). Ý nói người tu đạo cần phải biết phối hợp Âm (Tâm) Dương (Thần) mới có thể trường sinh.

Câu 3. Chuyển giáng thích đẩu tàng sơ cửu.

轉 降 適 斗 藏 初 九

Bản Tử Hà: Chuyển Cương, hồi Đẩu tàng sơ cửu.

轉 罡 迴 斗 藏 初 九

Ngoại cảnh đổi là Chuyển Dương chi Âm tàng ư cửu.

轉 陽 之 陰 藏 於 九

Câu này rất tối nghĩa.

Thiên Cương 天 罡 hay Bắc Đẩu 北 斗 được coi như là Thất khiếu 七 竅.

Lương Khưu Tử khi giải: Chuyển Dương chi âm, tàng ư Cửu dã 轉 陽 之 陰 藏 於 九 也, giải Cửu là Đầu . Hội những ý trên, tôi dịch là: chuyển hồi Bắc đẩu về đầu não. Và hiểu rằng: tu luyện là cốt đem tinh hoa chu thân (ở đây tượng trưng bằng thất khiếu) về Nê Hoàn cung.

Câu 4. Tri hùng, thủ thư khả vô lão.

知 雄 守 雌 可 無 老

Hùng : Dương. Động. Thư : Âm, Tĩnh.

Tiên học Từ điển nơi chữ: Tri hùng thủ thư 知 雄 守 雌, đã giải là: Nên giữ lấy cái Tĩnh, đừng vọng động.[2]

Có lẽ giải đại cương rằng: Tu cần tĩnh định, đừng vọng động, cũng có thể hợp với chính ý của Huỳnh Đình. Huỳnh Đình nơi chương 4 viết:

Huỳnh Đình nội nhân phục cẩm y. 黃 庭 內 人 服 錦 衣 (nội nhân là đạo mẫu vẫn là Âm, là Thư)

Chương 21 viết: Nê Hoàn phu nhân đương trung lập.

泥 丸 夫 人 當 中 立 (cũng là đạo mẫu, là Thư).

Đạo Đức Kinh cũng chủ trương: Trí hư cực, thủ tĩnh đốc 智 虛 極, 守 靜 篤.

Câu 5. Tri bạch kiến hắc, cấp tọa thủ.

知 白 見 黑 急 坐 守

Bản Tử Hà: Tri hắc kiến bạch, khí tự thủ.

知 黑 見 白 氣 自 守

Tham Đồng Khế 參 同 契 giải Hắc là Thủy, Bạch là Kim. Thế tức là: Nhìn thấy Âm thì biết trong Âm có tàng Dương, nên gấp thái thủ mà tu luyện.

D. BÌNH GIẢNG

Ngoại Cảnh tóm tắt chương này như sau:

Kinh lịch lục phủ, tàng Mão Dậu,

經 歷 六 府 藏 卯 酉

Chuyển dương chi âm tàng ư cửu.

轉 陽 之 陰 藏 於 九

Thẩm năng hành chi, bất tri lão.

審 能 行 之 不 知 老

Chương này mới đọc thì rất khó hiểu, nhưng chịu suy nghĩ cũng thấy có mạch lạc sáng suốt:

Hội ý Nội Cảnh và Ngoại cảnh cùng với các lời bình giải của cổ nhân ta có thể giải hai câu đầu như sau:

Một khi Nguyên thần đã xuất hiện (xem từ chương 31) thì sẽ kinh qua lục phủ, đem tinh hoa châu thân về tàng trữ nơi đầu. Chính vì vậy mà Tung Ẩn Tử đã giải: “Kinh lịch lục phủ để dẫn về Đan điền. Mão Dậu, Tung Ẩn Tử giải là là Nhật Nguyệt, rồi lại chắp hai chữ Nhật Nguyệt lại thành chữ Đan.

Tôi cho rằng nơi chương này tác giả Huỳnh Đình muốn nói lên rằng: Muốn tu luyện cần phải hiểu lẽ Âm Dương (câu 2, 4, 5) và lẽ Hoàn phản (câu 1, 3).

Âm Dương là gì: Thưa là Tâm và Thần. Nơi con người, lộ liễu nhất, thô thiển nhất để tượng trưng cho Âm Dương là hai trái thận. Nhiều vị danh y Trung Hoa và Việt Nam đã gọi hai trái thận là Âm Dương. Triệu Dưỡng Quì và Lãn Ông còn thấy Hai trái thận kết hợp lại thành Thái Cực (Xem Lãn Ông, Huyền tẫn phát vi, luận án của Nguyễn Văn Thọ, Les Secrets des Reins révélés). Âm Dương có hợp nhất thì mới thành lại Thái Cực, Tâm thần có hợp nhất thì Đạo và Nguyên thần mới hiện.

Tâm thời dễ nom thấy, dễ cảm thấy, còn Thần thời khó biết khó tìm. Thấy Âm thời suy ra Dương, thấy Tâm thời suy ra Thần. Như vậy tức là Tri kỳ hùng, thủ kỳ thư, tri kỳ bạch, thủ (kiến) kỳ hắc.

Khi bình giải Đạo Đức Kinh, chương 28, tôi đã dùng lẽ Âm Dương mà giải đại khái như trên. Chung qui vẫn chỉ là phải trực giác được rằng trong Tâm mình còn có Thần, trong tâm mình còn có Trời, có Đạo, thời mới bước được vào con đường tu trì chân chính.

Tham Đồng Khế 參 同 契 cũng đã viết:

Tri bạch, thủ hắc, Thần minh tự lai,

Bạch giả kim tinh, hắc giả thủy tái.[3]

知 白 守 黑 神 明 自 來

白 者 金 精 黑 者 水 塞

Ngộ Chân thiên 悟 真 篇 có thơ:

Hắc trung hữu bạch, vi đan mẫu.

黑 中 有 白 為 丹 母

Hùng lý tàng thư, thị thánh thai.

雄 裏 藏 雌 是 聖 胎

Thái ất tại lộ, nghi thận thủ,

太 乙 在 爐 宜 慎 守

Tam điền tụ bảo ứng Tam Thai.[4]

三 田 聚 寶 應 三 台.

Biết rằng trong tâm (Hắc) có Thần (Bạch) mới có thể tu kim đan, Tâm Thần có hợp nhất mới thành thánh thai, Âm Dương có giao hòa, Thái Ất mới hiển lộ, và Tam đan điền mới tụ được Tam Bảo (Tinh, Khí, Thần), ứng với sao Tam Thai trên trời (Tam Thai cũng có 3 vì sao). Nay bình giải đoạn này của Huỳnh Đình, tôi thêm rằng: Tu luyện cốt tại hư tĩnh (tri hùng, thủ thư) đừng có vọng động, tu luyện trước hết phải biết rằng trong Tâm (Hắc) có Thần (Bạch).

Giải như trên, sẽ được một bài học quí giá, mà Đạo Đức Kinh, Huỳnh Đình Kinh, Tham Đồng Khế, Ngộ Chân Thiên đều muốn trao cho ta.


[1] Tiên học từ điển, tr. 75.

[2] Tiên học từ điển, tr. 106: Hùng chủ động, dương tính, thư chủ tĩnh, âm tính, tri kỳ động bất khẳng vọng động, thủ chi dĩ tĩnh, nhi đãi kỳ biến, tắc vi diệu dụng, nhược tri nhi bất thủ, thuận kỳ tự động, thị vi vọng động, thủ nhi bất tri kỳ biến, hựu vi vô ích chi thủ, tri nhi thủ chi, cái động tĩnh hỗ dụng dã. 雄 主 動, 陽 性, 雌 主 靜, 陰 性, 知 其 動 不 肯 妄 動, 守 之 以 靜, 而 待 其 變, 則 為 妙 用, 若 知而 不 守, 順 其 自 動, 是 為 妄 動, 守 而 不 知 其 變, 又 為 無 益 之 守, 知 而 守 之, 蓋 動 靜 互 用 也.

[3] Trích trong Tiên học từ điển, tr. 106.

[4] Trích trong Tiên học diệu tuyển, tr. 120.